II. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.
2. Khó khăn từ nội tại doanh nghiệp
2.1 Khó khăn về tài chính
Một thực tế cho thấy hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Do đó, dù ở thành phần kinh tế nào cũng bị hạn chế về khả năng tài chính.Điều này làm cho doanh nghiệp khó thực hiện được các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu có quy mô lâu dài.
Khó khăn về tài chính cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, dẫn đến phát triển sản xuất manh mún, làm ăn theo kiểu “chụp giật ”, thời vụ, không coi trọng đến uy tín của doanh nghiệp.Với cách suy nghĩ và cách làm này thì việc doanh nghiệp tồn tại được là rất khó chứ chưa nói gì đến việc xây dựng tên tuổi và chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng.
Khó khăn về tài chính cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xác định được một chiến lược kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và tập trung phát triển kinh doanh dài hạn tại các thị trường trọng điểm.Một tâm lý khá phổ biến là các doanh nghiệp rất tự ty và cái gí cũng muốn “ăn chắc”.Việc hoài nghi cho công việc kinh doanh ở thị trường mới, nên các doanh nghiệp thường chờ khi sản phẩm của mình có chỗ đứng chân trên thị trường rồi mới lo đăng ký thương hiệu.Đây cũng là tâm lý làm ăn nhỏ và mang đậm nét của một nước nông nghiệp là chủ yếu.
2.2 Khó khăn về nhân lực.
Do mới bước chân vào kinh tế thị trường nên hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương hiệu của mình.Thêm vào đó, gần đây khái niệm thương hiệu mới chỉ được mới nhắc đến và ít nhiều được chú trọng nên năng lực quản lý điều hành về thương hiệu còn nhiều hạn chế. Kiến thức về thương hiệu yếu, trình độ của nhân viên là chưa cao.Chúng ta còn thiếu quá nhiều người giỏi về Marketing và những người chuyên phụ trách vấn đề phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp.Vì vậy việc thực hiện chương trình quảng bá thương hiệu chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả đầu tư không cao.Thực trạng khó khăn này là hệ quả của khó khăn về tài chính, doanh nghiệp không đủ kinh phí để đào tạo cán bộ trong lĩnh vực này cũng như không đủ tiền để thuê người giỏi ở trong và ngoài nước.
Thương nhân Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của thương hiệu hàng hóa, từ đó xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu của mình không chỉ ở thị trường quốc tế mà còn cả ở thị trường trong nước.Các doanh nghiệp khi nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu mình mới đi đăng ký và bảo hộ thì đã muộn hoặc phải đi kiện như trường hợp vụ kiện thương hiệu “Hữu Nghị” giữa xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, là hai đơn vị trong cùng tổng công ty thực phẩm miền Bắc, xẩy ra năm 1999 kéo dài hơn hai năm.
Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp quốc tế trong việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu là rất hạn chế, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn giành thị phần để bán hàng.Các doanh nghiệp mới chỉ lo đến việc làm ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được thị trường xuất khấu là đủ.Các doanh nghiệp chỉ nghĩ rằng khi đã đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam là đã hoàn tất thủ tục mà không biết rằng, phải tiến hành đăng ký thương hiệu hàng hóa trước 6 tháng đến 1 năm trước khi đưa sản phẩm của mình vào bất cứ thị trường nào ở nước ngoài.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM ĐÁO ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP.
I.Xu thế toàn cầu hóa và khó khăn trong đầu tư xây dựng thương hiệu tại Việt Nam.
1.Thực trạng về thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam thời gian qua.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành một ngành mũi nhọn.Tuy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ là các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng chứ chưa phải là các mặt hàng công nghệ cao. Nhưng hàng hóa Việt Nam với chất lượng tốt và giá thành tương đối rẻ so với hàng hóa nội địa nên đã chiếm được ví trí không nhỏ trên thị trường quốc tế.Các nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng nước ngoài.Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài luôn là một tiến trình đầy gian nan, trong đó có cả vấn đề bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp.Đã có không ít các thương hiệu của Việt Nam bị đánh cắp, đã gây ra những thiệt hại không chỉ về mặt kinh tế mà còn về uy tín của các doanh nghiệp, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Các thương hiệu của Việt Nam bị nước ngoài đánh cắp, chủ yếu ở Mỹ, hầu hết là do ý thức của doanh nghiệp vè bảo hộ thương hiệu hàng hóa ở nước ngoài của doanh nghiệp ta còn quá thấp, vì thế không những thương hiệu của ta bị mất mà hàng hóa của doanh nghiệp nếu có vào được thị trường nước đó cũng bị coi là hàng giả, gây thiệt hại vô cùng lớn cho doanh nghiệp.Kim ngạch xuất khẩu vì thế cũng bị giảm sút theo nếu như chúng ta không có kế hoạch ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trên.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc xác lập và bảo hộ thương hiệu của mình ở các nước như Công ty sữa Vinamilk, Công ty Kymdan, xí nghiệp lương thực thực phẩm Milịket, Tổng công ty càphê Việt nam.Các thương hiệu này đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa khi xuất khẩu đi các nước ngoài.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài thì Việt Nam vẫn là một trong những nước có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh lớn trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa.Bên cạnh một số sản phẩm về lúa gạo, hạt điều, thủy sản… có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, thì Việt Nam còn có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối mà ít quốc gia có tiếm năng như: Hạt tiêu, thanh long, các loại hương liệu, dược liệu…Song, để các sản phẩm này đứng vững được trên thị trường thế giới thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến, chiết xuất, đặc biệt là việc mở rộng quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu.Hiện nay, trong tổng lượng hàng nông sản xuất khẩu
ra nước ngoài của Việt Nam thì hầu hết phải sử dụng nhãn hiệu nước ngoài.Việt Nam đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng người tiêu dùng nước ngoài vẫn nghĩ đây là gạo Thái Lan.Rõ ràng rằng, tuy hàng hóa Việt Nam có chất lượng tốt nhưng lại không được biết đến mà lại tạo dựng danh tiếng cho một nhãn hiệu hàng hóa khác.Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa như tổ chức triển lãm, hội chợ… với quy mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiều doan nghiệp… để qua đó giới thiệu hàng hóa Việt Nam đồng thời cũng là hình thức bảo vệ thương hiệu của mình, nâng cao uy tín của thương hiệu hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.