II. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.
1. Khó khăn từ bên ngoài
1.1 Khó khăn từ thị trường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như chính sách mở cửa của Nhà nước như hiện nay thì đây chính là cơ hội cho các thương hiệu Việt Nam tự khẳng định tên tuổi của mình.Nhưng kèm theo đó là sự thâm nhập thị trường Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia với sức mạnh về tài chính và trình độ.Các thương hiệu non trẻ của ta sẽ dễ dàng bị đè bẹp bởi các thương hiệu lớn, có bề dày, được cả thế giới công nhận. Ví dụ như máy tính Việt Nam sẽ phải đối mặt với những người khổng lồ như IBM, Apple…xe máy khó có thể đánh bại được Honda, Suzuki, Yamaha. Hàng điện tử còn chịu lép vế lâu dài trước Samsung, LG, Panasonic…Với khả năng tài chính và kinh nghiệm các thương hiệu nổi tiếng thế giới này dễ dàng loại các doanh nghiệp Việt Nam để độc chiếm thị trường nội địa, như trường hợp CoCa-Cola đã từng làm.
Các doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí và dịch vụ thuê ngoài là rất cao cho quảng cáo và tư vấn, trong khi đó trình độ của các công ty tư vấn này còn rất hạn chế và không đủ thông tin để các doanh nghiệp có thể lựa chọn.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng là vấn đề đang làm đau đầu các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý thị trường.Hàng giả ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại và ngày cành tinh vi hơn để che mắt người tiêu dùng.Trong năm 2002 thanh tra Bộ khoa học và Công nghệ đã xử lý hàng trăm vụ hàng hóa giả về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công
nghiệp.Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá nhỏ bé so với số hàng giả trôi nổi ngoài thị trường mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi.
Người tiêu dùng Việt Nam vừa trải qua thời ký bao cấp khó khăn, khan hiếm về hàng hóa, chính vì thế nên suy nghĩ “có hàng dùng là tốt rồi” khó có thể xóa bỏ trong ngày một ngày hai.Vì thế mà đã tạo ra một thói quen dễ dãi của người tiêu dùng đó là chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà không quan tâm tới tên hãng sản xuất, thành phần cấu tạo, hạn sử dụng.. và chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đẫn đến sự dễ dãi, ỷ lại của nhà sản xuất.Bên cạnh những nhà sản xuất không biết gì đến những quy định của Nhà nước về nhãn hiệu hàng hóa, thì cũng có nhiều nhà sản xuất làm theo lối suy nghĩ miễn là đảm bảo chất lượng là được chứ không cần phải thông báo đầy đủ thông tin về mặt hàng.Đó cũng chưa kể đến những nhà sản xuất tuy biết rõ mười mươi về quy định của Nhà nước nhưng vấn chưa coi trọng hoặc cố tình lờ đi để lừa đảo làm hàng giả hoặc đánh tráo…
Nhiều doanh nghiệp thiếu bộ phận nhân viên phụ trách việc chống làm giả, theo dõi các hiện tượng có thể dẫn tới việc hàng của mình có thể bị làm giả.Chính điều này đã dẫn tời sức mua giảm, khách hàng khiếu nại nhiều lần mà doanh nghiệp vẫn lúng túng không giải quyết được, điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp.
1.2 Khó khăn từ chính sách
Về chính sách của Nhà nước, quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp về mức chi cho tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại không được vượt quá 7% tổng chi phí hợp lý là một rào cản lớn.Việc không công nhận quảng bá xây dựng thương hiệu là một đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, hạn chế chi phí đầu tư xây dựng thương hiệu, điều này đã khiến các doanh nghiệp phải bỏ qua việc đầu tư xây dựng năng lực cạnh tranh cho chính mình trong tương lai.
Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ nó.Nhưng khó khăn là chưa có đủ công cụ pháp lý để doanh nghiệp có thể bảo vệ thương hiệu của chính mình.Đa số các doanh nghiệp hiểu thương hiệu một cách đơn giản rằng thương hiệu là nhãn hiệu của sản phẩm, cách hiểu thế này không sai nhưng chưa thể bao hàm hết nội dung của nó. Các doanh nghiệp còn bức xúc trong việc hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường nhưng bản thân họ không thể một mình mình chống đỡ được.Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký thương hiệu còn khó khăn thời gian kéo dài và khi thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ thì luật thực thi không nghiêm hoặc thiếu, vì vậy mà nhiều trường hợp vi phạm đã không bị xử lý.
Các cơ quan chức năng Nhà nước chậm tuyên truyền và hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong vấn đề đang ký và bảo hộ thương hiệu quốc tế.