Nhóm giải pháp phối hợp Nhà nước và doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu việt nam (Trang 49 - 50)

II Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất

1.3 Nhóm giải pháp phối hợp Nhà nước và doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ

và bảo vệ thương hiệu.

Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu.

Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức, thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vần đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức triển lãm thương hiệu trên Internet, phồi hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, cung cấp kiến thức mới, có hệ thống, hướng dẫn doanh nghiệp về kỹ năng thực hành và nếu được, tổ chức những cơ quan, dự án tư vấn.

Cung cấp các thông tin về luật pháp các nước, về thị trường ngoài nước để doanh nghiệp có được cái nhìn đầy đủ và làm tốt hơn vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài.Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và quản lý thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.

Nhà nước cần giúp đỡ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu ở nước ngoài, một lĩnh vực khá kỳ công trong khi đa số doanh nghiệp còn xa lạ với các phương tiện thông tin qua mạng toàn cầu.

Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chung cho mặt hàng nông sản, tránh tình trạng các sản phẩm này xuất khẩu mà không có thương hiệu.Các mặt hàng nông sản là ưu thế của cả một vùng, địa phương, chính vì thế mặt hàng này không thể mang thương hiệu của doanh nghiệp nào, mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nên coi thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia, một thương hiệu nổi tiếng đồng thời với sự nổi tiếng của quốc gia.Vì vậy sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho hàng hóa Việt Nam bước ra thị trường quốc tế ngày một nhiều hơn.

Song để phát triển vững mạnh thì trước tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự ý thức cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của chính doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w