Nội dung của kế hoạch chiến lược: Tại phụ lục số 01, Mẫu kế hoạch chiến lược, chuẩn mực Kiểm toán Việt NamVSA 300, nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược bao gồm: Tìm
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán là một hoạt động độc lập, trong quá trình kiểm toán, kiểmtoán viên luôn luôn phải tôn trọng nguyên tắc trung thực, khách quan, tuân thủ phápluật và các chuẩn mực nghề nghiệp Do vậy, mọi hoạt động của kiểm toán phải đượcthể chế hoá bằng các văn bản pháp luật hoặc được pháp luật thừa nhận Bất kỳ mộtcuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó kế hoạchkiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toán bao gồm cácnội dung công việc được kiểm toán theo phương pháp kiểm toán phù hợp với chi phí
về vật chất, thời gian và số lượng kiểm toán viên cần thiết
Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng
có giá trị, góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động được kiểmtoán, giữ vững và nâng cao uy tín và hình ảnh Công ty kiểm toán đối với khách hàng
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán
để tìm ra các vấn đề tồn tại và đưa ra hướng khắc phục là một điều cần thiết Nắm bắtđược vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán
và kiểm toán, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn
chọn đề tài “Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch
vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”.
Chuyên đề thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tàichính
Phần II Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty Dịch
vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC
Phần III Một số giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch tại Công ty Dịch vụ Tư vấnTài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC
Trang 2PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hoạt động kiểm toán là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế Song song với sự phát triển đa dạng, rộng khắp và ngày càng qui
mô của các công ty kiểm toán, hoạt động kiểm toán đã được khẳng định là một yếu tốtích cực, đảm bảo cho các luật lệ và chuẩn mực kế toán được giữ vững; các tài liệu, sốliệu kế toán được trung thực Điều đó đã làm cho kiểm toán trở thành một việc làm rấtđược quan tâm, không những đối với các chủ doanh nghiệp và các cơ quan chức năngNhà nước mà còn đối với những đối tượng khác nhau có liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp, như các cổ đông, các bên tham gia liên doanh, các nhà đầu tư cho vayvốn, các khách hàng, tập thể lao động… Mỗi tài liệu báo cáo kiểm toán luôn đượcngười quan tâm coi trọng, coi nó như một yếu tố không thể thiếu khi đưa ra nhữngquyết định
Theo chức năng cụ thể của kiểm toán, hoạt động kiểm toán được chia ra thành
ba loại cơ bản, bao gồm: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuânthủ Tuy nhiên, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó
chứa đựng đầy đủ “sắc thái kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình
phát triển Đặc trưng cơ bản đó của kiểm toán tài chính bắt nguồn từ chính đối tượng
kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán “Kiểm toán tài chính
là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực”
Đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính Bộ phậnquan trọng của những Bảng khai này là Báo cáo tài chính Là bảng tổng hợp, các bảngkhai này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sởnhững tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa trên những nguyên tắc nhất định Do đó,mỗi thông tin chứa đựng trong mỗi bảng khai tài chính trên một khoản mục cụ thể đềumang trong mình nhiều mối quan hệ theo những hướng khác nhau… Chính vì vậy, đểxác minh và bày tỏ ý kiến về Bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính không thể táchrời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằmxác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa
Trang 3đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạtđộng tài chính.
Khi tiến hành kiểm toán, có hai cách cơ bản để tiếp cận và phân chia các Bảngkhai tài chính thành các phần hành kiểm toán: theo khoản mục hoặc theo chu trình
Tiếp cận theo khoản mục trên Báo cáo tài chính: Là cách phân chia máy móc
từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các Bảng khai vào mộtphần hành Cách tiếp cận này tuy đơn giản, tiết kiệm thời gian và dễ thực hiện song lạikhông hiệu quả, do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng lại có liên hệchặt chẽ với nhau, như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán chẳng hạn
Tiếp cận theo chu trình: Là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ
chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong mộtchu trình chung của hoạt động tài chính Cách tiếp cận này hiệu quả hơn do xuất phát
từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ và từ đó thu gom được các đầu mối của cácmối liên hệ trong kinh tế và trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong Bảng khai tài chính
Mặt khác, cùng với các quan hệ nội tại, Bảng khai tài chính còn chứa đựngnhững mối quan hệ về tài chính và quản lý và từ đó - về quan hệ chủ thể - khách thểkiểm toán Theo nguyên tắc chung về tổ chức kế toán, Bảng khai tài chính của mỗiđơn vị được lập ra trước hết từ các đơn vị kế toán cơ sở Các đơn vị này có thể là mộtđơn vị độc lập riêng biệt hoặc là đơn vị thành viên của đơn vị hợp nhất, song đều có tưcách pháp nhân Vì vậy, trong mọi trường hợp, khách thể kiểm toán cần được “pháp lýhoá” trong từng cuộc kiểm toán cụ thể thông qua hợp đồng kiểm toán (với kiểm toánđộc lập) hoặc quyết định kiểm toán (với kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ).Nói cách khác, khách thể kiểm toán là những thực thể kinh tế tương đối độc lập, cónhu cầu xác minh các bảng khai tài chính Thông thường, kiểm toán tài chính đượcthực hiện bởi kiểm toán độc lập, hoặc kiểm toán nhà nước Trong một số trường hợp,chủ thể kiểm toán có thể là kiểm toán nội bộ của những đơn vị có qui mô lớn với nhiều
bộ phận thành viên cơ sở Trên thực tế, công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường
do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện Từ sự phân tích trên cho thấy, mối quan hệgiữa chủ thể và khách thể kiểm toán là mối quan hệ ngoại kiểm, qua đó chức năng xácminh và bày tỏ ý kiến được thực hiện một cách khách quan, làm cho hoạt động kiểmtoán tài chính mang tính độc lập và hiệu quả cao
Mục tiêu của kiểm toán tài chính là nhằm xác định độ tin cậy của báo cáo tàichính, làm căn cứ để doanh nghiệp quyết toán thuế đối với Nhà nước và các đối tượng
sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ Vì thế, kiểm toánbáo cáo tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán
Để có được những bằng chứng này, kiểm toán viên cần vận dụng các phương pháp kỹ
Trang 4thuật nghiệp vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra Xét trên góc độ quátrình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào báocáo tài chính, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm toán; đó là phương phápkiểm toán chứng từ (cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và phương pháp kiểmtoán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra) Trong kiểm toán báo cáo tàichính, các phương pháp kiểm toán cơ bản này được triển khai theo hướng chi tiết hoặctổng hợp, tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán Mặt khác,đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính, trong đó vừa phảnánh các mối quan hệ kinh tế tổng quát, vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồnvốn Vì vậy, kiểm toán tài chính phải sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơbản để đưa ra ý kiến nhận xét chính xác về các tài liệu này.
II QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu quả trong từng cuộc kiểmtoán, cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ chokết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tàichính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau:
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo tài chính
Tuy nhiên, kiểm toán tài chính lại có những đặc thù riêng nên quy trình kiểmtoán báo cáo tài chính được thực hiện theo trình tự chung gắn với từng đối tượng cụthể Các giai đoạn trong quy trình chung này là một chuỗi liên tục, xuyên suốt củacông tác kiểm toán Trình tự kiểm toán được trình bày trên Sơ đồ 1
Trang 5Sơ đồ 1.1 Trình tự kiểm toán tài chính
Lập kế hoạch tổng quát
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ
pháp lý
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Thẩm tra và đánh giá HT KSNB
Thư hẹn hoặc hợp đồng (kế hoạch chung) kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán
Độ tin cậy của HT KSNB
Trắc nghiệm đạt yêu cầu
Trắc nghiệm vững chãi
Khả năng sai phạm
Thủ tục phân tích Xác minh khoản then chốt
Thẩm tra sự kiện bất ngờ
Thẩm tra sự kiện tiếp theo
II.1 Trắc nghiệm công việc
Trắc nghiệm vững chãi
Bằng chứng kiểm toán
II.2 Trắc nghiệm phân tích
và trực tiếp số dư
Xác minh chi tiết bổ sung
Bằng chứng kiểm toán
Có
Khôn g
Dựa vào HT KSNB không?
Báo cáo kiểm toán
Trang 6Bước I Chuẩn bị kiểm toán: Từ thư mời (hoặc lệnh) kiểm toán, kiểm toán viên
tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kế hoạch chung cho cuộckiểm toán Tiếp đó, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin về khách hàng, tìm hiểu
và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán để xây dựng kế hoạch
cụ thể và chương trình kiểm toán cho từng phần hành, đồng thời chuẩn bị các phươngtiện cùng lực lượng giúp việc (nếu cần) cho việc triển khai kế hoạch và chương trìnhkiểm toán đã xây dựng
Bước II Thực hiện công việc kiểm toán: Đây là quá trình sử dụng các trắc
nghiệm vào việc xác minh các thông tin hình thành và phản ánh trên Bảng khai tàichính Trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm này trước hết tuỳ thuộc vào kết quả đánhgiá hệ thống kiểm soát nội bộ ở Bước I Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá
là không có hiệu lực thì các trắc nghiệm vững chãi sẽ được thực hiện ngay với sốlượng lớn Ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá có hiệu lực thìtrước hết trắc nghiệm đạt yêu cầu được sử dụng để xác định khả năng sai phạm và tiếp
đó các trắc nghiệm vững chãi sẽ được áp dụng (với số lượng ít) để xác minh những saisót có thể có Nếu trắc nghiệm đạt yêu cầu lại cho kết quả là hệ thống kiểm soát nội bộkhông có hiệu lực thì trắc nghiệm vững chãi sẽ lại thực hiện với số lượng lớn Quy mô
cụ thể của các trắc nghiệm cũng như trình tự và cách thức kết hợp giữa chúng phụthuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên với mụcđích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chi phí kiểm toán thấp nhất
Bước III Hoàn tất công việc kiểm toán: Kết quả các trắc nghiệm trên phải
được xem xét trong quan hệ hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sựviệc bất thường, những nghiệp vụ phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính Chỉ trên
cơ sở đó mới đưa được kết luận cuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán
III VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trongmỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cầnthiết khác cho kiểm toán Lập kế hoạch không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộckiểm toán, để chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho cuộc kiểm toán, mà còn là nguyên tắc
cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực, có vai trò quantrọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán
Nguyên tắc kiểm toán quốc tế thứ ba - Các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt cuộckiểm toán – do IPAC (Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế) ban hành quy định:
“Kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến
Trang 7hành có hiệu quả, đúng thời gian Kế hoạch kiểm toán phải dựa trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của khách hàng”.
Tại đoạn 2, chuẩn mực Kiểm toán quốc tế ISA 300 quy định: “Chuyên gia kiểm
toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đó được tiến hành một cách có hiệu quả.”
Tại đoạn 02, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm
toán cũng đã nêu rõ: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch để đảm
bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”.
Có ba lý do chính khiến cho kiểm toán viên phải lập kế hoạch một cách đúngđắn: để giúp cho kiểm toán viên có thể thu được bằng chứng có giá trị và đầy đủ chocác tình huống; để giúp giữ các chi phí kiểm toán ở mức hợp lý, và để tránh những bấtđồng với khách hàng:
Ý nghĩa lớn nhất của việc lập kế hoạch kiểm toán là giúp cho kiểm toán viênthu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, hiệu lực để đưa ra kết luận về báo cáo tàichính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp
lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng
Kế hoạch kiểm toán cũng giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả vớinhau và với các bộ phận liên quan như: Kiểm toán viên nội bộ và các chuyên gia bênngoài… Đồng thời, qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộckiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí và thời gian ở mức hợp lý,tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàngtrong mối quan hệ làm ăn lâu dài
Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ranhững bất đồng với khách hàng và là minh chứng rõ ràng để khẳng định cuộc kiểmtoán đã được tiến hành hợp lý và có hiệu quả Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập,kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc đã thực hiện, thờigian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm của mỗi bên
Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thểkiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả của các cuộc kiểm toán, từ đó càng thắt chặt hơn mốiquan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng Mặt khác, phạm vi kế hoạch kiểm toán
sẽ có thể thay đổi tuỳ theo quy mô khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán, kinh nghiệm và những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và hoạt động củađơn vị được kiểm toán
Trang 8B NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm toán,
đoạn 12: “Kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch
kiểm toán tổng thể, chương trình kiểm toán”.
1.1 Khái niệm:
Tại đoạn 04, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm
toán: “Kế hoạch chiến lược: Là những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”.
Theo đó, kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy
mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.Tuy nhiên, theo yêu cầu quản lý của mình, công ty kiểm toán có thể lập kế hoạch chiếnlược cho các cuộc kiểm toán không có những đặc điểm nêu trên
Kế hoạch chiến lược phải do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giámđốc hoặc người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt Kế hoạch chiến lược là cơ sở
để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét chất lượng,kết quả của cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược phải được lập thành một văn bảnriêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể
1.2 Nội dung của kế hoạch chiến lược:
Tại phụ lục số 01, Mẫu kế hoạch chiến lược, chuẩn mực Kiểm toán Việt NamVSA 300, nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược bao gồm:
Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh
vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức
bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung
chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệpcũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợsau bán hàng…
Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán,chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của côngty;
Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo
cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
Trang 9 Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểmtoán;
Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: chuyên gia tư vấn phápluật, kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xâydựng, kỹ sư nông nghiệp…
Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;
Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán.Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạchkiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
II LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
2.1 Khái niệm:
Kế hoạch tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếpcận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán Kếhoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Hình thức và nộidung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tínhchất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù dokiểm toán viên sử dụng
Những vấn đề chủ yếu mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kếhoạch kiểm toán tổng thể bao gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán,hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá rủi ro và mức độtrọng yếu; nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán; phối hợp, chỉ đạo và giám sát vàkiểm tra… Trường hợp công ty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược thì những nộidung đã nêu trong kế hoạch chiến lược sẽ không phải trình bày lại trong kế hoạch kiểmtoán tổng thể
2.2 Nội dung của lập kế hoạch tổng thể
Lập kế hoạch kiểm toán (bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trìnhkiểm toán) bao gồm sáu bước công việc như trong sơ đồ 1.2:
Trang 10Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 quy định: “Kế hoạch kiểm toán
phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn”
Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm toán thường được triển khai qua các bước chitiết sau:
2.2.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhậnmột khách hàng Thu nhận khách hàng là một quá trình, gồm có hai bước:
Thứ nhất, phải có sự liên lạc giữa kiểm toán viên với công ty khách hàng tiềmnăng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, kiểmtoán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không Còn đối với cáckhách hàng hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán haykhông? Trên cơ sở đã xác định được khối lượng khách hàng có thể phục vụ trongtương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kếhoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý
do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán
2.2.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếptục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Trang 11viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó,kiểm toán viên phải tiến hành các công việc như sau:
Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng:
Đoạn 10 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng đối với
việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán: “Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực
hiện các chính sách và thủ tục kiếm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán”.
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA số 220 - Kiểm soát chất lượng một hợp
đồng kiểm toán: “Công ty kiểm toán phải thực hiện những chính sách và những thủ
tục kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực Quốc tế hoặc những chuẩn mực hay thông lệ quốc gia”
Để đưa ra quyết định chấp nhận hay giữ lại một khách hàng thì công ty kiểmtoán phải xem xét đến tính độc lập của kiểm toán viên, khả năng phục vụ khách hàngcủa công ty kiểm toán và tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng
Tính liêm chính của Ban giám đốc công ty khách hàng:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ, tính liêm chính của Ban giám đốc là bộ phận cấu thành then chốt của môitrường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểm soátnội bộ Do vậy, tính liêm chính của Ban giám đốc rất quan trọng đối với quy trìnhkiểm toán Bởi lẽ, Ban giám đốc có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc giấu diếm cácthông tin dẫn tới sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính
Mặt khác, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 240 – Gian lận và sai sót,nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của Ban giám đốc và ảnh hưởng của nó tới môitrường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian lận các thông tintài chính Nếu Ban Giám đốc thiếu liêm chính, kiểm toán viên không thể dựa vào bất
kỳ bản giải trình nào của Ban giám đốc cũng như không thể dựa vào các sổ sách kếtoán Thêm vào đó, Ban giám đốc là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc tạo ramôi trường kiểm soát vững mạnh Những nghi ngại về tính liêm chính của Ban giámđốc có thể nghiêm trọng đến nỗi kiểm toán viên kết luận rằng cuộc kiểm toán khôngthể thực hiện được
Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm:
Đối với những khách hàng tiềm năng (trước đây khách hàng này đã được kiểmtoán bởi một Công ty khác) và khách hàng cũ (trong trường hợp có sự thay đổi kiểmtoán viên kiểm toán cho cùng một khách hàng giữa hai kỳ kiểm toán) thì kiểm toán
Trang 12viên mới (kiểm toán viên kế nhiệm) phải chủ động liên lạc với kiểm toán viên cũ(kiểm toán viên tiền nhiệm) về những vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán để quyếtđịnh có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không Các vấn đề này bao gồm:Những thông tin về tính liêm chính của Ban giám đốc, nguyên tắc kế toán, thủ tụckiểm toán hay các vấn đề quan trọng khác và lý do thay đổi kiểm toán viên của kháchhàng.
Ngoài ra, kiểm toán viên có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viêntiền nhiệm để hỗ trợ cho kiểm toán viên kế tục trong việc lập kế hoạch kiểm toán
Tuy nhiên, theo quy định ở nhiều nước, việc thiết lập mối quan hệ giữa kiểmtoán viên kế tục với kiểm toán viên tiền nhiệm phải được sự chấp thuận của đơn vịkhách hàng Và mặc dù khách hàng đã chấp thuận điều đó thì kiểm toán viên tiềnnhiệm vẫn có thể hạn chế hoặc từ chối mối quan hệ này
Đối với những khách hàng trước đây chưa từng được công ty kiểm toán nàokiểm toán thì để có thông tin về khách hàng, kiểm toán viên có thể thu thập các thôngtin qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc thẩm tra các bên có liênquan như ngân hàng, cố vấn pháp lý,… thậm chí có thể thuê các nhà điều tra chuyênnghiệp để điều tra về các vấn đề cần thiết khác Cách thu thập tin tức này cũng có thể
áp dụng trong trường hợp khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toántrước đây không đồng ý cho kiểm toán viên mới tiếp xúc hoặc do trước đây có nhữngbất đồng nghiêm trọng giữa hai bên nên kiểm toán viên tiền nhiệm không cung cấp đủcác thông tin cần thiết
Đối với khách hàng cũ, hàng năm kiểm toán viên phải cập nhật các thông tin vềkhách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến kiểm toán viên phải ngừng cungcấp các dịch vụ kiểm toán cho khách hàng trong trường hợp hai bên có những mâuthuẫn về các vấn đề như: phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểmtoán phải công bố, tiền thù lao hoặc giữa hai bên có những vụ kiện tụng hoặc trongtrường hợp kiểm toán viên cho rằng Ban giám đốc khách hàng thiếu liêm chính… Từnhững thông tin thu được, kiểm toán viên có thể cân nhắc đánh giá khả năng chấpnhận hay không tiếp tục kiểm toán cho khách hàng
Điều cân nhắc cuối cùng nhưng quan trọng nhất của kiểm toán viên khi đánhgiá có chấp nhận khách hàng hay không chính là việc xác định khả năng có thể kiểmtoán của khách hàng
Khả năng có thể kiểm toán được xác định theo một vài yếu tố chi phối Chẳnghạn tính thận trọng nghề nghiệp đòi hỏi kiểm toán viên phải đánh giá tính liêm chínhcủa Ban giám đốc và hệ thống kế toán của khách hàng Hệ thống kế toán của kháchhàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng, chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh và
Trang 13đảm bảo rằng tất cả các nghiệp vụ cần được ghi chép thì thực tế cũng đã được ghi lại.Những nghi ngại về hệ thống kế toán có thể làm cho kiểm toán viên kết luận rằng, khó
có thể có bằng chứng tin cậy và đầy đủ để làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên vềcác Báo cáo tài chính
2.2.1.2 Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng.
Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng làviệc xác định người sử dụng Báo cáo tài chính, và mục đích sử dụng của họ
Để biết được điều đó, kiểm toán viên có thể phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốckhách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán
đã được thực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ) Và trong suốt quá trình thực hiệnkiểm toán sau này, kiểm toán viên sẽ thu thập thêm thông tin để hiểu biết thêm về lý
do kiểm toán của công ty khách hàng
Việc xác định người sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ làhai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập và mức
độ chính xác của các ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán Cụ thể,nếu các Báo cáo tài chính cần được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý củacác thông tin trên Báo cáo tài chính được đòi hỏi càng cao và do đó, số lượng bằngchứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽcàng tăng lên Điều này lại càng đòi hỏi phải có một số lượng và cơ cấu kiểm toán viênthích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán
2.2.1.3 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán.
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán không chỉhướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán
chung được thừa nhận (GAAS) Chuẩn mực Kiểm toán chung đầu tiên ghi rõ: “Quá
trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một kiểm toán viên” Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu
về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do BanGiám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo
Số người tham gia kiểm toán cần được xem xét cả về tổng số và cơ cấu Tổng
số người phải tương xứng với quy mô kiểm toán nói chung đã xác định ở phần trên
Cơ cấu của nhóm công tác phải thích ứng với từng việc cụ thể đã chính xác hoá mụctiêu, phạm vi ở phần xác định nhu cầu Chẳng hạn, công việc kiểm tra chứng từ cầncân đối với số kiểm toán viên có kinh nghiệm cần tương xứng với mức độ đầy đủ vàtính phức tạp của nguồn tài liệu đã có, công việc kiểm kê cần có đủ người hiểu biết vềcác đối tượng cụ thể của kiểm kê như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vải sợi…
Trang 14Trong quá trình lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán,công ty kiểm toán cần quan tâm đến 3 vấn đề:
Thứ nhất: Nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát một cách
thích đáng các nhân viên mới và chưa có nhiều kinh nghiệm, và điều này cũng đượcchuẩn mực đầu tiên trong nhóm các chuẩn mực về công việc tại chỗ trong GAAS quyđịnh
Thứ hai: Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc
kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm Việc tham gia kiểm toán cho mộtkhách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho kiểm toán viên tích luỹ được nhiều kinhnghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàngđang được kiểm toán
Thứ ba: Khi phân công kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán cần chú ý lựa
chọn những kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng
Việc quan tâm đầy đủ các vấn đề trên khi lựa chọn đội ngũ kiểm toán sẽ gópphần giúp công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng và hiệu quả
2.2.1.4 Hợp đồng kiểm toán
Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đềnêu trên, bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán mà công tykiểm toán phải thực hiện là ký kết hợp đồng kiểm toán Đây là sự thoả thuận chínhthức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụliên quan khác
Ở nhiều nước, việc thoả thuận giữa bên cung cấp dịch vụ kiểm toán và bên sử
dụng dịch vụ kiểm toán được thể hiện qua Thư hẹn kiểm toán Thư hẹn kiểm toán
thường do kiểm toán viên soạn thảo và gửi cho khách hàng, nếu khách hàng chấpthuận các điều khoản thì họ sẽ ký vào Thư hẹn kiểm toán và gửi trả lại một bản sao đã
ký cho công ty kiểm toán Còn ở Việt Nam, công ty kiểm toán và khách hàng thườnggặp gỡ trực tiếp, thoả thuận các hợp đồng và ký một hợp đồng kiểm toán
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 210 - Hợp đồng kiểm toán: “Hợp
đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty khách hàng và của công ty kiểm toán…Nếu khách hàng và công ty kiểm toán sử dụng văn bản cam kết thay cho hợp đồng thi văn bản cam kết phải đảm bảo các điều kiện cơ bản của hợp đồng kiểm toán”.
Thêm vào đó, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 210 cũng quy định việc
ký kết hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (ban hành ngày
Trang 1525/09/1989) và Nghị định số 17/HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành ngày 16/01/1990quy định chi tiết về việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa bên cung cấp dịch vụ kiểm toán và bên
sử dụng dịch vụ kiểm toán, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Mục đích và phạm vi kiểm toán
- Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên
- Hình thức thông báo kết quả kiểm toán
- Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán
- Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán
2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở.
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểmtoán tổng quát Trong giai đoạn này, như trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA
300 - Lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề, côngviệc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ vàcác bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này,kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu vềmức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết đểthực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác
2.2.2.1 Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Tại đoạn 2, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 310 – Tìm hiểu tình hình kinh
doanh, quy định: “Trong việc thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính, chuyên gia
kiểm toán phải có hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị để xác định và hiểu các sự kiện, nghiệp vụ và thông lệ của đơn vị, mà theo đánh giá của chuyên gia kiểm toán, có thể có một ảnh hưởng quan trọng trên các báo cáo tài chính, trên việc kiểm tra của chuyên gia kiểm toán hoặc trên báo cáo kiểm toán”.
Tại đoạn 02, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình
kinh doanh, hướng dẫn: “Để thực hiện được kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán
viên phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán.”
Điều này rất cần thiết khi kiểm toán viên thực hiện kiểm toán với tính thậntrọng nghề nghiệp đúng mức Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh có những hệ thống
kế toán riêng và áp dụng những nguyên tắc kế toán đặc thù Thêm vào đó, tầm quan
Trang 16trọng của mỗi nguyên tắc kế toán cũng thay đổi theo ngành nghề kinh doanh củakhách hàng.
Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng bao gồm:
- Hiểu biết chung về nền kinh tế: Thực trạng nền kinh tế, các tỷ lệ lãi suất vàkhả năng tài chính của nền kinh tế, mức độ lạm phát, và giá trị đơn vị tiền tệ…
- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: thị trường vàcạnh tranh, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các thay đổi trong công nghệ sản xuấtkinh doanh, rủi ro kinh doanh, chuẩn mực kế toán và các vấn đề có liên quan…
- Các nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: các đặc điểm quan trọng về
sở hữu và quản lý (loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực được phép kinh doanh, thời hạnđược phép hoạt động…), tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính…
Kiểm toán viên thu thập các thông tin trên từ các nguồn như: kinh nghiệm thựctiễn, hồ sơ kiểm toán năm trước, trao đổi với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộnhân viên của đơn vị được kiểm toán, trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xétbáo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán, tham khảo các ấn phẩm có liênquan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán (số liệu thống kê của Chínhphủ, báo chí chuyên ngành, thông tin của Ngân hàng, thông tin của thị trường chứng
khoán) Ở Việt Nam, kiểm toán viên có thể lấy thông tin từ Niên giám thống kê do
Tổng cục Thống kê phát hành hằng năm
2.2.2.2 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung:
Đa phần các công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơ kiểm toán thường xuyên đốivới mỗi khách hàng Hồ sơ kiểm toán thường chứa đựng rất nhiều thông tin về kháchhàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức, và các đặc điểm hoạt động khác Qua
đó, kiểm toán viên sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh củakhách hàng, cập nhật và xem xét các sổ sách của công ty để xác định các quyết địnhcủa nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của nhà nước, với các chính sách hiện hànhcủa công ty hay không và hiểu được bản chất của các số liệu cũng như sự biến độngcủa chúng trên các Báo cáo tài chính được kiểm toán
2.2.2.3.Tham quan nhà xưởng.
Việ tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những điều mắt thấy tai nghe về quy trìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng và nó cũng cho phép kiểm toán viên gặp các nhânvật chủ chốt cũng như cung cấp cho kiểm toán viên một cái nhìn tổng thể về công việckinh doanh của khách hàng (đặc biệt là công tác bảo vệ tài sản) Điều này tạo điều kiệncho việc thuyết trình số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm như sản
Trang 17xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu hay không được phát huy hết côngsuất… Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có được những nhận định ban đầu về phong cáchquản lý của Ban giám đốc, tính hệ thống trong việc tổ chức, sắp đặt công việc…
2.2.2.4 Nhận diện các bên hữu quan.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 550 – Các bên hữu quan, các bênhữu quan được hiểu là: các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức của công tykhách hàng hay bất kỳ công ty chi nhánh, một cá nhân hay tổ chức nào mà công tykhách hàng có quan hệ và các cá nhân tổ chức đó có khả năng điều hành, kiểm soáthoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị củacông ty khách hàng
Theo nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận (IAS), bản chất mối quan hệ giữacác bên hữu quan phải được tiết lộ trên sổ sách, báo cáo và qua mô tả các nghiệp vụkinh tế Vì vậy, các bên hữu quan và các nghiệp vụ giữa các bên hữu quan có ảnhhưởng lớn đến Báo cáo tài chính và sự nhận định các bên hữu quan và nhận định sơ bộ
về mối quan hệ ngày nay trong giai đoạn lập kế hoạch thông qua phỏng vấn Ban giámđốc, xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõi khách hàng… Từ đó, bước đầu dự đoán cácvấn đề có thể phát sinh giữa các bên hữu quan để có thể hoạch định một kế hoạchkiểm toán phù hợp
2.2.2.5 Dự đoán nhu cầu chuyên gia bên ngoài.
Thuật ngữ “chuyên gia” chỉ một ngừơi hoặc một văn phòng có năng lực hiểubiết và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểmtoán Nếu công ty kiểm toán cho rằng không ai trong lĩnh vực kiểm toán có chuyênmôn hoặc khả năng về lĩnh vực nào đó để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiếtnhất định, ví dụ như khi đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật, vàng bạc, đá quý, hoặckhi cần tư vấn pháp lý về các hợp đồng… Khi đó,công ty kiểm toán có thể quyết định
sử dụng chuyên gia bên ngoài
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 620 - Sử dụng tư liệu của một chuyêngia, hướng dẫn khi sử dụng chuyên gia, kiểm toán viên phải đánh giá khả năng chuyênmôn, hiểu mục đích và phạm vi công việc của học cũng như sự phù hợp của việc sửdụng tư liệu đó cho các mục tiêu dự định Kiểm toán viên cũng nên xem xét mối quan
hệ giữa chuyên gia với khách hàng, những yếu tố có thể ảnh hưởng tới tính khách quancủa chuyên gia đó
2.2.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho kiểm toán viên hiểu được
về các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về các
Trang 18nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trìnhmang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thôngtin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng,bao gồm các loại như:
2.2.3.1 Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty:
Nghiên cứu những tài liệu này sẽ giúp kiểm toán viên hiểu được về quá trìnhhình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cũngnhư nắm bắt được những vấn đề mang tính chất nội bộ của đơn vị như cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
2.2.3.2 Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước.
Các Báo cáo tài chính cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạtđộng kinh doanh của đơn vị, giúp kiểm toán viên nhận thức được tổng quát về vấn đề
đó và dựa trên cơ sở đó, áp dụng các kỹ thuật phân tích các báo cáo này để nhận thứcđược xu hướng phát triển của khách hàng Đây là tài liệu quan trọng nhất trong mộtcuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Ngoài ra việc xem xét các báo cáo kiểm toán, cácbiên bản kiểm tra, thanh tra (nếu có) sẽ giúp kiểm toán viên nhận thức rõ hơn về thựctrạng hoạt động của đơn vị khách hàng và dự kiến phương hướng kiểm tra
2.2.3.3.Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc:
Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất
đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó Các biên bản nàythường chứa đựng những thông tin quan trọng như: Công bố về cổ tức, phê chuẩn việchợp nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, xét duyệt mua bán, chuyển nhượng cáctài liệu quan trọng…
Qua việc nghiên cứu các biên bản này, kiểm toán viên sẽ xác định được những
dữ liệu có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bày trung thực các thôngtin trên Báo cáo tài chính
Trước khi cuộc kiểm toán hoàn thành, kiểm toán viên cần phải kiểm tra, đốichiếu các kết quả thu được trong quá trình kiểm toán với các quyết định đưa ra trongcác cuộc họp để đảm bảo là Ban giám đốc đã tuân thủ các biện pháp đã được Hội đồngquản trị và các cổ đông đề ra và yêu cầu Ban giám đốc cung cấp thư giải trình, trong
đó cam kết là đã gửi đầy đủ các biên bản của các cuộc họp trên cho kiểm toán viên
2.2.3.4 Các hợp đồng và cam kết quan trọng:
Trang 19Các hợp đồng và cam kết quan trọng như: hợp đồng mua, bán hàng… là mốiquan tâm hàng đầu ở các bộ phận cá biệt của cuộc kiểm toán và đặc biệt là trong suốtgiai đoạn khảo sát chi tiết Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc xem xét sơ bộcác hợp đồng đó sẽ giúp cho kiểm toán viên tiếp cận với các hoạt động chính củakhách hàng, hình dung những khía cạnh pháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính
và kết quả hoạt động của đơn vị khách hàng
2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Quy trình phân tích: “Thủ
tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”, “Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 520 – Các thủ tục phân tích, quy
định: “Chuyên gia kiểm toán phải áp dụng các thủ tục phân tích khi tiến hành lập kế
hoạch kiểm toán để hiểu rõ hơn hoạt động của đơn vị và xác định những lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềm tàng”.
Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản:
Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính Các chỉ tiêu phân tíchngang được sử dụng bao gồm: so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữacác kỳ với nhau, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính củakiểm toán viên, so sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ liệu của ngành
Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánhcác tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính.Các tỷ suất tài chính thường được sử dụng trong phân tích dọc là: tỷ suất về khả năngthanh toán nợ ngắn hạn (tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ sốthanh toán bằng tiền mặt), tỷ suất về khả năng sinh lời
Đây là những cách thức phổ biến theo Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành để thuthập những thông tin về khách hàng Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 230
- Hồ sơ kiểm toán, đây là những thông tin cơ sở, có ý nghĩa quan trọng và thườngđược lưu trữ trong tài liệu kiểm toán dùng làm tư liệu cho các cuộc kiểm toán tiếptheo
Trang 202.2.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.
Nếu ở các bước trên, kiểm toán viên mới chỉ thu thập được các thông tin mangtính khách quan về khách hàng thì ở bước này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thôngtin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phùhợp
2.2.5.1 Đánh giá tính trọng yếu:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm
toán, xác định: “Trọng yếu là thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của một thông tin
(một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa
là nếu thiếu tính thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 320 – Tính trọng yếu trong kiểm
toán: “Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải cân nhắc tới tính
trọng yếu của một thông tin và mối quan hệ của nó tới rủi ro kiểm toán Thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng Báo cáo tài chính”.
Kiểm toán viên cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính vàphân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính
Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng tối đa mà kiểm toán viên tinrằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đếncác quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Nói cách khác đó chính là nhữngsai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ Báo cáo tài chính
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp kiểm toán viên thu thập bằngchứng kiểm toán thích hợp Cụ thể là nếu các kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếucàng thấp, nghĩa là độ chính xác của số liệu trên Báo cáo tài chính càng cao, thì sốlượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại Ước lượng ban đầu về tính trọngyếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu kiểm toán viênthấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hay quá thấp hoặc một trong các nhân tốdùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi Khi xây dựngước lượng ban đầu về tính trọng yếu, kiểm toán viên cần lưu ý những yếu tố ảnhhưởng sau đây:
+ Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một đối tượng tuyệt đối,gắn liền với quy mô của công ty khách hàng Một sai phạm với quy mô nhất định cóthể là trọng yếu đối với một công ty nhỏ nhưng lại không trọng yếu đối với một công
Trang 21ty lớn Vì vậy, việc xác định và chỉ dẫn một mức giá trị cụ thể bằng tiền cho sự ướclượng ban đầu về tính trọng yếu áp dụng cho tất cả các khách hàng là điều không thểlàm được.
+ Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: quy mô sai phạm là một yếu tố quantrọng để xem xét liệu các sai phạm có trọng yếu hay không Tuy nhiên, trọng yếumang tính chất tương đối nên việc có được các cơ sở quyết định xem một quy mô củamột sai phạm nào có trọng yếu hay không là một điều rất cần thiết
+ Yếu tố định hình của trọng yếu: trong thực tế, để xác định một sai phạm làtrọng yếu hay không, kiểm toán viên phải xem xét, đánh giá cả về mặt quy mô (sốlượng) và bản chất (chất lượng) của sai sót đó Một hành vi gian lận luôn được coi làtrọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu
Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xem xét khitiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
+ Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn các sai sót với cùng mộtquy mô tiền tệ bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ đến tính trung thực và độ tincậy của Ban giám đốc hay những người có liên quan
+ Các sai sót với quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây ra tác động dâychuyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên Báo cáo tài chính, thì luônđược xem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm có tính hệ thống
+ Các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọng yếu.Chẳng hạn như: một sai phạm khiến một khoản lỗ được báo cáo thành một khoản lãithì luôn được coi là sai phạm trọng yếu bất kể quy mô của sai phạm này là bao nhiêu
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo
cáo tài chính
Sau khi kiểm toán viên đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu chotoàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từngkhoản mục trên Báo cáo tài chính Đó cũng là sai số có thể chấp nhận được đối vớitừng khoản mục
Mục đích của việc phân bổ này là để giúp kiểm toán viên xác định được sốlượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mứcchi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chínhkhông vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Do hầu hết các thủ tục kiểm toán tập trung vào các tài khoản trên Bảng cân đối
kế toán nên kiểm toán viên thường phân bổ mức ước lượng cho các tài khoản trênBảng cân đối kế toán thay vì cho các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh Việcphân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể diễn ra: đó là
Trang 22tình trạng khai khống (số liệu trên sổ sách lớn hơn trên thực tế) và khai thiếu (số liệutrên sổ sách nhỏ hơn thực tế).
Cơ sở để tiến hành phân bổ là: bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm kiểm toáncủa kiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục
Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểmtoán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xétđoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên Vì vậy, công ty kiểm toán thườngphân công các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm để thựchiện công việc này
Sau khi phân bổ ước lượng về tính trọng yếu, bước tiếp theo trong việc lập kếhoạch kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải đánh giá rủi ro kiểm toán.Đây là một bước công việc rất quan trọng và đòi hỏi ở kiểm toán viên không chỉ vềtrình độ, kinh nghiệm mà còn phải có khả năng nhìn bao quát toàn bộ cuộc kiểm toán
để từ đó có thể đưa ra được một đánh giá hợp lý về rủi ro kiểm toán
2.2.5.2 Đánh giá rủi ro.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ, “Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra một ý kiến không
đúng cho những sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính Rủi ro này được chia thành
ba mức: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”.
Theo định nghĩa trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 – Đánh giá
rủi ro và kiểm soát nội bộ, “Rủi ro kiểm soát là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm
toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”.
Rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR – Desire Audit Risk)
Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủ quan Đó làmức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận là Báo cáo tài chính có thể sai sót trọngyếu sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành và đã đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần Khikiểm toán viên quyết định một tỷ lệ rủi ro thấp hơn có, có nghĩa là kiểm toán viênmuốn được chắc chắn hơn là Báo cáo tài chính không bị sai phạm trọng yếu Mức rủi
ro này được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
+ Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài có thể tin tưởng vào Báo cáo tàichính của doanh nghiệp: Khi những người sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tin vàoBáo cáo tài chính thì kiểm toán viên cần xác định một mức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó
Trang 23tăng số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập và tăng độ chính xác trong kết luận đưa
Căn cứ vào các yếu tố trên, kiểm toán viên sẽ xác định một mức rủi ro kiểmtoán mong muốn cho toàn bộ các Báo cáo tài chính được kiểm toán Rủi ro kiểm toánmong muốn và bằng chứng kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR – Inherent Risk)
Tại đoạn 4, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ, đã nêu: “Rủi ro tiềm tàng là khả năng số dư của một tài khoản trong Báo
cáo tài chính có chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng biệt hoặc tính gộp với các sai sót trong các tài khoản khác, dù có hay không có kiểm soát nội bộ”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,trong môi trường kinh doanh cũng như trong bản chất số dư các tài khoản hoặc cácloại nghiệp vụ kinh tế Vì vậy, khi đánh giá rủi ro cố hữu kiểm toán viên phải dựa vàocác yếu tố ảnh hưởng sau: bản chất kinh doanh của khách hàng, đặc điểm hoạt độngcủa đơn vị, tính chính trực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, hợpđồng kiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế khôngthường xuyên, các ước tính kế toán, quy mô của các số dư tài khoản, các nhân tố bênngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
Kiểm toán viên cần cân nhắc lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi rotiềm tàng thích hợp đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Rủi ro tiềm tàng cóquan hệ tỷ lệ thuận với bằng chứng kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR – Control Risk)
Tại đoạn 5, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm
soát nội bộ, đã nêu: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro trong đó một sai sót trọng yếu trong
một tài khoản trong Báo cáo tài chính, riêng biệt hay gộp với các sai sót trong những
Trang 24tài khoản khác, đã không được hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa kịp thời trong thời gian mong muốn”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ, “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết được hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế có tínhbản chất của bất cứ hệ thống kiểm soát nội bộ nào Để có thể đánh giá được rủi rokiểm soát, kiểm toán viên cần xem xét tính hợp lý của các quy chế kiểm soát cũng nhưkiểm tra việc tôn trọng các biện pháp kiểm soát Khi không đánh giá và kiểm tra đượcnhư trên thì kiểm toán viên nên giả định rằng rủi ro kiểm soát là cao
+ Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trên giấy tờ
làm việc.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ, quy định: “Kiểm toán phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả…Khi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ hiểu biết được việc thiết kế và thực hiện của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng”.
Về phương pháp tiếp cận: Có nhiều phương pháp để tiếp cận, thu thập hiểu biết
về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổbiến: Tiếp cận theo khoản mục và tiếp cận theo chu trình
Về thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ: Dựa vàokinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng, thẩm vấn nhân viên công
ty khách hàng, xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng, kiểmtra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất, quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạtđộng của công ty khách hàng…
Về việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ: để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ,kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương phápsau tuỳ thuộc vào đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán: Bảng câu hỏi
về hệ thống kiểm soát nội bộ (Questionare), Bảng tường thuật (Narretive), Lưu đồ(Flowchart)
+ Đánh giá ban đầu vể rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục.
Đoạn 22, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 400 - Đánh giá rủi ro kiểm soát
nội bộ, quy định: “Sau khi hiểu được hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ chuyên gia
Trang 25kiểm toán phải thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát
nội bộ: “Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm
toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”.
Vậy, sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của
hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ cho từngloại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng chu trình nghiệp vụ theo các bước:
Bước 1: Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vậndụng Trong bước này, kiểm toán viên sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụthể cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty mà theo đó có thể đánh giá rủi rokiểm soát đối với từng khoản mục
Bước 2: Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù Ở bước này, kiểm toán viênkhông nhất thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phântích các quá trình kiểm soát chủ yếu (có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoảmãn các mục tiêu kiểm soát), đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán
Bước 3: Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.Nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soátthích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trênBáo cáo tài chính
Bước 4: Đánh giá rủi ro kiểm soát Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát
và các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên tiến hành đánh giárủi ro kiểm soát ban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng nghiệp vụ kinh tế.Kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình hoặc cao,hoặc theo tỷ lệ phần trăm
Tại đoạn 29 và 30 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, “kiểm toán viên
thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp:
- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không đầy đủ.
- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không hiệu quả.
- Kiểm toán viên không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng
Trang 26Kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ
sở dẫn liệu trên Báo cáo tài chính trong trường hợp:
- Kiểm toán viên có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống KSNB được thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
- Kiểm toán viên có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát”
Mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu này sẽ được chứng minh thông qua việc thựchiện các khảo sát ở giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán trước khi kiểm toán viênđưa ra mức độ rủi ro kiểm soát thích hợp được áp dụng
Rủi ro phát hiện (DR – Detection Risk):
Tại đoạn 06 của Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 400 - Đánh giá rủi ro và
KSNB, định nghĩa: “Rủi ro phát hiện là rủi ro trong đó những kiểm soát chi tiết do
chuyên gia kiểm toán thực hiện cũng đã không phát hiện ra những sai sót trọng yếu trong một tài khoản trong Báo cáo tài chính khi nằm riêng biệt hay khi gộp với những sai sót trong những tài khoản khác”.
Tại đoạn 06 của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA số 400 - Đánh giá rủi ro
và KSNB: “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính
riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được”.
Như vậy, rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên Báocáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống KSNB và cũngkhông được kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán Mức độ rủi ro pháthiện có quan hệ trực tiếp với phương pháp kiểm toán của kiểm toán viên Một số rủi rophát hiện thường xảy ra cho dù có kiểm tra 100% số dư các tài khoản và các nghiệp vụdo:
- Kiểm toán viên có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toán không
phù hợp, điều này thường xảy ra đối với những kiểm toán viên mới, thực hiện khônghợp lý quy trình kiểm toán cho mỗi phần hành
- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót, nên thường đưa rakết luận sai về phần đó cũng như Báo cáo tài chính
- Kiểm toán viên hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng, nhấttrí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do Ban Giám đốc đề ra.Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mong muốn(DAR), rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) theo mô hình sau:
Trang 27
Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên BCTC nên rủi ro pháthiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng thay đổi theo đối với từngkhoản mục
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát Trong trường hợp mức độ rủi ro tiềm tàng được kiểm toán viên đánh giá cao vàmức độ rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá thấp thì mức độ rủi ro phát hiện
có thể đánh giá là trung bình, để nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức cóthể chấp nhận được Ngược lại, nếu rủi ro tiềm tàng được đánh giá thấp và rủi ro kiểmsoát được đánh giá là trung bình thì có thể xác định mức rủi ro phát hiện là cao nhưngvẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán là thấp có thể chấp nhận được
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
2.2.5.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tại đoạn 02 của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA số 320 - Tính trọng yếu
trong kiểm toán, quy định: “Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải
quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán”.
Tại đoạn 11:”Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại kiểm toán viên phải cấn nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp”.
Tại đoạn 10 Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA số 320 - Tính trọng yếu trong
kiểm toán: “Trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với
nhau có nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.
Đá nh giá củ a KTV về rủ i ro kiể m soá t
Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro
tiềm tàng
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất
DAR
DR =
IR X CR
Trang 28Chuyên gia kiểm toán phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán”.
Xác định mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp, đòi hỏi trình độ cũng nhưphán đoán của kiểm toán viên Trên thực tế chỉ có một số công ty kiểm toán tại ViệtNam đã xây dựng được quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều công ty vẫnchưa xây dựng được quy trình cụ thể
2.2.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi
ro kiểm soát.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểmsoát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong mộtcuộc kiểm toán, vấn đề này được quy định trong nhóm chuẩn mực đối với công việctại chỗ ở điều thứ 2 trong 10 Chuẩn mực Kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS):
“Kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập
kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện” Điều này cũng được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu
biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả”.
Các bước tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểmsoát trong kiểm toán Báo cáo tài chính có thể được khái quát trong sơ đồ sau:
Trang 29Sơ đồ 1.4 Khái quát về nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và
quá trình rủi ro kiểm soát trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Trong sơ đồ này, các bước (1), (2), (3) là các bước của quá trình thu thập thôngtin về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán Các bước còn lại là các bước liên hệ các kết quả của việc đánh giá đóvới các trắc nghiệm kiểm toán
Mức được chứng minh bằng sự hiểu biết đã có Mức thấp hơn khả dĩ có
thể chứng minh Mức tối đa
Đạt được hiểu biết về HT kiểm soát nội bộ của khách
hàng đủ để lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán được hay không
1
Lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Xác định liệu mức đánh giá về rủi ro kiểm soát được giảm hơn từ kết quả các thử nghiệm kiểm soát hay không
Mở rộng sự hiểu biết nếu thấy cần thiết
Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh giá
ban đầu hoặc ở mức tối đa Rủi ro phát hiện
giảm xuống và phải lập kế hoạch các trắc
nghiệm kiểm soát để thoả mãn mức rủi ro phát
hiện thấp hơn
Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và phải lập kế hoạch các trắc nghiệm kiểm soát để thoả mãn mức rủi ro phát hiện tăng
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát
Không Có
2
3
4
Trang 30III THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cầnthực hiện, thời gian hoàn thành, sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũngnhư dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâmcủa chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoảnmục hay bộ phận được kiểm toán
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành baphần gồm: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiêm trực tiếp số dư.Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mục trên Báo cáo tàichính Việc thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủtục kiểm toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện
3.1 Thiết kế trác nghiệm công việc
Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công
việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:
- Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục được khảo sát
- Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soátcủa từng mục tiêu KSNB
- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nóitrên
- Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đến nhượcđiểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát
Quy mô mẫu chọn:trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫu chọnngười ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính, được sử dụng để ước tính tỷ
lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quantâm
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên
phải xác định các phần tử các biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể
Thời gian thực hiện: Các trắc nghiện công việc thường được tiến hành vào thời
điểm giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thúc cuộc kiểm toán ngay saungày lập bảng cân đối kế toán vì đó cũng là mong muốn của khách hàng, và để giúpCông ty kiểm toán dàn đều công việc suốt trong năm Với trắc nghiệm được thực hiệnvào giữa năm, các khảo sát bổ sung sẽ được thực hiện ngay sau đó đối với các nghiệp
vụ từ ngày giữa năm đến ngày kết thúc năm
Trang 313.2 Thiết kế trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dưtài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệmphân tích đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trựctiếp số dư Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn baohàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện quacác bước sau:
- Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra
- Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra
- Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
- Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra
- Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
- Đánh giá kết quả kiểm tra
3.3 Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư
Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTC đượctiến hành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:
Bảng 1.5: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
3.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng nàycho từng khoản mục trên BCTC, kiểm toán viên xác định mức sai số có thể chấp nhận
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán được thực hiện
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả
mãn các mục tiêu kiểm soát đặc thù
- Các thủ tục kiểm toán
- Quy mô mẫu chọn
- Khoản mục được chọn
Trang 32cho từng khoản mục Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp đòi hỏi sốlượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và ngược lại.
Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toánphải thu thập càng nhiều và vì thế trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng thêm và ngược lại
3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó
số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp có dư vànghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại
3.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.
Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến sẽ đạt đượcmột số kết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnhhưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo
3.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắcnghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:
- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập kế hoạch
kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng.Thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệm chi tiết số dư
được xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằngtiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp
- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, các kiểm toán
viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tínhhoặc dùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện Trongnhững trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu phixác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí kiểm toán thấp hơn cho cuộckiểm toán
- Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện
vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán) Tuy nhiên, đối với các khách hàngmuốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thì những trắc nghiệmtrực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và kiểm toán viên sẽ thực
Trang 33hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toángiữa kỳ thành số dư cuối kỳ.
Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc ngiệm trên sẽ được kếthợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán thườngđược thiết kế theo từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằm đáp ứng mục tiêu kiểmtoán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục này tuỳ theo việcphân chia BCTC theo cách nào
Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểmtoán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi Việc thay đổi chương trình kiểmtoán ban đầu không phải là điều bất thường, vì việc dự kiến tất cả các tình huống xảy
ra là rất khó khăn
Tại đoạn 26 của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm
toán: “Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ
sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán Nội dung và nguyên nhân thay đổi kh tổng thể và chương trình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán”.
Trên thực tế chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giai đoạn thựchiện kiểm toán hoặc không cần soạn thảo mà sử dụng chương trình kiểm toán mẫu củaCông ty kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế
Trang 34PHẦN II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC
A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC
1.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Công ty
Hơn 10 năm trở lại đây, ngành kiểm toán Việt Nam bắt đầu ra đời và phát triển,vào thời điểm bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước Công ty Tưvấn Tài chính kế toán và kiểm toán – AASC cũng được thành lập vào thời gian này,đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đổi mới từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thịtrường, trở thành một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Namhoạt động trong lĩnh vực tư vấn về quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và kiểm toán
Ngày 13/05/1991, Bộ Tài Chính đã ra Quyết định số 164 TC/QĐ/TCCB thànhlập Công ty Dịch vụ kế toán, tên giao dịch là ASC (Accounting Service Company),tiền thân của Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC ngày nay.Trong thời gian đầu hoạt động, Công ty chỉ cung cấp dịch vụ kế toán, cụ thể là giúpcác doanh nghiệp về các nghiệp vụ kế toán như mở sổ, ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối
kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước, phù hợp vớihoạt động của từng loại doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiệncác mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán; cung cấp các thôngtin tài chính, các biểu mẫu in sẵn về tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước
Ngày 14/09/1993, với yêu cầu đổi mới hệ thống quản lý nền kinh tế quốc dân,thêm vào đó là sự lớn mạnh về năng lực hoạt động nghiệp vụ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính
đã ra Quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB đổi tên Công ty thành Công ty Tư vấn Tàichính Kế toán và Kiểm toán – AASC và đó là tên giao dịch chính thức của Công tycho đến nay
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đối với hoạtđộng kế toán, kiểm toán ngày càng phát triển Để đáp ứng nhu cầu đó, AASC khôngngừng mở rộng Ngoài văn phòng chính đặt tại Hà Nội, các chi nhánh tại các tỉnh,thành phố lần lượt được thành lập Năm 1992, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minhđược thành lập Đến năm 1995, chi nhánh Thanh Hóa, chi nhánh Hải Phòng được
Trang 35thành lập, và năm 1997 là chi nhánh Quảng Ninh Tháng 3/1995 Chi nhánh tại thànhphố Hồ Chí Minh tách ra thành lập Công ty Tư vấn Tài chính và Kiểm toán Sài Gòn(AFC Sài Gòn) Đồng thời tại Đà Nẵng, Chi nhánh của Công ty kết hợp với Chi nhánhCông ty Kiểm toán Việt Nam thành lập nên Công ty Tư vấn và Kiểm toán (A&C).Ngày 13/03/1997, Công ty tái lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh vàtháng 05/1998, văn phòng đại diện này được nâng cấp lên thành chi nhánh lớn nhấtcủa Công ty Đến ngày 31/12/2004, chi nhánh tại Hải Phòng không tiếp tục hoạtđộng.Vì vậy, tính đến nay, Công ty có 4 chi nhánh trên cả nước: Chi nhánh tại ThanhHoá, Quảng Ninh, Vũng Tàu và Chi nhánh lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua hơn 10 năm phát triển, với sự cố gắng của lãnh đạo và cán bộ công nhânviên, Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã vững bước phát triển và gặthái được những thành quả đáng tự hào, chiếm được lòng tin của khách hàng bằng việccung cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên môn tốt nhất, đảm bảo chất lượng và
Do những thành tích và những đóng góp của AASC đối với Ngành Tài chính,
Kế toán và Kiểm toán Việt nam, ngày 15/08/2001 - Chủ tịch nước đã có Quyết định số
586 KT/CT tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba cho AASC và ngày27/07/2001 - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờthi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân Tháng 5/2005, Chủ tịch nước lầnthứ hai ký quyết định tặng thưởng Huân chương lao động hạng Hai cho AASC
AASC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểmtoán độc lập vinh dự hai lần liên tiếp được Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao quýnày
1.2 Thị trường hoạt động của Công ty
Nếu như những ngày đầu thành lập, toàn Công ty chỉ có 5 cán bộ nhân viên vàvốn liếng kinh doanh chưa đầy 200 triệu đồng, Công ty cũng chỉ phục vụ nhu cầu củathị trường trên lĩnh vực kế toán, thì sau hơn 10 năm hoạt động, dịch vụ kiểm toán củaCông ty đã không ngừng lớn mạnh và từng bước khẳng định vị thế trên thị trườngkiểm toán tại Việt Nam
Trang 36Với đội ngũ cán bộ, chuyên gia có chất lượng hàng đầu trên các lĩnh vực tư vấn,tài chính kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, thuế, quản trị doanh nghiệp, đào tạo;Công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ chính sau:
Dịch vụ kiểm toán
Đây là loại hình dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu.Dịch vụ này không ngừng được hoàn thiện và phát triển về phạm vi và chất lượng Cácdịch vụ kiểm toán của Công ty bao gồm:
Kiểm toán Báo cáo Tài chính
Kiểm toán các hoạt động của các dự án
Kiểm toán xác định vốn, giá trị doanh nghiệp
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu các công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán tuân thủ luật định
Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứngkhoán
Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá
Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần và giám địnhcác tài liệu tài chính kế toán
Trong các dịch vụ kiểm toán của Công ty, kiểm toán báo cáo tài chính vẫn làhoạt động chính, là điểm mạnh của Công ty hiện nay Đồng thời, Công ty AASC cũngtập trung tổ chức, thực hiện và hoàn thành xuất sắc hoạt động kiểm toán báo cáo quyếttoán vốn đầu tư hoàn thành Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Công ty đãthực hiện gần 700 Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư
Dịch vụ kế toán
AASC đã và đang cung cấp cho các khách hàng rất nhiều dịch vụ kế toán như:Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho cácdoanh nghiệp mới thành lập; Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hoá bộ máy kế toán tàichính ở một Công ty; Tư vấn giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việclập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán; điều chỉnh số liệu kế toán
và khoá sổ kế toán
Đặc biệt, Công ty đã cùng với cán bộ của Tổng cục thuế và Cục thuế ở Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiều doanh nghiệp tư
Trang 37nhân và các hộ kinh doanh tư nhân mở và ghi chép sổ kế toán theo quy định của Nhànước Cũng thông qua hoạt động này, Công ty đã giúp cơ quan thuế, cơ quan tài chínhnắm được tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh từ đó căn cứ nghiên cứu chínhsách thuế đối với khu vực kinh tế này.
Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế
Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, một thế mạnh của Công ty, Ban lãnh đạo Công
ty còn rất chú trọng đến dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế AASC đã và đang cungcấp các dịch vụ về tư vấn như: Tư vấn về thuế, Tư vấn thực hiện các quy định tàichính, huy động và sử dụng vốn, phân tích tài chính Tư vấn quyết toán tài chính vàquyết toán vốn đầu tư, Thẩm định giá tài sản
Từ đó, dịch vụ tư vấn sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng cường công tác quản
lý kinh tế tài chính, hoàn thiện Hệ thống kế toán, Hệ thống kiểm soát nội bộ và đồngthời nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá
Các dịch vụ cụ thể trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phầnhoá bao gồḿ: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa, Tư vấn xácđịnh và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, Tư vấn đề xuất phương án xử lý laođộng sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, Tư vấn xây dựng phương án kinh doanhsau khi chuyển sang Công ty cổ phần, Tư vấn tổ chức đại hội CNVC, Tư vấn các vấn
đề sau khi có quyết định chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần,
Tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông, Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khichuyển đổi doanh nghiệp
Dịch vụ này của Công ty đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp Nhà nước, cácTổng Công ty Nhà nước thực hiện thủ tục, trình tự, lập Hồ sơ về cổ phần hoá, tư vấncho các cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho các đơn vị cổ phần hoá,thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
Đào tạo nhân viên là một chiến lược nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môncho nguồn nhân lực của doanh nghiệp Ban đào tạo Công ty đã tổ chức được nhiềukhoá bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính,thuế mở nhiều lớp tập huấn, phổ biến nội dung các chủ trương, chính sách của Nhànước mới ban hành cho hàng chục ngàn cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế toán– kiểm toán trong các ngành, các địa phương và các đơn vị trong cả nước
Trang 38Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng sẽ giúp khách hàng tìm kiếm và tuyểndụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất, dựa trên những hiểu biết cụ thể về
vị trí cần tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về hoạt động, quản lý chung của kháchhàng Tuỳ theo yêu cầu của công việc, trình độ kiến thức hay kinh nghiệm cần thiết,AASC sẽ lựa chọn phương pháp tuyển dụng hợp lý với chi phí hiệu quả nhất
Dịch vụ công nghệ thông tin
AASC với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm thực tiễn,
sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt các cơ hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh, gia tăng sản lượng, thị phần và lợi nhuận của các doanh nghiệp dựa trêncác tiến bộ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, góp phần vào củng cố lợi thế cạnhtranh của khách hàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thôngtin phù hợp với các yêu cầu quản lý, hoạt động cũng như các chiến lược kinh doanhlâu dài của khách hàng
Ngoài kết quả tăng cao doanh thu, một kết quả đạt được rất lớn trong 2 năm trởlại đây là Công ty đã ký kết được với nhiều Công ty mới, nhiều Dự án, nhiều kháchhàng lớn Uy tín, vị thế và hệ số tín nhiệm của Công ty ngày càng được khẳng định vànâng cao Các khách hàng tín nhiệm cao của Công ty AASC gồḿ:1 Ngân hàng, bảohiểm và dịch vụ tài chính,2 Năng lượng, dầu khí 3.Viễn thông, điện lực 4.Côngnghiệp, nông nghiệp 5.Giao thông, thuỷ lợi 6.Hàng không và hàng hải 7.han, thép, ximăng 8.Khách sạn, du lịch, thương mại 9 Xây dựng, cao su, cà phê 10.Y tế 11.Cácdoanh nghiệp Nhà nước.12 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13.Cácdoanh nghiệp cổ phần hoá, trách nhiệm hữu hạn, và Công ty tư nhân 14.Dự án đượctài trợ bởi các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, ADB, IMF, ODA 15.Các cơquan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội
Trang 39Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểmtoán, thuế giúp AASC phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngànhnào mà khách hàng yêu cầu.
1.4 Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty
Trong hơn 14 năm qua AASC đã thực hiện kiểm toán cho mọi đối tượng kháchhàng trong nước và quốc tế với doanh thu tăng trưởng không ngừng Mức tăng trưởngdoanh thu bình quân qua các năm từ 2001 đến 2004 là 13% năm Riêng 2005 doanhthu tăng đột biến đạt hơn 41 tỷ đồng
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của Công ty trong 5 năm 2001 – 2005
Đơn vịi: triệu đồng
Trang 40II TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Mô hình quản lý được tổ chức tại Công ty thành các phòng ban như saú:
Ban giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương ánkinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức Ban giám đốc bao gồm 6 thành viên: 1Giám đốc, và 5 Phó Giám đốc
Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu có toàn quyền quyết định các vấn đềtrong mọi mặt hoạt động của Công ty Đồng thời, Giám đốc cũng là người đại diện choCông ty chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính và Pháp luật
Phó Giám đốc: Là người thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụđối với các chi nhánh và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốcCông ty Trong đó, 4 Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh tại Hà Nội trên lĩnh vực dịch
vụ tài chính, tư vấn, thuế và Phó Giám đốc 5 phụ trách chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh kiêm Giám đốc Chi nhánh TPHCM
Hiện nay, Công ty bao gồm 3 phòng hành chính sự nghiệp và 6 phòng nghiệp
vụ Các phòng được chia theo mặt quản lý hành chính, tạo điều kiện cho công tác quản
lý và phân công trách nhiệm
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, tương hỗ nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban giám đốc Hìnhthức tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng tỏ ra phù hợp với Công ty vì nó vừa pháthuy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của
hệ thống trực tuyến