Hướng dẫn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán

MỤC LỤC

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

Thiết kế trác nghiệm công việc

Quy mô mẫu chọn: trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫu chọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính, được sử dụng để ước tính tỷ lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm. Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thúc cuộc kiểm toán ngay sau ngày lập bảng cân đối kế toán vì đó cũng là mong muốn của khách hàng, và để giúp Công ty kiểm toán dàn đều công việc suốt trong năm.

Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp có dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại. Tại đoạn 26 của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 - Lập kế hoạch kiểm toán: “Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC

THỰC TẾ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN –

  • THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN

    “Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng” ( Văn bản nội bộ - Quy định của AASC về lập kế hoạch kiểm toán). Bên cạnh đó để cập nhật những thay đổi mới nhất từ Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng một thư yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp thêm những những tài liệu mới nhất có liên quan đến những thay đổi trong Công ty trong năm tài chính 2005 (thay đổi về ngành nghề kinh doanh, thay đổi về chế độ kế toán, thay đổi về nhân sự trong bộ máy lãnh đạo..). Với hợp đồng kiểm toán các khách hàng thường niên, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin tổng hợp trước đây, nhất là những thông tin trong các tài liệu làm việc của những năm trước; bên cạnh đó, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước có khả năng ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán năm nay.

    Theo lịch làm việc đã thông báo từ trước cho Công ty liên doanh A, kiểm toán viên của Công ty AASC tiến hành gặp gỡ với đại diện của Công ty liên doanh A tại văn phòng của Công ty, và nghe trình bày về những thông tin chung nhất về hoạt động kinh doanh của họ, bao gồm: đặc điểm lịch sử, cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, đối với khoản mục vốn bằng tiền, kiểm toán viên chú trọng đến các thủ tục kiểm soát về thu-chi tiền: Công ty có lập Bảng đối chiếu ngân hàng không, định kỳ Công ty có tiến hành kiểm kê quỹ hay không..Việc tìm hiểu về một số thủ tục kiểm soát của Công ty như trên cho phép kiểm toán viên đánh giá các hoạt động kiểm soát của Công ty diễn ra không liên tục và không hiệu quả. Kiểm toán viên thực hiện bước này bằng cách so sánh các trị số của chỉ tiêu số dư đầu kỳ so với số cuối kỳ, để tìm ra biến động về mặt số lượng của các chỉ tiêu đó, rồi thông qua mối quan hệ của chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu còn lại trên Báo cáo tài chính để phân tích, tìm ra nguyên nhân và đánh giá xem sự biến động đó có hợp lý hay không.

    Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và hệ thống KSNB, kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng hữu hiệu và đáng tin cậy hay không, nhận định những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập Báo cáo tài chính, đến từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng Trên cơ đánh giá tính trọng yếu của các tài khoản, tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phán đoán rủi ro chi tiết có khả năng xảy ra, cũng như các tài khoản và sai sót tiềm tàng của tài khoản có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro chi tiết này, phục vụ cho việc thực hiện các bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Sau khi đã xác định được rủi ro chi tiết có khả năng xảy ra, kiểm toán viên tiến hành bước tiếp theo đó là xác định phương pháp kiểm toán cho từng các sót iềm tàng của từng số dư tài khoản nhằm đạt được độ tin cậy hợp lý là các số liệu trên Báo cáo tài chính đang được kiểm toán sẽ không bị sai phạm trọng yếu và ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính.

    Xem xét các yếu tố sau đây trong việc áp dụng vào việc thiết lập các ước tính hợp lý: tính chính xác của các khoản mục cộng dồn trên bảng cân đối thử (cần thực hiện kết hợp với thủ tục kiểm toán số 02), khả năng có thể thu hồi các khoản phải thu quá hạn có giá trị lớn, xu hướng lập dự phòng như một khoản phần trăm của các khoản bán hàng và các khoản phải thu, xu hướng của các khoản chi phí nợ khó đòi tính theo các khoản bán hàng, các khoản phải thu được thu hồi, xoá sổ sau ngày kết thúc niên độ, quá trình thanh toán các khoản nghi ngờ của khách hàng.

    Sơ đồ 2.4 :Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC
    Sơ đồ 2.4 :Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ

      Mặt khác, nó không chỉ giúp cho kiểm toán viên xác định được khoản mục nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu cao (Quý I, II, III hay IV). Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, AASC cần thu thập và xây dựng nên một hệ thống các thông tin tài chính quan trọng cho từng ngành cụ thể và tiến hành cập nhật qua từng năm (chẳng hạn như: các chỉ số về giá cả, tỷ suất lãi gộp, tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản, tốc độ tăng doanh thu..). Căn cứ vào sự hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên về khách hàng hoặc từ các thông tin bên ngoài có liên quan kết hợp với những giải thích ban đầu về các khoản mục trên Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên cũng cần có những đánh giá sơ bộ về sai sót tiềm tàng có thể có đối với khoản mục đó.

      Trong trường hợp hệ thống kiểm soát của khách hàng được đánh giá là yếu (ví dụ: số câu trả lời không là trên 70%) thì bên cạnh việc không dựa vào Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần có ý kiến với Ban Giám đốc của khách hàng. Việc đưa ra tiêu thức để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào bảng câu hỏi không những giúp cho kiểm toán viên dễ dàng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là hoạt động có hiệu quả hay không mà còn tạo nên một sự thống nhất trong việc đưa ra đánh giá giữa các kiểm toán viên khác nhau. Để đánh giá rủi ro kiểm soát có hiệu quả cũng như phù hợp theo hướng dẫn của VSA số 400, AASC nên thiết kế bảng phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục trong mối quan hệ kết hợp với các mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu.

      Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng chi tiết hoá các thử nghiệm kiểm toán cơ bản theo từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm toán để hạn chế các rủi ro tương ứng. Thông qua việc tìm hiểu về quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty liên doanh A, một khách hàng thường xuyên, do AASC thực hiện em nhận thấy: các thông tin phục vụ cho giai đoạn này bên cạnh các thông tin được cập nhật trong năm hiện hành có rất nhiều thông tin được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước.