MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC I.. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÀO CÁO
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC
I NHỮNG YÊU CẦU VỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÀO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán Đoạn 2 trong VSA số 300 - Kế hoạch kiểm toán cũng nêu rõ: “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, năng cao hiệu quả công việc và giữ được uy tín nghề nghiệp với khách hàng Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để Công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng Kế hoạch kiểm toán cũng giúp các kiểm toán viên phối hợp với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiêm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài
Việc đề ra các giải pháp để hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm nâng cao chất lượng của các tổ chức kiểm toán độc lập ở nước
ta hiện nay là một vấn đề bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Mặc dù có nhiều nội dung phải hoàn thiện, có nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch kiểm toán, song trong phạm vi của chuyên đề này chỉ đề cập đến một số nội dung
cơ bản, cần thiết để hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán tại AASC
1.2 Những yêu cầu về hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán
Để đáp ứng được những yêu cầu về quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng thì lập kế hoạch kiểm toán cũng phải được hoàn thiện cho phù hợp Muốn đảm bảo cho việc hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC có tính khả thi cao thì các nội dung đưa ra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Trang 2- Phải phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành và các thông lệ, chuẩn mực kiểm toán quốc tế phổ biến
- Phải phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đối với hoạt động kiểm toán hiện nay
Để các nội dung hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn thì đòi hỏi phải thực hiện tốt các yêu cầu trên một cách đồng bộ
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC
2.1 Hoàn thiện thủ tục phân tích
2.1.1 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính
Trong kiểm toán BCTC, AASC luôn áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, đối với mọi khách hàng của Công ty Tuy nhiên, đối với một số khách hàng chẳng hạn như Công ty liên doanh A, thông thường kiểm toán viên chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và trên Báo cáo kết quả kinh doanh mà không thực hiện phân tích các tỷ suất tài chính Điều này, sẽ gây ra một số hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu của thủ tục phân tích
sơ bộ như: việc tìm hiểu về nội dung của toàn bộ BCTC, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu kiểm toán, và xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng Bởi vì kết quả của việc phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy sự biến động, cũng như nguyên nhân biến động của từng khoản mục riêng lẻ mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó như thế nào Hơn nữa, nó cũng không giúp kiểm toán viên thấy được thực trạng tài chính của khách hàng để từ đó có thể phán đoán ra các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính Một ưu điểm nữa trong việc phân tích các tỷ suất tài chính là tính ổn định tương đối của chúng qua các kỳ, do vậy bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách quản lý, chính sách kế toán, cũng như trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất dễ nhận ra
Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, đối với bất kỳ một khách hàng nào dù ở quy mô lớn hay nhỏ, đặc điểm kinh doanh phức tạp hay giản đơn thì kiểm toán viên luôn phải tiến hành phân tích các tỷ suất tài chính Như vậy sẽ giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu mong muốn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, từ đó xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp và hiệu quả hơn cho một cuộc kiểm toán, tránh được những rủi ro có thể có
Trang 3Tuy nhiên, việc sử dụng phân tích các tỷ suất tài chính nào là tuỳ thuộc vào đặc thù của từng khách hàng và phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên Mặc dù vậy, để thuận tiện cho kiểm toán viên trong quá trình sử dụng và từng bước chuẩn hoá công việc kiểm toán của Công ty, AASC nên xây dựng một hệ thống các tỷ suất tài chính chuẩn ứng với mỗi ngành kinh doanh cụ thể Chẳng hạn có thể xây dựng chỉ tiêu các ngành sản xuất, ngành thương mại, ngành kinh doanh du lịch - khách sạn, ngành ngân hàng - tài chính, ngành bảo hiểm và các ngành dịch vụ khác
2.1.2 Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng)
Hiện nay, phần lớn đối với tất cả các khách hàng, trong bước so sánh thông tin ở thủ tục phân tích sơ bộ, số liệu mà kiểm toán viên dùng để so sánh với số liệu được kiểm toán của năm hiện tại là số liệu của cuối năm trước Điều này là hợp lý nếu thực hiện so sánh số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh (vì số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh là số luỹ kế) và thực hiện đối với những khách hàng có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ phát sinh trong năm không lớn và phức tạp Nhưng đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thì số dư của các khoản mục này là kết quả tổng hợp bù trừ giữa các nghiệp vụ phát sinh bên Có và bên Nợ của các tài khoản nên chúng thường biến động tăng, giảm thường xuyên và liên tục qua từng tháng, từng quý, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh ở từng thời điểm Nếu chỉ tiến hành so sánh với số liệu của năm trước thì rất khó tìm ra nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục này, có chăng cũng chỉ phân tích được một số ít nghiệp vụ điển hình Điều này sẽ gây ra một số hạn chế trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như sự hiểu biết về toàn bộ Báo cáo tài chính trong niên độ kiểm toán và những thay đổi về chính sách kế toán và chính sách quản lý trong năm
Đối với những khách hàng lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm, để hiểu biết rõ hơn về đặc điểm kinh doanh của khách hàng thì ngoài việc so sánh số liệu năm được kiểm toán với số liệu của năm trước (thường là số liệu ngày 31 tháng 12 của năm), kiểm toán viên nên kết hợp với việc phân tích sự biến động của chúng qua từng quý trong năm (vì số liệu này luôn được khách hàng chuẩn bị và sẵn có), theo mẫu sau:
Trang 4Bảng số 3.1 Phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán
Năm trước
chú Quý I Quý II Quý III Quý IV Tuyệt đối Tương
đối (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(1) (7)=(5):(1) (8)
Tài sản
Nguồn vốn
Nếu thực hiện theo mẫu trên, kiểm toán viên sẽ dễ dàng trong việc tìm nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục ứng với từng thời điểm cụ thể trong năm Mặt khác, nó không chỉ giúp cho kiểm toán viên xác định được khoản mục nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu cao (Quý I,
II, III hay IV) Điều này sẽ rất tiện lợi trong việc xác định thời gian, phạm vi và các thủ tục kiểm toán cần thiết áp dụng cho từng khoản mục trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1.3 Bổ sung thu thập và sử dụng các thông tin trong phân tích
Hiện nay, các thông tin tài chính và phi tài chính mà kiểm toán viên thường sử dụng trong thủ tục phân tích sơ bộ chủ yếu là các thông tin từ trong nội bộ khách hàng như các Báo cáo kế toán, Báo cáo quản trị Tuy nhiên, đối với các thông tin bên ngoài như các thông tin của ngành có liên quan đến hoạt động của khách hàng thì rất hạn chế trong việc sử dụng, do những nguồn thông tin này ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phổ biến Điều này sẽ rất rủi ro trong trường hợp các nguồn thông tin mà khách cung cấp phản ánh thiếu trung thực, đặc biệt là đối với khách hàng mới Từ đó sẽ khó có thể đánh giá rủi ro kiểm toán cũng như xây dựng một chương trình kiểm toán sát thực trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Các thông tin của ngành liên quan đến khách hàng được kiểm toán là những thông tin rất hữu ích và có độ tin cậy cao Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, AASC cần thu thập và xây dựng nên một hệ thống các thông tin tài chính quan trọng cho từng ngành cụ thể và tiến hành cập nhật qua từng năm (chẳng hạn như: các chỉ số về giá cả, tỷ suất lãi gộp, tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản, tốc độ tăng doanh thu ) Việc xây dựng hệ thống thông tin trên càng chi tiết cho từng lĩnh vực, ngành nghề kinh
Trang 5doanh cụ thể thì càng tiện lợi cho việc sử dụng thông tin trong phân tích của kiếm toán viên
Việc phân chia các tiêu thức về ngành, lĩnh vực hoạt động làm cơ sở để xây dựng hệ thống thông tin là tuỳ thuộc vào khách hàng hiện tại và tương lai của AASC, các thông tin được cập nhật phải mang tính phổ biến và đặc trưng của ngành Chẳng hạn, với tình hình khách hàng như hiện nay của AASC thì có thể xây dựng thông tin theo các lĩnh vực như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Khách sạn, các khách hàng là đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất như: Ngành điện lực, ngành dầu khí, ngành than, ngành xi măng, ngành thuốc lá, ngành sản xuất ôtô Có thể cụ thể hơn là xây dựng cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh
Việc sử dụng thông tin của ngành có thể được thực hiện theo bảng sau:
Bảng số 3.2: So sánh thông tin
(Đơn vị)
Chênh lệch (Ngành)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (7)=(5)-(3)
Chú ý: Trong khi sử dụng các thông tin của ngành kiểm toán viên cần phải xem
xét xem liệu các thông tin của ngành có phù hợp với khách hàng hiện tại không Trường hợp các thông tin đó là không phù hợp thì kiểm toán viên không nên sử dụng vì việc so sánh trên sẽ không có ý nghĩa
2.1.4 Tăng cường phân tích kết quả so sánh
Sau khi thực hiện bước so sánh sự biến động của các số liệu trên BCTC, kiểm toán viên thường chỉ tiến hành phân tích đối với những khoản mục nào có sự biến động lớn Tuy nhiên, không phải những khoản mục không có sự biến động hoặc có sự biến động nhỏ là không có khả năng xảy ra rủi ro trọng yếu là sai sót tiềm tàng, đặc biệt là đối với những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Vì số dư cuối kỳ là kết quả bù trừ giữa phát sinh bên Nợ và phát sinh bên Có của tài khoản Do vậy, mặc dù số dư cuối kỳ không có sự biến động lớn nhưng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có thể lại rất lớn Vì vậy, nếu không tiến hành phân tích để đánh giá thì việc xác định thời gian, phạm vi và các thủ tục kiểm toán áp dụng cho các khoản mục này sẽ không sát thực
Trong quá trình phân tích sự biến động của các tài khoản, ngoài việc phân tích các tài khoản có sự biến động lớn, kiểm toán viên cũng cần phải xem xét cả những tài khoản ít có sự biến động để tìm hiểu nguyên nhân Việc xác định thêm những tài khoản nào để tiến hành phân tích là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của kiểm
Trang 6toán viên về khách hàng và sự đánh giá rủi ro có thể có đối với các tài khoản đó Cách tốt nhất để lựa chọn khoản mục nào là nên dựa vào kết quả của việc phân tích các tỷ suất tài chính, thông qua sự biến động của các tỷ suất tài chính kiểm toán viên sẽ xác định được các tài khoản liên quan nào cần xem xét và phân tích
Hơn nữa, trong bước phân tích kết quả, bên cạnh việc phân tích nguyên nhân gây ra sự biến động của các tỷ suất, tài khoản hay khoản mục Căn cứ vào sự hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên về khách hàng hoặc từ các thông tin bên ngoài có liên quan kết hợp với những giải thích ban đầu về các khoản mục trên Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên cũng cần có những đánh giá sơ bộ về sai sót tiềm tàng có thể có đối với khoản mục đó Điều này sẽ rất thuận tiện cho kiểm toán viên khi thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục và cho quá trình kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Bước phân tích kết quả trong phân tích sơ bộ nên được trình bày theo mẫu sau:
Bảng 3.3 Phân tích kết quả so sánh
2.2 Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại AASC hiện nay chủ yếu dựa vào Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi đã được AASC thiết kế và quy định Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các kiểm toán viên trong việc đưa ra kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng, AASC nên đưa ra tiêu thức đánh giá dựa trên Bảng câu hỏi được thiết kế AASC có thể dùng cách thức cho điểm đối với mỗi câu hỏi được trả lời có hoặc không Khi điểm số thấp hơn một mức nào đó thì hệ thống kiểm soát nội bộ bị đánh giá là trung bình hoặc yếu AASC cũng có thể dùng cách thức đánh giá dựa trên phần trăm các câu trả lời Nếu khách hàng trả lời không trên một số phần trăm nào đó thì hệ thống kiểm soát sẽ bị đánh giá là hoạt động không có hiệu quả Trong trường hợp hệ thống kiểm soát của khách hàng được đánh giá là yếu (ví dụ: số câu trả lời không là trên 70%) thì bên cạnh việc không dựa vào Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần có ý kiến với Ban Giám đốc của khách hàng
Việc đưa ra tiêu thức để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào bảng câu hỏi không những giúp cho kiểm toán viên dễ dàng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là hoạt động có hiệu quả hay không mà còn tạo nên một sự thống nhất trong việc đưa
ra đánh giá giữa các kiểm toán viên khác nhau
Trang 7Nếu như việc Bảng câu hỏi cho kiểm toán viên những đánh giá, nhận định các điểm yếu của hệ thống KSNB thì vẽ sơ đồ sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về hệ thống KSNB Kết hợp hai hình thức này sẽ cho phép kiểm toán viên có sự nhận xét chính xác hơn khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng
Bảng câu hỏi: Một hệ thống KSNB dù đơn giản hay phức tạp cũng đều thực
hiện 7 mục tiêu cụ thể của KSNB như: sự phê chuẩn, tính có thật, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại và trình bày, tính đúng lúc Do đó, Công ty có thể thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho mọi cuộc kiểm toán để kiểm tra tính hiệu quả của KSNB căn cứ trên 7 mục tiêu trên Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời "có" hoặc "không" mà những câu trả lời "không" cho thấy nhược điểm của hệ thống KSNB
Ưu điểm của bảng câu hỏi là nhờ sự chuẩn bị sẵn nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng Nhưng do được thiết kế chung nên có thể không phù hợp với các nét đặc thù hay quy mô của từng đơn vị
2.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro kiểm soát
VSA số 320 - "Tính trọng yếu trong kiểm toán" yêu cầu "Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện những sai sót về mặt định lượng kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót tổng thể của BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản "
Hiện nay tại AASC việc đánh giá rủi ro kiểm soát mới chỉ được đánh giá chung cho từng khoản mục mà chưa đánh giá theo các cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục trọng yếu Để đánh giá rủi ro kiểm soát có hiệu quả cũng như phù hợp theo hướng dẫn của VSA số 400, AASC nên thiết kế bảng phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục trong mối quan hệ kết hợp với các mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu
Bảng phân tích đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục có thể được thiết kế như sau :
Trang 8Bảng 3.6: Bảng phân tích đánh giá rủi ro kiểm soát
Áp dụng đối với Các khoản chi tiền mặt
Mục tiêu kiểm soát Kiểm soát của khách hàng Người thực
hiện
Đánh giá
CR
1-Tất cả các nghiệp vụ cần được ghi chép đã được ghi chép
Các khoản chi tiền đều được
ghi chép vào sổ
- Hàng tháng, kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ
- Biên bản kiểm kê quỹ được sự xem xét và
kiểm soát bởi kế toán trưởng
-Thủ quỹ
- Kế toán trưởng
Thấp
2- Tất cả các nghiệp vụ đã ghi chép đều là có thật
a- Các khoản chi tiền đều có
các chứng từ đính kèm và được
phê duyệt đầy đủ
b- Các khoản chi là không có
thật
c- Các khoản chi tiền được ghi
nhiều lần vào sổ
- Phiếu chi tiền được đính kèm các chứng từ
bổ sung như: lệnh chi, giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn, hợp đồng…
- Phiếu chi được xem xét và ký duyệt bởi trưởng bộ phận, kế toán trưởng, giám đốc…
- Người nhận đã ký vào phiếu chi để khẳng định là đã nhận tiền
- Hàng tháng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ quỹ
- Kế toán trưởng xem xét và kiểm soát các bút toán trước khi chúng được chuyển cho các bộ phận khác
…
…
Người nhận Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Thấp
Việc đánh giá như trên sẽ đảm bảo cho kiểm toán viên thuận tiện trong việc đưa
ra kết luận về mức rủi ro kiểm soát Theo đó, kiểm toán viên cũng dễ dàng hơn trong bước tiếp theo khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là đúng hay sai Lúc này, kiểm toán viên sẽ tập trung vào các mục tiêu kiểm soát chủ yếu
2.2.2 Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán
Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng chi tiết hoá các thử nghiệm kiểm toán cơ bản theo từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm toán để hạn chế các rủi ro tương ứng Việc làm này mang tính hướng đích, tạo cho kiểm toán viên thấy rõ mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trong Chương trình kiểm toán Ngoài ra, nó giúp cho chương trình kiểm toán dễ hiểu hơn, đáp ứng hợp lý tình hình thực tế tại từng đơn vị khách hàng
Trang 9Hiện tại Chương trình kiểm toán mà AASC thiết kế chưa bao hàm các cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định Do đó, để chương trình kiểm toán được hoàn thiện và dễ hiểu hơn, kiểm toán viên nên đưa thêm mục các cơ sở dẫn liệu bởi các rủi ro đã xác định, theo đó áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp đối với từng cơ sở dẫn liệu
Mẫu Chương trình kiểm toán có thể được thiết kế như sau:
Khách hàng
Kỳ kiểm toán
: Công ty ABC
: 31/12/2005
Người thực hiện Ngày thực hiện
: :
Chương trình kiểm toán
Áp dụng đối với: số dư khoản mục Các khoản phải trả
Số dư các khoản phải trả:
Năm trước Năm nay
Các thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối với kiểm toán số dư đầu năm các khoản phải thu như sau:
Chi tiết các rủi ro Cơ sở dẫn liệu bị ảnh
hưởng
Phương pháp tiếp cận kiểm toán
Các thủ tục kiểm toán cơ
bản
Người thực hiện
Kết luận Các khoản phải trả bị ghi giảm
do việc chưa ghi chép đủ các
khoản nợ.
Đầy đủ Tiến hành tập trung
vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.
Lấy xác nhận, kiểm tra chi tiết.
Các khoản phải trả bị ghi sai do
việc chia cắt niên độ kế toán
không chính xác.
Đầy dủ và có
thật.
Tiến hành tập trung vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.
Kiểm tra tính đúng kỳ.
Chi tiết các công việc trong từng thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối với kiểm toán số dư khoản mục các khoản phải trả:
Thủ tục kiểm
toán
Cơ sở dẫn liệu trên BCTC Các bước công việc thực hiện
Người thực hiện
Đề xuất Kiểm tra các
khoản phải
trả.
Đầy đủ A Thu thập Bảng cân đối thử các khoản phải trả.
Kiểm tra tổng số và đối chiếu với Sổ cái tổng hợp.
Đối chiếu những khoản mục so sánh với các hoá
đơn chứng từ gốc.
Trang 10Hữu hiệu B Lựa chọn các khoản thanh toán bằng tiền mặt
từ sổ ghi các khoản thanh toán sau ngày lập bảng cân đối trong một kỳ thích hợp tiếp theo ngày lập Bảng cân đối thử các khoản phải trả và:
1 Tra ngược các khoản thanh toán đã lựa chọn tới hoá đơn gốc nhận được, hoá đơn bán hàng hoặc các hoá đơn gốc khác.
2 Xác định liệu các khoản thanh toán được lựa chọn trên đã được ghi trong Bảng cân đối thử
hoặc so sánh với Sổ cái tổng hợp hay chưa.
C Trong hoặc sau ngày tiến hành các thử nghiệm trong bước B, chọn mẫu các hoá đơn của nhà cung cấp chưa được thanh toán và không khớp với báo cáo nhận hàng Xem xét xem liệu chúng đã được ghi trong Bảng cân đối thử các khoản phải trả hay chưa hoặc đối chiếu với Sổ cái tổng hợp.
D Kiểm tra Bảng cân đối thử cuối năm các khoản phải trả để xác định liệu các khoản phát sinh Nợ
lớn đã có trong số dư tài khoản hay chưa Đối với các số dư nợ đã có trong số dư cuối năm, cần xem xét liệu việc phân loại lại có hợp lý hay không.
E Đánh giá kết quả của các trắc nghiệm.
2.2.3 Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán
Thông qua việc tìm hiểu về quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty liên doanh A, một khách hàng thường xuyên, do AASC thực hiện em nhận thấy: các thông tin phục vụ cho giai đoạn này bên cạnh các thông tin được cập nhật trong năm hiện hành có rất nhiều thông tin được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước Việc làm này giúp kiểm toán tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kiểm toán và nâng cao cạnh tranh cho Công ty Tuy nhiên, để việc sử dụng các thông tin này không làm ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán, thì các thông tin phải chính xác và có tính cập nhật qua các năm Để thực hiện được điều này thì Công ty cần có sự giám sát chặt chẽ quá trình kiểm toán và tăng cường công tác hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, nâng cao kỹ năng kiểm toán cho các kiểm toán viên
Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán và tiêu chuẩn hoá hồ sơ kiểm toán, hàng năm Công ty nên tổ chức thi đua “Hồ sơ kiểm toán chất lượng cao” Việc chấm điểm sẽ căn cứ vào các Chuẩn mực Kiểm toán và các quy định của Công ty về quy định kiểm toán bao gồm việc xem xét các phần: kế hoạch kiểm toán, quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng, hoàn tất hồ sơ kiểm toán Căn cứ vào tình hình