Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (aasc (Trang 96)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

2.2.2. Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán

Việc thiết kế chương trình kiểm toán theo hướng chi tiết hoá các thử nghiệm kiểm toán cơ bản theo từng cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tiếp cận các phương pháp kiểm toán để hạn chế các rủi ro tương ứng. Việc làm này mang tính hướng đích, tạo cho kiểm toán viên thấy rõ mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm toán với việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trong Chương trình kiểm toán. Ngoài ra, nó giúp cho

chương trình kiểm toán dễ hiểu hơn, đáp ứng hợp lý tình hình thực tế tại từng đơn vị khách hàng.

Hiện tại Chương trình kiểm toán mà AASC thiết kế chưa bao hàm các cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng bởi các sai sót tương ứng với từng rủi ro đã xác định. Do đó, để chương trình kiểm toán được hoàn thiện và dễ hiểu hơn, kiểm toán viên nên đưa thêm mục các cơ sở dẫn liệu bởi các rủi ro đã xác định, theo đó áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp đối với từng cơ sở dẫn liệu.

Mẫu Chương trình kiểm toán có thể được thiết kế như sau: Khách hàng Kỳ kiểm toán : Công ty ABC : 31/12/2005 Người thực hiện Ngày thực hiện : : Chương trình kiểm toán

Áp dụng đối với: số dư khoản mục Các khoản phải trả

Số dư các khoản phải trả:

Năm trước Năm nay

Các thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối với kiểm toán số dư đầu năm các khoản phải thu như sau:

Chi tiết các rủi ro Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Phương pháp tiếp cận kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán cơ bản Người thực hiện Kết luận

Các khoản phải trả bị ghi giảm do việc chưa ghi chép đủ các khoản nợ.

Đầy đủ. Tiến hành tập trung vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.

Lấy xác nhận, kiểm tra chi tiết.

Các khoản phải trả bị ghi sai do việc chia cắt niên độ kế toán không chính xác.

Đầy dủ và có thật.

Tiến hành tập trung vào các thử nghiệm kiểm toán cơ bản.

Kiểm tra tính đúng kỳ.

Chi tiết các công việc trong từng thủ tục kiểm toán cơ bản áp dụng đối với kiểm toán số dư khoản mục các khoản phải trả:

Thủ tục kiểm Cơ sở dẫn liệu trên

Kiểm tra các khoản phải trả.

Đầy đủ A. Thu thập Bảng cân đối thử các khoản phải trả. Kiểm tra tổng số và đối chiếu với Sổ cái tổng hợp. Đối chiếu những khoản mục so sánh với các hoá đơn chứng từ gốc.

Hữu hiệu B. Lựa chọn các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ sổ ghi các khoản thanh toán sau ngày lập bảng cân đối trong một kỳ thích hợp tiếp theo ngày lập Bảng cân đối thử các khoản phải trả và:

1. Tra ngược các khoản thanh toán đã lựa chọn tới hoá đơn gốc nhận được, hoá đơn bán hàng hoặc các hoá đơn gốc khác.

2. Xác định liệu các khoản thanh toán được lựa chọn trên đã được ghi trong Bảng cân đối thử hoặc so sánh với Sổ cái tổng hợp hay chưa. C. Trong hoặc sau ngày tiến hành các thử nghiệm trong bước B, chọn mẫu các hoá đơn của nhà cung cấp chưa được thanh toán và không khớp với báo cáo nhận hàng. Xem xét xem liệu chúng đã được ghi trong Bảng cân đối thử các khoản phải trả hay chưa hoặc đối chiếu với Sổ cái tổng hợp.

D. Kiểm tra Bảng cân đối thử cuối năm các khoản phải trả để xác định liệu các khoản phát sinh Nợ lớn đã có trong số dư tài khoản hay chưa. Đối với các số dư nợ đã có trong số dư cuối năm, cần xem xét liệu việc phân loại lại có hợp lý hay không. E. Đánh giá kết quả của các trắc nghiệm. ... ...

2.2.3. Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán

Thông qua việc tìm hiểu về quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty liên doanh A, một khách hàng thường xuyên, do AASC thực hiện em nhận thấy: các thông tin phục vụ cho giai đoạn này bên cạnh các thông tin được cập nhật trong năm hiện hành có rất nhiều thông tin được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước. Việc làm này giúp kiểm toán tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả kiểm toán và nâng cao cạnh tranh cho Công ty. Tuy nhiên, để việc sử dụng các thông tin này không làm ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán, thì các thông tin phải chính xác và có tính cập nhật qua các năm. Để thực hiện được điều này thì Công ty cần có sự giám sát chặt chẽ quá trình kiểm toán và tăng cường công tác hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, nâng cao kỹ năng kiểm toán cho các kiểm toán viên.

Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán và tiêu chuẩn hoá hồ sơ kiểm toán, hàng năm Công ty nên tổ chức thi đua “Hồ sơ kiểm toán chất lượng cao”. Việc chấm điểm sẽ căn cứ vào các Chuẩn mực Kiểm toán và các quy định của Công ty về quy định kiểm toán bao gồm việc xem xét các phần: kế hoạch kiểm toán, quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng, hoàn tất hồ sơ kiểm toán. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu trước mắt về hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán của Công ty, hội đồng thi đua sẽ xây dựng bảng điểm đối với từng phần và mỗi phần sẽ chi tiết hoá điểm cho từng nội dung cụ thể.

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH...2

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...2

A. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...2

I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...2

II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN...4

III. VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...6

B. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN...8

I. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC...8

1.1. Khái niệm:...8

1.2. Nội dung của kế hoạch chiến lược:...8

II. LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ...9

2.1. Khái niệm:...9

2.2. Nội dung của lập kế hoạch tổng thể...9

2.2.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán...10

2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở...15

2.2.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng...17

2.2.4. Thực hiện các thủ tục phân tích...19

2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro...20

2.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát...28

III. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN...30

3.1. Thiết kế trác nghiệm công việc...30

3.2. Thiết kế trắc nghiệm phân tích...31

3.3. Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư...31

3.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán...31

3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện...32

3.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích...32

3.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét...32

PHẦN II: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC...34

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC...34

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY...34

1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Công ty...34

1.2. Thị trường hoạt động của Công ty...35

1.3. Khách hàng của Công ty...38

1.4. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty...39

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY...40

B. THỰC TẾ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC...42

I. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC...42

II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

TY AASC THỰC HIỆN...44

2.1. Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán...44

2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán...44

2.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán...45

2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán...49

2.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán...49

2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể...55

2.2.1. Thu thập các thông tin về khách hàng để trợ giúp cho cuộc kiểm toán...55

2.2.2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng...56

2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng...60

2.2.4. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ...69

2.2.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro...73

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính...75

2.3. Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán chi tiết...80

2.3.1. Tổng hợp các rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng...80

2.3.2. Xác định phương pháp kiểm toán...82

2.3.3. Xác định thủ tục kiểm tra chi tiết...83

2.3.4. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán...87

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC...88

I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÀO CÁO TÀI CHÍNH...88

1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán...88

1.2. Những yêu cầu về hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán...89

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC...89

2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích...89

2.1.1 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính...89

2.1.2 Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng)...90

2.1.3. Bổ sung thu thập và sử dụng các thông tin trong phân tích...92

2.1.4. Tăng cường phân tích kết quả so sánh...93

2.2. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán...94

2.2.1. Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro kiểm soát...95

2.2.2. Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán...96

2.2.3. Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán...98

KẾT LUẬN

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán, đặc biệt là thầy giáo TS. Ngô Trí Tuệ - đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, đặc biệt là trong việc giải đáp những khúc mắc về lý luận cũng như về thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Trong hơn ba tháng thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình về mọi mặt của Ban Giám đốc cũng như của các anh chị cán bộ nhân viên tại Công ty. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty, đặc biệt là anh Lê Quang Đức, và anh Nguyễn Bảo Trung, anh Nguyễn Quốc Hùng, chị Hoàng Khánh Vân - Phòng Tư vấn và Kiểm toán trực tiếp hướng dẫn em tại Công ty và các anh chị trong phòng Tư vấn và Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc hoàn thành chuyên đề này.

Do hạn chế về thời gian cũng như về trình độ của bản thân, em chắc rằng chuyên đề này vẫn còn nhiều sai sót. Vì thế em rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá của các thầy cô, và các anh chị để chuyên đề này được hoàn thiện hơn nữa.

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006

Sinh viên

KẾT LUẬN

Kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, nhất là trong điều kiện hiện nay của Việt Nam; một khi thị trường chứng khoán ra đời và hoạt động, thì kiểm toán sẽ có một vai trò hết sức quan trọng không những đối với những người có nhu cầu sử dụng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cả đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng nói riêng và của Nhà nước nói chung.

Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều phải được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán, giữ vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán.

Quá trình hình thành và phát triển ngành kiểm toán tại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phong phú như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác lập kế hoạch kiểm toán phải không ngừng được nghiên cứu, chỉnh sửa và vận dụng phù hợp các kỹ thuật kiểm toán hiện đại. Hy vọng rằng, với những nỗ lực của mình, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và kiểm toán sẽ là một trong những Công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam đi đầu trong vấn đề này, góp phần vào việc làm lành mạnh nền tài chính đất nước.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Trí Tuệ, các anh chị cán bộ nhân viên tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC, cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.

Hà Nội,ngày 28 tháng 6 năm 2006

Sinh viên

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin A.Aren, James K. Loebbecke, Kiểm toán (Bản dịch 2000), NXB Thống kê.

2. Bộ Tài chính (1999), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Quyển 1, 2, 3,4 NXB Tài chính.

3. Đại học Tài chính Kế toán (2001), Kiểm toán báo cáo tài chính , NXB Tài chính.

4. Đại học Kinh tế quốc dân (2001), Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính.

5. EURO - TAPVIET (2000), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính.

6. GS. TS. Vương Đình Huệ, TS . Đoàn Xuân Tiên (1996), Kiểm toán, NXB Tài chính.

7. Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Những Chuẩn mực và Nguyên tắc Kiểm toán Quốc tế (Tài liệu dịch).

8. Các văn bản pháp lý về kiểm toán tài chính. 9. Các tạp chí kế toán và kiểm toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (aasc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w