II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
2.1.3. Bổ sung thu thập và sử dụng các thông tin trong phân tích
Hiện nay, các thông tin tài chính và phi tài chính mà kiểm toán viên thường sử dụng trong thủ tục phân tích sơ bộ chủ yếu là các thông tin từ trong nội bộ khách hàng như các Báo cáo kế toán, Báo cáo quản trị... Tuy nhiên, đối với các thông tin bên ngoài như các thông tin của ngành có liên quan đến hoạt động của khách hàng thì rất hạn chế trong việc sử dụng, do những nguồn thông tin này ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phổ biến. Điều này sẽ rất rủi ro trong trường hợp các nguồn thông tin mà khách cung cấp phản ánh thiếu trung thực, đặc biệt là đối với khách hàng mới. Từ đó sẽ khó có thể đánh giá rủi ro kiểm toán cũng như xây dựng một chương trình kiểm toán sát thực trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Các thông tin của ngành liên quan đến khách hàng được kiểm toán là những thông tin rất hữu ích và có độ tin cậy cao. Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, AASC cần thu thập và xây dựng nên một hệ thống các thông tin tài chính quan trọng cho từng ngành cụ thể và tiến hành cập nhật qua từng năm (chẳng hạn như: các chỉ số về giá cả, tỷ suất lãi gộp, tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản, tốc độ tăng doanh thu...). Việc xây dựng hệ thống thông tin trên càng chi tiết cho từng lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh cụ thể thì càng tiện lợi cho việc sử dụng thông tin trong phân tích của kiếm toán viên.
Việc phân chia các tiêu thức về ngành, lĩnh vực hoạt động làm cơ sở để xây dựng hệ thống thông tin là tuỳ thuộc vào khách hàng hiện tại và tương lai của AASC, các thông tin được cập nhật phải mang tính phổ biến và đặc trưng của ngành. Chẳng hạn, với tình hình khách hàng như hiện nay của AASC thì có thể xây dựng thông tin theo các lĩnh vực như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Khách sạn, các khách hàng là đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất như: Ngành điện lực, ngành dầu khí, ngành than, ngành xi măng, ngành thuốc lá, ngành sản xuất ôtô... Có thể cụ thể hơn là xây dựng cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Việc sử dụng thông tin của ngành có thể được thực hiện theo bảng sau:
Bảng số 3.2: So sánh thông tin
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch (Đơn vị)
Chênh lệch (Ngành) Đơn vị Ngành Đơn vị Ngành
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(2) (7)=(5)-(3)
Chú ý: Trong khi sử dụng các thông tin của ngành kiểm toán viên cần phải xem xét xem liệu các thông tin của ngành có phù hợp với khách hàng hiện tại không. Trường hợp các thông tin đó là không phù hợp thì kiểm toán viên không nên sử dụng vì việc so sánh trên sẽ không có ý nghĩa.