Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng)

Một phần của tài liệu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (aasc (Trang 90 - 92)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

2.1.2Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng)

Hiện nay, phần lớn đối với tất cả các khách hàng, trong bước so sánh thông tin ở thủ tục phân tích sơ bộ, số liệu mà kiểm toán viên dùng để so sánh với số liệu được kiểm toán của năm hiện tại là số liệu của cuối năm trước. Điều này là hợp lý nếu thực hiện so sánh số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh (vì số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh là số luỹ kế) và thực hiện đối với những khách hàng có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ phát sinh trong năm không lớn và phức tạp. Nhưng đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thì số dư của các khoản mục này là kết quả tổng hợp bù trừ giữa các nghiệp vụ phát sinh bên Có và bên Nợ của các tài khoản nên chúng thường

biến động tăng, giảm thường xuyên và liên tục qua từng tháng, từng quý, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh ở từng thời điểm. Nếu chỉ tiến hành so sánh với số liệu của năm trước thì rất khó tìm ra nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục này, có chăng cũng chỉ phân tích được một số ít nghiệp vụ điển hình. Điều này sẽ gây ra một số hạn chế trong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như sự hiểu biết về toàn bộ Báo cáo tài chính trong niên độ kiểm toán và những thay đổi về chính sách kế toán và chính sách quản lý trong năm.

Đối với những khách hàng lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm, để hiểu biết rõ hơn về đặc điểm kinh doanh của khách hàng thì ngoài việc so sánh số liệu năm được kiểm toán với số liệu của năm trước (thường là số liệu ngày 31 tháng 12 của năm), kiểm toán viên nên kết hợp với việc phân tích sự biến động của chúng qua từng quý trong năm (vì số liệu này luôn được khách hàng chuẩn bị và sẵn có), theo mẫu sau:

Bảng số 3.1 Phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán Năm

trước

Năm nay Chênh lệch Ghi chú Quý I Quý II Quý III Quý IV Tuyệt đối Tương đối

(%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(1) (7)=(5):(1) (8)

Tài sản Nguồn vốn

Nếu thực hiện theo mẫu trên, kiểm toán viên sẽ dễ dàng trong việc tìm nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục ứng với từng thời điểm cụ thể trong năm. Mặt khác, nó không chỉ giúp cho kiểm toán viên xác định được khoản mục nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu mà còn giúp kiểm toán viên xác định được thời điểm nào có khả năng xảy ra rủi ro và sai sót trọng yếu cao (Quý I, II, III hay IV). Điều này sẽ rất tiện lợi trong việc xác định thời gian, phạm vi và các thủ tục kiểm toán cần thiết áp dụng cho từng khoản mục trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (aasc (Trang 90 - 92)