Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
710,75 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
[ \
NGUYỄN THỊ NGỌC VI
LỚP DH5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
ÂM HƯỞNGDÂNGIANTRONGMỘTSỐSÁNGTÁCCỦANGUYỄNBÍNH
TRƯỚC CÁCHMẠNG
Giảng viên hướngdẫn
Ths.TIÊU MINH ĐƯƠNG
An Giang, 5/2008
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
I. Lí do chọn đề tài: 1
II. Lịch sử vấn đề: 2
III. Mục đích nghiên cứu: 7
IV. Phạm vi nghiên cứu: 7
V. Phương pháp nghiên cứu: 8
VI. Đóng góp đề tài: 8
VII. Cấu trúc luận văn: 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương I:Cơ sở lí luận: 10
1. Âmhưởng theo từ điển Tiếng Việt: 10
2. Â m hưởngdângiantrong văn chương bác học: 10
2.1.Trong văn học trung đại: 10
2.2. Trong phong trào Thơ Mới: 13
Chươ
ng II: ÂmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễn Bính: 15
1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sángcủatác giả
Nguyễn Bính: 15
1.1. Vài nét về tiểu sử: 15
1.2. Các tập thơ tiêu biểu: 15
2. Mấy vấn đề về phong cách thơ Nguyễn Bính: 15
3. Â m hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễn Bính: 17
3.1. Nguồn chất liệu đời sống cho việc kiến tạo nội dung thơ: 17
3.1.1. Đề tài: 17
3.1.2. Chủ đề: 25
3.1.3. Cảm hứng tư tưởng thẩm mỹ: 42
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ: 46
3.2.1. Không gian nghệ thuật 47
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1
3.2.2. Thời gian nghệ thuật 48
3.3. Ngôn ngữ: 51
3.3.1. Cách xưng hô: 52
3.3.2. Thành ngữ: 54
3.3.3. Chữ số: 56
3.3.4. Giọng điệu 59
4. Hình thức thể loại: 61
PHẦN TỔNG KẾT: 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….66
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ba, mẹ và anh chị.
Ban giám hiệu trường Đại học An Giang.
Quý thầy cô tổ bộ môn Ngữ Văn khoa Sư phạm
trường Đại học An Giang.
Các phòng ban trong Ban giám hiệu trường Đại
học An Giang.
Bạn bè và những người thân khác.
Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện khoá làuận.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình chu đáo của giảng viên
hướng dẫn - thầy Tiêu Minh Đương, đã
chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành
khoá luận này!
Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Ngọc Vi
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thơ ca là nơi để con người bộc lộ tâm tư tình cảm. Thơ là tiếng nói của tâm
hồn của niềm mơ ước. Thơ bộc lộ ý tưởng đẹp đẽ và cao thượng. Sự có mặt của thơ ca
chân chính góp phần chứng minh cho sự tồn tại của những gì tích cực của con người
luôn thiết tha tìm đến và đấu tranh cho một lẽ sống tốt đẹp.
Nhà thơ Sóng Hồng xác đị
nh “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một
cách cao đẹp”. Còn nhà thơ Huy Cận cũng có cùng quan niệm về thơ như thế “cái chỗ
đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự sống lên”. Nói đúng hơn thơ
ca là một động lực kì thú để nâng cuộc sống cao hơn, đồng thời nâng tầm vóc chúng ta
cao bằng cuộc sống”.
Nhưng nếu chỉ dừng
ở đấy thì cũng chưa thể nói hết được bản chất của thơ ca.
Bởi ngoài việc khơi dậy những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con người và thời đại
thì thơ còn là tiếng nói tình cảm cá nhân, là ước vọng giao hoà giữa con người với
thiên nhiên, với cộng đồng xã hội.
Thơ mới lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn như “một cơn gió mạnh từ xa thổi
đế
n. Cả một nền tảng xưa một phen bị điên đảo lung lay. Sự gặp gỡ phương Tây là
một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ”(Hoài
Thanh). Và đó cũng là lần đầu tiên “cái tôi cá nhân, trữ tình” được bộc lộ mộtcách
mạnh mẽ và quyết liệt nhất.
Là một đứa con của phong trào ấy NguyễnBính được xem như một hi
ện tượng
khá đặc biệt, đó như một “thanh âmtrong trẻo” vang lên vẻ đẹp của hồn quê, trong
tình cảm dạt dào chân quê mà Hoài Thanh gọi “quê mùa như Nguyễn Bính…”
Đối với “lâu đài nghệ thuật” ấy có một sức cuốn hút mạnh mẽ nhưng không
phải là dễ dàng khám phá ra chân lý, nó là cả quá trình tìm tòi, khám phá, suy ngẫm.
Trong quá trình ấy thì việc tìm hiểu “Âm hưởngdângiantrongsángtáccủa nhà thơ là
một điều có ý nghĩa không nhỏ. Hay nói cụ thể hơn, là nhà thơ có “s
ự tiếp thu trọn vẹn
nền văn minh thôn dã, nền văn hoá xóm làng” mà trước hết âmhưởngdângiantrong
sáng tác. Hay nói đúng hơn, nếu đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thơ Nguyễn
Bính có dòng chảy riêng trong dòng chảy chung của thời đại. Đó là mộtâmhưởng rất
riêng rất độc đáo, khác hẳn với các nhà thơ khác cùng thời. Đây chính là điều hấp dẫn,
lôi cuốn chúng tôi tiến hành chọn làm nội dung nghiên c
ứu
Tìm hiểu “Âm hưởngdân gian” trongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrước
Cách mạng tháng Tám còn là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu sâu sắc hơn về một phong
cách, một tài năng, một tâm hồn xưa đất nước.
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 2
Với tất cả lý do trên, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu âm
hưởng dângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướccáchmạng tháng Tám”
làm đề tài nghiên cứu của khoá luận.
II.
Lịch sử vấn đề
Đối với tác phẩm văn chương, để tồn tại bao giờ cũng được thử thách bởi thời
gian và công chúng. Thơ NguyễnBính không nằm ngoài qui luật ấy, và cho đến nay
thơ ông luôn hằng tồn trong lòng bạn đọc yêu thơ.
Có được sức sống bền vững ấy, phần nào không thể phủ nhận vai trò to lớn
của việc chiếm hữu thẩm mỹ từ nguồn sữa ngọt ngào dângiancủatác gi
ả. Và cũng vì
sức sống đó mà nghiên cứu thơ NguyễnBính cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt
quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề mà đề tài thực hiện các nhà nghiên cứu thường ít tập
trung lí giải mà chỉ thể hiện rải rác trong các công trình nghiên cứu.
1.Trước hết các nhà nghiên cứu đã tiếp cận thơ NguyễnBính từ góc độ
xã hội học,việc lý giải thường tập trung ở phương diện đề tài ngh
ĩa là các nhà
nghiên cứu xem vấn đề xã hội thể hiện trong thơ Nguyễn Bính.
Giáo sư Hà Minh Đức nhận định. Không thoát khỏi quy luật chung Nguyễn
Bính như mang nỗi buồn thế hệ. Đó là cái buồn của con người bị hất ra ngoài các
quan hệ cố định nhưng cũng chưa tìm được vị trí của mình trong cuộc đời. Thời đại
mà mỗi con người tự cảm thấy mình là những cá nhân cô đơn lạc lõng, b
ơ vơ đang đi
tìm vị trí cho mình. Đó là thời đại của buồn rầu, chán nản, mộng mơ, đợi chờ, mong
mỏi vô định”(Trần Đình Sử). Chính vì vậy ta thấy trong thơ NguyễnBính luôn chất
chứa tâm trạng của cái tôi cô đơn.
“Tác giả Mã Giang Lân thì xác định “Cũng như nhiều bài thơ của các nhà
Thơ mới khác. Cái thiên nhiên ấy rất đẹp, đôi lúc được thi vị hoá, mà cũng rất buồn,
một cái buồn mang tính thời đại”.
Sống giữa thời đại mà “sự đụng chạm với phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu
bức thành kiên cố”, bên cạnh một ông Tây sangtrọng như Xuân Diệu (chữ của Hoài
Thanh), thì NguyễnBính xuất hiện như một ngôi sao mang ánh sáng truyền thống
chiếu rọi và đem đến phong vị ngọt ngào giữa thời đại bấy giờ, cảm nhận sâu sắc sự
phôi pha của đời số
ng bởi nhưng phong trào “Âu hoá`”, cảm nhận cuộc sống đô thị
phồn hoa nhưng đầy lo âu và bất trắc, đồng thời cảm nhận bản thân mình không hoà
nhập được với lối sống thị thành nên cảm thấy bơ vơ lạc lỏng, tăng thêm “mối sầu đô
thị”. Và để trút mối sầu ấy, nhà thơ đã quay về với nông thôn, về với cội nguồn dân
tộc c
ũng như về với chính bản thân mình, cho nên bên cạnh giọng điệu thơ buồn ấy ta
còn bắt gặp những bài thơ mang sắc thái tươi trẻ, trong sáng. Đó là khi nhà thơ viết về
quê hương về làng quê với những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hoá,
những hội hè đình đám “Bầu trời quê trong sáng, giếng nước gốc đa thanh bình,
hương bưởi hương cau man mác trong đêm, câu hát câu ca đậm sắ
c trữ tình” (Hà
Minh Đức).
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 3
Quay về với cội nguồn, tìm thấy sự thanh thản của tâm hồn, để góp phần giữ
gìn sự trong trẻo thanh khiết của miền đất quê hương, cũng có nghĩa là chống lại sự
thay đổi bởi những tác động của đời sống đô thị hóa lúc bấy giờ, đã “hơn một lần ông
muốn giữ lại cái đẹp chân quê, chống lại lối sống loè loẹt phấ
n son thị thành của
phong trào Âu hoá”.Và đó có thể xem là một tuyên ngôn cho quan niệm sángtác
trong thơ Nguyễn Bính.
Tìm về với cội nguồn cũng đồng thời là tìm với cái đẹp. NguyễnBính là nhà
thơ có ý thức suy tôn cái đẹp, những giấc mộng đẹp, cuộc đời đẹp của làng quê, của
tình yêu đôi lứa. Thơ ông luôn hướng về cái đẹp trước hết ở sự lựa chọn đề tài, ông ít
miêu tả những cảnh sống nghèo kh
ổ ở nông thôn, những cuộc đời lam lũ vất vả kiếm
sống, những bức tranh u tối trong thiên nhiên. NguyễnBính quan tâm phát hiện cái thi
vị của con người và cảnh vật.
2. Nhìn nhận từ góc độ văn hoá thẩm mỹ
Có nhiều ý kiến đóng góp xác đáng chân thật khách quan về thơ Nguyễn
Bính:
Nhà văn Tô Hoài bàng hoàng xúc động khi đọc những câu thơ NguyễnBính
và phải thốt lên “Tầm vóc, thật tầm vóc, mỗi câu thơ c
ủa Nguyễn Bính” và nhà văn
khẳng định “Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng của cái diều bay, của dây hoa
lý, của mưa thưa mưa bụi, giữa nơi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là
cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính”[8;150]
Giáo sư Hà Minh Đức lại nhận xét “trong những bài thơ của mình, Nguyễn
Bính đã miêu tả được văn hoá của làng quê. Cộ
ng đồng làng xóm tồn tại từ ngàn đời
đã sản sinh ra nền văn hoá của riêng nó. Theo ông “đó là những nền nếp phong tục tập
quán, thế giới tâm làinh qua tín ngưỡng tôn giáo và cách xử sự trong quan hệ giữa
ngươi với người. Đó cũng là nền thẩm mỹ đượm màu dân tộc, giản dị chân quê trong
sinh hoạt hằng ngày, lòng hiếu học, giấc mơ quan trạng. Tình yêu thề bồi tình cảm gia
đình sâu nặng. Cho đến như
ng ngày hội xuân những đêm hát chèo, buổi lễ chùa, lớp
học thầy đồ…Tất cả đều là những bộ phận nhỏ của văn hoá làng quê. Chính tầng văn
hoá này đã thâu giữ sâu kín hồn quê và thơ NguyễnBính khai thác thành công nếp
văn hoá làành mạnh, giàu chất thẩm mỹ”[12;135]
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý trong hành trình đến với thơ NguyễnBính có
một số nhận xét sau “Hình ảnh nông thôn như một cái gì đó bất biến trong không gian
và thờ
i gian gắn l
iền với những đêm hội chèo, mỗi cá nhân được nghĩ ngơi, được tiếp thêm sức
mạnh trong cộng đồng và bởi cộng đồng. Nông thôn là nơi có cuộc sống giản dị và
thơ mộng”.[12;183]
“Không dàn dựng không bố trí, thơ nói với ta bằng cái tình cảm thôn dã đã có
từ ngàn năm trướccủa các cô gái Việt…Nếu như nhà thơ không tiếp nhận văn hoá
dân gian thì không thể có câu thơ gi
ản dị và đẹp như thế” [12;196.]
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 4
“Cái hoá thân từ những bài ca dao dân ca tủi hờn đau đớn của ông thấm vị
chát đắng từ thưở nằm trong nôi, cái chát đắng của dòng nước mắt âm thầm trong kho
tàng văn hoá dângiancủadân tộc việt”.[12; 198]
Tác giả Đoàn hương có những phát hiện mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nghệ
thuật và đời sống, giữa văn hoá làng xã với văn hoá quốc gia “một mảng đề tài khác
mà nhà thơ không chú tâm lắm như
ng đã đem lại bộ tinh thần riêng cho thơ ông, đó là
sự chuyển tải nghệ thuật đời sống làng quê việt Nam vào đời sống văn hoá chung của
dân tộc”[12;194]
“Bằng sự hoà nhập giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa thi ca và đời sống dân
dã, NguyễnBính đã mang lại cho chúng ta những bài thơ như chính bản thân đời
sống”.
“Văn hoá dângian đặc biệt là thơ ca dângian đã bắt rễ trên m
ảnh đất màu mỡ
trong tâm hồn nhà thơ và bản thân nhà thơ đến lượt mình chịu ảnh hưởngmộtcách tự
nhiên gần như vô thức của nó”
“Cũng như văn hoá dân gian, thơ NguyễnBính đến với chúng ta mộtcách
bình dị, nó âm thầm bồi đắp cho chúng ta một quan điểm giản dị về cái đẹp về tình
người. Chúng ta thuộc nó lúc nó không hay, vận nó vào mình lúc nào không biết. Nó
là cội nguồn của cảm hứng v
ề cái đẹp khởi phát từ dòng sông văn hoá chảy trong đời
sống tâm làinh dân tộc. Có lúc nó có thể bị vùi dập, bị tạm quên lãng đi, nhưng nó vẫn
chảy âm thầm và mạnh mẽ trong dòng chảy củamột nền văn học dân tộc Việt Nam”.
Từ những cơ sở trên, Đoàn Hương đi đến kết luận “Chắc chắn nếu không có
người thầy lớn là văn hoá dângian mà ông đã tiếp nhậ
n từ thưở trong lòng mẹ thì
chúng ta đã không có Nguyễn Bính” [13;204]
Có thể nói tất cả những ý kiến, nhận xét, đánh giá trên của Đỗ Lai Thuý đồng
thời cũng đã giải thích vì sao độc giả Việt Nam từ bậc trí giả đến người ít chữ, từ kẻ
thành thị đến người nông thôn nhiều thế hệ độc giả đã hơn nữa thế kỉ nay, đều dễ
dàng tiếp nhận và yêu mế
n thơ Nguyễn Bính.
Nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương cùng một cái nhìn với những ý kiến trên,
ông nói “Đọc thơ NguyễnBính người ta như sống lại những ngày tết cổ truyền, những
ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo những buổi lễ chùa, những
nét tín ngưỡng tôn giáo và những phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui
dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạ
ng…”. “Ông không chỉ tài
ba khi dựng cảnh những ngày hội quê mà còn rất am hiểu và khéo léo khi đặc tả
những nét văn hoá làng quê, cách ăn mặc, qua những nét duyên dáng bề ngoài của
người quê”.[13;219]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Sanh khi nghiên cứu về vấn đề này có nhận
xét “Sáng táccủa anh thắm thiết chất dân ca, vì thế nên nó chuyển động dễ dàng vào
tâm linh người đọc ở nhiều lứa tuổi. Một tình quê thật tình tha thiết, một hồn quê nặng
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 5
nghĩa lưu luyến với mọi người tình, mọi người bạn, mọi quan hệ thiết cốt, mọi nhười
đọc gần xa”.[13; 232]
Tác giả Đoàn Hương đóng góp thêm ý kiến “Thơ ông có một đời sống riêng,
một vị trí riêng, trongmột góc như sâu kín nhất của đời sống tâm linh văn hoá người
Việt Nam, cái góc nhỏ mà “chú cũng không lấy được”
Nhà phê bình Hoài Thanh đã phát biểu mộtcách chân thành thắm thiết khi
đọc nhưng v
ần thơ của thi sĩ đồng quê “Và thơ NguyễnBính đã đánh thức người nhà
quê ẩn náo trong lòng ta. Ta bổng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảch tự nhiên của
ta và những tính tình đơn giảncủadân quê là những tính tình căn bản của ta. Giá
Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê
vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người bây giờ đã có vô số những nhà
thông thái biết đến”.[2; 337]
3. T
ừ góc độ thi pháp học.
Tác giả Tôn Phương Lan có nhìn nhận sau “Nguyễn Bínhmang đến cho
phong trào Thơ Mới một phong cách mộc mạc chân quê, một lối ví von đậm đà màu
sắc ca dao. Có lẽ vì thế mà thơ ông dễ đi vào lòng người trong câu hát ru, dễ trở nên
gần gũi với tình cảm của những người quanh năm sống trong lũy tre làng, gắn bó cuộc
đời.
Nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương tiếp tục công việc nghiên cứ
u hình thức
thơ dângianNguyễn Bính. Ông nói “đến với thơ NguyễnBính là đến với những hình
thức dângiandân tộc, đến với những giá trị văn hoá truyền thống của quãng đại nhân
dân. Tác giả còn đặc biệt chú ý đến nội dung thơ NguyễnBính “Nguyễn Bính có lối
tư duy hết sức dân dã, cách cảm cách nghĩ của nhà thơ luôn là của đông đảo những
người bình dân, những người sáng tạo và giữ gìn dòng thơ dângian mà Nguyễ
n Bính
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thưở bé: cụ thể, sinh động, cách diễn đạt mộc mạc bình dị
mà gợi cảm thấm đẫm hồn người chân quê”.
Tiếp tục ý kiến của Đoàn Đức Phương, Đoàn Hương có ý kiến sau “Chính cái
thi pháp thơ của thơ ca dângian đã đến sự phóng khoáng và sức mạnh cho bút pháp
của NguyễnBính
“Có lẽ ở thế kỉ này NguyễnBính làà mộttrong nhữ
ng nhà thơ đã thành công
làớn khi đem thi pháp của thơ ca dângian vào trong thi ca hiện đại” [13;200].
“Thành công của thơ NguyễnBính là sự thành công củamột sự tiếp nhận
những nguyêntắc mỹ học và thi pháp mà ông đã học được từ văn hoá dận gian”
[13;193].
“Thi pháp của thơ ông làà được rút ra từ trong cái bản chất của thơ ca dângian
chứ không phải là sự bắt chước những câu giải mã hình thức” [13;201].
Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét v
ề nghệ thuật thơ nguyễnBính như sau “Có thể
ông đã chịu ảnh hưởngcủa điệu than của lààn điệu dân ca. Điệu than đã đưa cảm xúc
Âm hưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 6
của người đọc đến với những vùng mà sự rung động của trái tim trào lên bao cảm
thương với chuyện đời dang dỡ đắng cay” [13;165].
“Chất dângiantrong thơ NguyễnBính đẹp và gợi cảm.Tác giả đã làm sống lại
ca dao trongnguyên thể của nó và có những cách tân sáng tạo” [13;163].
Có thể nói NguyễnBính “đã chọn được trong thi pháp ca dao những đặc điểm
yếu tố thích hợp với thời kì hiện đại. Đó làà mộ
t công việc có ý nghĩa cách tân sáng tạo
và hoàn toàn không dễ dàng” .
Cùng với các ý kiến trên, Ngọc Giao đóng góp ý kiến của mình “Điều khiến
tôi lạ là NguyễnBính chưa bao giờ đăm chiêu vò tóc về việc hoàn chỉnh một thi phẩm
dài ngắn và khó dễ. Anh thường ứng khẩu đọc trước mọi người, coi việc sáng tao một
bài thơ dễ dàng như tớp rượu”.
4. Từ góc độ tác động nghệ thuật
Đỗ Lai Thuý càng tinh tế hơ
n khi nhận xét vế hiệu ứng thẫm mỹ của thơ
Nguyễn Bính. Ông nói “Người ta thuộc thơ ông lúc nào không biết, như ca dao tục ngữ
đâu đó nằm sẵn trong vô thức của mỗi người” và “Trong số các nhà thơ cùng thời viết
về nông thôn như Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ… có lẽ chỉ có NguyễnBính
là nhận thức sâu sắc được sự thay đổi của thôn quê trước cuộc xâm lăng của đ
ô thị.
Nếu thơ của các thi sĩ trên chỉ là những “bức tranh quê”, những bài “thôn ca”, những
hoạ phẩm phong tục và lịch sử quý giá, thì thơ NguyễnBính là những nhớ thương lo
âu khắc khoải về sự phôi pha của quê hương. Bởi vây sự khác nhau cơ bản giữa thơ họ
là một đằng là nghệ thuật mang tính chất không gian, một đằng là nghệ thuật động,
đậm tính thời gian. Sức trẻ của th
ơ Nguyễn Bính, có lẽ, là thơ của sự thay đổi của cái
dường như không thay đổi” [13;185].
Tác giả Nguyễn Tấn Long thì so sánh với nguồn mạch thơ mới và nhận ra thơ
Nguyễn Bính có: “Mạch thơ như nguồn nước chảy tuôn, tác giả đã sử dụng thơ lục bát
tạo âm điệu nhẹ nhàng êm dịu, buồn lân lân len sâu vào tìm thức, khơi dậy niềm xúc
cảm nghẹn ngào”[13; 281].
Đó cũng làà kh
ả năng sáng tạo ngôn ngữ thơ. Đó làà việc “dùng một ngôn ngữ
rất bình dân, những yếu tố thi pháp rất độc đáo của thơ ca dângian đem lại cho nó một
sinh khí mới mẽ kỳ lạ và tính hiện đại”.
Tóm lại thơ NguyễnBính “Đó chính là chất thông tuệ khoác y phục giản dị,
chất hiện đại trong nâu sồng dân dã. Trí tuệ trong thơ nguyễnBính là trí tuệ của sương
mù, của hoa bướm, c
ủa lửng lơ mây khói” [13;247].
Trên đây là mộtsố công trình nghiên cứu về thơ NguyễnBính đã bàn luận đến
âm hưởngdângiantrongsángtáccủa ông nói riêng. Nhìn chung những ý kiến nhận
định trên có một vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc khẳng định tài năng
tâm hồn thơ cũng như sự đóng góp của nhà thơ vào trong phong trào Thơ mới, vào
nền văn học 30-45 này.
[...]... khung trời đầy kêu gọi, an ủi vổ về của dòng suối dângiantrong lành và mát lạnh Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 14 Âmhưởngdângiantrongmộtsố sáng táccủaNguyễn Bính trướcCáchmạng tháng Tám CHƯƠNG II Âmhưởngdângiantrongmộtsố sáng táccủaNguyễn Bính * 1 Vài nét về tác giả và sự nghiệp sángtácNguyễn Bính 1.1 Vài nét về tiểu sử NguyễnBính tên thật là NguyễnTrọng Bính, sinh năm 1918 (khoảng cuối... hiểu mộtsố vấn đề sau: Âmhưởng theo từ điển Tiếng Việt Âmhưởngdângiantrong văn chương bác học Trong văn chương trung đại Trong phong trào Thơ mới Chương II: Tìm hiểu âmhưởngdângiantrongmộtsố sáng táccủaNguyễn Bính trướccáchmạng [từ trang 16 đến trang 62] Phần nội dung gồm những vấn đề sau: Âmhưởngdângian thể hiện trên ba phương diện đề tài, chủ đề và cảm hứng thẩm mỹ Đề tài chính trong. .. hơn, xem xét thơ NguyễnBínhtrong mối liên quan với các nhà thơ cùng thời đặc biệt là nội dung âmhưởngdângian được thể hiện trongsángtáctrongâmhưởng chung của thời đại có điểm gì hay mới mẽ VI Đóng góp của đề tài Với đề tài “tìm hiểu âmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng , người viết mong muốn góp phần vào việc Giúp chúng ta có mộtcách nhìn nhận đánh giá... người mộtcách chân thành và thiết tha nhất” Huy Cận con đẻ của dòng Thơ mới từng nhận xét và phát biểu mộtcách khách quan và chân thành về người đã sinh ra mình Ơng cho rằng Thơ mới là thơ của người, của đời, số phận con người, vui buồn của con người, của cuộc đời là chất Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 13 Âmhưởngdângiantrongmộtsố sáng táccủaNguyễn Bính trướcCáchmạng tháng Tám liệu của thơ Có... những cách ứng xử, những sinh hoạt văn hóa hàng ngày của người dân lao động thì một nền văn học viết (văn học thành văn, văn học bác học) ra đời cũng là minh chứng cho sự phát triển văn học dân tộc Một nền văn học đã Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 10 ÂmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám khẳng định được vị trí của mình bằng những tên tuổi của những cây đại thụ Một Nguyễn. .. làng q của thi sĩ càng rộn ràng náo nhiệt hơn với những sinh hoạt, những lễ hội cổ truyền Chính nét văn hóa dângian in đậm trong tiềm thức nhà thơ như một nền tảng vững chắc giúp ơng thấu hiểu hơn và nói lên tiếng nói tâm tình của những cơ gái mộtcách chân thành và tha thiết Thế mà hơm nọ hát bên làng Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 21 ÂmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCách mạng. .. thơ Nguyễn Bính, cho rằng phong cách chính trong thơ thi sĩ là một phong cách mộc mạc, chân q Tác gỉa Tơn Phương Lan trong khi tìm hiểu về phong cách thơ Nguyễn Bính, có nhìn nhận sau “ khi Xn diệu, Chế Lan Viên và phần lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưỡngcủa thơ phương Tây và chính nó đã đem lại cho phong trào Thơ mới Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 15 Âmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủa Nguyễn. .. trọng tâm mộtsố tập thơ tiêu biểu củaNguyễnBínhtrướccáchmạng tháng Tám như “Lỡ bước sang ngang”, “Tâm hồn tơi”, “Hương cố nhân”… V Phương pháp nghiên cứu Lập trường duy vật biện chứng là cơ sở cho việc khám phá đối tượng nghiên cứu Đó là Âmhưởngdângiantrongmộtsố bài thơ củaNguyễnBínhtrướccáchmạng tháng Tám Thế nhưng, nếu chỉ dừng lại đó thì vẫn là cơ sở, vì vậy để nội dung nghiên cứu sáng. .. định củatác giả Đỗ lai Thúy “Sự mơ mộng như màn sương mỏng manh, bàng bạc khắp thơ NguyễnBính và“cánh bướm” biểu tương của giấc mộng cũng hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong thơ thi sĩ “Tơi chiêm bao rất nhẹ nhàng Có con bướm trắng thường sang bên này” Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 24 ÂmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám Sự mơ mộng vốn trở thành một nếp nghĩ trong. .. mang lấy số long đong Người ta đi kiếm giàu sang cả Mình chỉ tồn mơ chuyện viễn vong Hay Châu ngọc làm sao hái được nhiều Tơi là thi sĩ của thương u Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng? Với những mâm cau phủ lụa điều? (Một trời quan tái) Nguyễn Thị Ngọc Vi-DH5C1 26 ÂmhưởngdângiantrongmộtsốsángtáccủaNguyễnBínhtrướcCáchmạng tháng Tám Sinh ra trongmột gia đình nhà nho nghèo NguyễnBính khơng . Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ: 46
3.2.1. Không gian nghệ thuật 47
Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng. phong
cách, một tài năng, một tâm hồn xưa đất nước.
Âm hưởng dân gian trong một số sáng tác của Nguyễn Bính trước Cách mạng tháng Tám
Nguyễn Thị Ngọc