1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp

74 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 469,5 KB

Nội dung

LuËn v¨n tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vàng là hàng hoá đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và hàng hoá thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn quan trọng như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trong của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài chính khác như chứng khoán trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực sự ổn định. Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng một cách chặt chẽ. Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng cũng gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng vàng làm công cụ ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát. Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng hoảng đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức độ tăng của đời sống. Tuy nhiên do tập quán thói quen vàng vẫn được sử dụng như một loại tiền trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên vàng vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Bên cạnh đó ngành sản xuất, kinh doanh vàng có truyền thống lâu đời với hơn 8000 tổ chức, cá nhân sử dụng hàng chục vạn lao động, trong đó có nhiều nghệ nhân, nhiều thợ có tay nghề cao phải là một thế mạnh cần khai thác. Hàng trăm tấn vàng trong dân chưa trở thành vốn để phục vụ đầu tư tăng trưởng. Sự manh mún, nhỏ lẻ của công nghệ sản xuất, kinh doanh vàng, NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 1 LuËn v¨n tèt nghiÖp sự yếu kém của các đơn vị quốc doanh đang trở nên nhức nhối trong khi đó những đơn vị kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực "vàng" cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đề tài nghiên cứu "Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng giải pháp" nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. 2. Mục đích phạm vi nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước có hoàn cảnh kinh tế tương đồng với Việt Nam, luận văn trình bày một số biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động thị trường vàng ở Việt Nam, với trọng tâm là: - Làm rõ nội dung về vai trò của vàng trong đời sống xã hội. - Cơ cấu hoạt động của thị trường vàng thế giới trong thời gian qua. - Một số kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước. - Đánh giá hoạt động thị trường vàngViệt Nam trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, dự báo và sử dụng các kết quả nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam. 4. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan về vàng thị trường vàng Chương 2: Thực trạng thị trường vàng Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 2 LuËn v¨n tèt nghiÖp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÀNG THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI. 1.1.1 Vài nét khái quát về lịch sử của vàng. Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng từ "vàng" đã được ghi trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000 năm. Cũng vào thời đó người Ai Cập, người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm 3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúng vàng thành từng thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô- mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng uống ruợu trong những ly rượu bằng vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ sộ bằng vàng tạc theo hình vua. Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních Ha-i-ti ngày nay. Suốt cả thế kỷ sau đó, những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình những số lượng lớn thứ kim loại quý đó. Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng để đúc thành tiền cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc. Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở Việt Nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng. Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ phong kiến, vàng được dùng đúc thành vương miện, tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong kiến. Từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay, vàng được dùng làm phương tiện cất giữ của cải, phương tiện dự trữ, thanh toán ngày càng được dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống làm đồ trang sức. Lúc đầu vàng được xếp sau bạc trong hàng ngũ kim loại màu khan hiếm. Nhưng sau đó người ta tìm cách cải tiến công tác thăm dò, khai thác NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 3 LuËn v¨n tèt nghiÖp bạc, do dự trữ bạc lớn, dễ khai thác hơn, nên bạc đã được khai thác nhiều hơn vàng, làm cho vàng vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên khan hiếm cao giá hơn bạc. Từ thời cổ đại đến thời trung cổ, tương quan giá trị giữa vàng bạc thường dao động trong phạm vi 1/10 đến 1/12, chưa bao giờ vượt quá tỷ lệ 1/16. Đến đầu thế kỷ 20, tương quan ấy đã có lúc dao động trong phạm vi: 1/36 đến 1/39 (1) . Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay con người đã khai thác được khoảng 130 ngàn tấn vàng, nhưng do vàng là kim loại quý hiếm bền vững, cho nên hiện còn khoảng 85% số vàng này nếu thu gom lại thì có thể xếp thành một khối hình hộp mỗi bề 16m (2) . 1.1.2 Vàng đối với sự ra đời của tiền tệ Từ xa xưa, để tồn tại phát triển, loài người đã xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá dịch vụ lẫn nhau nhằm thoả mãn mục đích riêng của mình. Phương thức đầu tiên được sử dụng trong thanh toán đó chính là phương thức hàng đổi hàng. Đây là hình thức trao đổi ngẫu nhiên. Tuy nhiên khi sản xuất hàng hoá phát triển, hình thức trao đổi này bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá. Lúc đầu người ta lựa chọn một hàng hoá làm vật ngang giá chung. Khi giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia phát triển thì vật ngang giá chung này bộc lộ những hạn chế khá lớn đó là không phải quốc gia nào cũng có một vật ngang giá chung giống nhau. Chính vì vậy, vai trò vật ngang giá chung sau đó được chuyển sang hàng hoá kim loại. Khi vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá dịch vụ thì phạm trù “tiền tệ” xuất hiện. Vàng được chấp nhận trong lưu thông bởi những thuộc tính tự nhiên vốn có của nó thích hợp với vai trò phương tiện trao đổi cho thế giới hàng hóa: dễ chia nhỏ, dễ hợp nhất; bền vững, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên; có giá trị lớn trong một khối lượng nhỏ - dễ di chuyển. Đầu tiên các thỏi vàng với những trọng lượng hình dáng khác nhau được sử dụng làm phương tiện trao đổi, 1 Xem - Những trang lịch sử của đồng tiền - NXB khoa học phân viện Xibiria 1986, Tr 84 - T. Nga 2 Xem - "kỹ thuật v ng bà ạc" - HN - Khoa học kỹ thuật - 1990, Tr. 11 NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 4 LuËn v¨n tèt nghiÖp sự bất tiện của nó chính là động lực để hình thành nên các đồng tiền đúc bằng vàng với trọng lượng, hình dáng, kích thước thống nhất. Ban đầu trọng lượng độ tinh khiết của những đồng tiền vàng đều được các nhà nước đảm bảo. Bởi tiền vàng được dùng một cách trân trọng như vậy nên nhiều loại đã tồn tại trong lưu thông hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Nhưng về sau hết lần này đến lần khác các Chính phủ lại hạ bớt loại kim loại quý của đồng tiền để nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính của họ. Độ tinh khiết của những đồng tiền vàng bị hạ thấp trọng lượng hay kích cỡ bị thu nhỏ lại. Những thực tế ấy đã nhen nhóm lạm phát cản trở quá trình thanh toán. Những khó khăn đặc biệt ngày càng tăng lên trong suốt giai đoạn suy tàn của thời Trung cổ, lúc đó sự giảm giá trị đồng tiền vàng kết hợp với sự phân chia thành vô số các nhà nước nhỏ rất nhỏ của Châu Âu đã gây ra tình trạng hỗn loạn của tiền tệ. Trong bối cảnh đầy xáo trộn đó, người ta thích tiêu những đồng tiền đã mòn hay kém chất lượng với giá trị danh nghĩa của chúng, còn cất riêng những đồng tiền tốt cho riêng mình. Đó chính là trào lưu đã khiến Thomas Gresham rút ra một qui luật rất nổi tiếng là: "Tiền xấu đuổi tiền tốt". Trong điều kiện như vậy, ước muốn tự nhiên về sự trở lại một hệ thống thanh toán giản đơn hơn an toàn hơn lại hình thành giữa đông đảo các thương gia dân chúng. kết quả là một bước thụt lùi mang tính lịch sử. Những người đổi tiền thời bấy giờ chính là tiền thân của các ngân hàng ngày nay - người ta không đếm tiền nữa mà lại cân các đồng tiền vàng để xác định lượng vàng của chúng. Sau đó họ đưa cho các khách hàng của mình một hóa đơn, trong đó họ cam kết rằng sẽ trao cho người nào giữ hóa đơn một khoản tiền có đúng lượng vàng như vậy. Một loại tiền mới - tiền giấy - đã ra đời như thế. Tiến trình này đã thu được thắng lợi. Tuy nhiên, hình thức tiền tệ này cũng bị lạm dụng bởi các Chính phủ các ngân hàng do nhà nước quản lý y như tiền vàng. Vào đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học vĩ đại David Ricardo đã buộc lòng phải ghi nhận rằng không một ngân hàng nào đã từng độc quyền việc phát hành tiền giấy lại không lạm dụng hình thức này. NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 5 LuËn v¨n tèt nghiÖp 1.2 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 1.2.1 Chế độ hai bản vị (Double Standard System) Trong chế độ phong kiến, bạc là kim loại tiền tệ chủ yếu. Ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, Nhà nước quy định dùng bạc làm kim loại tiền tệ. Khi sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển, nhất là những khoản giao dịch với khối lượng hàng hóa có giá trị lớn ngày càng tăng khiến cho việc dùng bạc làm vật ngang giá chung không còn thích hợp nữa. Vì giá trị của bạc rất nhỏ, do vậy người ta phải tìm kim loại khác có giá trị cao hơn bạc để đưa vào lưu thông. Kim loại đó chỉ có thể là vàng. Như vậy, có hai kim loại bạc và vàng cùng đồng thời làm kim loại tiền tệ: chế độ hai bản vị ra đời. Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của Nhà nước quy định hai loại kim loại vàng bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn. Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ hai bản vị ra làm hai loại cụ thể: Chế độ bản vị song song là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Ví dụ, nước Anh năm 1633 đúc tiền vàng sử dụng cùng với tiền bạc. Hai đồng tiền này lưu thông trao đổi với nhau theo tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường giữa kim loại vàng kim loại bạc. Nếu 1 ounce vàng có giá trị thực tế gấp 5 ounce bạc thì tỷ giá tiền đúc bằng vàng tiền đúc bằng bạc là 1/5. Chế độ bản vị kép là chế độ hai bản vị mà nó quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng tiền đúc bằng bạc. Ví dụ, ở Mỹ năm 1792 quy định tỷ giá này là 1/15. Thông thường, người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu là chỉ chế độ bản vị kép này. Chế độ hai bản vị là một chế độ tiền tệ không ổn định. Bởi vì, bản tính của tiền tệ là độc chiếm, gạt bỏ những cái khác. Việc pháp luật của Nhà nước NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 6 LuËn v¨n tèt nghiÖp quy định vàng bạc đồng thời đều làm kim loại tiền tệ là trái với bản tính đó của tiền tệ. 1.2.2 Chế độ bản vị vàng (Gold Standard System) Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông. Mãi tới cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi bản vị vàng giấy. 1.2.2.1 Chế độ bản vị tiền vàng Là chế độ tiền tệ trong đó tiền tệ được đúc bằng vàng một cách tự do, tiền phụ tiền tín dụng, tiền ngân hàng được đổi ra tiền vàng một cách tự do, vàng được tự do xuất nhập khẩu. Nhờ có chế độ tiền tệ như vậy nên lạm phát tiền tệ khó biến thành hiện thực. Đây là một chế độ tiền tệ ổn định nhất từ trước tới nay. Tính chất ổn định của chế độ bản vị tiền vàng là tương đối. Có nghĩa là sự ổn định của tiền tệ chỉ trong quan hệ giữa tiền tệ vàng, chứ hoàn toàn không phải là quan hệ giữa tiền tệ hàng hoá. Vì trong những điều kiện nhất định, tiền tệ có thể đại biểu cho một lượng vàng nhất định, song, sức mua của tiền tệ có thể biến động, một khi quy luật cung cầu của hàng hoá có sự thay đổi trên thị trường. 1.2.2.2 Bản vị vàng thoi Bản vị vàng thoi là sự biến tướng của bản vị tiền vàng, không thông dụng trên thế giới, chỉ được áp dụng ở Anh vào năm 1925 Pháp vào năm 1926 lấy tiền bản xứ làm chuẩn mực. NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 7 LuËn v¨n tèt nghiÖp Ở Anh, ngân hàng đã đúc các thoi vàng nặng 400 ounce (1 ounce = 31,103gr) làm chuẩn (làm bản vị). Người dân muốn đổi được thoi vàng ấy thì phải có đủ 1700 đồng Sterling, còn ở Pháp, ai muốn đổi lấy thoi vàng chuẩn (vàng bản vị) thì phải có 215 ngàn france. Do vậy bản vị vàng thoi là một chế độ bất lợi cho đời sống kinh tế - xã hội, đã gây khó khăn cho việc luân chuyển tiền thành vàng ngược lại, chỉ những người nhiều tiền mới đổi được một thỏi vàng để cất giữ, làm báu vật dùng cho khi cần thiết. Bởi thế, bản vị vàng thoi là một bước thụt lùi so với chế độ bản vị tiền vàng. Tuy nhiên, ở Anh chỉ sau vài năm chế độ bản vị vàng thoi ra đời, những người giàu có ở bản xứ ở nước ngoài đã tung tiền ra mua vàng của Anh, làm cho kho vàng của Anh nhanh chóng bị cạn kiện khiến ngày 21/9/1931, chính phủ Anh đã phải phá giá 33% giá trị đồng Sterling đình chỉ việc đổi đồng Sterling lấy vàng, chấp nhận sự phá sản của chế độ bản vị vàng thoi. Còn chế độ bản vị tiền vàng trên thế giới đã bị sụp đổ hoàn toàn trong thời gian khủng hoảng KTTG (1929 - 1933): Nhật Anh vào năm 1931; Mỹ - 1933; Bỉ Ý - 1935; Pháp - Hà Lan Thụy Sỹ năm 1936 (3) . 1.2.2.3 Bản vị vàng giấy Bản vị vàng giấy là chế độ bản vị vàng chỉ có trên sổ sách của IMF trên thực tế không có tiền, không có vàng chuyển giao giữa các bên liên quan. Đó chính là khái niệm để chỉ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) ra đời vào năm 1970, nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán của các nước thành viên IMF. SDR không phải là tiền thật, nên không có hình dáng, màu sắc. Nó chỉ là đơn vị thanh toán quy ước để ghi sổ. Trên danh nghĩa, hàm lượng vàng của SDR là 0,888671gr. IMF mở sổ riêng để theo dõi lượng SDR phân cho từng nước. Do vậy, SDR chỉ là phương tiện thanh toán quốc tế theo dõi ghi sổ, chuyển khoản giữa các nước có quan hệ thanh toán trong cán cân TTQT, còn "tiền" ở đây chỉ là tiền tưởng tượng, tiền ghi trong sổ sách của IMF. 1.3 VÀNG TRONG HỆ THỐNG BRETTON WOODS (1946 - 1971) Sự thiết lập vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ vào những năm sau chiến tranh thế giới được tạo nên bởi hai hoạt động của chính phủ Mỹ vào tháng giêng năm 1934. Tổng thống Roosevelt đột ngột nâng giá vàng từ 20.67 3 Xem - Từ điển " TC tín dụng" "Liên xô cũ - M - T i chính quà ốc gia" - 1961, Tr 442. NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 8 LuËn v¨n tèt nghiÖp USD lên mức chuẩn 35 USD một OZ. Đồng thời, kho bạc Mỹ đã cam kết sẽ bán mua vàng từ các tổ chức chính thức nước ngoài cho "mục đích tiền tệ hợp pháp" với giá 35 USD một OZ. Hệ thống Bretton Woods là một chế độ gồm các tỷ giá chuyển đổi ấn định nhưng có thể điều chỉnh các quy tắc về hoạt động tài chính được thoả thuận của nhiều nước hay từng quốc gia riêng biệt sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Mối liên kết giữa đồng dollar Mỹ vàng đã được củng cố một cách vững chắc, vị trí của USD vàng được xác lập là những điểm được ấn định trong hệ thống tiền tệ thế giới theo các quy tắc của Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập vào năm 1946. Thanh viên của Quỹ này bao gồm hầu hết các nước không theo chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Các Quốc gia thành viên này đã xác lập giá trị đối ngoại cho đồng tiền của họ dưới dạng vàng USD, dựa trên cơ sở giá vàng chính thức của Mỹ vào tháng Giêng năm 1946, nghĩa là 35USD/OZ. Gía này còn tồn tại cho đến khi Mỹ lại một lần nữa đình chỉ việc chuyển đổi này vào tháng Tám năm 1971. Trong thực tế thì mối liên kết của vàng với các tiền tệ khác ngoài đồng USD đều là gián tiếp : Các điều khoản của IMF đã không cho phép các thành viên của mình bán hay mua vàng trong nội bộ với nhau hoặc là giữ vàng trong nguồn dự trữ để củng cố đồng tiền của họ. Vàng là "mẫu số chung" của hệ thống giá trị danh nghĩa của mỗi đồng tiền được biểu hiện trực tiếp bằng vàng, hay một cách gián tiếp qua đồng USD với trọng lượng là 0,888671 gram vàng nguyên chất như được ấn định vào 1/ 7/1944. Điều đó đã khiến vàng trở thành nền tảng của hệ thống này. Điều này biểu hiện rõ rệt qua thực tế rằng khi tính chuyển đổi ra vàng của đồng USD trở nên đáng ngờ vực thì hệ thống này tự nó đã suy yếu một cách trầm trọng. Vàng đồng thời cũng là tài sản dự trữ cơ bản của hệ thống Bretton Woods tồn tại từ năm 1946 cho đến năm 1971. Nhưng ở đây không có mối liên kết nào giữa khối lượng vàng cho các cơ quan tiền tệ Quốc gia sở hữu và nguồn cung tiền của họ. Yếu tố này trong chế độ bản vị vàng cổ điển đã không được khôi phục bởi các Quốc gia đều muốn có được tính linh hoạt và quyền tự quyết cho đồng tiền bản tệ các chính sách tài chính của mình. Các quan hệ tài chính quốc tế đã trở nên chính trị hoá. Mỹ là Quốc gia duy nhất đã thực hiện cam kết tự do mua bán vàng trong trao đổi với đồng tiền của họ. NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 9 LuËn v¨n tèt nghiÖp Mỹ đã truyền bá chính sách này cho các Quốc gia khác để khẳng định rằng đồng tiền của họ ở trong phạm vi hợp pháp so với đồng USD. Trong thực tế các Quốc gia hàng đầu duy trì tỷ giá chuyển đổi USD của họ bằng cách can thiệp vào thị trường hối đoái với các hoạt động mua bán đồng tiền của họ lấy USD. mọi người đều thừa nhận rằng đồng USD tự nó có thể vẫn bền vững dưới hình thức vàng. Bởi vậy nước Mỹ đã rất thụ động trong thị trường hối đoái - chính phong cách này đã gây ra nhiều khó khăn cho bản thân nước Mỹ các Quốc gia khác trong hệ thống này. Vào năm 1945, hầu hết nguồn vàng dự trữ của thế giới được tập trung ở Mỹ sự mất cân bằng này đã trở nên tồi tệ hơn trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ hậu chiến : vào cuối năm 1950 nước Mỹ sở hữu tới 2/3 lượng tiền tệ vàng của thế giới. Hơn nữa khoảng một nửa sản lượng vàng mới khai thác lại “biến mất” vào các khoản tích trữ tư nhân, ngành công nghiệp kim hoàn, bởi vậy những lượng tiền tệ vàng tăng trưởng rất chậm. Các cơ quan tiền tệ phải đối mặt với nhu cầu cần thiết phải tìm ra những gì có thể thay thế cho vàng - thứ kim loại ngày càng nguy cơ khó có thể trở thành cơ sở của một hệ thống quốc tế trong hiện thực. Thật vậy, sự đe dọa về mức thiếu hụt trầm trọng trong nguồn dự trữ quốc tế đã dịu đi bởi sự tăng trưởng liên tục của những khối lượng tiền USD do các NHTW nắm giữ. Các NHTW này - chính là đối tác, đầu tiên là của những chi tiêu vô cùng to lớn cho các chính sách tái thiết hậu chiến của Mỹ và sau đó là sự sa lầy vào thiếu hụt cán cân thanh toán của Quốc gia này. Bởi vì đồng USD vốn “quý như vàng” nên các NHTW nước ngoài đầu tiên rất vui lòng bổ sung chúng vào nguồn dự trữ của họ. Thực tế, trong suốt thời kỳ hoàng kim của hệ thống Bretton Woods; hệ thống này đã tồn tại khoảng một thập kỷ từ năm 1955 cho tới 1964. Sự thống trị tuyệt đối về mặt kinh tế tài chính của nước Mỹ đã đóng một vai trò tương tự trong việc duy trì tính tin cậy cho hệ thống tiền tệ quốc tế so với vai trò “bá chủ” của nước Anh vào thế kỷ 19. Giống như Anh quốc, nước Mỹ là một Quốc gia hướng ngoại, tự tin vào sức mạnh đồng tiền của mình, ủng hộ việc tự do kinh doanh; cho phép các cư dân người ngoại quốc sử dụng NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 10 [...]... nhu cầu về vàng của các cơ quan tiền tệ đã chi phối thị trường vàng Dưới chế độ bản vị vàng, các cơ quan này đã giữ giá vàng ổn định tích lũy cho riêng mình khối lượng vàng rất lớn Sự ổn định này kéo dài được đến năm 1968 Từ đây bắt đầu có vấn đề tranh luận một cách rộng rãi về việc bãi bỏ chế độ bản vị vàng Các thập niên 80, 90 giá vàng liên tục hạ, sở dĩ giá vàng hạ là do sức hấp dẫn của vàng có... vàng miếng SJC là sản xuất lớn, nhiều loại vàng miếng của các đơn vị đã phải ngừng sản xuất vì không có thị trường tiêu thụ Cụ thể một số DN có hoạt động sản xuất vàng miếng lớn: Xí nghiệp vàng bạc đá quý - Công ty VBĐQ TP HCM SJC: Sản phẩm vàng miếng của Xí nghiệp đã tạo được uy tín chiếm tới 90% tổng lượng vàng miếng cho thị trường Công nghệ sản xuất vàng miếng không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và. .. DỰ TRỮ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, vàng dự trữ của nhà nước thường nằm dưới dạng vàng thỏi, nén hay tiền vàng thuộc quyền quản lý, chi phối của các tổ chức cơ quan của Nhà nước Trước khi vàng mất chức năng bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng của Nhà nước được coi như dự trữ tiền tệ thế giới là bảo đảm cho lưu thông tiền tệ trong nước Từ khi vàng không còn chức năng này nữa thì dự trữ vàng của... 1.4 CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.4.1 Thị trường giao ngay (Spot markets) Vàng được mua trên thị trường giao ngay, là thị trường trong đó việc giao hàng dù dưới dạng tiền vàng huy chương, hay vàng khối phải được giao cũng như thanh toán trong thời gian 2 ngày làm việc sau ngày hợp đồng Khi khách hàng bán vàng, họ sẽ nhận hoặc tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản, ví dụ như : chuyển tiền thanh toán vào tài khoản,... lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra các cơ sở pháp định hướng quản lý thị trường vàng phù hợp với điều kiện giá cả thị trường vàng còn nhiều biến động, lạm phát cao Góp phần giúp NHNN thu được những thành công đáng kể trong việc ngăn chặn dập tắt những cơn sốt giá vàng, đưa giá vàng ổn định trong mức biến động chung của giá cả thị trường góp phần tích cực hỗ trợ cho việc... ngân hàng Trong thị trường mua bán giao ngay, việc thanh toán được thực hiện khi bên kia giao hàng Thị trường vàng giao ngay hay thị trường trao đổi vàng là một nơi quan trọng đối với lưu thông vàng Vài năm trước đây những người mua vàng quan trọng nhất chính là các NHTW, chính sách của họ là trả bằng tiền mặt Hơn thế, trong nhiều năm các ngân hàng này thành công trong việc giữ giá vàng ổn định, bởi... lao vào mua vàng để bảo toàn vốn, thậm chí nhiều người đã lợi dụng lúc này để đầu cơ, tích trữ vàng, người có vàng không muốn bán vì sợ vàng lên giá; trong khi đó người có tiền thì sợ đồng tiền bị mất giá, sợ giá vàng tăng nên đã mua vàng rất nhiều Không ai có đủ can đảm để tự phán quyết cho hoạt động của mình vì họ đều không biết được điểm dừng của giá vàng Đây chính là cơ hội để thị trường vàng chợ... thay vàng, nhưng thoả thuận của các cường quốc cấm Nhà nước mua vàng mới khai thác, không thực hiện các hợp đồng có vàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đã làm cho các cường quốc vàng như Đức, Ý, Pháp Thụy Sỹ ngừng các nghiệp vụ giao tiếp có vàng quốc gia Do vậy, vàng dự trữ quốc gia trong nhiều năm bị nằm "chết" trong kho Song, vào khoảng giữa thập niên 80, một số nước nhận thấy rằng, để vàng. .. có vốn đầu tư Nước ngoài) được thành lập theo quy định của Luật pháp - Phạm vi kinh doanh vàng được mua bán các loại vàng: vàng khối, vàng thỏi vàng nữ trang, được chế tác, gia công, cầm đồ vàng - Các nghệ nhân có tay nghề cao nếu không đủ điều kiện thành lập DN được NHNN cho phép mở các cửa hiệu gia công vàng - Việc xuất, nhập khẩu vàng thực hiện theo quy định của NHNN Nghị định 63/ CP ra đời gắn liền... sản xuất vàng trang sức, Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho ngành này phát triển Vì vậy từ chỗ ban đầu hầu như không có sản xuất, xuất khẩu vàng trang sức, đến nay Thái Lan đã là một trong những cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu vàng trang sức NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031 26 LuËn v¨n tèt nghiÖp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM Thị trường vàng Việt Nam . Tổng quan về vàng và thị trường vàng Chương 2: Thực trạng thị trường vàng Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam NguyÔn. tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức

Ngày đăng: 19/02/2014, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frederic S.Miskin - tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXB KH&KT 1995 Khác
2. Cơ cấu và hoạt động của thị trường vàng thế giới - quỹ tiền tệ quốc tế Khác
3. Dự trữ vàng của các nước - tạp chí ngoại thương các số 5, 9, 10 - 1996 Khác
4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng (NXB Thống kê - HN 2001) 5. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ (Tập I) - NXBGD 1999 Khác
6. Kỹ thuật vàng bạc - HN- KHKT - 1990 Khác
7. Nghiên cứu và các đề xuất liên quan đến sách mở cửa thị trường vàng Trung Quốc trong thời kỳ mới - Hội đồng vàng thế giới Khác
8. Nghiên cứu kinh tế số 273 tháng 2 năm 2001 Khác
9. Nguyễn Văn Tám - Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở (NXB Thống kê) Khác
10. Nghị định số 63/CP ngày 24/9/1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng Khác
11. Nghị định số 63/1998/NĐ - CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối Khác
12. Nghị định 174/1999/NĐ - CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý ngoại hối Khác
13. Những trang lịch sử của đồng tiền. NXB KH Phân viện Xibiria 1986 - Nga Khác
14. Sổ tay vàng (người dịch: Dương Thị Phượng và Lê Hoàng Dương) Khác
16. Từ điển tài chính tín dụng (Liên Xô cũ) - M - Tài chính quốc gia 1961 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dự trữ vàng khu vực chính thức lớn nhất (tính đến cuối năm 2000). - thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 Dự trữ vàng khu vực chính thức lớn nhất (tính đến cuối năm 2000) (Trang 14)
Bảng 2.2: Số lượng đơn vị được phép kinh doanh, gia công chế tác vàng ở một số địa phương. - thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2 Số lượng đơn vị được phép kinh doanh, gia công chế tác vàng ở một số địa phương (Trang 44)
Bảng 2.3: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh vàng tại Việt Nam. - thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh vàng tại Việt Nam (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w