Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
395,5 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn: TS
Nguyễn Nam Phương và cô Khổng Thị Hồng Vân - Trưởng phòng hành
chính nhânsự - CôngtyPROCONCO Miền Bắc đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập chuyên đề tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Vũ Hồng Linh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
PHẦN I: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC
1. Khái niệm QTNL
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người làm việc
trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà
nguồn lực này gồm thể lực và trí lực.
Thể lực chỉ là sức khoẻ của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, mức
sống, thu nhập….
Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức….
2. Đối tượng của QTNL
Đối tượng của QTNL là người lao động với tư cách là những cá nhân,
cán bộ, côngnhân viên trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ như công
việc và các quyền lợi,nghĩa vụ của họ trong tổ chức.
3. Mục tiêu của QTNL
Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có
hiệu quả nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó.
4. Tầm quan trọng của QTNL
QTNL đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp
cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường.
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của
tổ chức nên QTNL chính là một lĩnh vực quan trọng của quảnlý trong mọi tổ
chức.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CÔNGTÁCQUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1. Kế hoạch hoá nhân lực
1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (KHHNNL) là quá trình đánh giá, xác
định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và
xây dựng kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó.
KHHNNL gồm: - Xác định cầu nhân lực
- Xác định cung nhân lực
- Lựa chọn giảipháp cân đối cung và cầu nhân lực của
tổ chức.
1.1.2. Vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
+ KHHNNL giữ vai trò trung tâm trong quảnlý chiến lược nguồn nhân
lực.
+ KHHNNL có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức.
1.2. Quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực và kế hoạch hoá sản xuất
kinh doanh
1.2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân
lực
+ Tổ chức phải xác định rõ những sản phẩm và sản phẩm nào có ích sẽ
sản xuất kinh doanh. Có những mặt yếu nghiêm trọng nào ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh.
+ Tổ chức phải phân tích lao động trong một thời kỳ dài như phân tích
cơ cấu lao động dưới tác động của những thay đổi về nhân khẩu học, văn hoá,
xã hội…
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
1.2.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân
lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn của tổ chức gồm: xác định các
mục đích và mục tiêu cụ thể của các tổ chức trong vòng 2 - 3 năm tới.
Để đạt được các mục tiêu tổ chức phải có một lực lượng lao động phù
hợp:
+ Cần bao nhiêu nhân lực cho mỗi loại công việc.
+ Dự báo số lao động sẽ thuyên chuyển và tỷ lệ thiếu hụt lao động.
+ Xem xét những thay đổi về năng suất lao động.
1.2.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn với kế hoạch hoá nguồn nhân
lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn thường đưa ra các mục tiêu và
kế hoạch tác nghiệp một năm. Để đạt được các mục tiêu đề ra, kế hoạch sản
xuất kinh doanh ngắn hạn cần phải cân nhắc những yêu cầu về nguồn nhân
lực.
Các kế hoạch ngắn hạn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động hàng
ngày của tổ chức.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch hoá nguồn nhân lực
1.3.1. Loại sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức sẽ cung cấp cho xã hội và chiến
lược của tổ chức
Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh và đưa
ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng và chất lượng lao động, kết cấu nghề nghiệp,
kỹ năng và trình độ lành nghề của nguồn nhân lực khác nhau.
1.3.2. Tính không ổn định của môi trường
Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, từ đó ảnh
hưởng đến cung và cầu nhân lực của tổ chức.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
1.3.3. Độ dài thời gian của kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Nếu tổ chức kinh doanh trong môi trường có biến động lớn, biểu hiện có
nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
thay đổi nhanh chóng… thì thường xác định độ dài của kế hoạch hoá nguồn
nhân lực không quá 1 năm và ngược lại thì độ dài của kế hoạch hoá nguồn
nhân lực là trên 1 năm.
1.4. Quá trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực có thể được thể hiện thông qua hình sau
đây:
Sơ đồ 1: Quá trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực
ỌN
2. Tuyển dụng nhân lực
Hình trên thể hiện, trước hết KHHNNL phải tiến hành dự đoán cầu nhân
lực, hay nói cách khác là tổ chức cần bao nhiêu nhân lực trong thời gian tới.
Cầu nhân lực thường tăng khi cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ tăng; và cầu
nhân lực giảm khi năng suất lao động tăng lên, do áp dụng công nghệ mới, kĩ
thuật tiên tiến….
Thứ hai, KHHNNL phải ước lượng cung nhân lực. Cung nhân lực trước
hết những người lao động hiện có trong tổ chức và bên ngoài tổ chức.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
5
Cầu sản phẩm Năng suất lao
động
Thị trường lao động
bên trong
Thị trường lao
động bên ngoài
CUNG LAO ĐỘNGCẦU LAO ĐỘNG
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC GIẢIPHÁP LỰA CHỌN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
2. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực.
2.1. Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực.
2.1.1. Khái niệm
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực
lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức
phải có đầy đủ khả nămg để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để
nhằm đặt được mục tiêu của riêng mình.
2.1.2. Tầm quan trọng
Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tuyển chọn.
Trong thực tế sẽ có những người lao động có trình độ cao nhưng họ không
được tuyển chọn và họ không được biết thông tin về tuyển mộ, hoặc không có
cơ hội nộp đơn xin việc. Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được
như ác yêu cầu ming muốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp
đơn xin việc bằng hoặc thấp hơn số nhu cầu tuyển chọn. Côngtác tuyển mộ
có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức . Tuyển mộ
không chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển chọn mà còn ảnh hưởng tới các chức
năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện
công việc, Thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…
2.2. Các nguồn và phương pháp tuyển mộ nhân lực
2.2.1. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên trong tổ chức chúng ta có thể sử dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ.
Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân
viên trong tổ chức.
Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
2.2.2. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chúng ta có thể áp dụng các
phương pháp thu hút sau đây
Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ trong tổ
chức.
Phương thức thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông như.
Phương thức thu hút các ứng viên thông qua các trung tâm môi giới
và giới thiệu việc làm.
Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua các hội chợ việc làm.
Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua việc cử cán bộ phòng nhân
sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
2.3. Quá trình tuyển mộ
Các hoạt động tuyển mộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bao gồm:
Các yếu tố thuộc về tổ chức
o Uy tín công ty.
o Quảng cáo và mối quan hệ xã hội.
o Các quan hệ với công đoàn, các chính sách nhânsự và bầu không khí
tâm lý trong tập thể lao động.
Các yếu tố thuộc về môi trường
o Các điều kiện về thị trường lao động.
o Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
o Các xu hướng kinh tế.
o Thái độ của xã hội đối với mộtsố nghề nhất định.
2.3.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ
a. Lập kế hoạch tuyển mộ.
b. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ.
c. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
2.3.2. Tìm kiếm người xin việc
- Các tổ chức cung cấp thông tin trung thực về công việc cho người xin việc.
- Xác định các cán bộ tuyển mộ có hiệu quả.
2.3.3. Đánh giá quá trình tuyển mộ
- Tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không?
- Đánh giá hiệu quả các quảng cáo tuyển mộ.
- Đảm bảo sựcông bằng của tất cả các cơ hội xin việc.
- Các thông tin thu thập được đã đảm bảo đủ mức tin cậy cho việc xét
tuyển chưa.
- Các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người xin việc đã hợp lý chưa.
- Chi phí tài chính cho việc tuyển mộ.
2.4. Quá trình tuyển chọn nhân lực
2.4.1. Khái niệm
Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo
nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu công việc, để tìm ra những
người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được
thông qua quá trình tuyển mộ.
2.4.2. Quá trình tuyển chọn
- Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên
giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên.
- Sàng lọc qua đơn xin việc
- Đơn xin việc thường được thiết kế theo mẫu, người xin việc có trách
nhiệm điền vào đơn xin việc theo yêu cầu của nhà sử dụng lao động đề ra
- Các trắc nghiệm nhânsự trong tuyển chọn
Giúp cho nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng,
kỹ năng và các khả năng đặc biệt của các ứng viên.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
- Phỏng vấn tuyển chọn
Phỏng vấn tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm
mà quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được.
- Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên
Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức
và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo
sức khoẻ thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khoẻ và
đánh giá thể lực các ứng viên.
- Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ
trách trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của
người phụ trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên.
- Thẩm tra các thông tin thu được từ hoạt động tuyển chọn
Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ
mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc các nơi đã
cấp văn bằng chứng chỉ…
- Tham quancông việc
Điều này giúp cho người lao động biết được một cách khá chi tiết về
công việc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thoả
mãn đối với công việc.
- Ra quyết định tuyển chọn
Sau khi đã thực hiện các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã
đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra
quyết định tuyển dụng với người xin việc.
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
2.5. Mộtsố vấn đề cần quan tâm khi thực hiện côngtác tuyển chọn nhân
lực trong tổ chức
2.5.1. Đánh giá các gía trị của thủ tục tuyển chọn
Thủ tục tuyển chọn đóng góp rất lớn vào thành công trong công việc xác
định được những người thực hiện tốt công việc.
2.5.2. Tuyển chọn chủ quan
Trong tuyển chọn để đạt được kết quả cao thì phải chú ý tới tuyển chọn
chủ quan đó là sự lựa chọn của chính những người đi xin việc, họ đóng một
vai trò thúc đẩy đối với tổ chức khi tổ chức quyết định thuê ai, vì họ mới nắm
được thông tin đầy đủ và đúng nhât về bản thân mình.
2.5.3. Thử việc
Các tổ chức có thể sử dụng mộtgiai đoạn thử việc trong giai đoạn đầu
của thuê mướn để giúp những người làm thuê mới và cũng là để bảo vệ tổ
chức.
3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1. Khái niệm và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1.1. Khái niệm
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để tổ chức có thể đứng
vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học
tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao
động.
Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba hoạt động là:
+ Giáo dục
+ Đào tạo
+ Phát triển
Vũ Hồng Linh Lớp: Quản trị nhân lực 46B
10
[...]... thuật, mang “phẩm chất Pháp Quốc” để có được những sản phẩm phong phú, đạt chất lượng cao giúp bà con nơng dân đạt hiệu quả cao trong chăn ni III THỰC TRẠNG CƠNGTÁCQUẢNLÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠICƠNGTYPROCONCO 1 Kế hoạch hố nguồn nhân lực Vũ Hồng Linh 31 Lớp: Quản trị nhân lực 46B Chun đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Nam Phương 1.1 Cơngtác kế hoạch hố nguồn nhân lực tạicơngty thời gian qua Ngày... và chủ nhật * Tổ chức ca sản xuất tại Nhà máy Proconco: Gồm: + Trưởng ca + 05 nhân viên vận hành máy + 01 cơngnhân lái xe nâng + 02 cơngnhân tiếp liệu + 17 cơngnhân làm việc trực tiếp tại các khâu Các bộ phận Kho, Bảo trì đều có nhân viên hỗ trợ cho các ca sản xuất Như vậy, nhờ có sựquản lý, tổ chức, điều hành tốt của Ban lãnh đạo cơng ty, PROCONCO đã đưa ra được một mơ hình chung cho tồn bộ hoạt... trình hố với sự trợ giúp của máy tính (5) Đào tạo theo phương pháp từ xa (6) Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm (7) Mơ hình hóa hành vi (8) Đào tạo kỹ năng xử lýcơng văn, giấy tờ Vũ Hồng Linh 15 Lớp: Quản trị nhân lực 46B Chun đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Nam Phương PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CƠNGTÁCQUẢNLÝNHÂN LỰC TẠICƠNGTY LIÊN DOANH PROCONCO I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNGTYPROCONCO 1 Q... về PROCONCO Đình Vũ Để chuẩn bị cho kế hoạch này, phòng Hành chính Nhânsự đã xác định nhu cầu nhân lực của PROCONCO Đình Vũ, sau đó xây dựng kế hoạch thun chuyển nhân lực SốnhânsựSốnhânsự cuối năm 2007 cuối năm 2006 STT Bộ phận 1 Truyền thơng 7 5 2 2 Marketting 9 7 2 3 Trang trại CD 16 16 0 4 5 6 7 Trangtrại Phùng Dự án Label Thương mại Lập hóa đơn 7 15 72 5 7 15 62 3 0 0 10 7 Vũ Hồng Linh PROCONCO. .. mưu quảnlý chỉ đạo nghiệp vụ và trực tiếp làm cơngtáctài chính kế tốn thống kê của Cơngty Cụ thể: + Tham mưu cho ban lãnh đạo và theo dõi thực hiện các quy chế về quảnlý kinh tế tài chính Quyết tốn và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý các tồn tại về mặt tài chính + Quảnlý giá thành và lợi nhuận của Cơngty + Phân phối và điều hồ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Cơng ty. .. nguồn nhân lực của cơngty ln được ban lãnh đạo cơngty đặc biệt chú trọng Trên cơ sở phân tích cơng việc của từng bộ phận, phòng Hành chính nhânsự đưa ra các kế hoạch về nhânsự cho những năm tiếp theo Trong năm 2007, ban lãnh đạo Tổng cơngty xác định tập trung đầu tư vào chi nhánh PROCONCO Đình Vũ, thu hẹp sản xuất tại cảng Khuyến Lương – Hà Nội Do vậy, trong năm 2007 đã có sự thun chuyển nhân lực... sơ đồ về bộ máy quảnlý của CơngtyPROCONCO Mỗi cấp quảnlý có chức năng nhiêm vụ riêng của mình: - Hội đồng quản trị: là cơ quanquảnlý có quyền cao nhất giữ vai trò chủ chốt đưa ra những quyết định quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơngty Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị được bầu sau khi thống nhất ý kiến của hai bên Việt Nam và Nước ngồi Hội đồng quản trị gồm:... may quảnlý Mặt tích cực của Cơngty là tuyển dụng đủ nhu cầu lao động trên cơ sở của cơngtác kế hoạch nhằm đáp ứng cơng việc sản xuất nhưng với cơ cấu còn chưa hợp lý như phân tích ở trên, Cơngty cần phải thay đổi trong năm 2008 để đạt được hiệu qủa cao hơn 2 Cơngtác tuyển dụng nhân lực Với phương châm “ Con người là yếu tố quyết định”, ban lãnh đạo cơngty đặc biệt coi trọng cơngtác tuyển dụng nhân. .. cơng suất đáp ứng cho sản xuất + Phối hợp với ca sản xuất xử lý những sự cố về máy móc + Sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ của nhà máy + Đảm đương việc quảnlý các linh kiện thay thế và quảnlý việc cung cấp điện nước II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNGTYPROCONCO 1 Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của CơngtyCơngtyPROCONCO là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đầu tiên nhận... cơngtác tuyển dụng nhânsự và xác định đây là một khâu quan trọng đảm bảo sự thành cơng trong kinh doanh Thơng qua bản dự trù nhânsự cuối năm 2007, trong năm 2007 cơngty đã tiến hành cơng tác tuyển dụng nhằm đảm bảo đủ lao động đáp ứng u cầu sản xuất kinh doanh Vũ Hồng Linh 34 Lớp: Quản trị nhân lực 46B Chun đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Nam Phương Cụ thể, Cơngty đã tuyển dụng thêm lao . Lớp: Quản trị nhân lực 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Nam Phương
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY LIÊN. sơ đồ về bộ máy quản lý của Công ty PROCONCO. Mỗi cấp
quản lý có chức năng nhiêm vụ riêng của mình:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có quyền cao