1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG

109 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra Sau Thông Quan Của Cục Hải Quan Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Phạm Anh Tùng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý thương mại
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 729,5 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Hơn 30 năm đổi mới và 12 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan đang đứng trước yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội địa và không để thất thu thuế. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp... Những yêu cầu của hội nhập kinh tế và cải cách thủ tục hành chính đã và đang có những tác động đòi hỏi sự hoàn thiện của thể chế hải quan hiện đại mà trước hết là các quy định pháp luật về hải quan để tạo cơ chế pháp lý cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hoạt động thuận lợi, bình đẳng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một trong những nội dung đáp ứng đòi hỏi này là nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng của cửa khẩu, thông quan nhanh chóng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và chuyển thời hiệu, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra khi hàng hóa đã thông quan. Hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã được hình thành và phát triển, hoạt động KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho nhiệm vụ công tác của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, góp phần chống gian lận thương mại hiệu quả vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn thất thu ngân sách, truy thu nhiều tỷ đồng từ công tác KTSTQ... Tuy nhiên, chất lượng hoạt động KTSTQ cũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện, nâng cao. Nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn để có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này. Trong điều kiện xây dựng Hải quan hiện đại, nâng cao hiệu quả hiện lực công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và tự do hóa thương mại, vấn đề này trở thành một đòi hỏi bức thiết. Do đó, Tôi chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

Hà Nội, năm 2020

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Phạm Anh Tùng

Trang 4

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với sự quan tâm, hướng dẫntận tình của Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Xuân Hương đã giúp tôi hoàn thànhluận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo, các phòng, đơn vị tham mưuthuộc Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã cung cấp thông tin phục vụ cho việc phântích cũng như những lời góp ý để tôi hoàn thành bài luận văn

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng dotrình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránhkhỏi có những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và cácnhà khoa học để tôi hoàn thành tốt hơn bài luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Phạm Anh Tùng

Trang 5

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 8

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

CHƯƠNG 1 ii

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ii

SAU THÔNG QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM ii

Kiểm tra sau thông quan và sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan ii

Khái niệm kiểm tra sau thông quan ii

Các hình thức ii

Các phương pháp kiểm tra sau thông quan ii

Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan iii Nội dung hoạt động kiểm tra sau thông quan iii

Nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan iii

Xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan iii

Chuẩn bị kiểm tra sau thông quan iii

Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan iii

Lập biên bản iii

Lập báo cáo kết luận iii

Theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra iii

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan iii

Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ iii

Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ iii

Kinh nghiệm hoạt động kiểm tra sau thông quan của một số cơ quan Hải quan iii

Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai iii

Trang 6

Khái quát chung về tổ chức kiểm tra sau thông quan của cục Hải quan tỉnh Cao

Bằng iv

Thực trạng thông quan hàng hóa qua Hải quan tỉnh Cao Bằng iv

Thực trạng hàng hóa thông quan qua hải quan tỉnh Cao Bằng iv

Thực trạng công tác thu thuế xuất nhập khẩu iv

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại v

Công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi ro v

Phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2019 v

Phân tích thực trạng công tác nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan v

Phân tích thực trạng công tác xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan vi

Phân tích thực trạng công tác chuẩn bị kiểm tra sau thông quan vi

Phân tích thực trạng công tác thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan vii

Phân tích thực trạng công tác lập biên bản vii

Phân tích thực trạng công tác lập báo cáo kết luận vii

Phân tích thực trạng công tác theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra vii

Đánh giá hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng viii

Ưu điểm viii

Những hạn chế và nguyên nhân viii

Phương hướng tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng viii

Định hướng tăng cường kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan trong những năm tới viii

Phương hướng tăng cườnghoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng ix

Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới x

Trang 7

Tăng cường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra trong kiểm tra sau thông

quan x

Một số giải pháp khác x

KẾT LUẬN x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA 5

SAU THÔNG QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 5

1.1 Kiểm tra sau thông quan và sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan 5

1.1.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan 5

1.1.2 Các hình thức 6

1.1.3 Các phương pháp kiểm tra sau thông quan 7

1.1.4 Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan 9

1.2 Nội dung hoạt động kiểm tra sau thông quan 10

1.2.1 Nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan 10

1.2.2 Xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan 11

1.2.3 Chuẩn bị kiểm tra sau thông quan 13

1.2.4 Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan 14

1.2.5 Lập biên bản 15

1.2.6 Lập báo cáo kết luận 16

1.2.7 Theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra 16

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan 17

1.3.1 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ 17

1.3.2 Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ 19

Trang 8

1.4.1 Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 20

1.4.2 Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 22

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 23

2.1 Khái quát chung về tổ chức kiểm tra sau thông quan của cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 25

2.1.1 Quá trình hình thành lực lượng Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 25

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm tra sau thông quan của Cục hải quan tỉnh Cao Bằng 27

2.2 Thực trạng thông quan hàng hóa qua Hải quan tỉnh Cao Bằng 28

2.2.1 Thực trạng hàng hóa thông quan qua hải quan tỉnh Cao Bằng 28

2.2.2 Thực trạng công tác thu thuế xuất nhập khẩu 31

2.2.3 Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 33

2.2.4 Công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi ro 36

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2019 37

2.3.1 Phân tích thực trạng công tác nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan 37

2.3.2 Phân tích thực trạng công tác xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan .41

2.3.3 Phân tích thực trạng công tác chuẩn bị kiểm tra sau thông quan 43

2.3.4 Phân tích thực trạng công tác thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan 45 2.3.5 Phân tích thực trạng công tác lập biên bản 48

2.3.6 Phân tích thực trạng công tác lập báo cáo kết luận 55

2.3.7 Phân tích thực trạng công tác theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra 55

2.4 Đánh giá hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng .57

Trang 9

3.1 Phương hướng tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải

quan tỉnh Cao Bằng 63

3.1.1 Xu hướng hội nhập quốc tế về Hải quan 63

3.1.2 Định hướng tăng cường kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan trong những năm tới 65

3.1.3 Phương hướng tăng cườnghoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 66

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới 67

3.2.1 Đổi mới phương pháp nghiên cứu, lập Kế hoạch kiểm tra sau thông quan 67

3.2.2 Tăng cường công tác phân loại đối tượng quản lý 71

3.2.3 Tăng cường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra trong hoạt động kiểm tra sau thông quan 73

3.2.4 Một số giải pháp khác 77

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 10

Chữ viết tắt Diễn giải

Trang 11

Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 - 2019 Error:

Reference source not found

Bảng 2.2 Số thu nộp ngân sách giai đoạn 2015 -2019 Error: Reference source not

found

Bảng 2.3 Kết quả công tác chống buôn lậu giai đoạn 2015 – 2019 Error: Reference

source not found

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm tra sau thông quan từ 2015- 2019 Error:

Reference source not found

Bảng 2.5 Số vụ kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015 - 2019 Error: Reference

source not found

Bảng 2.6 Tổng số CBCC KTSTQ từ năm 2015 đến năm 2019 Error: Reference

source not found

Bảng 2.7 Bảng thống kê tờ khai xuất nhập khẩu giai đoạn 2015-2019 Error:

Reference source not found

Bảng 2.8 Chỉ tiêu kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015 - 2019 Error: Reference

source not found

Bảng 2.9 Số vụ kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015 – 2019 Error: Reference

source not found

Bảng 2.10 Số liệu Biên bản kiểm tra sau thông quan đã lập giai đoạn 2015 - 2019.Error:

Reference source not found

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả thực hiện kết luận kiểm tra sau thông quan tại

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ 2015- 2019 Error: Referencesource not found

HÌNH:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015 – 2017Error:

Trang 12

Error: Reference source not found

Trang 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã đượchình thành và phát triển, hoạt động KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho nhiệm

vụ công tác của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, góp phần chống gian lận thương mạihiệu quả vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn thất thu ngân sách, truythu nhiều tỷ đồng từ công tác KTSTQ Tuy nhiên, chất lượng hoạt động KTSTQcũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện, nâng cao Nghiên cứu mộtcách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn để có giải pháp nâng caochất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan từ đó đưa ra quan điểm và giải phápnâng cao chất lượng hoạt động này Trong điều kiện xây dựng Hải quan hiện đại,nâng cao hiệu quả hiện lực công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng với yêucầu hội nhập và tự do hóa thương mại, vấn đề này trở thành một đòi hỏi bức thiết

Do đó, Tôi chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn về hoạt động kiểm tra sau thông quan củaCục Hải quan tỉnh Cao Bằng luận văn tiến hành đánh giá những điểm mạnh yếu của hoạtđộng kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng để từ đó đưa ra các giảipháp tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm tra sau thôngquan tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài là thực trạng hoạt động kiểm trasau thông quan đối với việc hạn chế gian lận thương mại và thất thu Ngân sách Nhànước của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong mối quan hệ với hàng hóa xuất nhậpkhẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng quản lý

Kết cấu của luận văn

Cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đượcchia thành ba chương như sau:

Trang 15

- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra sau thông quan củaViệt Nam

- Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quantỉnh Cao Bằng

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra sauthông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA

SAU THÔNG QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

Kiểm tra sau thông quan và sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan

Khái niệm kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trungthực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thôngqua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, ngânhàng của các lô hàng đã thông quan Những chứng từ này do các chủ thể (cánhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ

Các hình thức

02 hình thức kiểm tra sau thông quan:

- Tại trụ sở cơ quan Hải quan

- Tại trụ sở Doanh nghiệp

Các phương pháp kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan bao gồm các bước được thực hiện một cách logic,

có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ Khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phải có quyếtđịnh kiểm tra và kết thúc thì có thông báo kết quả kiểm tra hoặc thông báo kết luậnkiểm tra Thời hạn KTSTQ được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là

10 ngày làm việc Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra;trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết địnhkiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc

Trang 16

Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan

Xét trong tổng thể hệ thống kiểm tra hải quan, KTSTQ là khâu nghiệp vụkiểm tra cuối cùng và đóng vai trò như một nghiệp vụ thẩm định lại những nghiệp

vụ kiểm tra trước của các đối tượng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu Đây làmột công cụ hữu hiệu đối với công tác kiểm tra hải quan, vì nó đưa ra bức tranh rõràng và đầy đủ về các giao dịch có liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu, đượcphản ánh trong các sổ sách và ghi chép của doanh nghiệp KTSTQ cho phép cơquan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra hải quan theo hướng đơn giản, ưutiên làm thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hànhtốt pháp luật hải quan nhưng vẫn đảm bảo việc ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạmpháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu,đấu tranh chống gian lận thương mại hữu hiệu nhất

Nội dung hoạt động kiểm tra sau thông quan

Nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan

Xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan

Chuẩn bị kiểm tra sau thông quan

Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

Lập biên bản

Lập báo cáo kết luận

Theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan

Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ

Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động KTSTQ

Kinh nghiệm hoạt động kiểm tra sau thông quan của một số cơ quan Hải quan

Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

Kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG

Khái quát chung về tổ chức kiểm tra sau thông quan của cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Năm 2006, thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việcthành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố, Phòng Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng được chuyểnthành Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Từ Ngày 06/9/2016, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1919/QĐ-BTCngày 06/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, theo đó cơcấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng không có Chi cục kiểm tra sauthông quan Hoạt động kiểm tra sau thông quan được chuyển về Phòng Nghiệp

vụ thực hiện

Thực trạng thông quan hàng hóa qua Hải quan tỉnh Cao Bằng

Thực trạng hàng hóa thông quan qua hải quan tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng có đường biên giới dài tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của TrungQuốc, là một trong các cửa ngõ giao lưu thương mại của Việt Nam nói riêng và củaASEAN nói chung với thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnhCao Bằng có nhiều chuyển biến tích cực, các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc

đi qua địa bàn tỉnh

Hoạt động thương mại và dịch vụ tại các cửa khẩu trong khu kinh tế cửakhẩu từ năm 2015 trở về đây ngày càng sôi động, hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa ngày càng đa dạng về chủng loại và số lượng

Thực trạng công tác thu thuế xuất nhập khẩu

Cao Bằng là địa bàn có nhiều cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan, thuận lợicho giao thương xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, tỉnh Cao Bằng

Trang 18

Chủ động trao đổi, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, kịp thời tháo gỡ khókhăn vướng mắc của doanh nghiệp và động viên doanh nghiệp tham gia hoạt độngxuất nhập khẩu qua địa bàn

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thời gian qua, tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóaqua biên giới tại địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra nhỏ lẻ, giá trị thấp, mặt hàng không

có nhiều thay đổi, tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầusinh hoạt hàng ngày đặc biệt là mặt hàng pháo nổ, các lực lượng chức năng tiếnhành bắt giữ nhiều vụ với số lượng ngày càng tăng

Nhận thức của một bộ phận người dân về tác hại của buôn lậu, vận chuyểntrái phép qua biên giới còn thấp nên dễ bị các đối tượng đầu nậu, chủ hàng dụ dỗtham gia vận chuyển hàng hóa nhập lậu Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chống buônlậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Cục Hải quantỉnh Cao Bằng cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, xây dựng, triển khai nhiều kếhoạch cụ thể, chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năngtriển khai kịp thời các nhiệm vụ, bảo đảm sự đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp trongđấu tranh phòng, chống buôn

Công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi ro

Công tác thu thập thông tin, đánh giá phân tích thông tin, quản lý rủi ro ởcác đơn vị chưa đạt hiệu quả cao; Một số cán bộ, công chức chưa chú trọng vàchưa nêu cao trách nhiệm trong công tác thu thập xử lý thông tin và quản lý rủi

ro, kiểm soát rủi ro, quản lý tuân thủ

Nguyên nhân: Công chức thực hiện công tác quản lý rủi ro kiêm nhiệm nhiều

công việc, thiếu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghiệp vụquản lý rủi ro nên việc phân tích, đánh giá, xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro, thu thập xử

lý thông tin, kiểm soát rủi ro, quản lý tuân thủ đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu

Phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2019

Phân tích thực trạng công tác nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan

Trong quá trình nghiên cứu, làm kế hoạch kiểm tra sau thông quan, CụcHải quan Cao Bằng đã thực hiện thu thập thông tin doanh nghiệp, hướng dẫn

Trang 19

chi tiết việc thu thập, xử lý thông tin đối với tổ chức, cá nhân hoạt động XNK,hàng hóa XNK, phương tiện xuất nhập cảnh cho các đơn vị trực thuộc phù hợpvới điều kiện thực tế tại đơn vị

Thực tế tại phần lớn các địa phương nhiều cán bộ đang làm công tác KTSTQ

có trình độ, đáp ứng được yêu cầu, nhưng sau một thời gian ngắn phải luân chuyểnsang các bộ phận khác theo quy chế luân chuyển chung Nhiều cán bộ còn kiêmnhiệm, không có thời gian tập trung xử lý công việc Thủ trưởng nhiều đơn vị chưaquan tâm đánh giá đúng vai trò và xu thế của hoạt động KTSTQ, tư tưởng vẫn nặng

về kiểm tra trong thông quan

Mặt bằng làm việc còn chật hẹp, chưa có phòng để tiếp doanh nghiệp khiKTSTQ tại trụ sở hải quan

Phân tích thực trạng công tác xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra hồ sơ hải quan mới chỉ là một khâu trong cả một chuỗi công việccủa KTSTQ đã có khối lượng công việc nhiều như vậy, thì toàn bộ hoạt độngKTSTQ, từ khâu thu thập, phân tích thông tin lựa chọn đối tượng kiểm tra, đếnthực hiện việc kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra…

Trên thực tế thì do sức ép phải thông quan nhanh hàng hóa, số hồ sơ đã đượckiểm tra khi thông quan cũng chưa được kiểm tra đầy đủ, chi tiết nên vẫn cần thiếtphải được KTSTQ một tỷ lệ nhất định Theo quy định thời hạn KTSTQ là 5 năm thìhiện nay khối lượng công việc KTSTQ phải thực hiện là rất lớn

Phân tích thực trạng công tác chuẩn bị kiểm tra sau thông quan

Để đảm bảo hiệu quả các cuộc kiểm tra sau thông quan, Chi cục kiểm tra sauthông quan đã chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra sau thông quan

Ngoài ra, Chi cục KTSTQ đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ một cách linhhoạt, phối hợp xử lý các tình huống phát sinh

Cục hải quan tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành nhiệm vụ được giao trên nhiềulĩnh vực đặc biệt là công tác kiểm tra sau thông quan Chi cục kiểm tra sau thôngquan đã tiến hành kiểm tra và phát hiện được nhiều thủ đoạn trốn thuế của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu, truy thu một lượng thuế lớn cho ngân sách Nhà nước

Trang 20

Phân tích thực trạng công tác thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

Chi cục KTSTQ và Phòng Nghiệp vụ tham mưu cho lãnh đạo cục tổ chứchội thảo triển khai quy trình KTSTQ theo quyết định 1383/QĐ-TCHQ của Tổng cục

HQ, thực hiện công tác rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực HQ, KTSTQ; xâydựng kế hoạch đôn đốc, nắm tình hình phúc tập tại 05 chi cục HQ; thực hiện tốt vàbáo cáo kịp thời công tác chuyên môn ; kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình công tácphúc tập hồ sơ tại 05 chi cục HQ, qua đó, đã nắm bắt được các vướng mắc tồn tại vàkiến nghị về công tác phúc tập hồ sơ đồng thời chấn chỉnh một số thiếu sót trongcông tác phúc tập

Trong thực tế một số nội dung như mã số hàng hóa, trị giá và C/O, việc thựchiện kiểm tra sau thông quan mới đảm bảo tính hiệu quả, đủ cơ sở để xác định saiphạm Về nguyên tắc quản lý và theo dõi nguyên phụ liệu thuộc loại hình gia công, sảnxuất XK thì số lượng tồn trên hồ sơ khai báo hải quan phải bằng số lượng tồn thực tếtại DN tại cùng một thời điểm chốt số liệu tồn

Phân tích thực trạng công tác lập biên bản

Việc lập biên bản kiểm tra được lập giữa đại diện đoàn kiểm tra với đại diệnngười khai hải quan/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan khi kết thúc từngnội dung trong quá trình kiểm tra, nhất là đối với các hành vi gian lận của doanh nghiệp

Đối với một số cuộc kiểm tra đơn giản: Biên bản kiểm tra thực hiện ghi tóm tắttên công việc, kết quả công việc, dẫn chiếu đến Biên bản kiểm tra theo từng nội dungcủa thành viên/nhóm thành viên và tài liệu xác minh; hoặc ghi chi tiết các nội dungcông việc nếu không dẫn chiếu Những vấn đề đã kết luận được ghi rõ ràng, cụ thể

Phân tích thực trạng công tác lập báo cáo kết luận

Việc lập báo cáo kết luận được thực hiện theo đúng quy định; số vụ thực hiệnkiểm tra cao do các vụ việc kiểm tra thường là các kiểm tra theo sự vụ, lấy giới hạnthời gian kiểm tra ngắn, thời gian kết luận KTSTQ của mỗi vụ việc nhanh

Ngay từ đầu mỗi năm lập kế hoạch KTSTQ, Chi cục kiểm tra sau thông quan

đã tham mưu cho Lãnh đạo Cục tập trung kiểm tra sau thông quan về lĩnh vực phânloại, mã số hàng hóa và lĩnh vực trị giá

Phân tích thực trạng công tác theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra

Trang 21

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu điện tử; quản lý,giám sát, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin theo phân cấp Hướng dẫn, giải đápcác vướng mắc liên quan đến công nghệ thông tin cho các đơn vị cơ sở và doanh nghiệphoạt động trên địa bàn Thường xuyên triển khai các ứng dụng Công nghệ thông tintrong các khâu nghiệp vụ theo lộ trình của Tổng cục Hải quan Thường xuyên theo dõi,quản lý tình trạng sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc và trựcthuộc Đảm bảo duy trì hệ thống thông quan tự động hoạt động an toàn, an ninh.

Đánh giá hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Ưu điểm

Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA

CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG

Phương hướng tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Định hướng tăng cường kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan trong những năm tới

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về quyết tâm chính trị của cán bộ, công chức,trước hết là Lãnh đạo các cấp ngành Hải quan, trong việc chuyển đổi mạch mẽ, tiếntới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểmtra sau thông quan

- Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách, phát triển ngành Hảiquan trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan trong thời gian tới

- Tăng cường biên chế cho lực lượng KTSTQ: toàn ngành và mỗi Cục Hảiquan các tỉnh, thành phố phải dành tối thiểu 10% tổng biên chế của đơn vị cho lựclượng KTSTQ

Trang 22

- Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan để đáp ứng yêu cầu quản lýNhà nước trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, áp dụng rộng rãithủ tục hải quan điện tử: Đẩy mạnh kiểm tra đánh giá sự tuân thủ, giúp doanhnghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật.

- Đẩy mạnh thực hiện KTSTQ, phân tích, chọn lọc, xác định trọng tâm, trọngđiểm, tập trung vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao, các chuyên đề có dấu hiệu gianlận, trốn thuế gây thất thu cho NSNN

- Tăng cường công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra sauthông quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp

Phương hướng tăng cườnghoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ, tập trung thực hiện cácchuyên đề trọng tâm, trọng điểm Từ đó, hướng dẫn triển khai thực hiện trong toànlực lượng KTSTQ nhằm phát hiện, xử lý thống nhất các sai phạm của doanh nghiệptrong phạm vi cả nước

- Thứ hai, đẩy mạnh cải cách trong các hoạt động nghiệp vụ KTSTQ, tậptrung cải cách trong các lĩnh vực

- Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác giải trình, đối thoại, giải quyết khiếunại nhằm hạn chế phiền hà doanh nghiệp, không để phát sinh nợ thuế, tránh khiếunại, khiếu kiện

- Thứ tư, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo tinhthần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn với thựchiện nhiệm vụ KTSTQ theo quy định của Luật Hải quan

- Thứ năm, rà soát, đánh giá về tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động của lựclượng KTSTQ để tham mưu đề xuất tiếp tục tinh giản theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và chỉ đạo của

Bộ Tài chính; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, khen thưởng đối vớicông chức hải quan trong thực thi công vụ

- Thứ sáu, nâng cao chất lượng, xác định rõ trách nhiệm của Cục KTSTQ vàcác vụ, cục nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan trong công tác phối hợp,

Trang 23

trao đổi thông tin, trao đổi nghiệp vụ, trả lời vướng mắc để phục vụ công tác kiểmtra sau thông quan, xử lý kết quả KTSTQ.

Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới

Đổi mới phương pháp nghiên cứu, lập Kế hoạch kiểm tra sau thông quanTăng cường công tác phân loại đối tượng quản lý

Tăng cường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra trong kiểm trasau thông quan

Một số giải pháp khác

KẾT LUẬN

Kiểm tra sau thông quan là phương thức quản lý hải quan hiện đại đối vớihoạt động thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế Những nghiên cứu của các côngtrình trước đây và của luận án đã cố gắng tiếp cận đầy đủ hơn, toàn diện hơn phương thứcquản lý hải quan này Tuy nhiên, sự vận động và phát triển của thương mại quốc tế luônđặt ra những vấn đề mới cho hoạt động hải quan, trong đó có KTSTQ

Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản nhất về nghiệp vụ kiểmtra sau thông quan, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan tại CụcHải quan tỉnh Cao Bằng thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thiếtthực trong tiến trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sauthông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Trang 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

Hà Nội, năm 2020

Trang 25

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong chínhsách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước Hơn

30 năm đổi mới và 12 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trìnhhội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu rộng và có tác động tích cực đến sựphát triển kinh tế - chính trị - xã hội Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tếcàng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại(FTA) thế hệ mới, không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọngkhẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới Tiến trình này

đã tác động đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối vớihoạt động xuất nhập khẩu Cơ quan hải quan đang đứng trước yêu cầu thông quannhanh hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản

lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội địa

và không để thất thu thuế Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thểhiện quyết tâm đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục

vụ người dân và doanh nghiệp

Những yêu cầu của hội nhập kinh tế và cải cách thủ tục hành chính đã vàđang có những tác động đòi hỏi sự hoàn thiện của thể chế hải quan hiện đại màtrước hết là các quy định pháp luật về hải quan để tạo cơ chế pháp lý cho các doanhnghiệp xuất nhập khẩu được hoạt động thuận lợi, bình đẳng, tạo điều kiện nâng caonăng lực cạnh tranh quốc gia Một trong những nội dung đáp ứng đòi hỏi này lànâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), nhằm đảm bảothủ tục hải quan thông thoáng của cửa khẩu, thông quan nhanh chóng cho hàng hóaxuất nhập khẩu và chuyển thời hiệu, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra khihàng hóa đã thông quan

Hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã đượchình thành và phát triển, hoạt động KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho nhiệm

Trang 26

vụ công tác của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, góp phần chống gian lận thương mạihiệu quả vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn thất thu ngân sách, truythu nhiều tỷ đồng từ công tác KTSTQ Tuy nhiên, chất lượng hoạt động KTSTQcũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện, nâng cao Nghiên cứu mộtcách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn để có giải pháp nâng caochất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan từ đó đưa ra quan điểm và giải phápnâng cao chất lượng hoạt động này Trong điều kiện xây dựng Hải quan hiện đại,nâng cao hiệu quả hiện lực công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng với yêucầu hội nhập và tự do hóa thương mại, vấn đề này trở thành một đòi hỏi bức thiết.

Do đó, Tôi chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn về hoạt động kiểm tra sau thông quan củaCục Hải quan tỉnh Cao Bằng luận văn đánh giá những điểm mạnh yếu của hoạt độngkiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng để từ đó đưa ra các giải pháptăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm tra sau thôngquan tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài là thực trạng hoạt động kiểm trasau thông quan đối với việc hạn chế gian lận thương mại và thất thu Ngân sách Nhànước của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong mối quan hệ với hàng hóa xuất nhậpkhẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng quản lý

Về thời gian nghiên cứu: phản ánh tình hình thực tế công tác kiểm tra sauthông quan của Cục Hải quan Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2019, đề xuất các giảipháp cho những năm tiếp theo

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạtđộng KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Cao Bằngquản lý

Trang 27

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hàng hóa thông quan qua hải quan tỉnhCao Bằng của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng.

- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động KTSTQ đốivới hàng hóa xuất, nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng nhằm góp phần thựchiện tốt nhiệm vụ được giao

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Thu thập số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận truyền thống làlàm rõ hệ thống lý luận, dựa vào hệ thống lý luận để khảo sát thực tiễn, trên cơ

sở đó đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan củaCục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong những năm tiếp theo Luận văn chủ yếu sửdụng các số liệu được thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến hoạt độngkiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng và một số tài liệu khác

Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông quatri giác như nghe, nhìn,…để thu thập các thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng mụctiêu nghiên cứu của đề tài Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra kết quảthông tin thu thập được từ các tài liệu có sẵn của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng vàcác tài liệu khác có liên quan

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hóa các vấn

đề lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm tra sau thông quan qua hải quan Phươngpháp phân tích số liệu thống kê để làm rõ thực trạng hoạt động KTSTQ của Cục Hảiquan tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2019

Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ hoạt động kiểm tra sau thôngquan qua giai đoạn khác nhau của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Trang 28

6 Kết cấu của luận văn

Cấu trúc của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đượcchia thành ba chương như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra sau thông quan củaHải quan Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quantỉnh Cao Bằng

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra sauthông quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Trang 29

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

1.1 Kiểm tra sau thông quan và sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan

1.1.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan

Sự phát triển của thương mại quốc tế với lưu lượng ngày càng gia tăng củahàng hóa xuất nhập khẩu cho thấy, bất kể một quốc gia nào dù có cơ sở hạ tầnghoàn chỉnh hay lực lượng hải quan đông đảo và tinh nhuệ đến mấy cũng không thể

áp dụng hình thức “gác cổng” truyền thống bằng chế độ kiểm tra 100% hàng hóangay tại cửa khẩu Quy trình hiện đại hóa hải quan quốc tế của Mike Lane trong

“Hiện đại hóa hải quan và con đường thương mại quốc tế” đặt nền móng cho hoạtđộng hải quan đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực hiện những nhiệm vụ cơ bảncủa hải quan trong nền kinh tế hiện đại và hội nhập là: thu thuế nhập khẩu và thukhác, chống buôn lậu và tội phạm, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế, tăng cường

hệ thống xử lý hải quan đồng bộ và minh bạch trên toàn thế giới Trong qui trình đó,hải quan hiện đại là một cơ quan hải quan tinh thông nghiệp vụ, có khả năng kiểmsoát chặt chẽ và tuân thủ các nguyên tắc quy định của pháp luật nhưng lại chỉ canthiệp rất ít vào sự vận động hợp pháp của hàng hóa, phương tiện vận tải và conngười khi qua lại biên giới quốc gia [16] Với yêu cầu thông quan nhanh để tạothuận lợi cho thương mại, đồng thời phải quản lý chặt chẽ, chống thất thu thuế vàcác hành vi vi phạm, cơ quan Hải quan các quốc gia sẽ thực hiện cải cách thủtục, tăng cường hiệu lực công tác bằng cách áp dụng biện pháp nghiệp vụ kéo dàithời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng kiểm tra kiểm soát, chuyểnhướng từ vai trò quản lý đối với hàng hóa tại thời điểm xuất nhập khẩu sang vaitrò quản lý sau khi hàng hóa đã được thông quan, còn gọi là chuyển từ “tiềnkiểm” sang “hậu kiểm” Biện pháp nghiệp vụ đó là KTSTQ - hoạt động kiểm tracủa cơ quan hải quan sau khi hàng hóa đã được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 30

nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực các nội dung khai báo hải quan trongquá trình thông quan [30].

KTSTQ kiểm tra việc chấp hành Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, từ đó mà phát hiện, ngănchặn tình trạng gian lận trốn thuế, vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chính sách mặthàng, nhằm mục đích chính là phát hiện tình trạng gian lận để trốn thuế, gian lậnthương mại vì vậy phải kiểm tra soát xét sổ sách chứng từ kế toán, ngân hàng tức làphải vận dụng nhiều kiến thức kiểm toán tài chính Như vậy xét về bản chất thìKTSTQ thuộc loại hình kiểm toán tuân thủ - tài chính

Như vậy, Kiểm tra sau thông quan là quá trình nhân viên Hải quan kiểmtra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báovới hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, hồ sơ hải quan,chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan Những chứng từ này

do các chủ thể (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thươngmại quốc tế lưu giữ

1.1.2 Các hình thức

KTSTQ chỉ kiểm tra các đơn vị có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến kinhdoanh XNK đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Không phân biệtthành phần kinh tế, nguồn vốn sở hữu cũng không chờ đợi sự thoả thuận hoặc vănbản yêu cầu của doanh nghiệp

- Các chủ thể liên quan trực tiếp đến kinh doanh XNK chính là các chủ hàngXNK (doanh nghiệp và /hoặc cá nhân)

- Các chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu có thể là(nhưng không chỉ giới hạn trong các đối tượng này)

- Theo luật pháp của nhiều nước thì các đối tượng có liên quan trực tiếp đếnthương mại quốc tế (người nhập khẩu/người ủy thác) là đối tượng trực tiếp của kiểmtra sau thông qua, các đối tượng khác có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ và cung cấpcác thông tin cần thiết khi cơ quan Hải quan yêu cầu

Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 23/6/2014, đã được cụ thể hóa trong Mục 9 với 5 Điều từ Điều 77

Trang 31

đến Điều 82 quy định về KTSTQ Theo đó KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ

quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan Việc

KTSTQ nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ màngười khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việctuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đếnquản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan KTSTQ được thực hiệntại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan Trụ sở người khai hảiquan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hànghóa Thời hạn KTSTQ là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Luật đãquy định rõ về các trường hợp KTSTQ (Điều 78), việc KTSTQ tại trụ sở cơ quanhải quan và trụ sở người khai hải quan (Điều 79, Điều 80), về nhiệm vụ và quyềnhạn của công chức hải quan trong KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan (Điều81), Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong KTSTQ (Điều 82) Ngày21/03/2019, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TCHQ thaythế Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 về việc ban hành Quy trìnhKiểm tra sau thông quan, có hiệu lực thi hành từ 01/4/2019, qua đó có 02 hìnhthức kiểm tra sau thông quan:

- Tại trụ sở cơ quan Hải quan

- Tại trụ sở Doanh nghiệp

1.1.3 Các phương pháp kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan bao gồm các bước được thực hiện một cách logic,

có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ Khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phải có quyếtđịnh kiểm tra và kết thúc thì có thông báo kết quả kiểm tra hoặc thông báo kết luậnkiểm tra Thời hạn KTSTQ được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là

10 ngày làm việc Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra;trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết địnhkiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;

Trang 32

Quyết định KTSTQ phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 3 ngàylàm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểmtra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật Hải quan năm 2014.

Thẩm quyền quyết định KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan là: Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục KTSTQ quyết định KTSTQ trong phạm

vi toàn quốc; Cục trưởng Cục Hải quan quyết định KTSTQ trong địa bàn quản lýcủa Cục; Chi cục KTSTQ quyết định trong trường hợp được Cục trưởng uỷ quyền

ký Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Cục trưởng KTSTQ sẽ phân định tráchnhiệm quyết định kiểm tra theo từng nhóm đối tượng cụ thế quy định tại Điều 98Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Đồng thời, Luật Hải quan 2014 đã quy định rõ: “Trong thời hạn 15 ngày

kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của

cơ quan Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan Hải quan thì

cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, nếu người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra thìtrước tiên là người khai hải quan sẽ bị xử phạt Tiếp theo, cơ quan Hải quan sẽ ápdụng biện pháp thanh tra chuyên ngành trong trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ

cơ sở kết luận

Trong quá trình kiểm tra, nội dung kiểm tra được ghi nhận tại Biên bản kiểmtra, kèm các hồ sơ, chứng từ người khai hải quan giải trình, chứng minh

Trang 33

1.1.4 Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan

Xét trong tổng thể hệ thống kiểm tra hải quan, KTSTQ là khâu nghiệp vụkiểm tra cuối cùng và đóng vai trò như một nghiệp vụ thẩm định lại những nghiệp

vụ kiểm tra trước của các đối tượng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu Đây làmột công cụ hữu hiệu đối với công tác kiểm tra hải quan, vì nó đưa ra bức tranh rõràng và đầy đủ về các giao dịch có liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu, đượcphản ánh trong các sổ sách và ghi chép của doanh nghiệp KTSTQ cho phép cơquan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra hải quan theo hướng đơn giản, ưutiên làm thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hànhtốt pháp luật hải quan nhưng vẫn đảm bảo việc ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạmpháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu,đấu tranh chống gian lận thương mại hữu hiệu nhất

Kiểm tra việc chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu, từ đó mà phát hiện, ngănchặn tình trạng gian lận trốn thuế và/hoặc vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chínhsách mặt hàng

Quá trình thực hiện một cuộc kiểm tra sau thông quan công chức Hải quanphải kiểm tra xét đoán xem doanh nghiệp có chấp hành nghiêm túc các văn bảnpháp quy, các quy định mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chấp hành hay không, xét

về góc độ này kiểm tra sau thông quan thuộc loại hình kiểm toán tuân thủ Nhưngmục đích chính của kiểm tra sau thông quan là phát hiện tình trạng gian lận (chủyếu là gian lận qua giá) để trốn thuế vì vậy phải kiểm tra xét đoán sổ và chứng từ kếtoán, ngân hàng tức là phải vận dụng nhiều kiến thức kiểm toán tài chính Như vậyxét về bản chất thì kiểm tra sau thông quan thuộc loại hình kiểm toán tuân thủ - tàichính

Cũng cần nói thêm rằng hoạt động kiểm tra sau thông quan phụ thuộc rấtnhiều vào pháp luật của Nhà nước, trước hết là Luật Hải quan, Luật thuế, Luật kếtoán, Luật ngân hàng… các Luật này của các nước không giống nhau Vì vậy nội

Trang 34

dung phương pháp và phạm vi hoạt động KTSTQ cua các nước không giống nhau.KTSTQ là một công cụ hữu hiệu cho việc quản lý hải quan hiện đại, thông qua biệnpháp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, các giao dịch thương mại… của doanhnghiệp lưu giữ Qua đó phản ánh được tình hình khai báo hải quan của doanhnghiệp khi làm thủ tục thông quan hàng hóa Kết quả đó vừa giúp cơ quan hải quanđánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, vừa phát hiện và xử lýkịp thời các hành vi gian lận thương mại, chống thất thu thuế cho ngân sách nhànước Như vậy, kiểm tra sau thông quan là khâu cuối cùng song lại là khâu có ýnghĩa quan trọng, khẳng định và phản ánh hiệu quả của toàn bộ quy trình thủ tục hảiquan Kết quả của kiểm tra sau thông quan không chỉ là tiền đề để đánh giá về chủthể kê khai hải quan có chấp hành tốt pháp luật hay không mà còn là cơ sở để đánhgiá chất lượng và hiệu quả của quy trình kiểm tra trước khi thông quan Kiểm trasau thông quan còn có những đóng góp quan trọng trong việc lựa chọn phương phápkiểm tra hải quan trong quá trình thông quan hàng hóa cũng như tham mưu, địnhhướng cho việc kiểm tra theo trọng điểm, trọng tâm trước khi thông quan Việc ápdụng biện pháp kiểm tra sau thông quan giúp cơ quan hải quan tập trung vào việckiểm tra những đối tượng trọng điểm có các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu khôngminh bạch Đây là một công cụ có hữu hiệu đối với công tác kiểm tra giám sát củaHải quan bởi vì: Kiểm tra sau thông quan cho phép cơ quan Hải quan có một cáinhìn tổng thể về các giao dịch có liên quan của doanh nghiệp, được phản ánh trongcác sổ sách và tất cả các loại chứng từ ghi chép của doanh nghiệp, đó chính là sựminh bạch Bên cạnh đó, kiểm tra sau thông quan cũng cho phép cơ quan Hải quan

áp dụng các biện pháp giám sát hải quan theo hướng đơn giản hóa, ưu tiên làm thủtục hải quan nhanh chóng, thuận tiện đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luậthải quan

1.2 Nội dung hoạt động kiểm tra sau thông quan

1.2.1 Nghiên cứu, lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan

Theo Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu thì việc lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan được thực hiện sau

Trang 35

khi quyết định kiểm tra đã được ký Trên cơ sở, kế hoạch KTSTQ được Tổng cụcHải quan phê duyệt từ đầu năm hoặc kiểm tra đột xuất xác định đối tượng kiểm tra

cụ thể, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra phân công dự kiến nhân

sự Đoàn kiểm tra và phân công thực hiện công tác chuẩn bị kiểm tra Dựa trên phâncông của người ban hành quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra (nhân sự dự kiến) lập

kế hoạch kiểm tra Thay đổi này sẽ giúp các thành viên trong đoàn chủ động trongviệc lập kế hoạch, có thêm thời gian để phân tích, thu thập thông tin và đưa ra cácbiện pháp xử lý Hơn nữa việc lập kế hoạch kiểm tra trước khi ban hành quyết địnhKTSTQ sẽ xác định rõ hơn trách nhiệm và vai trò của công chức trong công việc, từ

đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn, tránh việc bị động Đồng thời, trong trường hợpcần có văn bản yêu cầu thu thập thông tin từ đối tượng kiểm tra để xác định kếhoạch kiểm tra hiệu quả, Đoàn kiểm tra (nhân sự dự kiến) dự thảo văn bản trìnhngười có thẩm quyền ký văn bản thu thập thông tin (ví dụ các quy trình quản lý,cách thức tổ chức các bộ phận,…) để xác định kế hoạch kiểm tra Việc thu thậpthêm thông tin từ đối tượng kiểm tra trước khi ra quyết định kiểm tra sẽ giúp choĐoàn kiểm tra thực có khâu chuẩn bị tốt hơn Từ đó khâu kiểm tra sẽ được tiến hànhnhanh chóng và chính xác hơn

Nếu như quy trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số TCHQ ngày 14/5/2015 (Quy trình 1410) về nguyên tắc thu thập và xử lý thông tinchưa được đề cập đến, thì theo quy trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 (Quy trình 575), thông tin được thực hiện theonguyên tắc thu thập, tổng hợp từ một nguồn hoặc nhiều nguồn để đảm bảo đánh giá,phân loại thông tin Nguồn thông tin được ưu tiên thu thập và xử lý là từ hệ thốngthông tin của ngành hải quan

1410/QĐ-1.2.2 Xác định các đối tượng kiểm tra sau thông quan

Trong quá trình tiến hành kiểm tra sau thông quan (cả giai đoạn trước khikiểm tra và trong khi kiểm tra), việc xác định rõ ràng đối tượng kiểm tra sau thôngquan mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng; Hoạt động kiểm tra sau thôngquan hướng tới việc kiểm tra xem xét các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng

Trang 36

từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác

có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, đang được lưu giữ tại các tổchức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương mại gồm: Người khaihải quan, đại lý làm thủ tục hải quan; người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu đã được thông quan; Theo quy định pháp luật hiện hành thìhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thôngquan theo Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,

giám sát, kiểm soát hải quan thì “Đối tượng chịu kiểm tra sau thông quan” là

Người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; người được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa; đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính,dịch vụ chuyển phát nhanh; người được chủ hàng ủy quyền làm thủ tục hải quan

là đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế

Như vậy, KTSTQ sẽ hướng vào hai loại đối tượng như sau: Thứ nhất làngười nhập khẩu (người khai báo hải quan) và các tổ chức cá nhân có liên quan, baogồm người nhập khẩu ủy thác, chủ sở hữu hàng hóa, người mua hàng nội địa, đại lýhải quan, đại lý kho vận, và các đơn vị khác Trong các đối tượng trên, KTSTQ tậptrung vào người khai hải quan với tư cách là người khai hàng hóa nhập khẩu với cơquan Hải quan Trong trường hợp cần thiết, KTSTQ sẽ được thực hiện với các đốitượng khác có liên quan nhằm xác minh nội dung nhập khẩu; Thứ hai là các hồ sơchứng từ có liên quan đến giao dịch nhập khẩu cần kiểm tra, bao gồm 3 loại: hồ sơhải quan, chứng từ thương mại và chứng từ kế toán Ngoài ra, đối tượng củaKTSTQ còn bao gồm cả những tổ chức, cá nhân tham gia gián tiếp vào thương mạiquốc tế Có thể hiểu đây là những người không trực tiếp thực hiện giao dịch thươngmại nhưng có liên quan đến giao dịch đó, như người cung cấp hàng hóa, người muahàng nội địa Điều này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết đối với nghiệp vụ KTSTQ,

vì khi muốn truy tìm đầu vào hoặc đầu ra của hàng hóa, chứng từ để xác định rõ bứctranh giao dịch

Trang 37

Trên cơ sở, các đối tượng kiểm tra sau thông quan đã được xác định; đểthành lập đoàn kiểm tra cần thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi kiểm tra:Cục trưởng Cục Hải quan Thông báo khảo sát tại doanh nghiệp Nội dung thông báoyêu cầu ghi rõ thời gian khảo sát, nội dung cần khảo sát, thông tin cần cung cấp, hỗtrợ cho cơ quan hải quan Thời gian khảo sát tại doanh nghiệp không quá 3 ngàylàm việc Kết thúc khảo sát nhóm công chức báo cáo Lãnh đạo kết quả khảo sát, nêu

rõ nhận định, đánh giá và đề xuất nội dung kiểm tra dự kiến tại doanh nghiệp

Nhóm công chức lập Phiếu đề xuất ghi rõ thời hạn, phạm vi, nội dung,trường hợp kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra dự kiến, dự thảo Quyết định kiểmtra trình Lãnh đạo các cấp xem xét, phê duyệt Căn cứ Quyết định kiểm tra đãđược ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công công việc chuẩn bị,xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết (phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời giankiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thànhviên của đoàn; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liênlạc; kế hoạch hậu cần ) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra

1.2.3 Chuẩn bị kiểm tra sau thông quan

Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoànkiểm tra phân công công việc chuẩn bị kiểm tra sau thông quan trên cơ sở kế hoạchkiểm tra chi tiết quy định cụ thể về: phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời giankiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thànhviên của đoàn; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liênlạc; kế hoạch hậu cần để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra

Đối với kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, quy trình 575 mới bổ sung quyđịnh tại Khoản 1, Điều 9 trường hợp người khai hải quan có ý kiến giải trình thìphải giải trình bằng văn bản kèm hồ sơ, tài liệu chứng minh và phải được ghi nhậnbằng biên bản giao nhận Người khai hải quan không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không

cử đại diện đến làm việc thì quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghitrên quyết định kiểm tra, CQHQ tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định

và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu, thông tin của CQHQ hiện có

Trang 38

Trường hợp kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, Đoàn kiểm tra thực hiệnkiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lýrủi ro và kết luận theo từng nội dung thực hiện kiểm tra Việc lựa chọn rủi ro để xácđịnh vấn đề có vi phạm hay không? Tuy nhiên, trường hợp trong quá trình kiểm tranếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thì phải tiến hành kiểm tra sao cho đảm bảo kết luậnđược toàn bộ nội dung có vi phạm trong phạm vi, nội dung quyết định kiểm tra đãban hành.

Ngoài ra tại các điều, khoản này cũng quy định trách nhiệm rõ ràng hơn đốivới thành viên đoàn kiểm tra Thành viên đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo kếhoạch đã được Trưởng đoàn kiểm tra lập và theo sự phân công của Trưởng đoànkiểm tra, phải báo cáo bằng văn bản cho Trưởng đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệmtrước pháp luật đối với các nội dung kiểm tra được phân công Quy định bổ sungviệc lập và ký biên bản giữa thành viên đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp;thời hạn hoàn thành các biên bản kiểm tra, quy định bổ sung có thể hoàn thành biênbản trong thời hạn 05 làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra trong trường hợp phứctạp, trường hợp cần bổ sung chứng từ, tài liệu hoặc trường hợp người khai hải quancần giải trình và một số trường hợp đặc biệt khác

1.2.4 Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan

Việc kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và chỉ đạo, điều hànhcủa Trưởng đoàn kiểm tra Thành viên hoặc nhóm thành viên được Trưởng đoàn giaophụ trách kiểm tra từng nội dung, lập Biên bản kiểm tra ghi nhận nội dung kiểm tra vớinhững người được doanh nghiệp phân công làm việc Kết thúc từng nội dung kiểmtra, Trưởng đoàn kiểm tra cùng đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp ký, đóngdấu xác nhận nội dung Biên bản kiểm tra ghi nhận nội dung công việc đã làm, kếtluận những nội dung đã kiểm tra xong, những yêu cầu, đề nghị của mỗi bên (nếucó) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các tình tiết mới cần phải xác minh thìTrưởng đoàn phân công thành viên của đoàn đi xác minh hoặc báo cáo người banhành quyết định kiểm tra hoặc Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra phâncông người khác xác minh theo đề nghị của đoàn kiểm tra Trong quá trình kiểm tra,

Trang 39

những ngày đoàn kiểm tra không đến trụ sở doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra thìTrưởng đoàn phải thông báo cho doanh nghiệp biết.

1.2.5 Lập biên bản

Biên bản kiểm tra được lập giữa thành viên/nhóm thành viên đoàn kiểm travới đại diện người khai hải quan/đại diện có thẩm quyền của người khai hải quankhi kết thúc từng nội dung trong quá trình kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyếtđịnh kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét cùng đại diện có thẩm quyền củangười khai hải quan việc ký (người khai hải quan đóng dấu xác nhận) Biên bảnkiểm tra ghi nhận nội dung công việc đã làm (theo từng ngày hoặc lũy kế từ nhiềungày theo từng nội dung hoặc tổng thể kết quả kiểm tra), kết luận những nội dung

đã kiểm tra xong, những yêu cầu, đề nghị của mỗi bên (nếu có)

Biên bản có thể ghi tổng thể hoặc ghi tóm tắt tên công việc, kết quả côngviệc, dẫn chiếu đến Biên bản kiểm tra theo từng nội dung của thành viên/nhómthành viên và tài liệu xác minh; hoặc ghi chi tiết các nội dung công việc nếu khôngdẫn chiếu Những vấn đề đã kết luận được thì cần ghi rõ ràng, cụ thể để tránh giảithích khác nhau khi ghi nhận tại dự thảo Bản kết luận kiểm tra sau này

Nếu phát hiện hành vi vi phạm thì mô tả cụ thể hành vi vào biên bản này(chưa lập biên bản vi phạm ngay nếu chưa rõ ràng, chính xác, chắc chắn căn cứ, trừtrường hợp phải lập biên bản ngay để ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặntheo quy định của pháp luật hoặc căn cứ đã đầy đủ, chính xác) Các Biên bản kiểmtra hoàn thành trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra Trường hợp phức tạp,trường hợp cần bổ sung chứng từ, tài liệu hoặc trường hợp người khai hải quan cầngiải trình và một số trường hợp đặc biệt khác, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc

kể từ ngày kết thúc kiểm tra, phải hoàn thành Biên bản kiểm tra (thành viên đoànkiểm tra yêu cầu những người đã làm việc, giải trình, làm rõ nội dung, phạm vikiểm tra, xuất trình, sao chụp, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng từ liên quan kèm biênbản kiểm tra và ký Biên bản kiểm tra) Những người tham gia ký biên bản kiểm tra:

Do Trưởng đoàn quyết định

Trang 40

1.2.6 Lập báo cáo kết luận

Sau khi kết thúc việc kiểm tra hoặc trong trường hợp có tình huống phức tạp,vượt thẩm quyền, vượt khả năng giải quyết, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quanphải báo cáo Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra toàn bộ, kết quả kiểmtra, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những sai sótcủa phía cơ quan quản lý nhà nước, những bất cập của chính sách, pháp luật, biệnpháp quản lý và đề xuất giải quyết từng vấn đề

Đối với các trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đoàn kiểm tra báo cáo vớingười ban hành quyết định kiểm tra về mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệpdựa trên phạm vi đã kiểm tra

Dựa trên báo cáo của đoàn kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiệnkiểm tra phê duyệt nội dung, giao đơn vị cập nhật lên hệ thống dữ liệu và có phiếuchuyển nghiệp vụ gửi đơn vị có liên quan

Đối với các trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hảiquan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp, đơn vịthực hiện kiểm tra sau thông quan phải cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu đồngthời làm phiếu chuyển cho đơn vị quản lý rủi ro biết

Tại Điều 10 của quy trình tại Quyết định số 575/QĐ-TCHQ ngày 21/03/2019

bổ sung thêm quy định Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo tình hình kiểm tra theocác hình thức bằng văn bản, điện thoại, email,…chậm nhất là sau 05 ngày làm việc kể

từ ngày công bố quyết định kiểm tra cho người ký ban hành quyết định kiểm tra về tiến

độ công việc, nội dung kiểm tra, những vấn đề đã kiểm tra phát hiện, những khó khăn,bất cập, phức tạp cần xin ý kiến chỉ đạo Trong báo cáo nêu rõ việc phân công, tráchnhiệm của từng thành viên đoàn về từng vấn đề liên quan đến việc đề xuất xử lý kếtquả kiểm tra dựa trên nguyên tắc ai chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung nào thì chịutrách nhiệm đề xuất xử lý kết quả kiểm tra có liên quan đến nội dung đó

1.2.7 Theo dõi thực hiện các kết luận kiểm tra

Trưởng đoàn kiểm tra phân công việc cho thành viên đoàn kiểm tra, hoàn tấtcác công việc liên quan đến xử lý kết quả kiểm tra

Ngày đăng: 15/04/2022, 04:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Hoàng Việt Cường (2018), Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ởnước ta trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Hoàng Việt Cường
Năm: 2018
16. Lê Văn Tới (2017), Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Luận văn kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khuvực và quốc tế
Tác giả: Lê Văn Tới
Năm: 2017
17. Minh Hạnh (2018), Chính phủ liêm chính kiến tọa động lực để phát triển, tại trang www.laodongthudo.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ liêm chính kiến tọa động lực để phát triển," tạitrang
Tác giả: Minh Hạnh
Năm: 2018
18. Nguyễn Công Bình (2016), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Hải quan Việt Nam, Luận văn kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quản lý hảiquan hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế của Hải quan ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Năm: 2016
19. Nguyễn Ngọc Túc (2018), Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan ViệtNam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Ngọc Túc
Năm: 2018
20. Nguyễn Phạm Hải (2012), Vai trò của hải quan trong nền kinh tế hiện đại - hội nhập và yêu cầu đổi mới hải quan ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu - European Studies Review N05, tại trang http://www.vjol.info, [truy cập ngày 16/6/2017] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của hải quan trong nền kinh tế hiện đại -hội nhập và yêu cầu đổi mới hải quan ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phạm Hải
Năm: 2012
21. Nguyễn Thị Kim Oanh (2019), Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bốicảnh tự do hóa thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh
Năm: 2019
22. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2016) Giáo trình quản trị Doanh nghiệp thương mại, Viện thương mại và kinh tế quốc tế,Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị Doanhnghiệp thương mại
23. Phạm Ngọc Hữu (2015), Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, Tổng Cục Hải quan - Tài liệu nghiệp vụ lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan
Tác giả: Phạm Ngọc Hữu
Năm: 2015
24. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 23/06/2014 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số08/2015/NĐ-CP ngày 23/06/2014 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan,chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Luật Thuế giátrị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2008
27. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thuế tiêuthụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2008
28. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thuế bảovệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2010
29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số78/2006/QH11
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 54/2014/Q13 ngày 23/06/2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Hải quan số 54/2014/Q13 ngày 23/06/2014
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2014
31. Tổng cục Hải quan (2011), Chỉ thị số 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 vềtăng cường công tác kiểm tra sau thông quan
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2011
32. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2013 về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2013về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2015
33. Trần Vũ Minh (2019), Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước trênthế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam
Tác giả: Trần Vũ Minh
Năm: 2019
34. Trung tâm từ điển học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w