LỜI NÓI ĐẦU Từ những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam đang trong quâ trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xê hội chủ nghĩa vì thế chính sâ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam đang trong quá trìnhchuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa vì thế chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Namđang được Đảng và Nhà nước khuyến khích rất cao
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là một trong những công tyđược thành lập tại Việt Nam dưới vốn đầu tư của người nước ngoài Tuy mới thànhlập được 3 năm nhưng đã thu hút được số lượng lao động đông đảo trong nước, tạothu nhập cho nhiều người Nắm bắt nhanh nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng
sử dụng một lượng lớn các phương tiện đi lại, công ty đã tiến hành sản xuất các loạilinh kiện mô tô và xe máy nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn cho nhu cầu đi lại.Đây là một điểm mạnh của Ngọc Đức và cũng là một thuận lợi lớn cho Công tytrong tương lai khi mà xu hướng tiêu dùng xe máy và ôtô của xã hội ngày càngtăng.Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay C ông ty cũng đ ã không ít gặp nhiều khókhăn thách thức lớn Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty Ngọc Đức em đã đi sâu nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty trong giai đoạn 2005 – 2008 Đồng thời muốn dự đoán về tình hình hoạtđộng của Công ty trong những năm tiếp theo bằng cách sử dụng các phương phápthống kê được học
Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các phương phápthồng kê không những cho phép đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty chính xác mà còn tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến thựctrạng của Công ty để từ đó rút ra giải pháp giải quyết vấn đề và dự đoán chính xác
cho tương lai.Vì vậy em đã chon đề tài : “Vận dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2008 và dự đoán cho các năm 2009 – 2010” cho
chuyên đề thực tập của mình
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Trang 2Chương I: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Chương II: Một số phương pháp thống kê vận dụng phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giaiđoạn 2005 – 2008 và dự báo cho các năm 2009 -2010
Để hoàn thành chuên đề thực tập này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướngdẫn tận tính của thấy giáo hướng dẫn cùng với Cán Bộ Công nhân viên các phòngban đặc biệt là phòng kế toán của Công ty Ngọc Đức nơi em thực tập Tuy nhiêngiữa công việc Thống kê thực tế với những kiến thức em đã được học cũng
có nhiều khoảng cách, do hạn chế về mặt kiến thức nên chuyên đề thực tập của emchắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉbảo và góp ý của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Thống Kê để em
có thể hiểu sâu hơn nữa về công tác Thống kê cũng như giúp chuyên đề thực tập của
em được hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thống Kê trường Đại HọcKinh tế Quốc Dân Đặc biệt, em xin cảm ơn TS.Bùi Đức Triệu đã trực tiếp hướngdẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Trang 3Chương I
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là việc sử dụng các yếu tố đầu vào
và biến đổi nó thành các yếu tố đầu ra nhằm làm thoả mãn nhu cầu của người sửdụng Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt độngsản xuất tự cấp tự túc đó là điều kiện cần thiết đảm bảo chính xác các thống tinthống kê Mỗi sản phẩm đều trải qua bốn giai đoạn đó là sản xuất – phân phối – traođổi – tiêu dùng Hoạt động trong giai đoạn sản xuất được gọi là hoạt động sản xuất.Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo rasản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của cá nhânhoặc của xã hội Có thể nói hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của xãhội , là cơ sở tồn tại của xã hội loài người
Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn lưuthông Hoạt động của doanh nghiệp trải qua giai đoạn lưu thông gọi là hoạt độngkinh doanh Hoạt động kinh doanh có thế vì các mục đích khác nhau tuỳ thuộc vàocác loại hình doanh nghiệp Nhưng tất cả đều phải thoả mãn nhu cầu của đối tượngtiêu dùng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp có thể rất đadạng, sản xuất nhiều mặt hàng, kinh doanh tổng hợp Nhưng tựu chung lại gồn hailoại hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp ( sản xuấtkinh doanh chính ) và hoạt động sản xuất, kinh doanh khác Hoạt động sản xuất kinh
Trang 4doanh chính quyết định việc đặt tên và thương hiệu cho doanh nghiệp, xếp doanhnghiệp đó vào một ngành công nghiệp cụ thể Hoạt động sản xuất kinh doanh khác
là hoạt động kiêm về sản xuất nông nghiệp, vận tải hay thương mại…
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt độngsản xuất tự cấp , tự túc Tuy đều là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất rasản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước củangười sản xuất Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn cónhững đặc điểm riêng của nó:
Là hoạt động có mục đích có thể làm thay được của con người
Bao gồm cả hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất dịch vụ
Nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của toàn xã hội
Sản xuất vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà
để cho người khác tiêu dùng
Động cơ và mục đích làm ra sản phẩm là để phục vụ và thu lợi nhuận
Phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi
lỗ trong kinh doanh
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh ( vật chất hay dịch vụ ) có thểcân đo đong đếm được, đó là sản phẩm hàng hoá được trao đổi , tiêu thụ
trên thị trường Người chủ sản xuất phải luôn có trách nhiện với sản phẩm củachính mình
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm bắt được thông tin về sản phẩmcủa doanh nghiệp trên thị trường.Trong đó các thông tin về số lượng, chất lượng, giá
cả sản phẩm, thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường,thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về các chính sách kinh
tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và
về phát triển kinh tế Xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất tiêu dùng xãhội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát
Trang 5triển khoa học kỹ thuật, mở rộng trao đổi giao lưu hàng hoá, tạo ra phân công laođộng xã hội và các cân bằng kinh tế xã hội.
Không phải mọi hoạt động sản xuất của con người để tạo ra sản phẩm hữu íchnhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội đều là hoạt động sản xuất Mà cầnphải loại trừ các hoạt động như nấu cơm giặt giũ , thầy mo, thầy cúng, hoạt độngvay mượn trong gia đình … Những hoạt động này về bản chất là hoạt động sản xuấtnhưng tự coi không phải là hoạt động sản xuất vì chưa có điều kiện thống kê chínhxác
Hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trong trong xã hội góp phầnnâng cao đời sống nhân dân, làm giàu xã hội Do vậy ngày càng cùng cố và pháttriển đồng thời tạo mọi điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp được hoạt động tốt hơn
2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là Công ty hoạt động theo luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập bởi công ty Hữu Hạn công nghiệpchính xác Ngọc Đức, trụ sở tại số 50 – 9, tầng 4, đuờng phúc thành, huyện đào viên,thành phố Bát đức - Đài Loan do ông Huang Yih Sheng, quốc tịch Trung Quốc (ĐàiLoan), chức vụ Giám đốc làm đại diện
Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức
Tên giao dịch bằng tiếng Anh Yu – Te precision Technology Co, ltd
Theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm) tại xã Biên Giang - Huyện ThanhOai – Tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở Công ty đặt tại cụm công nghiệp thị trấnPhùng, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây
Vốn đầu tư đăng ký là 700.000 USD vốn pháp định là 210.000 USD
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã 3 lần sử đổi giấy phép đầu tư,
cụ thể là:
Trang 6Giấy phép điều chỉnh lần 1 Số 41 – GPĐC1/HT ngày 17/06/2006 về việc tăngvốn đầu tư là 1.000.000 USD và tăng vốn pháp định lên là 300.000 USD.
Gấy phép điều chỉnh lần 2 Số 41 – GPĐC2/ HT ngày 24/06/2006 của UBNDtỉnh Hà Tây về việc chuẩn y thay đổi trụ sở của Công ty Hữu hạn chính xác NgọcĐức, theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm): tại xã Biên Giang, thị xã HàĐông - tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở công ty đặt tại cụm CN thị trấn Phùng– huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây
Giấy phép điều chỉnh lần 3 Số 41 – GPĐC3/HT ngày 14/09/2006 do UBNDtỉnh Hà Tây cấp, chuẩn y việc tăng vốn đầu tư và thay đổi trụ sở của công ty, cụ thể:Trụ sở đặt tại: Cụm công nghiệp thị trấn Phùng – huyện Đan phượng - tỉnh Hà Tây,CHXHCN Việt Nam
Vốn đàu tư đăng ký là: 1.375.000 USD
kiện xe ôtô, môtô
3 3436 Gia công khuân mẫu và các loại linh kiện phụ tùng xe ôtô,
Trang 7- Số cán bộ có trình độ trên Đại học là 5 người.
- Số cán bộ có trình độ Đại học là 22 người
- Số cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là 20 người
- Số lao động phổ thông là 123 người
- Công ty cón có 3 cán bộ người nước ngoài với trình độ và tay nghề cao
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Công ty Hữu Hạn Công Nghiệp Chính Xác Ngọc Đức là công ty với 100% làvốn đầu tư nước ngoài , thực hiện chế độ một thủ truởng với mô hình cơ cấu trựctuyến Quyền quyết định những vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hànhchính, đời sống trong phạm vi doanh nghiệp và từng bộ phậm được trao cho mộtngười Người đó có nhiệm vụ quản lý tòan diện các mặt hoạt động ở đơn vị mình
Tổ chức bộ máy quản trị Doanh nghiệp trong công ty thể hiện đáp ứng đầy đủ đượccác yêu cầu:
- Đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của Doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ,toàm diện các chức năng quản lý doanh nghiệp
- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng , chế độ trách nhiệm cánhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thểlao động trongDoanh nghiệp
- Phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và kỹ thuật củaDoanh nghiệp
- Đảm bảo được yêu cầu vừa tinh giản vừa gọn nhẹ trong bộ máy quản lý
Về phân công trong bộ máy quản trị điều hành Doanh nghiệp: Công ty NgọcĐức thực hiện chế độ phân công hợp lý đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối, sự phụctùng kỷ luật hết sức nghiêm ngặt từ trên xuống dưới
+ Tổng giám đốc : Là người đứng đầu Công ty, bao quát về tình hình hoạtđộng của Công ty Giao trách nhiệm trực tiếp cho phó tổng giám đốc trong việc điềuhành Công ty
+ Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Công ty: Là người được giao trách nhiệmquản trị Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kỹ thuật kinh
Trang 8doanh và đời sống của doanh nghiệp.Giao quyền chỉ huy sản xuất, kỹ thuật và quản
lý tài chính cho Phó giám đốc Đồng thời tập trung vào những vấn đề lớn có tínhchiến lược
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự chỉ đạo của giám đốc là người chịu tráchnhiệm về kỹ thuật, có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng kỹ thuật, phòng QLSX, phòng
QC làm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra Là người chịu trách nhiệm về chấtlượng sản phẩm do đó phó giám đốcđóng vai trò quan trọng trong bộ máy của Công
ty, chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được trong Công ty
+ Phó giám đốc tài chính: Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc là người chịu tráchnhiệm về tài chính của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận có liên quan như:Phòng Kế toán, nhân sự, kinh doanh
+ Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các định mứckinh tế kỹ thuật , tiêuchuẩn chất lượng sản phẩm Trước khi bắt tay vào sản xuất, phòng kỹ thuật phảithiết kế, cung cấp bản vẽ thiết kế, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong vàngoài nước Đồng thời phòng kỹ thuật còn có chức năng kiểm tra chất lượng sảnphẩm trước khi giao cho khách hàng
+ Phòng quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất theo các mẫu mãtheođơn đặt hàng của khách hàng Đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng tốt, đúng tiêuchuẩn kỹ thuật đã đặt ra
+ Bộ phận quản lý chất lượng ( QC): Có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩmđầu ra trước khi tiền hành giao hàng cho khách hàng Đảm bảo sản phẩm phải đạtchất lượng tốt
+ Phòng kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toáncủa Công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm thuthập và xử lý thanh quyết toán chứng từ chi tiêu, cung cấp thông tin tài chính phục
vụ yêu cầu của người quản lý
+ Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc tuyển mộ và tuyển chọn nhân lựccho Công ty Đồng thời chăm lo đời sống, công tác tư tưởng của toàn thể cán bộcông nhân viên trong Công ty, truyền bá công tác chính trị tư tưởng mỗi khi cấp trên
Trang 9giao phó và chỉ đạo Đảm bảo công tác hành chính, hậu cần thường xuyên trongCông ty.
+ Phòng kinh doanh: Liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng trong Công
ty, nhu cầu đầu vào và đầu ra đều do bộ phận này xử lý Nhu cầu đầu vào phục vụtrong quá trính sản xuấtsản phẩm từ khâu nhập liệu chính, phụ… đến khâu tiêu thụthành phẩmcũng do bộ phận này tham gia điều hành Quá trình sản xuất, hay tiêuthụ sản phẩm được tốt phụ thuộc phần lớn ở bộ phận này, vì vậy những người ởphòng kinh doanh đòi hỏi phải là người năng động, nắm bắt và xử lý thông tin mộtcách nhanh nhất
Sau đây là sơ đồ tổ chức của Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính Xác Ngọc Đức:
Trang 102.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường của Công ty Hữu Hạn
Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
2.3.1 Đặc điển hoạt động sản xuất của Công ty.
Trang 11Công ty tổ chức mô hình sản xuất khép kín gồm nhiều bộ phận mỗi bộ phận
có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt Cụ thể như sau:
+ Bộ phận kinh doanh: Có nhiệm vụ thu hút đông đảo khách hàng, làm phongphú đơn đặt hàng cho công ty.Thống nhất giá cả với khách hang cũng như chất liệu
và mẫu mã sản phẩm Đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty mình ra bên ngoàithị trường
+ Bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm : Đóng vai trò quan trọng nhất trongkhâu sản xuất ra sản phẩm Từ các đơn đặt hàng của khách hang tiến hành sản xuấtchế tạo ra các linh kiện theo yêu cầu của họ.Yêu cầu của bộ phận này là chính xác tỷ
mỷ đến tình chi tiết
+ Bộ phận QC: Có nhiện vụ kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm cũngnhư toàn bộ khâu sản xuất, hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm hoàn thànhtốt nhiệm vụ, phát hiện kịp thời các sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất đểđiều chỉnh kịp thời
+ Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình hoạt động sản xuất củaCông ty.Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Sảm phẩn của Công ty sau khi đuợc sản xuất ra khi được kiểm tra chất lượng đầy đủ
sẽ cho xuất cho khách hành ngay tại kho của mình Chất lượng sản phẩm cũng đượccác khách hàng chấp nhận và đánh giá theo thứ tự xếp hạng A, B, C Đồng thờithanh toán cho Công ty theo xếp hạng đó, nếu loại A sẽ thanh toán sớm nhất sau đóđến loại B và sau cùng là loại C
2.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thị trường của Công ty.
Công ty Hữu Hạn Kỷ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty sản xuất và chếtạo các loại linh kiện xe gắn máy Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn khôngsản xuất nhỏ lẻ Hiện nay khách hàng chính của công ty là VMEP Đồng Nai, VMEP
Hà Tây, Hong Mịng, HonDa Đặc biệt sắp tới Công ty sẽ ký hợp đồng với Piajo của
Ý Sản phẩm của Công ty được các khách hàng nối tiếng trong nước đánh giá cao
và dần sẽ hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài
Trang 123 Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu do lường quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp
3.1 Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động do những người laođộng của doanh nghiệp đó ( hoặc lao động làm thuê cho doanh nghiêp ấy) làm ratrong một khoảng nhất định
Kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên thành quảcủa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Kết quả sản xuấtkinh doanh phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và Doanh nghiệp, phảimang lại lợi ích kinh tế chung cho toàn xã hội
Kết quả sản xuất kinh doanh gồm hai bộ phận cấu thành đó là kết quả sản xuất
và kết quả kinh doanh Kết quả sản xuất được tạo ra trong giai đoạn sản xuất, kếtquả kinh doanh được tạo ra trong giai đoạn lưu thông kết quả sản xuất kinh doanhbao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ Đơn vị đo lường kết quả sảnxuất kinh doanh của Doanh nghiệp có thể là đơn vị hiện vật, đơn vị quy chuẩn, đơn
vị kép, đơn vị lao động và đơn vị giá trị
Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tính phải thoả mãn cácyêu cầu sau:
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải do lao động sản xuấtkinh doanh của Doanh nghiệp làm ra , có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý theo yêucầu sử dụng và hưởng thụ đương thời
- Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng Dovậy sản phẩm của Doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng và hưởng thụ là sản phẩmtốt Đến lượng mình lượng giá trị sử dụng của sản phẩm lại phụ thuộc vào trình độphát triển kinh tế khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải đảm bảo được lợi íchcủa người tiêu dùng và của Doanh nghiệp Do vậy, chất lượng sản phẩm của Doanhnghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trang 13chấp nhận được lợi ích của Doanh nghiệp thể hịên ở chi phí sản xuất sản phẩmkhông vượt quá giới hạn kinh doanh của sản phẩm trên thị trường Lợi ích của ngườitiêu dùngthể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm chi phítrong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải mang lại lợi ích kinh tếchung cho tiêu dùng xã hội Mức tiết kiệm biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, bằngtiết kiệm chi phí tiền của, thời gian sử dụng sản phẩm, bằng giảm thiệt hại cho môitrường xã hội
- Sản phẩm vật chất cho các ngành sản phẩm vật chất của nền kinh tế quốc dânlàm ra như sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,… những sản phẩm này góp phầnlàn tăng thêm của cải vật chất cho xã hội
- Sản phẩm dịch vụ không biểu hiện thành một loại sản phẩm có thể cân đođong đếm được Những sản phẩm náy chỉ có thể đếm được theo thang đo định danh.Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ thường xảy ra cùng một thờiđiểm Sảm phẩm dịch vụ đang góp phầm làm phong phú cuộc sống vật chất và tinhthần của tiêu dùng xã hội
Quan điểm và nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh
Với hoạt động sản xuất thì kết quả của nó được tính vào vào kết quả sản xuất,còn với hoạt động kinh doanh thì kết quả của nó được tính vào kết quả sản xuất kinhdoanh Để tính kết quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp thì thống kêdoanh nghiệp phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
+ Kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh qua các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và
nó là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp làm ra trong kỳ
Do vậy các Doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp những kết quả thuê bên ngoài làm như vận tải… những kết quả này do ngườilàm thuê tính Ngược lại Doanh nghiệp được tính vào kết quả sản xuất của mình cáchoạt động làm thuê cho bên ngoài Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báocáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành ( cuối kỳ - đầu kỳ)
Trang 14+ Được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh toàn bộ sản phẩm làm ra trong
kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu (điện, than…)dùng trong doanh nghiếp sảnxuất điện thành phẩm chính và sản phẩm phụ nếu Doanh nghiệp thu nhặt được(thóc, rơm rạ trong nông nghiệp) sản phẩm kinh doanh tổng hợpcủa tất cả các côngđoạn kinh doanh ( từ kết quả sản xuất đến kết quả bán lẻ sản phẩm )
+ Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợptiêu chuẩn Việt Nam Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sảnphẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng Những giá trị thu hồi từphế liệu phế phẩm không được coi là sản phẩm của Doanh nghiệp nhưng lại đượcxem là một nội dung thu thập của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Những sản phẩm
đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém, chi phí sửa chữa đền bù sảnphẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành… nếu phát sinh trong kỳ báo cáo phải trừvào kết quả báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kỳ
3.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp.
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp , thống kê thường
sử dụng một hệ thống chỉ tiêu trong hệ thống gồm hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu cơbản và chỉ tiêu chi tiết Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh một cách tổng hợp nhất kết quảsản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Các chỉ tiêu chi tiết phản ánh sâu về từngmặt nào đó của kết quả sản xuất kinh doanh song mức độ tổng hợp còn hạn chế.Các chỉ tiêu là sự xác định về nộ dung và phạm vi của kết quả sản xuất kinhdoanh Mỗi chỉ tiêu có thể có nhiều giá trị tuỳ thuộc vào thời gian, địa điểm cụ thể.Những giá trị cụ thể này được gọi là trị số của các chỉ tiêu Kết quả sản xuất kinhdoanh của Doanh nghiệp đạt được là do nhiều nhân tố khácnhau Nhân tố đó có thể
là những nguyên nhân hay điều kiện ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh.Lịch sử đo lường kết quả sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đã qua sử dụng hai
hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu theo MPS và hệ thống chỉ tiêu theo SNA Để
Trang 15đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp, thống kê đã
sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau: ( theo SNA)
- Khối lượng sản phẩm hiện vật hay quy chuẩn: Là tổng số sản phẩm của từngmặt hàng do các bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ
- Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất: Là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩmcông nghiệp do lao động của Doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ
- Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT)
- Doanh thu thuần ( DT’)
- Giá trị sản xuất ( GO)
- Giá trị gia tăng (VA)
- Giá trị gia tăng thuần (NVA)
- Lợi nhuận (LN)
II Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức với đặc điểm là sản xuấttheo đơn đặt hàng số lượng lớn, giá cả cụ thể thống nhất nên việc xác định kết quảhoạt động kinh doanh của công ty rất cụ thể Doanh thu bán hàng có thể cập nhậttheo từng ngày
1.Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu Thồng kê phù hợp với tình hình thực tếcủa công ty là một việc không dễ nhất là với công ty Ngọc Đức- một công ty mớithành lập tình hình hoạt động đang dần ổn định Việc lựa chon hệ thống chỉ tiêuThống kê như thế nào là phù hợp được Công ty cân nhắc kỹ và phải đáp ứng đượccác yêu cầu sau:
1.1.Đảm bảo tính hướng đích
Trang 16Trong quá trình phân tích phải phản ánh được quy luật, xu thế phát triển vàtrình độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Về không gian là toàn bộ các hoạt động kinh doanh diễn ra liên quan tớiDoanh nghiệp Về thời gian thường là thnág, quý, năm hoặc thời kỳ nhiều năm để cóthể phản ánh được tính quy luật, tính hệ thống của hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Doanh nghiệp
Đảm bảo tính hướng đích đáp ứng được yêu cầu của đối tượng cần cung cấpthông tin nhằm đảm bảo tác dụng thiết thực trong công tác quản lý
Như vậy trong hoạt động kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động sản xuấtkinh doanh nói riêng các Doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được hiệu quả cao nhấthay nói cách khác đó là tính hướng đích
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Để đánh giá chính xác cơ sở khoa học kết quả sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu vì mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đótrong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hay nói cách khác ta phải sửdụng hệ thống chỉ tiêu trong đó các chỉ tiêu cần phải có mố liên hệ với nhau Chẳnghạn, kết quả mà Công ty cần đạt được quan trọng nhất đó là lợi nhuận Đây là chỉtiêu quan trọng, là phần chênh lệch giữa tổng kết quả đạt được và tổng chi phí bỏ
ra Lợi nhuận nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Doanhnghiệp, lợi nhuận là cơ sở để nâng cao đời sống cán bộ Công nhân viên và đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh, do vậy chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tiên mà chúng tachọn ở đây là lãi Tiếp đến là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanhnhư :Giá trị gia tăng,giá trị gia tăng thuần, tỷ suất lợi nhuận…và các chỉ tiêu kếtquả khác nữa
Để đáp ứng những yêu cầu trên khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kêđánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cần quán triệt các nguyêntắc cụ thể sau:
Trang 17Thứ nhất các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh phải được quy địnhthống nhất, có hướng dẫn cho các Doanh nghiệp của tất cả các nghành kinh tế Quốcdân về phương pháp tính đảm bảo yêu cầu:
- Nội dung tính toán phải thống nhất từ chi tiết đến tổng hợp
- Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng bao gồm cả phạm vi không gian
và thời gian
- Đơn vị tính toán phải thống nhất
- Việc thống nhất phương pháp tính toán nhằm đảm bảo cho việc so sánh hoạtđộng của Doanh nghiệp theo không gian và thời gian,
- Việc tính toán các chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với trình độ của cán bộ, điềukiện hạch toán và thu thập số liệu của Doanh nghiệp
Thứ hai phải đảm bảo tính hệ thống, điều đó có nghĩa là các chỉ tiểu trong hệ thốngphải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ sắp xếp một cách khoa học Điềunày liên quan tới việc chuẩn hoá thông tin
Phải bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu và thứ yếu, các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiếtphản ánh từng mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và từng nhântố
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệpphải đảm bảo tính khả thi tức là dựa trên khả năng nhân tài vật lực có cho phép tiếnhành thu thập tổng hợp các chỉ tiêuvới chi phí ít nhất do đó đòi hỏi phải cân nhắc kỹlưỡng, xác định những chỉ tiêu cơ bản nhất đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu cần gọn và từng chỉ tiêu cần có nộ dung rõ ràng dễthu thập thông tin, đảm bảo tính khả thi phù hợp với nhân lực tài lực vật lực củadoanh nghiệp
Thứ hai, phải có tính ổn định cao (được sử dụng trong thời gian dài) đồng thờiphải có tính linh hoạt Mặt khác hệ thống chỉ tiêu cần thường xuyên được hoàn thiệntheo sự phát triển của yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp trong từng thời kỳ
Trang 18Thứ ba, phải quy định các hình thức thu thập thông tin ( qua báo cáo thống kêđịnh kỳ hoặc qua điều tra thống kê ) phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với điềukiện và trình độ cán bộ làm công tác thống kê các Doanh nghiệp để có thể tínhtoán các chỉ tiêu trong hệ thống với độ chính xác cao phục vụ tốt cho yêu cầu côngtác quản lý trong Doanh nghiệp.
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kêđánh giá kết quả sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp phải đảm bảo được tính hiệu quả Nghĩa là hệ thống chỉ tiêu đó phảiphân tích được sát với tình hình thực tế hiện nay đang xảy ra tại Doanh nghiệp Bất
cứ một Doanh nghiệp nào thì mục đích hoạt động cũng quan tâm đến hiệu quả đạtđược Vì vậy, khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính hiệu quả
2.Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
2.1.Tổng giá trị sản xuất GO
2.1.1 Khái niệm Tổng giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản xuất (GO) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng củacác hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các Doanh nghiệp, các ngành trong nềnkinh tế Quốc dân Nó được phản ánh trực tiếp và hữu ích của kết quả mà Doanhnghiệp đó hoàn thành trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
Tổng giá trị sản xuất (GO) bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (tư liệu sản xuất
và vật phẩm tiêu dùng), giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất vàphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và của toàn xã hội
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân, phản ánh sự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cac nhân cũng nhưtoàn xã hội trong từng thời kỳ Và tổng giá trị sản xuất (GO) còn là cơ sở để tínhcác chỉ tiêu khác
Giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác NgọcĐức là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của
Trang 19Công nghiệp Công ty làm ra trong một thời kỳ và là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêutổng giá trị sản xuất (GO) chung của toàn Công ty.
2.1.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) trong hoạt động sản xuất Công nghiệp
- Phản ánh quy mô về kết quả hoạt động sản xuất Công nghiệp của Doanhnghiệp
- Là cở sở để tính các chỉ tiêu VA và NVA của Doanh nghiệp
- Là căn cứ để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp Công nghiệp
- Được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân
GO bao gồm đủ ( C+V+M) nên có thể có sự trùng lặp về giá trị trong tínhtoán
2.1.3 Nội dung của tổng giá trị sản xuất (GO)
* Theo số liệu sản xuất, GO gồm các yếu tố:
- Giá trị thành phẩm (sản phẩm chính, phụ và nửa thành phẩm ) sản xuất bằngnguyên vật liệu của Doanh nghiệp
- Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng cộng vớigiá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng đem chế biến
- Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ
- Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuấtcủa Doanh nghiệp
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm thên cho bên ngoài
- Sửa chữa lớn thiết bị cho bên ngoài và cho mình
- Giá trị sản phẩm tự chế biến dùng theo quy định, giá trị các phế liệu thu hồi.Riêng bộ phận giá trị thu hồi phế liệu về bản chất không nên tính vào kết quả sảnxuất mà nên tính vào giản chi phí trung gian ( không nên xem phế liệu là sản phẩm
xã hội ) Hiện nay các cơ quan thống kê các nước và Việt Nam quy định được tínhvào giá trị sản xuất Điều này không ảnh hưởng tới kết quả tính giá trị tăng thêm và
Trang 20GDP, nhưng có ảnh hưởng đến nội dung kinh tế và ý nghĩa chỉ tiêu giá trị sản xuấttính được.
- Chênh lệch giá trị cuối kỳ - đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang ,công cụ…
* Theo số liệu tiêu thụ, GO bao gồm các khoản sau:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm ( chính, phụ và nửa thnàh phẩm ) do lao độngcủa doanh nghiệp làm ra
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm như trên ( làm bằng nguyên vật liệu củaDoanh nghiệp ) thuê gia công bên ngoài
- Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng
- Doanh thu bán phế liệu phế phẩm
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ ( khi không thểhạch toán riêng về nghành phù hợp)
- Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến
- Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế biến giữacuối và đầu kỳ
- Chênh lệch giá trịt thành phẩm tồn kho giữa cuối và đầu kỳ
- Chênh lệch giá trị hàng hoá đã gửi bán chưa thu được tiền giữa cuối và đầukỳ
- Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuấtcủa Doanh nghiệp
Kết quả tính toán GO trong hai cách trên có thể không khớp nhau, do cácnguyên nhân: Mỗi cách dựa vào nguồn số liệu riêng ; ở giác độ tiêu thụ có nhiềukhoản thu hơn; ở góc độ sản xuất thường tính theo giá so sánh và giá hiện hành, còn
ở góc độ phâm phối chỉ tính theo giá hiện hành
2.1.4 Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ( GO)
Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức tính chỉ tiêu GO cũng đảmbảo các nguyên tắc chung khi xác định GO như sau:
- Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế
Trang 21- Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nàođược tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của thời kỳ đó Theo nguyên tắc này , chỉtính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thnàh phẩm và sản phẩm dởdang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của
kỳ trước
- Tính theo giá thị trường
- Tính theo toàn bộ giá trị sản phẩm: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trịsản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sảnxuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng
- Tính toàn bộ kết quả sản xuất: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sảnxuất không chỉ thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang
2.1.5 Phương pháp xác định tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất GO của nền kinh tế là tổng hợp tổng giá trị sản xuất củacác ngành kinh tế, được tính theo các phương pháp phù hợp Có ba phương pháptính tổng giá trị sản xuất (GO) trong pham vi toàn bộ nền kinh tếquốc dân: Phươngpháp Daonh nghiệp, phương pháp ngành và phương pháp kinh tế quốc dân
Tổng giá trị sản xuât GO của ngành Công nghiệp được tính theo phương phápDoanh nghiệp, có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất Công nghiệp các kết quả hoạtđộng cuối cùng của các Doanh nghiệp, không tính các kết quả trung gian ( chuchuyển nội bộ doanh nghiệp ) Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đứccũng tính theo phương pháp này
* Tổng giá trị sản xuất (GO) của hoạt động sản xuất Công nghiệp tính theo giátrị sử dụng cuối cùng gồm các yếu tố sau:
+ Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất Công nghiệp ( gồm doanh thuthuần bán sản phẩm hàng hoá công nghiệp và doanh thu thuần cung cấp dịch vụ sảnxuất công nghiệp
+ Trợ cấp của nhà nước
Trang 22+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tựchế,
+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho
+ Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ hàng gửi bán
+ Thuế sản xuất khác; (= )giá trị sản xuất theo giá cơ bản
+ Thuế sản phẩm; (= )giá trị sản xuất theo giá sản xuất
+ Cước vận tải và phí thương nghiệp; (=) giá trị sản xuất theo giá cuối cùng
2.2 Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT)
2.2.1 Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu (DT)
Tổng Doanh thu là một chỉ tiêu kết quả quan trọng, nó phản ánh tổng giá trịcác mặt hàng sản phẩm công nghiệp của Doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toántrong kỳ Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số đãthực tế thu được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mụa tiêu kinh doanh củaDoanh nghiệp
2.2.2 Công thức tính.
Chỉ tiêu Doanh thu được xác định theo công thức:
DT = ∑piqi
Trong đó : pi là giá bán đơn vị sản phẩm i
qi là lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ
2.2.3 Nội dung của Doanh thu
* Theo hình thái biểu hiện, gồm các yếu tố:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệpcủa Doanh nghiệp (gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nửa thành phẩm
bán ra)
- Doanh thu do chế biến thành phẩm cho người đặt hàng
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm do đơn vị khác gia công nhưng vật tư doDoang nghiệp cung cấp
- Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm
- Doanh thu từ dịch vụ sản xuất cho bên gnoài
Trang 23- Giá trị sản phẩm hàng hoá chuyển nhựng cho các cơ sở khác trong cùng mộtCông ty, một hãng.
- Giá trị sản phẩm sản xuất ra để lại tiêu dùng trong Doanh nghiệp ( tính theogiá bán ra ngoài thị trường hay giá ghi trong sổ sách của Doanh nghiệp)
* Theo thời kỳ thanh toán, chỉ tiêu có các nội dung sau:
- Doanh thu sản phẩm vật chấtvà dịch vụ đã hoàn thành và tiêu thụ ngay trong
2.3 Doanh thu thuần (DT’)
2.3.1.Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là tổng Doanh thu tiêu thụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừkhác như chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bùsửa chữa hư hỏng trong thời gian bảo hành
Doanh thu thuần là doanh thu thực của hoạt động kinh doanh trong kỳ nghiêncứu là cơ sở xác định các chỉ tiêu lợi nhuận, các chỉ tiêu lãi lỗ ròng của hoạt độngCông nghiệp của Doanh nghiệp
2.3.2 Công thức tính
Công thức tính chỉ tiêu doanh thu thuần như sau:
DT’ = DT – Các khoản giảm trừ doanh thu
2.3.3 Nội dung, phương pháp xác định doanh thu thuần (DT’)
Để xác định được chỉ tiêu Doanh thu thuần ta cần xác định các khoản giảm trừdoanh thu, gồm có:
- Thuế sản xuất ( trừ trợ cấp), gồm : Thuế sản phẩm ( các loại thuế VAT, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…); thuế sản xuất khác ( thuế đất, thuế mônbài, thuế tài sản, thuế đối với ô nhiễm môi trường, thuế đối với các giao dịch quốctế; các khoản lệ phí mua của các cơ quan nhà nước)
Trang 24- Giảm giá hàng bán
- Giá trị hàng bán đã bán bị trả lại, chi phí sửa chữa hàng hư hỏng còn trongthời hạn bảo hành
Ngược lại được cộng thêm các khoản như trợ cấp giá, trợ cấp lợi tức…
2.4 Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp (M)
2.4.1 Khái niệm về lợi nhuận kinh doanh
Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệuquả kinh doanh mà Doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh
2.4.2 Công thức xác định lợi nhuận kinh doanh
Lợi nhuận kinh doanh được xác định bằng công thức sau:
M = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh
2.4.3 Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp
Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận:
2.4.3.1 Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , dịch vụ của Doanh nghiệp.
2.4.3.2 Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính, gồm:
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mới thành lập nên lợinhuận thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là lợi nhuận gửi tiết kiệm Ngân hàng
2.4.3.3 Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường
Là các khoản lợi nhuận thu được trong năm mà đơn vị cơ sở không dự tínhđược trước hoặc những khoản lợi nhuận thu được bất thường không xảy ra mộtcách đều đặn và thường xuyên trong năm, bao gồm :
- Lợi nhuận do nhượng bán , thanh lý tài sản cố định
- Tiền thu được do bên kia vi phạm hợp đồng (đã trừ đi các khoản chi phíliên quan)
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
- Thu các khoản nợ không xác định được chủ
- Các khoản lợi nhuận kinh doanh năm trước bị bỏ sót
- Hoàn nhập dự phòng giản giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi…
Trang 25Mỗi bộ phận Lợi nhuận nói trên đều được tính theo Công thức tổng quát( bằng Doanh thu hay thu nhập – Chi phí) Trong đó với Công ty ngọc đức thì lợinhuận thu từ từ kết quả sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo dõi 3 chỉ tiêu lợinhuận như sau:
* Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần - tổng giá vốn hàng bán( hay tổnggiá thành sản phẩm bán không gồm chi phí quản lý đơn vị cơ sở và chi phí bánhàng)
* Lợi nhuận thuần trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp - Tổng chi phí bánhàng và chi phí quản lý đơn vị cơ sở
* Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế - Thuế thu nhậpdoanh nghiệp
Công ty Ngọc Đức trong các năm 2005 và 2006 tình hình hoạt động sản xuấtchưa ổn định, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn vì vậy chi phí đầu tư còn rất lớn.Doanh thu chưa bù đắp lại được do đó các chỉ tiêu lợi nhuận thuần trước thuế củaDoanh nghiệp đều bị lỗ vỉ vậy Công ty chưa phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp.Sang năm 2007, tình hình hoạt động của Công ty dần bước vào ổn định bước đầu đãcoa lợi nhuận tuy nhiên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được còn tương đối thấp
3.Thống kê nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn
3.2.Phân loại nguồn lực của Công ty
Phân loại nguồn lực của Công ty thực chất là phân loại nguồn lao động củaCông ty theo các tiêu thức khác nhau
Trang 263.2.1 Theo tính chất của lao động
Công ty Ngọc Đức chia lao đông theo tiêu thức này thành hai bộ phận:
- Số lao động không được trả công: Số lượng lao động này chiến số ít trongCông ty Chỉ bao gồm chủ Công ty và một số thành viên trong ban quản trị Nhữngngười này họ tham gia làm việc trong Công ty nhưng Công ty không phải trả lương,không nhận tiền lương Bộ phận này còn bao gồm những người đến xin làm việc tạiCông ty nhưng không nhận lương của Công ty cũng như sinh viên mới tốt nghiệpxin vào thực tập tại Công ty
- Số lao động làm công ăn lương: Bộ phận này chiếm phần lớn trong Công ty –
là những người lao động được Công ty trả lương theo ngày công thực tế đã làm việc
Họ đóng vai trò quan trọng trong Công ty
3.2.2.Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty chia làm hai bộ phận là:
- Lao động trực tiếp sản xuất: Bao gồm Công nhân , những người học nghề gắnvới quá trình sản xuất
- Lao động làm công khác : Bao gồm các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật,nhân viên văn phòng bảo vệ …
3.2.3 Theo giới tính
Hiện nay, Công ty bao gồm số lao động nam giới là 123 người và nữ giới là 47người Tuy nhiên con số này sẽ thay đổi vì Công ty sẽ tiếp tục tuyển mộ và tuyểnchọn thên nguồn lực nhất là nam giới
3.2.4 Theo trình độ lao động.
Công ty hiện có 170 lao động, trong đó trên đại học là 5 người chiếm 2.94%,Đại học là 22 người chiếm 12.94%,Cao đẳng và trung cấp là 20 người chiếm11.79%, cón lại là lao động phổ thông 123 người chiếm 72.33%
3.3 Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đức thường sử dụng các chỉ tiêuthống kê sau để đánh giá tình hình lao động của Công ty
Trang 27- Số lao động hiện có bình quân.
- Số lượng lao động có mặt bình quân trong năm
- Tổng thời gian làm việc theo lịch ( Giờ-người và ngày-người)
- Số lao động làm việc thực tế bình quân kỳ nghiên cứu
3.4 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
3.4.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ( H)
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh
tế theo chiều sâu, nó biểu hiện trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình táisản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh
Hiệu quả là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất,kinh doanh ( yếu tố đầu ra ) với chi phí ( yếu tố đầu vào) cho quá trình sản xuất ,kinh doanh đó Có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằngphép trừ
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằngphèo chia
3.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong thực tế hiện nay, các đơn vị cơ sở thường mới tính hiệu quả kinh tếdưới dạng hiện
Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ có dạng:
H = KQ/ CP ( chỉ tiêu hiệu quả thuận)H’ = CP/ KQ ( Chỉ tiêu hiệu quả nghịch)
* Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán
- Số lượng sản phẩn sản xuất được trong kỳ tính toán quy đổi ra sản phẩm tiêuchuẩn
- Doanh thu
Trang 28* Về chi phí sản xuất có thể chia ra:
+ Xét theo quan hệ của chi phí sản xuất với sản phẩm làm ra chia thành:
- Chi phí thường xuuyên
Bảng dưới đây sẽ thể hịên một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị
và sử dụng tổng vốn của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm
2007 so với năm 2006
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị sử dụng
tổng vốn Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
thứctính
Đơn vịtính
Năm2006
Năm2007
Tốc độpháttriển i(lần )
Trang 29Số lao động có bình quân trong
Năng suất lao động bình quân1 lao
Năng suất lao động bình quân 1 lao
Năng suất lao động bình quân một
Năng suất sử dụng tổng vốn theo
Năng suất sử dụng tổng vốn theo
Mức trang bị tổng vốn trên một lao
Trang 301.Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê.
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê thích hợp là một khâu rất quantrọng đối với quá trình nghiên cứu thống kê, giúp cho công việc nghiên cứu điđúng hướng đạt hiệu quả chính xác hơn Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo
cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải sản xuất kinh doanh
có lãi Muốn vậy phải nghiên cứu tình hình thực tế của Doanh nghiệp đặt trong bốicảnh thực tế để từ đó xác định phương hướng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh vàtìm ra giải pháp trong mỗi vấn đề cụ thể Lựa chọn các phương pháp phân tích thống
kê thích hợp chính là mô hình hoá toán học trong các vấn đề cần phân tíchtheo mục tiêu nghiên cứu thống kê, chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụngrộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điềukhiển, lý thuyết dự đoán…Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Hữu Hạn KỹThuật Chính Xác Ngọc Đức muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinhdoanh cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biệ pháp sử dụng cácđiều kiện có sẵn về các nhân tài vật lực Muốn vậy Công ty Hữu Hạn Kỹ ThuậtChính Xác Ngọc Đức cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xuhướng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh Điều này chỉ cóthể thực hiện được trên cơ sở của việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên, muốn việc phân tích đạt kết quả cao thì phải lựa chọn phươngpháp phân tích thống kê phù hợp, thoả mãn các yêu cầu sau:
1.1.Đảm bảo tính hướng đích
Trang 31Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phải hướng tới mục đích nghiêncứu Đề tài nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy phương phápphân tích được lựa chọn phải phản ánh được nhiệm vụ nghiên cứu, đó là phải phảnánh được xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc, đo mức độ biếnđộng của hiện tượng tìm ảnh hưởng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phântích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau Cácphương pháp thống kê được lựa chọnkhi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảmbảo tính hệ thống Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra khôngthể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu Mỗi phương pháp cómột ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng Vì vậy khilựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức làphương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụcần nghiên cứu
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựachọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiệnđược khả năng đi đúng hướng
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Ngiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quảchính xác mà đạt mục đích nghiên cứu
Trang 322.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
2.1.Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳmột doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị cóthể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thếnào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời
Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công tytrong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động củaDoanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biếnđộng đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng
ít Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hìnhhoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trongcác năm tiếp theo
Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kếtquả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kêmột cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy caohơn
2.2.Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cầnvận dụngnhững phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuấtkinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân
tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếptheo Cụ thể:
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặcđiểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến
Trang 33độngchung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụngphương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tíhn quy luậtphát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán chonhững năm tiếp theo.
Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xuhướng biến động của hiện tượng Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xuhướng biến động của hiện tượngcòn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sailệch khỏi xu hướng Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéodài theo thời gian Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thờigian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy )phản ánh xu hướng biếnđộng của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời giantới Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sảnxuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo
Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân
tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp Trong phân tích kinh tếdoanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp Cụ thể ở đâychúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đếntổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M) Từ đó, có thể đưa ranhững biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩylùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý
II.Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1.Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
1.1 Khái niệm về dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứuđược sắp xếp theo thứ tự thời gian
Trang 34Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉtiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liềnnhau được gọi là khoảng cách thời gian Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể
là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi làmức độ của dãy số
Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau:
- Dãy số số tuyệt đối
- Dãy số số tương đối
- Dãy số số bình quân
1.1.1 Dãy số số tuyệt đối:
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối
Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại:
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng)thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do
đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và cóthể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong nhữngkhoảng thời gian dài hơn
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhấtđịnh.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộphận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước Vì vậy việc cộng các trị số của cácchỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng
1.1.2 Dãy số số tương đối
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối
Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm
2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm
1.1.3.Dãy số bình quân
Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân
Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến2005
Trang 35Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể
so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quancủa hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉtiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sauphải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối vớidãy số thời kỳ)
1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian
Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu 1.2.1.1 Đối với dãy số thời kỳ.
Gọi yi (i=1,2,3…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quânqua thời gian được tính theo công thức sau:
y = y1+y2+ + yn n
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ
Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹThuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta cóthể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN Kết quảtrên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giaiđoạn mà chúng ta nghiên cứu
1.2.1.2 Đối với dãy số thời điểm.
- Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau Ta giả thiết là cáclượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có côngthức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảngcách thời gian bằng nhau là:
y = y1/2+ y2+ yn−1 n−1+y n/2
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cáchthời gian bằng nhau
Trang 36- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức
độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây:
1.2.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời giannghiên cứu Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấudương (+) và ngược lại mang dấu âm (-)
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có:
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ củamột thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó
∂i = yi – yi-1
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiệntượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của mộtthời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định
Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc,lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó cóthể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa cácnăm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữacác năm trong giai đoạn nghiên cứu
Trang 371.2.3 Tốc độ phát triển
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụthể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?)
1.2.4 Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1
Trang 381.2.7 Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm ) bao nhiêu lầnhoặc bao nhiêu %
- Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm)liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn
- Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặcgiảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu
a = t ( lần ) -1
hoặc a = t (%) -100
Vận dụng các công thức trên trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta tính tốc độ tăng(giảm) định gốc và bình quân, từ đó có thể thấy được GO, DT, LN… giữa các thời
kỳ tăng hay giảm và tăng hay giảm bao nhiêu lần
1.2.8 Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn )
Tức là cứ 1 % tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) tươngứng với nó một quy mô cụ thể là bao nhiêu
Trang 39Dãy số thời gian về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty HữuHạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức thường nói về tổng giá trị sản xuất (GO),doanh thu (DT),và lợi nhuận (M)… Vận dụng phương pháp dãy số thời gian khiphân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bằng các chỉ tiêu đãnêu trên cùng với số liệu thu thập được trong thời gian thực tập cho phép chúng taphân tích mức động biến động của Go, DT, M của công ty giữa các năm trong giaiđoạn nghiên cứu.
quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồiquy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát nhưsau :
y t = f(t, b
0, b1,…bn)Trong đó:
Các tham số bi (i =1,2,3…n) thường được xác định bằng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất
Trang 40Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệtđối liên hoàn ( còn gọi là sai phân bậc 1 ) xấp xỉ nhau Áp dụng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để xác định giá trị của tham số b0 và
, b2 được xác định bởi hệ phương trình sau:
Được sử dụng khi các tốc dộ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây bể tìmcác giá trị của hệ số b0 và b1: