Áp dụng chiến lược mô phân tích SWOT nhằm lựa chọn chiến lược kinh doanh của giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (PVI Đông Đô) thuộc Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37 - 40)

W 3 Hiệu quả hoạt

3.4:Áp dụng chiến lược mô phân tích SWOT nhằm lựa chọn chiến lược kinh doanh của giai đoạn 2010 –

doanh của giai đoạn 2010 – 2015

Bằng cách áp dụng mô hình phân tích SWOT như ở mục 3.3 chúng ta đưa ra đuợc 3 chiến luợc đó là S3S4S5S8O1O2 ,S3S4S5S8T1T8T10 ,W1W2W3O1O2:

Chiến lược S3S4S5S8O1O2 ( phương án 1 ) :

Nội dung cơ bản của chiến lược là PVI phát huy lợi thế và uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về các sản phẩm bảo hiểm công nghiệp, kết hợp với sự ủng hộ và hỗ trợ của công ty mẹ là Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam và đội ngũ cán bộ bảo hiểm hoạt động chuyên nghiệp tiếp tục phát huy thế mạnh của mình về các sản phẩm bảo hiểm năng lượng và các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật, XD – LĐ, tài sản cho các đơn vị trong ngành và các đơn vị ngoài ngành có hợp tác kinh doanh với Tập đoàn. PVI giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định về mọi mặt và hoạt động trở lại bình thường, từ đó nâng cao uy tín của PVI.

Về các sản phẩm bảo hiểm hàng hải, PVI tiếp tục phát huy thế mạnh trên thị trường về các nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu(bảo hiểm P&I). Trong thời gian tới PVI Đông Đô thông qua Tổng công ty tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ thương mại truyền thống với các đội tàu trong ngành(PV Trans) và các đội tàu ngoài ngành như Vosco, Vitranchart…đồng thời tiếp tục tìm hiểu thị trường và tiến hành các hoạt động marketing hiệu quả để ký được thêm các hợp đồng với các đội tàu khác. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá của PVI Đông Đô hiện vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Đây là một nghiệp vụ hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho PVI bên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải khác. Ngoài ra, bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, một loại hình bảo hiểm mới cũng ra đời, đó là bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Đây là một sản phẩm bảo hiểm mới và thị trường còn đang rất rộng lớn. PVI đã và đang bảo hiểm cho những dự án đóng tàu lớn của Vinashin(Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) tại các nhà máy đóng tàu trong nước và PVI cũng đang và sẽ tiến hành bảo hiểm cho một số dự án đóng tàu tại Nga và Trung Quốc.

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm con người, trách nhiệm và các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc khác theo qui định của Pháp luật như bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chủ xe cơ giới là những sản phẩm có tiềm năng và rất phát triển trong tương lai. Thị phần của PVI Đông Đô về các sản phẩm này trên thị trường hiện nay chưa cao. Nhưng với mạng lưới phân phối rộng khắp của minh trên khắp cả

nước, nhất định PVI Đông Đô sẽ gặt hái được những kết quả khả quan về các nghiệp vụ này.

Chiến lược : S3S4S5S8T1T8T10 (phương án 2) :

Tư tưởng cơ bản của chiến lược này dựa trên cơ sở nhận định khách quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam, một thị trường rộng lớn, dân số đông mà tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm còn chưa cao. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và tổng khối lượng tài sản trong nền kinh tế ngày càng lớn, nhu cầu cần bảo hiểm ngày càng cao. Việc Việt Nam gia nhập WTO càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm dầu khí nói chung và PVI Đông Đô nói riêng mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng.

Đối với PVI Đông Đô, với quan tâm của tổng công ty, việc ký kết được các hợp đồng bảo hiểm với các đơn vị thành viên trong ngành dầu khí luôn được đảm bảo và ổn định. Vấn đề đặt ra ở đây đối với PVI nói chung và PVI Đông Đô nói riêng là muốn doanh nghiệp phát triển và đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai thì ngoài việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các khách hàng trong ngành mà còn phải hướng tới mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu của các khách hàng ngoài ngành, trọng tâm là các sản phẩm bảo hiểm con người, trách nhiệm , hàng không, bảo hiểm bắt buộc…những sản phẩm mà thị phần của PVI chưa cao nhưng tiềm năng của thị trường vẫn còn rất lớn.

Chiến lược W1W2W3O1O2 ( phương án 3 )

Chiến lược này được đưa ra dựa trên cơ sở thực tế với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, kể cả đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc(bắt đầu từ 1/1/2008). Hơn nữa, khi Việt Nam tham gia WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài có thể xuất khẩu bảo hiểm qua biên giới. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài có khả năng bảo hiểm cho các đối tượng bảo hiểm tại Việt Nam. Thực tế này đang đặt ra cho PVI không ít thách thức. PVI hiện tại và trong tương lai không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty bảo hiểm trong nước mà còn từ các công ty bảo hiểm nước ngoài

Đứng trước thực tế này, vấn đề đặt ra với PVI Đông Đô là phải phát huy chính những gì mình đã có và đã tạo dựng được trong thời gian qua như về uy tín, thương hiệu, nguồn nhân lực, sản phẩm, hệ thống phân phối cùng với các dịch vụ tốt nhất và mức phí cạnh tranh để đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường trong nước trước sự cạnh tranh từ thị trường trong nước và sự xâm nhập của thị trường nước ngoài.

TT Tiêu chí

Mức độ quan trọng

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm

1 Phù hợp với hoàn

cảnh môi trường 0.12 9 1.08 8 0.96 7 0.84

2

Giúp công ty có các lợi thế so với đối thủ cạnh tranh

0.12 8 0.96 7 0.84 7 0.84

3

Phù hợp với cơ cấu tổ chức, chính sách nội bộ, phong cách quản trị và triết lý kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp

0.11 9 0.99 8 0.88 7 0.77

4 Khả năng đáp ứng

của nguồn nhân lực 0.11 8 0.88 8 0.88 8 0.88

5 Mức độ an toàn về

tài chính 0.12 8 0.96 8 0.96 8 0.96

6 Lợi ích tiềm năng

xứng đáng với rủi ro 0.10 8 0.8 7 0.7 7 0.7

7 Phù hợp với tương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lai phát triển 0.10 8 0.8 7 0.7 7 0.7

8 Thời điểm thực hiện

thích hợp 0.10 9 0.9 9 0.9 7 0.7 9 Tính xác thực của phân tích và nhận định 0.12 8 0.96 8 0.96 7 0.84 Tổng điểm 1.00 8.33 7.78 7.23 Từ bảng nhận định trên ta có thể lựa chọn chiến lược S3S4S5S8O1O2 ( phương án 1) với số điểm 8.33 làm chiến lược phát triển PVI Đông Đô trong giai đoạn 2010 đến 2015 :

“Ủng hộ sự giúp đỡ của tổng công ty và các công ty thành viên, cùng với sự đa dạng trong sản phẩm của bào hiểm dầu khí kết hợp với đội ngũ kinh

nghiệm năng động kinh doanh trên một thị truờng đầy tiềm năng như Hà Nội làm cho PVI Đông Đô có thể đứng vững trong thị truờng bảo hiểm công nghiệp chiếm lĩnh đuợc thị phần bảo hiểm bắt buộc.Đặc biệt là xây dựng đuợc 1 hệ thống sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế bằng cách phát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp và hoạt động có hiệu quả của các phòng ban “

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (PVI Đông Đô) thuộc Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam đến năm 2015 (Trang 37 - 40)