Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
742,71 KB
Nội dung
TIỂULUẬN:
Giải phápđadạnghoácác
phương thứcchovaytại
NHNo&PTNT tỉnhHàTây
LỜI NÓI ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Nước ta là một nước nông nghiệp, bước vào thời kì phát triển mới đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: ‘‘Xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần, quốc phòng an
ninh vững mạnh, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” Đảng ta đã nhấn mạnh
nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với
công nghiệp chế biến các loại sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Những nội dung đó trong những
năm đầu của thế kỷ XXI vẫn còn là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng và toàn dân.
HàTây là một tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn, đặc thù của tỉnh chủ yếu vẫn là sản xuất
nông nghiệp, là tỉnh có ngành hàng tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong mọi lĩnh vực SXKD đặc biệt là chế biến hàng nông sản
phục vụ nhu cầu của bà con nông dân. Bên cạnh đó là các khu vực công nghiệp được hình
thành và phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước và mục tiêu phát
triển kinh tế của tỉnh 2000-2010.
Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo hướng chuyển đổi tăng kinh tế công
nghiệp, dịch vụ, kinh tế du lịch, bên cạnh sự quan tâm của nhiều yếu tố, vấn đề đầu tư
vốn cho doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả
là hết sức quan trọng.
Vì vốn có vai trò quyết định đến việc thực thi cácgiảipháp khác, nhằm đưa nền
kinh tế địa phương phát triển một bước mới đẩy nền kinh tế của tỉnh theo mục tiêu kế
hoạch đã đề ra. Mặt khác để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ, du lịch nhu cầu vốn đầu tư cho doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình là rất to lớn.
Tuy nhiên thực tế ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnhHà Tây, thời
gian qua đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đã đạt được nhiều
thành quả dư nợ tín dụng tăng trưởng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đến nay đã có dấu hiệu chững lại, môi trường kinh doanh cạnh
tranh khắt khe, quy mô tín dụng khó được mở rộng, ở một số lĩnh vực chất lượng tín dụng có
chiều hướng giảm sút, nhu cầu vốn trong nền kinh tế thì lớn, nguồn vốn ngân hàng là đủ đáp
ứng, song vốn ngân hàng vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị
trường, tín dụng nông thôn vẫn còn lỗ hổng lớn cần phải được tiếp cận, thị trường thành thị
tuy cạnh tranh lớn xong ở đó tiềm năng còn rất lớn chưa khai thác hết.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng có vai trò to lớn trong việc cung
ứng vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển, thêm vào đó việc cung ứng những thành tựu khoa
học kỹ thuật vào công nghệ ngân hàng đã giúp cho ngân hàng cung ứng vốn cho khách hàng
với nhiều phươngthức khác nhau, hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam mới đang
thực hiện hoạt động chovay thông qua những phươngthức truyền thống, không đáp ứng
được đầy đủ những nhu cầu về vốn cho khách hàng, đã đến lúc NHTM Việt Nam cần phải
đa dạnghoácácphươngthứcchovay của mình, đặt vấn đề chất lượng các khoản vay lên
hàng đầu để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước.
Việc đadạnghoácácphươngthứcchovay trước hết xuất phát từ vấn đề bức xúc
của khách hàng vay vốn sau đó tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho chính ngân hàng trong
điều kiện hiện nay ngoài ra việc đadạnghoácácphươngthứcchovay cũng góp phần
cho ngân hàng có cơ hội được mở rộng hoạt động của mình hơn nữa, hội nhập với nền tài
chính khu vực và quốc tế. Trong khuôn khổ khoá luận tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài:
Giải phápđadạnghoácácphươngthứcchovaytại NHNo&PTNT tỉnhHà Tây.
2- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, như đã đề cập ở phần cấp thiết của đề tài, tác giả
khoá luận tập trung nhiên cứu: Thực trạng nhằm tìm ra những giảipháp về phươngthức
cho vay khả thi nhất để mở rộng tín dụng, tăng lợi nhuận, phân tán và giảm thiểu rủi ro,
mặt khác do tác dụng của việc áp dụng đadạnghoácácphươngthứcchovay có tác động
đẩy mạnh nghiệp vụ huy động nguồn vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng sức cạnh
tranh cho ngân hàng nông nghiệp, phục vụ tốt mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của
tỉnh Hà Tây.
3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng và cácphươngthứcchovay của
NHTM nói chung và NHNo&PTNT tỉnhHàTây nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu của khoá luận: Được giới thiệu một số vấn đề lý luận và thực
tiễn có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và cácphươngthứcchovay được áp
dụng ở một ngân hàng thương mại cơ sở đó là NHNo&PTNT tỉnhHàTây từ đó đề ra giải
pháp cơ bản nhằm đadạnghoácácphươngthứcchovaytại ngân hàng này.
4- Phươngpháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, xem xét sự vật
hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, thường xuyên có mối liên hệ
qua lại tác động lẫn nhau, sử dụng phươngpháp phân tích tổng hợp số liệuthực tế, vận dụng
lý luận vào thực tiễn để giải thích nguyên nhân và xây dựng cácphươngpháp thích hợp, mặt
khác sử dụng phươngpháp phân tích thị trường: căn cứ cơ sở nội dung định hướng cũng như
nhu cầuvốn cho DN, cá nhân, hộ gia đình kết hợp với căn cứ thể lệ chế độ của ngành để xây
dựng giảipháp nhằm đadạnghoácácphươngthứcchovaytại NHNo&PTNT tỉnhHàTây .
5- Kết cấu đề tài:
Ngoài lời nói đầu kết cấu khoá luận gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động chovay và phươngthứcchovay
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cácphươngthứcchovaytại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnhHà Tây.
Chương 3: Giảipháp và kiến nghị đadạnghoácácphươngthứcchovaytại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnhHà Tây.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAY VÀ PHƯƠNGTHỨC
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người chovay (ngân
hàng thương mại) sang người đi vay (khách hàng) và sau thời gian nhất định theo thoả
thuận bên đi vay hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay.
Hoạt động tín dụng là một phần của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động này
ra đời từ buổi bình minh của ngân hàng và trở thành một trong hai nghiệp vụ cơ bản của
ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng bởi vì thu nhập từ
các khoản chovay chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng, lượng tiền chovay cũng tăng
lên đáng kể, các hình thứcchovay cũng vô cùng phong phú.
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội
Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho
các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các
chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai: Một hệ thống các hình thức tín dụng đadạng không những thoả mãn nhu cầu
đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở
nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn chocác chủ
thể kinh doanh.
Thứ ba: Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động
cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không
phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp chocác nhà
sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội.
Thứ tư: Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng
để hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch buộc những người đi vay phải
quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ
chức cung ứng tín dụng.
Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo
công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà phụ thuộc một
phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín
dụng. Vấn đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều
kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong
chính sách tín dụng từng thời kỳ. Như vậy thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều
kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động
của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy
mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ
tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối
cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt
được các mục tiêu vĩ mô cấn thiết.
Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội
Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn
lại từ Ngân sách Nhà nước. Song phươngthứctài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế
về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phươngthứctài trợ không hoàn
lại có xu hương bị thay thế bởi phươngthứctài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì
nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách. Chẳng hạn
việc tài trợ vốn cho người nghèo ngày nay được thực hiện phổ biến bằng tín dụng đối với
người nghèo với lãi suất thấp. Thông qua phươngthứctài trợ này, các mục tiêu chính sách
được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải
quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao
động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước. Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho sự ổn
định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập
với nguồn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phươngthứctài trợ các mục tiêu
chính sách bằng con đường tín dụng.
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
Dựa vào mục đích nghiên cứu mà người ta phân chia hoạt động tín dụng của ngân
hàng thương mại theo những tiêuthức khác nhau.
• Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay:
Khi phân chia theo tiêuthức này, các nhà ngân hàng mong muốn tìm ra được
nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuỳ theo mục đích sử dụng tiền vay của những người
vay tiền mà người ta phân chia hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thành hai
loại chính là:
- Tín dụng tiêu dùng: Mục đích của loại tín dụng này là người đi vay phải sử
dụng tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá
nhân.
Khi thực hiện hình thứcchovay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến là nguồn
tiền được dùng trả nợ ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền. Hình thức
cho vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển và
những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi bao
nhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự. Hình thức phổ
biến nhất của loại hình này là chovay trả góp, một loại hình đã được áp dụng rất thành
công ở các nước phát triển. Ngân hàng có thể chocác công chức vay để họ mua sắm ôtô,
trả góp nhà ở các nước phươngTây và Mỹ thì việc một người có thể mua ôtô để đi lại trở
nên rất dễ dàng trong khi tài khoản của anh ta không cần phải có 100% hay 50% giá trị
của chiếc xe đó. Điều này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá trở nên thuận lợi hơn, do
vậy nó thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tín dụng công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ: Mục đích của
loại tín dụng này là ngân hàng chocác doanh nghiệp vay để phục vụ hoạt động kinh
doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của
doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng ngành mà ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện
cho vay, phươngthứccho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp. Có thể phân chia loại hình này theo tiêuthức là chovay doanh nghiệp sản
xuất và chovay doanh nghiệp thương mại hay có thể phân chia theo các ngành nghề kinh
tế như: chovay ngành nông nghiệp, chovay ngành công nghiệp, chovay ngành dịch vụ.
• Dựa theo thời hạn:
Dựa vào thời hạn của khoản vay, người ta có thể phân thành các khoản tín dụng
ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.
Tín dụng ngắn hạn: Các khoản vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12
tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại chovay chiếm tỉ trọng lớn nhất của
các ngân hàng thương mại.
Tín dụng trung dài hạn: Các khoản vay trung và dài hạn là các khoản vay có thời
hạn trên 1 năm.
Đặc điểm:
- Vốn trong nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn chủ yếu gắn liền với quá trình luân
chuyển vốn cố định của DN hay TD trung dài hạn tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho
DN.
- Tín dụng trung dài hạn gắn liền với các dự án đầu tư của DN, do đó có quy mô
và thời gian thực hiện kéo dài và tính chất phức tạp cao. Điều này đòi hỏi NH phải có
biện pháp quản lý phù hợp.
- Tín dụng trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro -> lãi suất thường cao.
• Dựa theo hình thức bảo đảm của khoản vay.
Có thể phân chia các khoản chovay của ngân hàng theo tiêuthức này như sau: các
khoản chovay có bảo đảm và các khoản chovay không có bảo đảm.
Các khoản chovay có bảo đảm là những khoản chovay mà bên cạnh việc cho
khách hàng vay vốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài
sản đó để thu hồi vốn vay khi người vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Quá trình cung ứng
vốn của ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng
tiền vào nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra khi thực hiện việc
cho vay, ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro
xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao vì thế các ngân hàng khi chovay
thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Tài sản bảo đảm có thể
tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như:
- Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay ngân hàng.
- Tài sản bảo đảm là tài sản của người đi vay.
- Tài sản bảo đả là tín chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba.
Trong chovay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất là doanh thu đối với vay vốn lưu
động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn. Trong cho
vay tiêu dùng, nguồn thu nợ thứ nhất của ngân hàng là thu nhập cá nhân như tiền lương,
các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác. Khi đánh giá hoạt động của
khách hàng, nếu ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhất không có cơ sở chắc
chắn thì ngân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ
thứ hai, chính là tài sản bảo đảm cho khoản vay đó. Trong quá trình phân tích khách hàng
khi cho vay, người ta quan tâm đến sáu yếu tố là: năng lực (capacity), uy tín (character),
tiền mặt (cash), tài sản bảo đảm (collateral), các điều kiện khác (conditions), kiểm soát
(control). Trong sáu yếu tố trên, tài sản bảo đảm là yếu tố kém quan trọng nhất vì khi cho
khách hàng vay, ngân hàng luôn mong muốn sẽ thu hồi được cả lãi và vốn vay, nếu có rủi
ro xảy ra ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay, khi này thì ngân
hàng là người gặp khó khăn nhất.
Các khoản chovay không có bảo đảm là những khoản chovay mà ngân hàng
không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là
những điều kiện ràng buộc khác khi kí hợp đồng tín dụng.
Những điều kiện này có thể là: Người đi vay không được giao dịch với ngân hàng
nào khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được ngân hàng quản lý. Có như
vậy ngân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay. Thông thường chỉ
có những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy
tín, hay những khách hàng mà ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được chovay
không có bảo đảm.
• Dựa theo phươngthức hoàn trả:
Căn cứ vào phươngthức hoàn trả vốn vay, thì có thể phân loại chovay của ngân
hàng thành:
- Các khoản vay được hoàn trả một lần: theo phươngthức này vốn vay được cấp
cho người vay sau đó khi đến hết thời hạn vay vốn, người đi vay sẽ hoàn trả cho ngân
hàng toàn bộ số vốn vay và lãi một lần.
- Các khoản vay được hoàn trả định kì: theo phươngthức này, cứ sau một khoảng
thời gian nhất định người đi vay phải hoàn trả một phần vốn vaycho ngân hàng. Vốn vay
và lãi có thể được hoàn trả theo cácphương thức: gốc trả đều, lãi trả theo số dư; vốn vay
được trả theo niên kim cố định; gốc trả theo cấp số cộng hay cấp số nhân, lãi trả theo số
dư
Việc lựa chọn phươngthức hoàn trả vốn vay là phụ thuộc vào sự thoả thuận của
ngân hàng với khách hàng, điều này cũng phụ thuộc vào đặc điểm và tình hình hoạt động
của khách hàng. Ngân hàng luôn lựa chọn phươngthức hoàn trả vốn vay có lợi cho mình
nhất.
• Dựa vào nguồn gốc hình thành khoản vay:
Theo tiêuthức này, các khoản chovay của ngân hàng có thể phân chia thành các
khoản chovay trực tiếp tại ngân hàng và các khoản chovay gián tiếp qua ngân hàng.
- Các khoản chovay trực tiếp tại ngân hàng là những khoản chovay khi khách
hàng đến trực tiếp ngân hàng và xin vay vốn. Hầu hết cácphươngthứcchovay của ngân
hàng được áp dụng là hình thức này.
- Các khoản chovay gián tiếp qua ngân hàng là những khoản chovay mà ngân
hàng có thể mua lại từ một ngân hàng thương mại khác hay từ công ty mua bán nợ.
Việc lựa chọn phươngthứcchovaycho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu
của người đi vay là một vấn đề quan trọng của chính sách chovay của ngân hàng. Khi
một ngân hàng có một chính sách chovay phù hợp với nhu cầu về vốn của người sử
dụng, nó sẽ góp phần làm cho đồng vốn huy động được của ngân hàng trở nên có ý
nghĩa, việc sử dụng vốn của ngân hàng hiệu quả, đồng thời nó góp phần vào việc cung
ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
1.2. Phươngthức cấp tín dụng của NHTM
1.2.1. Phươngthức cấp tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường
Một là: Tín dụng ứng trước
Tín dụng ứng trước là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay tiền
bằng cách ứng cho họ một số tiền nhờ đó mà khách hàng có vốn phục vụ cho hoạt động
sản xuất và kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường
có sự chênh lệch về quy mô và thời gian giữa dòng lưu chuyển tiền thu vào và dòng lưu
chuyển tiền chi ra.
Bởi vậy trong những thời điểm thiếu vốn hoạt động thì doanh nghiệp
[...]... chính sách Cácphươngthứcchovay của ngân hàng là điều mà các khách hàng đi vay quan tâm đến Bởi vì việc ngân hàng áp dụng cácphươngthứcchovay nào liên quan đến nhu cầu của khách hàng, hiệu quả sử dụng vốn vayĐadạnghoá các phươngthứcchovay của ngân hàng là việc một ngân hàng áp dụng nhiều phươngthứccho vay, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng trong nền kinh tế, nhằm thoả mãn các nhu cầu... khách hàng trong lĩnh vực tín dụng và nhằm giữ khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới trên các thị trường khác nhau 1.3.2 Sự cần thiết phải đadạnghoácácphươngthứcchovay của NHTM - Đadạnghoá các phươngthứcchovay là một yêu cầu đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Đadạnghoácácphươngthứcchovay là một phần quan trọng trọng quá trình đadạnghoá hoạt động của ngân hàng... dụng và chovay theo dự án đầu tư 2.3.2 Doanh số chovay của NHNo&PTNTHàTây khi áp dụng 3 phươngthứcchovay Bảng 4: Doanh số chovay của NHNo&PTNTHàTây Đơn vị: Triệu đồng N¨m ChØ tiªu Doanh sè chovay N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % 6 299 000 100 8 824 000 100 11 890 000 100 Ap dụng phươngthứcchovay từng lần Áp dụng phươngthứcchovay theo HMTD Áp dụng phươngthức CV... giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn Các ngân hàng, tổ chức tín dụng muốn tồn tại, phát triển và tạo được vị thế trên thị trường thì đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiện các nhu cầu phong phú, đadạng của khách hàng Muốn vậy, ngân hàng phải đadạnghoá hoạt động của mình, trong đó đadạnghoácácphươngthứcchovay là một điều không thể thiếu Việc đadạng hoá. .. Ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Căn cứ Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 v/v ban hành quyết định chovay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Căn cứ Nghị định 163 về đảm bảo tiền vay Căn cứ Quyết định 493 về phân loại nợ Chi nhánh NHNo&PTNTtỉnhHàTâyđã và đang áp dụng ba phươngthứcchovay là chovay từng lần, cho vay. .. lên Thứ hai, đadạnghoácácphươngthứcchovay giúp cho ngân hàng thương mại phân tán và giảm thiểu rủi ro Mỗi phươngthứcchovay đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì thế việc áp dụng một phươngthứcchovay với tất cả các đối tượng khách hàng trong một thời điểm là một việc làm rất mạo hiểm mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro Hơn nữa nhu cầu về vốn của người đi vay là rất đadạng do vậy... kiện thuận lợi chocác chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh); trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng; quy mô vốn của ngân hàng; trình độ công nghệ của ngân hàng (việc hiện đại hoá và quản lý dữ liệu tập trung đã làm cơ sở để ngân hàng phát triển, đadạnghoácácphươngthứcchovay phù hợp với nhu cầu của khách hàng) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÁCPHƯƠNGTHỨCCHOVAYTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP... phục vụ yêu cầu của khách hàng khi Việt Nam gia nhập WTO Tổ chức hội nghị khách hàng thanh toán quốc tế toàn tỉnh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm 2.3 Thực trạng về cácphươngthứcchovaytại chi nhánh NHNo&PTNTtỉnhHàTây 2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chovaytại chi nhánh NHNo&PTNTHàTây Căn cứ theo Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ngày... vậy mà việc áp dụng nhiều phươngthứcchovay khác nhau là điều cần thiết, nó sẽ giúp ngân hàng có thể tránh được những rủi ro không đáng có Thứ ba, đadạnghoácácphươngthứcchovay sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển Khi áp dụng nhiều phươngthứccho vay, hoạt động chovay của ngân hàng thương mại tăng lên, cần có nhiều vốn để chovay nhiều hơn, vì thế ngân hàng cần huy động nhiều tiền... tiền vay, người vay nhận được một tờ giấy nhận nợ hay còn gọi hợp đồng tín dụng Đây chính là văn bản xác định chính xác số tiền thực mà người vay nhận từ ngân hàng, trên đó có xác định ngày hoàn trả cụ thể Phươngthứcchovay này là phươngthứcchovay truyền thống thông dụng của các ngân hàng thương mại Vì thế mà hiện nay các ngân hàng thường chovay theo phươngthức này Tuy nhiên phươngthứcchovay . phải đa dạng hoá các phương thức cho vay của NHTM
- Đa dạng hoá các phương thức cho vay là một yêu cầu đối với ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay.
Đa. thôn tỉnh Hà Tây.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị đa dạng hoá các phương thức cho vay tại Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà