Hợp đồng 3, bao gồm quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu.Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của NHPH, thể hiện cam kết
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡnhiệt tình tới Cô Nguyễn Hồng Yến Người đã trực tiếp hướng dẫn em viếtkhoá luận này
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Láng
Hạ, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo và cán bộphòng KDNH Chính sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt được nhiều kiến thứcthực tế về các nghiệp vụ TTQT Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Banlãnh đạo Ngân hàng và các anh, các chị trong phòng KDNH Em xin kínhchúc Ngân hàng ngày càng phát triển, chúc các anh, chị ngày càng thành đạt
Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Hồ Thu Hương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các số liệu được đưa ra trong bài viết là chính
xác, trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của
NHNo&PTNT Láng Hạ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT VÀ ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC L/C 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT 3
1.1.1 Khái niệm đặc diểm phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) 3
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán TDCT 11
1.1.2.1 Các chủ thể tham gia: 11
1.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 12
1.1.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ 14
1.1.3.1 Quy tắc thực hành thống nhất về TDCT – UCP 14
1.1.3.2 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – ISBP .15
1.1.3.3 Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử -eUCP .16
1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT) - MỘT SỐ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT .16
1.2.1 Khái niệm L/C: 16
1.2.2 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 16
1.2.3 Tính chất của thư tín dụng 18
1.3 CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT 19
1.3.1 Các loại L/C cơ bản: 19
1.3.1.1 L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C) 19
1.3.1.2 L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): 19
1.3.1.3 L/C không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/ C) 20
1.3.2 Các loại L/C đặc biệt: 20
1.3.2.1 L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C) 20
1.3.2.2 L/C dự phòng (Standby L/C): 21
1.3.2.3 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): 23
1.3.2.4 Thư tín dụng đối ứng (Recirpocal L/C): 24
1.3.2.5 L/C giáp lưng (Back-to-back L/C): 25
Trang 41.3.2.6 L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) .27
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT 29
1.4.1 Khái niệm đa dạng hoá các loại L/C 29
1.4.2 Sự cần thiết phải đa dạng hoá các loại L/C 29
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phương thức thanh toán TDCT 30
1.4.3.1 Các nhân tố khách quan 30
1.4.3.2 Các nhân tố chủ quan 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 33
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 33
2.1.2 Cơ cấu và mô hình tổ chức 35
2.1.3 Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu tại NHNo&PTNT Láng Hạ 37
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 38
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 40
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế 41
2.2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC LOẠI L/C TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 42
2.2.1 Thanh toán thư tín dụng nhập khẩu 42
2.2.2 Thanh toán thư tín dụng xuất khẩu 46
2.2.3 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại NHNo&PTNT Láng Hạ 49
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC LOẠI L/C TẠI NHNO&PTNT LÁNG HẠ 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.1.1 Hoạt động thanh toán TDCT 50
2.3.1.2 Áp dụng các loại L/C 52
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 53
2.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại 53
2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 58
Trang 5CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG
PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 59
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 59
3.2 GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHNO&PTNT LÁNG HẠ 60
3.2.1 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 60
3.2.2 Phân công mỗi thanh toán viên phụ trách từng nhóm DN 64
3.2.3 Tăng cường công tác tài trợ XNK 64
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động XNK, từng bước cải thiện cán cân thương mại .65
3.2.5 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công nghệ nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT 66
3.2.6 Chú trọng nâng cao năng lực, đội ngũ cán bộ TTQT 67
3.2.7 Các hoạt động hỗ trợ khác 68
3.3 KIẾN NGHỊ NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ 70
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 70
3.3.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch thanh toán XNK 70
3.3.1.2 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP – Balance of payment): 71
3.3.1.3 Ứng dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ 73
3.3.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK 73
3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 74
3.3.3.1 Về việc xây dựng biểu phí: 74
3.3.3.2 Phát triển quan hệ đại lý với NHTM quốc tế 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 6DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
4 ISBP Internationnal Standard Banking Practice for Examination
of the Documents under Documentary creditTập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng
12 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
19 UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credit
Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ hợp đồng trong thanh toán L/C 7
Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT 14
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Láng Hạ 37
Biểu đồ 2.1: Doanh số phát hành L/C qua các năm (2007 – 2009) 46
Biểu đồ 2.2 Doanh số thông báo L/C qua các năm (2007 – 2009) 49
Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn (2007 – 2009) tại NHNo Láng Hạ 40
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2007-2009 tại NHNo Láng Hạ 41
Bảng 2.3 Doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức TDCT 46
Bảng 2.4 Doanh số thông báo L/C xuất khẩu theo phương thức TDCT 49
Bảng 2.5 Thực trạng áp dụng các loại L/C tại NHNo&PTNT Láng Hạ 51
Bảng 2.6 Doanh thu từ TTQT qua các năm 2007 – 2009 52
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới theo xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ, Việt Nam gia nhậpWTO với nền kinh tế thị trường mở, hợp tác và hội nhập Trong bối cảnh đó,hoạt động thương mại nổi lên như chiếc cầu nối kinh tế trong nước với phầnthế giới bên ngoài Để thực hiện được chức năng cầu nối này thì một trongcác nghiệp vụ thiết yếu và quan trọng là thanh toán quốc tế
TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đốingoại, nó là khâu cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hoá, và cácNHTM với vai trò là trung gian thanh toán đang ngày càng thể hiện rõ khôngthể thiếu của mình trong hoạt động này Phương thức TDCT là phương thứcthanh toán được các doanh nghiệp ưa chuộng vì những lợi ích và thuận tiện
nó mang lại cho các bên tham gia Tuy nhiên, để nắm bắt các nghiệp vụ và sửdụng một cách sao cho có hiệu quả tốt nhất lại là điều không dễ đối với cảngân hàng và các doanh nghiệp XNK Áp dụng loại L/C nào là có hiệu quả vàthuận tiện nhất cho các bên tham gia là một trong những khó khăn như vậy.Việc tìm ra các giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn đó để phát triển hoạtđộng TDCT nói riêng và hoạt động TTQT nói chung là hết sức cần thiết và
cấp bách Vì vậy em đã chọn đề tài: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán TDCT tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ.
Trang 9Trên cở sở những lý luận và đánh gía thực trạng nghiệp vụ TDCT, việc
áp dụng các hình thức L/C trong phương thức này tại chi nhánh để đề xuấtmột số giải pháp và kiến nghị có giá trị thực tiễn, mang tính khả thi nhằmgiúp chi nhánh ứng dụng được các loại L/C đặc biệt vào phương thức TDCT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc áp dụng các loại L/C tạiNHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ
Phạm vi nghiên cứu: khoá luận đi sâu vào đánh gía thực trạng việc ápdụng các loại L/C và tìm ra những giải pháp áp dụng các loại L/C, nhất là cácL/C đặc biệt vào phương thức TDCT
4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là phương pháp duy vậtbiện chứng, cùng các phương pháp khoa học khác như thống kê, phântích, so sánh
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khoá luận được chia làm
3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán TDCT và
các hình thức L/C
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và việc
áp dụng các hình thức L/C tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá các loại L/C trong thanh toan tín dụng
chứng từ tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ
Trang 10CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TDCT VÀ ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC L/C
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT
1.1.1 Khái niệm đặc diểm phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vựchoạt động là kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vựcnày thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơn nữa, dohoạt động thanh toán quốc tế được thành lập trên cơ sở hoạt động ngoạithương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương Chính vì vậy, trongcác quy chế về thnah toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phânhoạt động thanh toán quốc thành hai lĩnh vực rõ ràng: thanh toán trong ngoạithương và thanh toán phi ngoại thương
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là việcthực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụthương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở đểcác bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương
Trang 11Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là việc thanhtoán không liên quan dến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụcho nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tínhthương mại Đó là việc trả chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài,các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức, cá nhân, cácnguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho các cá nhântrong nước
Nội thương và ngoại thương: nhìn chung, hoạt động ngoại thương cómột số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội thương, trong đó nội thươngliên quan đến:
+ Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau.+ Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế có thể là nội tệ, hay ngoại
tệ đối với một hoặc cả hai bên
+ Hàng hoá mua bán thường dịch chuyển qua biên giới giữa các nước, đi
từ nước người bán sang bên nước người mua
+ Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựngyếu tố quốc tế
+ Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thươngcủa chính phủ
Ngày nay, do quá trình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ và các hìnhthức hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng đa dạng và phong phú đã trởthành các nhân tố làm thay đổi những đặc trưng của hoạt động ngoại thương
cổ điển trước đây Ví dụ:
- Người mua và người bán ở cùng một nước và có cùng một quốc tịchnhư nhau, chẳng hạn mua bán giữa nhà kinh doanh nội địa và nhà kinh doanhtrong khu chế xuất trong cùng một nước
- Hàng hoá XNK không nhất thiết phải dịch chuyển qua biên giới từ
Trang 12nước người bán đến nước người mua Ví dụ hợp đồng mua bán giữa nội địa
và khu chế xuất Do có đặc điểm này nên các nước thường thiết lập một quychế thanh toán đặc thù dành riêng cho khu chế xuất
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế là đồng tiền chung, tức làkhông phải nội tệ của riêng một nước và cũng không phải đồng tiền của nướcthứ ba
- Nhiều nước áp dụng chính sách “Đô la hoá toàn phần”, nghĩa là sửdụng đồng ngoại tệ làm đồng tiền pháp định quốc gia, do đó làm triệt tiêu yếu
tố tỷ giá trong thanh toán quốc tế
Xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, dỡ bỏ hàng rào thương mại (thuếquan và phi thuế quan) đã làm cho ngoại thương và nội dung ngày càng trởlên đồng nhất với nhau hơn
b Phương thức tín dụng chứng từ.
Tại điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
“Credit means any arrangemenet, however named or described, that isirrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank
to honour a complying presentation”
“ Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc
mô tả thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn không huỷ ngang của NHPH
về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”
So với các phương thức thanh toán khác, phương thức thanh toán bằngL/C có ưu điểm ở chỗ:
- Đối với nhà xuất khẩu: được NHPH L/C bảo đảm thanh toán chắcchắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp
- Đối với nhà nhập khẩu: được NHPH L/C bảo đảm không phải trả tiềntrước khi nhà xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều đó đòi hỏi nhà xuất khẩu phải
Trang 13xuất trình bộ chứng từ giao hàng, còn nhà xuất khẩu cũng tin chắc chắn rằng
sẽ nhận được tiền hàng xuất khẩu nếu trao cho NHPH bộ chứng từ phù hợpvới quy định của L/C Như vậy, phương thức thanh toán bằng L/C đã dunghoà được lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Đây chính là
ưu điểm vượt trội của phương thức này
c Đặc điểm của giao dịch L/C
Trong phương thức thanh toán L/C, có ba mối quan hệ hợp đồng đượchình thành theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ hợp đồng trong thanh toán L/C
có điều khoản quy định về phương thức thanh toán Nếu người mua và ngườibán đồng ý chọn phương thức L/C thì nó cũng phải được thể hiện thành điều
NHPH
Trang 14khoản trong hợp đồng mua bán.
Hợp đồng 2, bao gồm quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu và NHPHL/C Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ mộttrong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và NHPH L/C:
(i) Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơn mở L/C được ký bởingười mua gửi NHPH
(ii) Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu vềbiện pháp bảo đảm tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện sự việc thế chấp
số hàng hoá liên quan cho NHPH L/C
(iii) Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được
ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành L/C trên danhnghĩa người mua
Cần lưu ý rằng, các điểm (i), (ii) và (iii) không chỉ cung cấp mức độ antoàn cao nhất có thể cho NHPH, mà còn cho phép NHPH được tự động ghi nợtài khoản người mua để thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến giaodịch L/C
Hợp đồng 3, bao gồm quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu.Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa
vụ hợp đồng độc lập của NHPH, thể hiện cam kết của NHPH đối với nhà xuấtkhẩu, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ phùhợp
Cam kết thanh toán của NHPH là hoàn toàn độc lập với hợp đồng muabán giữa người mua và người bán, (quan hệ HĐ 1) và độc lập hoàn toàn vớiquan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với NHPH (quan hệ hợp đồng 2).Ngoài ra, cam kết của NHPH cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ
sở nào liên quan đến hàng hoá dịch vụ và các hợp đồng khác
Trang 15Nghĩa vụ của NHPH được quy định tại điều 7, UCP 600, theo đó, nghĩa
vụ của NHPH đối với người thụ hưởng là không huỷ ngang và vô điều kiện
và đây được xem như là yếu tố căn bản trong thanh toán quốc tế Toà án ởhầu hết các nước rất ít khi can thiệp tới tính độc lập về nghĩa vụ của NHPHđối với người thụ hưởng lợi L/C
Xét từ giác độ người bán, sau khi hàng hoá được gửi đi theo quy địnhcủa hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trìnhcho NHPH để được thanh toán Người bán không cần quan tâm đến năng lựcthanh toán của người mua, bởi vì trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ thuộc
về NHPH chứ không phải thuộc về người mua Người bán cũng không cần lolắng về quy chế quản lý ngoại hối và ngay cả rủi ro chính trị ở nước ngườimua, bởi vì trong hầu hết các trường hợp cam kết của NHPH được thừa nhậnrộng rãi trong nước và quốc tế, do đó nếu không thực hiện những gì đã camkết, thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế
Từ phân tích trên, ta rút ra 5 đặc điểm cơ bản của giao dịch L/C là:
1 L/C là hợp đồng kinh tế hai bên:
Nhiều người lầm tưởng cho rằng, L/C là hợp đồng kinh tế ba bên, gồm:Nhà nhập khẩu, NHPH, và nhà xuất khẩu Thực tế, L/C là hợp đồng kinh tếđộc lập chỉ của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu Mọi yêu cầu chỉ thị củanhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhànhập khẩu không còn được thể hiện trong L/C Hiểu được điều này là rất quantrọng, bởi vì nhiều nhà XNK cho rằng “L/C là của họ”, ngân hàng chỉ cungcấp dịch vụ để hưởng phí, do đó, mọi thoả thuận giữa nhà xuất khẩu và nhànhập khẩu mới quan trọng, còn việc ngân hàng có đồng ý hay không chỉ làyếu tố tiền phí dịch vụ Ta hãy hình dung, một sửa đổi L/C đã được ngườixuất khẩu và người nhập khẩu đồng ý, nhưng nếu NHPH không chấp nhận thìsửa đổi đó có bao giờ trở nên có giá trị thực hiện?
Trang 162 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở hàng hoá:
Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoạithương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịchL/C Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràngbuộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợpđông này
Như vậy , L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợpđồng ngoại thưong, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập vớihợp đồng này Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thìcho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không,cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đếnL/C
Một số nhà NK không hiểu hoặc cố tình làm ngơ quy tắc này, khi gặp rủi
ro trong giao dịch hợp đồng cơ sở lại quay sang khiếu nại hay ngăn cản việcngân hàng thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp Điều này là khôngđược phép
Trong thực tế, một số nhà NK có thể sử dụng L/C như là công cụ dựphòng để cụ thể hoá, chi tiết hoá hoặc bổ sung những điều khoản mà hợpđồng thương mại còn sót hoặc bị kí hớ Ngoài ra, còn để đính chính, sưaechữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết Nếungười xuất khẩu không chấp nhận, thì L/C coi như không được phát hành, và
để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu sẽ kiện nhà nhập khẩu ra toà trên
cơ sở các điều khoản của hợp đồng thương mại
3 L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ.Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để giảiquyết xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp haykhông Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt
Trang 17nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hànghoá đã được giao, do đó chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn
cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hànghoá của nhà nhập khẩu Việc nhà xuất khẩucó thu được tiền hay không phụthuộc duy nhất vào việc xuất trình chứng từ có phù hợp Đồng thời, ngânhàng cũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình là phù hợp, nghĩa là ngânhàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất kỳ bộ chứng từnào đại diện
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải đảm bảo thanh toán
vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể khôngđược giao hoặc không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ Như vậy việcthanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, nếu hànghoá không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết vớinhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến ngân hàng Chỉ trongtrường hợp chứng từ không phù hợp mà ngân hàng vẫn thanh toán cho ngườixuất khẩu thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, bởi vì người nhậpkhẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền lại cho ngân hàng
4 L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
Vì giao dịch chỉ bằng chứng từ thanh toán và thanh toán chỉ căn cứ vàochứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là là nguyên tắc cơ bảncủa giao dịch L/C Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập bộ chứng từphù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và các điều kiện của L/C, bao gồm
só loại, số lượng mỗi loại và nội dung, chứng từ phải đáp ứng được chức năngcủa chứng từ yêu cầu
5 L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro
Xét về giác độ công cụ thanh toán và phòng ngừa rủi ro cho nhà XK và
NK, thì L/C có ưu điểm vượt trội so với phương thức thanh toán khác Chính
Trang 18vì vậy mà phương thức này đã tồn tại phát triển như ngày nay Tuy nhiên,trong thực tiễn thương mại quốc tế, do diễn biến của thị trường, giá cả màL/C có thể bị lam dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chối thanhtoán và là công cụ để gian lận lừa đảo.
Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm trachứng từ lại chỉ xem xét trên bề mặt, chứ không xem xét về tính chất “bêntrong chứng từ” Chính vì điều này mà không ít các tranh chấp xảy ra về tínhchất tuân thủ chặt chẽ của chứng từ Trong thực tế, lập được bộ chứng từ hoànhảo không có bất kì sai sót nào là một việc làm không hề dễ chút nào Hơnnữa, giữa phù hợp và sai sót lại có ranh giới thật mong manh, tuy thuộc vàotập quán trình độ, quan điểm, động cơ của những người có liên quan Ngoài
ra, do tính chất độc lập của L/C hợp đồng, nên bon lừa đảo có thể lợi dụngkhông giao hàng hoặc giao hàng không đúng, nhưng vẫn lập bộ chứng từ phùhợp để thanh toán Thực tế trên thế giới đã xảy ra không ít các trương hợp cụ
thể
1.1.2 Các chủ thể tham gia trong phương thức thanh toán TDCT
1.1.2.1 Các chủ thể tham gia:
a Người đề nghị mở L/C (Applicant): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một thư tín dụng và hoàn trả tiền cho người thụ hưởng nướcngoài Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu
b Người thụ hưởng (Beneficiary): là người xuất khẩu, có quyền được
hưởng số tiền ghi trong L/C, khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp
c Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng thực hiện phát
hành L/C theo đơn của người yêu cầu Ngân hàng phát hành phải chịu tráchnhiệm chính về việc thanh toán giá trị của tín dụng, họ chỉ chịu trách nhiệmkiểm tra trên bề mặt của chứng từ, chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra tínhxác thực, tính pháp lý của chứng từ
Trang 19d Ngân hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng tiếp nhận L/C
gốc từ NHPH, kiểm tra tính chân thật của L/C và sau đó thực hiện thông báoL/C đến người thụ hưởng
e Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà tại đó
L/C có giá trị thanh toán ngay hoặc chiết khấu hoặc chấp nhận thanh toán khiđến hạn
Ngoài ra, còn có Ngân hàng xác nhận và ngân hàng bồi hoàn
f Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng thực hiện việc
xác nhận của mình đối với một tín dụng, khi ngân hàng phát hành uỷ quyềnhoặc yêu cầu
Trong trường hợp ngưòi thụ hưởng không tin tưởng vào khả năng thanhtoán của NHPH, họ thường yêu cầu sử dụng thư tín dụng được xác nhận.Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực tài chính -tiền tệ trong nước và quốc tế
g Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank): là ngân hàng được phát
hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị thư tín dụng cho ngân hàng đượcchỉ định thanh toán hoặc chiết khấu Ngân hàng bồi hoàn thường tham giatrong trường hợp giữa Ngân hàng được chỉ định và NHPH không có quan hệtài khoản trực tiếp với nhau
1.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán TDCT có quy trình phức tạp hơn so vớiphương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu Nó đòi hỏi sự phối kếthợp của nhiều bên Tuỳ từng loại thư tín dụng khác nhau mà quy trìnhnghiệp vụ khác nhau
Trang 20Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT.
(8)
(7)
(2)
(3) (5) (6) (1) (9) (10)
(4)
Hợp đồng
Chú thích:
Bước 1: Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị
mở tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình Bước 2: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ ngưòi xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng Bước 3: Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu
Bước 4: Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng
Bước 5: Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề
NHTB (Advising Bank)
NHPH (Issuing Bank)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
Người yêu cầu mở thư TD (Applicant)
Trang 21Bước 6: Ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hànhkiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụngthì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu ( trả tiền ngay, hoặc chấp nhận,hoặc chiết khấu).
Bước 7: Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngânhàng phát hành và đòi tiền
Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng nhữngđiều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán
Bước 9: Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ
đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán
Bước 10: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiếnhành trả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chưng từ để họ đi nhậnhàng Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán, thì ngân hàngcũng không trao chứng từ cho họ
1.1.3 Văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ.
1.1.3.1 Quy tắc thực hành thống nhất về TDCT – UCP
Phương thức TDCT là một phương thức được sử dụng rộng rãi tronghoạt động thanh toán quốc tế Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có hệ thống phápluật, tập quán riêng, vì vậy để giảm thiểu việc phát sinh những tranh chấp vàtăng cường tính hiệu quả của phương thức này thì cần phải có một nguyên tắcchung Đó là lý do mà Phòng thương mại quốc tế - ICC đã ban hành ra UCPvào năm 1933 Từ đó cho đến nay, UCP đã được sửa đổi nhiêu lần, tuy nhiênnhững bản sửa đổi lần sau không huỷ bỏ các văn bản trước mà chúng có giátrị như nhau Bản UCP mới nhất được sửa đổi là bản UCP 600 có giá trị hiệulực từ ngày 1/7/2007
UCP là văn bản do phòng thương mại quốc tế ICC phát hành, mà ICC làmột tổ chức phi chính phủ, do đó UCP không mang tính chất bắt buộc mà chỉ
Trang 22mang tính chất pháp lý tuỳ ý Điều này thể hiện ở chỗ:
- Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở lên có giátrị hiệu lực pháp lý điều chỉnh các bên tham gia
- Các bên có thoả thuận bỏ đi hoặc thực hiện khác đi một số điều khoản củaUCP, có thể bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập
- Nếu nội dung của UCP có xung đột với luật quốc gia thì luật quốc giađược ưu tiên áp dụng trước
- Các bên phải tuân thủ các điều khoản của L/C rồi mới đến các điềukhoản của UCP được áp dụng
- UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thốngnhất quốc tế được hầu hết các quốc gia công nhận Nó phân định rõ ràng, cụthể quyền lợi của tất cả các bên tham gia vào giao dịch TDCT
Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các ngân hàng có hoạt động nghiệp vụ thanhtoán TDCT đều có cam kết tuân thủ thực hiện văn bản UCP hiện hành
1.1.3.2 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – ISBP.
ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, ISBP không sửa đổiUCP mà nó giải thích chi tiết và rõ ràng hơn trong việc áp dụng UCP
ISBP giải thích một cách chi tiết và đề ra tiêu chuẩn chứng từ cho nhữngngười thực hiện giao dịch L/C Một khi L/C đã tuyên bố tuân thủ L/C thìđương nhiên nó phải tuân thủ theo các điều khoản của ISBP Việc ra đời củaISBP làm cho giao dịch L/C được trở lên trôi chảy hơn, làm cho L/C thực sựtrở thành công cụ để thanh toán nhằm giảm đáng kể một lượng chứng từ bị từchối thanh toán do có sự hiểu khác biệt
Hiện tại, bản ISBP 681 được ICC phê chuẩn để giải thích cho UCP 600,
và nó cũng có hiệu lực từ ngày 1/7/2007
Trang 231.1.3.3 Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - eUCP.
Do trình độ hiện đại hoá ngày càng cao nên việc xuất trình chứng từ điện
tử ngay càng nhiều Chính vì vậy, ICC đã nghiên cứu và đưa ra quy địnhchung cho việc xuất trình chứng từ điện tử Nó cũng có một số quy định khácvới bản UCP
Ngoài các văn bản pháp lý trên còn có Quy tắc thống nhất về hoàn trảliên ngân hàng theo TDCT (URR) và Quy tắc thực hành Tín dụng dự phòngquốc tế (ISP98)
1.2 THƯ TÍN DỤNG (LETTER OF CREDIT) - MỘT SỐ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
1.2.1 Khái niệm L/C:
Thư tín dụng là một văn bản do NHPH mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu , trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng.
1.2.2 Nội dung chủ yếu của thư tín dụng
a Số hiệu thư tín dụng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan
trao đổi thông tin và được sử dụng để ghi vào các chứng từ thanh toán
b Địa điểm và ngày tháng phát hành L/C:
Địa điểm là nơi NHPH mở L/C, nó có ý nghĩa quan trọng trong việctham chiếu luật lệ để giải quyết khi có mâu thuẫn giữa các bên
Ngày phát hành L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự camkết của NHPH đối với người thụ hưởng Đồng thời cũng là ngày bắt đầu tínhthời hạn hiệu lực của L/C
c Loại thư tín dụng.
Trang 24NHPH sẽ dựa trên đơn yêu cầu của người NK và mở đúng loại L/C màngười NK yêu cầu mở Bởi vì mỗi loại L/C đều có nội dung, tính chất khácnhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng khác nhau.
d Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức thanh
toán TDCT
Ví dụ: người yêu cầu mở thư, người thụ hưởng, NHPH, NHTB, NHXN,NHBH
e Số tiền của thư tín dụng: Số tiền của L/C phải được ghi rõ bằng chữ và
bằng số, đơn vị tiền tệ rõ ràng và thông thường người ta ghi số tiền ở một sốlượng giới hạn mà người xuất khẩu có thể thực hiện được
f Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: là khoảng thời gian mà NHPH cam
kết trả tiền cho người thụ hưởng khi người này xuất trình bộ chứng từ trongthời hạn đó và phù hợp với các điều khoản của L/C
Thời hạn hiệu lực của L/C liên quan đến một số thời hạn khác như: thờihạn giao hàng, ngày giao hàng cuối cùng, ngày xuất trình chứng từ thanhtoán, ngày phát hành L/C
Giữa thời hạn hiệu lực của L/C với những thời hạn, những mốc thời giannày phải hợp để tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất cho các bên tham gia
g Thời hạn trả tiền của thư tín dụng.
Thời hạn trả tiền có liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm đựocquy định trong hợp đồng thương mại Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thờihạn hiệu lực của L/C ( trả ngay), hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C(trả chậm)
h Những nội dung liên quan đến hàng hoá.
Trong thư tín dụng ghi rõ tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quycách phẩm chất và bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá
Trang 25i Những nội dung liên quan đến vận chuyển và giao nhận hàng hoá.
Trong nội dung của thư tín dụng cũng đề cập đến điều kiện cơ sỏ giaohàng, cách thức vận chuyển, có cho phép giao hàng từng phần hay không, cóđuợc chuyển tải hay không
j Các chứng từ phải xuất trình khi thanh toán:
Trong phương thức thanh toán TDCT, bộ chứng từ có vai trò rất quantrọng đối với các bên liên quan
Tuỳ theo từng loại L/C mà có quy định khác nhau về số lượng chứng từ,yêu cầu về ký phát tổng loại chứng từ Nhưng thông thuờng bộ chứng từ gồm
có những chứng từ chủ yếu sau:
- Hối phiếu thương mại
- Hoá đơn thương mại đã ký
- Vận đơn đường biển
- Bảng kê đóng gói chi tiết
- Giấy chứng nhận xuất xứ,
k Cam kết của NHPH thư tín dụng
Khi phát hành thư tín dụng thì NHPH đã ràng buộc trách nhiệm pháp lýcủa mình đối với các bên bởi vì L/C thực chất là một hợp đồng kinh tế mangtính chất pháp lý, nên người ký phát nó cũng phải có năng lực hành vi vànăng lực pháp lý
Trong L/C, NHPH đã cam kết với những ngưòi ký phát, người cầm hốiphiếu, ngưòi thụ hưỏng hợp pháp rằng các hối phiếu sẽ được chiết khấu hoặcthanh toán ngay hay chấp nhận thanh toán khi đến hạn
1.2.3 Tính chất của thư tín dụng
Tính độc lập so với hợp đồng cơ sở: L/C do NHPH lập ra, có tính chấtđộc lập so với hợp đồng thương mại, nó được hình thành trên hợp đồng này
Trang 26nhưng lại không bị ràng buộc vao nó ngay cả khi L/C có bất kỳ dẫn chiếu nàođến hợp đồng này.
L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
Có nghĩa là phương thức thanh toán này thừa nhận bộ chứng từ phù hợp là đạidiện cho hàng hoá, ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá
mà bất cứ chứng từ nào đại diện
L/C là một hợp đồng kinh tế hai bên: nó điều chỉnh mối quan hệ giữaNHPH và nhà XK Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà NK do NHPH đại diện
1.3 CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
Vì các giao dịch ngoại thương rất đa dạng và phong phú, nên cũng cónhiều loại L/C khác nhau để phù hợp với các loại hình thương vụ
1.3.1 Các loại L/C cơ bản:
1.3.1.1 L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Là loại L/C mà người yêu cầu mở L/C cũng có thể yêu cầu ngân hàngphát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sựthông báo trước cho người thụ hưỏng và sự chấp nhận của người này
Việc sửa đổi, huỷ bỏ L/C chỉ được thực hiện trước khi hàng hoá được giaohoặc vận đơn chưa được chuyển nhượng Loại thư tín dụng này không đảm bảoquyền lợi cho người thụ hưởng cho nên khi ký hợp đồng người xuất khẩuthường sẽ không đồng ý dùng loại L/C này Ngày nay loại L/C này hầu nhưkhông được sử dụng trong thương mại quốc tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết
1.3.1.2 L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C):
Là loại thư tín dụng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ
Đây là loại thư tín dụng sau khi mở, NHPH cam kết thực hiện theo đúngđiều khoản của nó, không được tự ý sửa đổi, huỷ bỏ L/C này không cho phép
Trang 27bất cứ bên nào được đơn phương huỷ bỏ hay sửa đổi mà không có sự chấpnhận của các bên còn lại.
Một L/C không thể huỷ ngang vẫn có thể sửa chữa, huỷ bỏ được nếu có
sự đồng ý của các bên Việc huỷ bỏ L/C phải cần đến cả sự chấp nhận của cácngân hàng
1.3.1.3 L/C không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C).
Đây là loại L/C không huỷ ngang, theo yêu cầu của NHPH, một ngânhàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này NHXN thường là một ngân hànglớn, có uy tín và cũng thường là NHTB, nhưng cũng có thể là ngân hàng kháctheo yêu cầu của người xuất khẩu
Trách nhiệm của người xác nhận là rất cao, phải đảm bảo thanh toán sốtiền của L/C, do đó NHXN thường yêu cầu NHPH phải trả phí xác nhận vàphải ký quỹ theo tỷ lệ giá trị của L/C tại NHXN
Do có hai ngân hàng đứng ra đảm bảo thanh toán cho nên loại L/C này làđảm bảo tốt nhất cho nhà xuất khẩu
1.3.2 Các loại L/C đặc biệt:
1.3.2.1 L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Loại L/C này có tên là L/C điều khoản đỏ là do có một điều khoảnđặc biệt trong L/C được in bằng mực đỏ, để lưu ý tính chất riêng của loạitín dụng này
Thực chất đây là một loại tín dụng ứng trước, nó được kèm theo mộtđiều khoản đặc biệt là NHPH cho phép NHTB hoặc NHXN ứng tiền trướccho người thụ hưởng để họ mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hoátheo L/C đã mở Nhưng tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở L/
C tức là nhà nhập khẩu chứ không phải tiền của NHTB hay NHPH Vì thếbản chất đây thực sự là một khoản tín dụng thương mại chứ không phải là tíndụng ngân hàng Việc ứng tiền được NHPH uỷ quyền cho NHTB thực hiện,
Trang 28sau đó NHPH sẽ trích tài khoản của nhà nhập khẩu chuyển trả tiền choNHTB.
Với loại L/C này, NHPH cam kết ứng trước một số tiền nhất định của L/
C khi nhận được các chứng từ:
- Hối phiếu của số tiền ứng trước
- Hoá đơn
- Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng
Nội dung văn bản cam kết này phải theo đúng quy định của nhà nhậpkhẩu thể hiện trong L/C Thông thường nhà xuất khẩu phải cam kết sử dụngkhoản tiền ứng trước vào việc mua nguyên vật liệu để sản xuất, và sẽ trình cácchứng từ quy định phù hợp với L/C
Tuy nhiên, nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bồihoàn khoản tài trợ nếu như việc giao hàng không thực hiện theo quy địnhL/C Như vậy, trước khi đồng ý thực hiện L/C điều khoản đỏ thì nhà nhậpkhẩu cần xem xét năng lực và uy tín kinh doanh của nhà xuất khẩu
Để tránh rủi ro cho mình, ngưòi nhập khẩu thưòng yêu cầu ngân hàngcủa người thụ hưởng phát hành bảo lãnh Do đó, ngưòi xuất khẩu thườngthương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhậnđược tiền theo điều khoản đỏ
1.3.2.2 L/C dự phòng (Standby L/C):
Để đảm bảo quyền lợi cho người NK trong trường hợp nhà XK đã nhậnđược L/C, tiền đặt cọc, tiền ứng trước nhưng không hoàn thành nghĩa vụ giaohàng như đã quy định trong L/C, nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu mởmột thư tín dụng dự phòng trong đó quy định nếu nhà xuất khẩu không thựchiện hợp đồng thì ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền
bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu
Trang 29Loại L/C này đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của haibên trong hợp đồng Nó cũng tạo nên sự thuận tiện, dễ dàng cho người
NK, bù đắp những tổn thất gây ra do phía đối tác không thực hiện nghĩa
dự phòng, trong khi châu Âu và châu Á vẫn quen dùng bảo lãnh độc lập.Cũng như bảo lãnh độc lập, L/C dự phòng là một công cụ đa năng, sửdụng được ở bất kỳ lĩnh vực nào có nhu cầu bảo đảm Nó có thể dùng để đảmbảo thanh toán cho các khoản vay,các khoản ứng trước, đền bù tổn thất do viphạm cam kết, không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong cả lĩnh vực tài chính
và phi ngân hàng
Nếu như trong thư tín dụng thương mại, nghĩa vụ được các bên mongmuốn thực hiện thì đối với tín dụng dự phòng, các bên không mong muốnnghĩa vụ thanh toán Bởi vì, trong khi thư tín dụng thương mại yêu cầu bộchứng từ xuất trình để thanh toán chứng minh việc người hưởng lợi đã hoànthành nghĩa vụ theo hợp đồng, thì việc xuất trình trong thư tín dụng dự phòng
Trang 30nhằm mục đích chứng minh việc người yêu cầu mở L/C dự phòng ( Ngườixuất khẩu ) không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các cam kết tronghợp đồng.
Người xuất khẩu và nhập khẩu có thể thoả thuận dẫn chiếu UCP hoặcISP vào L/C dự phòng
1.3.2.3 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C):
Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của
nó hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tụcđược sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khitổng giá trị hợp đồng được thực hiện
L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong thanh toán với các bạn hàngquen thuộc, việc mua bán diễn ra thường xuyên, định kỳ, giao nhiều lần trongmột thời gian nhất định
Lợi thế của L/C này là nhà nhập khẩu chỉ cần một L/C cho cả đơn đặthàng và nhà xuất khẩu không phải chờ đợi một L/C mới Nhà nhập khẩu sẽkhông tốn chi phí lưu kho, bảo quản trong một thời gian dài, đồng thời sửdụng L/C này giúp cho việc quay vòng vốn của nhà nhập khẩu nhanh hơn Dotính chất tuần hoàn của loại thư tín dụng này, nhà nhập khẩu không phải mởL/C nhiều lần nên giảm được đáng kể tiền phí so với loại L/C khác Về phíanhà xuất khẩu, sau khi giao hàng họ có thể nhận được tiền ngay trong cùngmột L/C
Thư tín dụng tuần hoàn được chia làm hai loại:
a Tuần hoàn tích luỹ:
Là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau và cứnhư vậy cho đến L/C cuối cùng Có nghĩa là trong khoảng thời gian quy địnhnếu người xuất khẩu không thực hiện việc giao hàng thì trong thời gian quyđịnh tiếp theo người xuất khẩu có quyền giao hàng bằng với giá trị lần giao
Trang 31hàng chưa thực hiện trước đó cộng với lần giao hàng hiện tại.
b Tuần hoàn không tích luỹ:
Là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển số dư của L/C trước vàoL/C sau Có nghĩa là nhà xuất khẩu không được phép giao hàng vượt quá giátrị giao hàng kỳ hiện tại mặc dù có thể trước đó nhà xuất khẩu không hoànthành việc giao hàng theo quy định
Việc tuần hoàn có thể theo ba cách:
- Tuần hoàn tự động: L/C sau có tự động có giá trị như cũ mà không cần
có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết
- Tuần hoàn bán tự động: Là loại L/C mà sau khi L/C trước được sửdụng xong hoặc hết hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà NHPH không có ýkiến thông báo gì về L/C kế tiếp thì nó lại tự động có giá trị như cũ
- Tuần hoàn hạn chế: Là loại L/C mà chỉ khi nào NHPH thông báo chongười xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực
1.3.2.4 Thư tín dụng đối ứng (Recirpocal L/C):
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định L/C nó chỉ cógiá trị hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở
Loại L/C này thường được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng vàtrong phương thức gia công thương mại quốc tế Công cụ thanh toán này có ưuđiểm là đảm bảo cho người gia công hàng hoá vì sản phẩm là do người đặt giacông thuê làm, sản phẩm này rất có thể chỉ có người đặt hàng mới tiêu thụ được.Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng và phương thức gia công thìngười bán đồng thời là người mua và ngược lại, cho nên khi sử dụng L/C đốiứng để phục vụ việc thanh toán thì người mở L/C này là người hưởng lợi L/Ckia và ngược lại
Trang 32Trong hai L/C sẽ có L/C được mở trước và ghi rằng: “ L/C này chỉ cógiá trị hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mởL/C này hưởng” và trong L/C đối ứng sẽ ghi câu: “ L/C này đối ứng với L/Csố mở ngày tại ngân hàng ”.
1.3.2.5 L/C giáp lưng (Back-to-back L/C):
L/C giáp lưng là loại L/C không thể huỷ ngang được mở ra căn cứ vàomột L/C khác làm đảm bảo
Sau khi nhận được L/C (L/C – Master L/C) do người nhập khẩu mở chomình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/Cnày để thế chấp mở một L/C thứ khác (Baby L/C) cho người khác hưởng vớinội dung gần giống như L/C ban đầu
L/C được mang đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hayBacking L/C)
L/C được gọi là L/C giáp lưng (Back-to-back L/C) hay L/C đối (CounterL/C) hoặc L/C phụ (Subsidiary L/C)
Mặc dù có tên gọi là L/C giáp lưng nhưng cả hai L/C đều không ghi tiêu
đề như vậy Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại
và dùng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước đảmbảo Giữa hai L/C này không có bất kỳ mối liên hệ pháp lý nào Người mở L/
C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối khôngliên quan gì đến L/C chủ
Vì L/C giáp lưng phải căn cứ vào L/C đã được mở trước, cho nên về cơbản hai L/C này khá giống nhau, song vẫn có những điểm khác nhau giữa haiL/c này:
- Số tiền và đơn giá ghi trong L/C giáp lưng thường thấp hơn so với L/Cchủ Đây chính là phần lãi gộp mà trung gian hưởng
Trang 33của L/C giáp lưng thường ngắn hơn L/C chủ.
- Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của L/C giáp lưng thườngsớm hơn so với L/C chủ
- Thời hạn giao hàng: Vì hàng hoá từ người xuất khẩu chuyển đến nhàtrung gian sau đó nhà trung gian mới giao hàng cho người nhập khẩu, nênthời hạn giao hàng trong L/C giáp lưng phải rút ngắn sao cho người trunggian nhận được hàng và giao hàng cho nhà nhập khẩu đúng hạn
Tuy nhiên, trong trường hợp hàng được giao thẳng từ nhà xuất khẩu đếnnhà nhập khẩu thì thời hạn giao hàng trong hai L/C là giống nhau Song thườngthì hàng sẽ được giao qua nhà trung gian vì nhà trung gian muốn giữ mối hàng,không muốn cho người xuất khẩu biết người nhập khẩu và ngược lại
- Tỷ lệ bảo hiểm: tỷ lệ bảo hiểm trong L/C giáp lưng sẽ cao hơn trong L/
C chủ, để có thể đạt được số tiền phải mua bảo hiểm trong L/C chủ
- Số loại chứng từ của L/C giáp lưng thường nhiêu hơn so với L/C chủ.Loại L/C này được sử dụng chủ yếu trong buôn bán qua trung gian,trong những trường hợp:
+ L/C gốc không cho phép chuyển nhượng (do người nhập khẩu khôngđồng ý), trong khi đó nhà trung gian lại không tự mình cung cấp được hànghoá cho nên nhà trung gian đem L/C này để mở một L/C khác cho nhà cungcấp hàng hoá hưởng
+ Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thểkhớp với các chứng từ phải xuất trình theo L/C đối
+ Người trung gian muốn bí mật một số thông tin liên quan đến nhà xuấtkhẩu, giá cả
Khi các điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đông mua và bán là khác nhaunên nhà trung gian không thể chuyển nhượng L/C cho nhà xuất khẩu được
Trang 341.3.2.6 L/C chuyển nhượng (Transferable L/C).
L/C chuyển nhượng là loại L/C không thể huỷ ngang, trong đó quy địnhquyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một haynhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên
L/C này thường được áp dụng cho hợp đồng mua bán qua trung gian.Những người hưởng lợi thứ hai sẽ nhận được một phần hay toàn bộ nghĩa vụthực hiện và quyền lợi của L/C Chi phí chuyển nhượng do người thụ hưởngthứ nhất chịu
Để có một L/C chuyển nhượng được thì NHPH phải tuyên bố rõ nó là L/
C chuyển nhượng được, như vậy có nghĩa là đã được người nhập khẩu chophép người xuất khẩu chỉ định người khác làm thay việc cung cấp hàng hoá.Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chỉ được phép diễn ra một lần
L/C này thường được sử dụng khi mua hàng qua trung gian, mua hàngqua đại lý, hàng do các công ty con, chi nhánh giao nhưng công ty mẹ làngười được hưởng lợi
- Nó được dùng khi nhà xuất khẩu ký được hợp đông bán hàng nhưng
họ lại không có hàng hoặc không có đủ hàng để giao, nên phải chuyểnnhượng toàn bộ hay một phần nhiệm vụ và quyền lợi cho người khác Cũng
có thể là nhà trung gian ký được hợp đồng, và họ cần đến một nhà cungứng hàng hoá, khi đó, nhà trung gian sẽ chuyển nhượng L/C cho nhà cungứng và hưởng hoa hồng
Tuy nhiên loại L/C này chỉ được thực hiện khi các bên tham gia phảiđông ý nó là một L/C chuyển nhượng: người nhập khẩu, người xuất khẩuđồng ý và NHPH ghi rõ nó L/C có thể chuyển nhượng được
Việc L/C chuyển nhượng chỉ có thể được xảy ra khi nó tuân thủ các điềukiện, điều khoản của L/C gốc, ngoại trừ;
- Số tiền và đơn giá của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi nhưng
Trang 35không được vượt quá số tiền trong L/C gốc.
- Thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng không được muộn hơnL/C gốc
- Ngày chậm nhất để xuất trình chứng từ của l/C chuyển nhượng khôngđược sau L/C gốc
- Thời hạn giao hàng của L/C chuyển nhượng không được muộn hơnL/C gốc
- Tỷ lệ phần trăm bảo hiểm có thể tăng lên để đạt tới số bảo hiểm quyđịnh trong L/C gốc, tối thiểu phải bằng 110% trị giá hoá đơn theo L/C gốc
Cách thức chuyển nhượng:
- Chuyển nhượng toàn phần:
Thường xẩy ra khi người thụ hưởng thứ nhất là nhà trung gian Họ kýđược hợp đồng nhưng không có hàng hoá trong tay
Người thụ hưởng thứ nhất chuyển nhượng toàn bộ giá trị L/C cho ngườithụ hưởng thứ hai Trong trường hợp này thì không cần thay thế hoá đơn vàhối phiếu vì người trung gian được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ của L/C
- Chuyển nhượng một phần:
Khi nhà xuất khẩu không đủ hàng để giao cho nhà nhập khẩu thì họ sẽchuyển nhượng một phần L/C cho người khác hoặc khi nhà trung gian cầnnhiều người để cung ứng hàng, họ sẽ chuyển nhượng L/C cho những ngườithụ hưởng thứ hai thực hiện
Tổng trị giá của các L/C chuyển nhượng riêng rẽ không được vượt quá
số tiền của L/C gốc, và việc giao hàng từng phần không bị cấm, việc chuyểnnhượng riêng rẽ này được coi là một lần chuyển nhượng
Trang 361.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI L/C TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT.
1.4.1 Khái niệm đa dạng hoá các loại L/C.
Đa dạng hoá các loại L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ có nghĩa là ngoài những loại L/C đã được sử dụng ngân hàng nên tư vấncho doanh nghiệp XNK sử dụng thêm các loại L/C để thanh toán trong nhữnghợp đồng mua bán thích hợp
Mỗi loại L/C đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó Ápdụng đúng loại L/C phù hợp vào từng hợp đồng mua bán sẽ làm cho giao dịchđược thuận tiện, nhanh chóng và thành công
1.4.2 Sự cần thiết phải đa dạng hoá các loại L/C.
a Lợi ích đối với nhà XNK.
Nếu sử dụng L/C phù hợp với từng hợp đồng thương mại sẽ làm chothương vụ đạt hiệu quả cao nhất Từ đó giúp phát triển hoạt động thương mạiquốc tế của doanh nghiệp
- Đối với khách hàng nhập nguyên vật liệu về để gia công sau đó bán lạisản phẩm gia công đó cho chính người cung cấp nguyên liệu thì nên tư vấncho khách hàng sử dụng L/C đối ứng, vì đây là loại L/C đảm bảo nhất chođơn vị gia công
- Đối với khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá qua trung gian thìngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng L/C chuyển nhượng hoặc L/Cgiáp lưng
- Đối với những khách hàng xuất khẩu, ngân hàng có thể tài trợ bằng L/Cgiáp lưng, hình thức tài trợ này sử dụng phổ biến trong mô hình mua bán quatrung gian Do không đủ khả năng tự giao hàng cho nhà NK cho nên nhà trunggian dùng L/C này thế chấp để mở một L/C khác Với hình thức tài trợ này,người XK trung gian có thể tiến hành kinh doanh chênh lệch giá mà không cần
Trang 37bỏ ra nhiều vốn Hoặc có thể dung L/C chuyển nhượng, hai loại L/C này là mộtbiện pháp hỗ trợ cho những nhà xuất khẩu mà khả năng tài chính còn eo hẹp.
- Với những khách hàng xuất khẩu thiếu vốn để sản xuất, ngân hàng nên
tư vấn cho họ trước khi ký kết hợp đồng thương mại, họ nên thoả thuận sửdụng L/C điều khoản đỏ Khi đó, nhà XK đã được tài trợ một khoản tiền từnhà nhập khẩu
Mặt khác, Mỹ là nước có quan hệ ngoại thương rộng rãi, tuy nhiên đạoluật ngân hàng của nó không cho phép phát hành bảo lãnh để bảo đảm nợ củangười khác, chính vì vậy các ngân hàng của Mỹ sử dụng loại thư tín dụng dựphòng để thay thế bảo lãnh độc lập Áp dụng L/C dự phòng vào thanh toán tíndụng chứng từ sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển ngoại thương với Mỹ
b Đối với NHTM.
Khi đa dạng hoá các loại hình thư tín dụng phục vụ cho hoạt động thanhtoán, ngân hàng có những lợi ích lớn như sau:
-Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên nhờ thu từ phí dịch vụ và lãi suất
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, đây là một lợi thế giúp ngân hàng cạnhtranh với các NHTM khác
Uy tín của ngân hàng tăng lên do biết vận dụng và thực hiện tốt các công
cụ của phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ - các loại L/C
Như vậy, có thể thấy rõ được sự cần thiết của việc đa dạng hoá các loạiL/C trong phương thức thanh toán TDCT tại NHTM là để hỗ trợ DN, pháttriển ngoại thương, đối với NHTM là để phát triển hoạt động TTQT, nâng cao
uy tín đối với khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu cho ngân hàng
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phương thức thanh toán TDCT.
1.4.3.1 Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế chính trị trong nước bao gồm trình độ phát triển của
Trang 38nền kinh tế,các chủ thể kinh tế, nền sản xuất nội địa.Hoạt động ngân hàngtrong nền kinh tế ổn định và phát triển, tạo khả năng phục vụ TTQT ngàymột tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Môi trường pháp lý, thể hiện ở các văn bản pháp luật cũng như các vănbản dưới luật
- Môi trường tài chính quốc tế Đó là sự tác động của các cuộc khủnghoảng tài chính gây ra tình trạng vỡ nợ do đó tác động xấu tới TTQT
- Sự ổn định của đồng tiền.Nếu đồng tiền bị mất giá sẽ ảnh hưởng tiêucực đến xuất khẩu, ngược lại đồng tiền tăng giá sẽ tác động đến nhập khẩu.Các nhà kinh doanh XNK luôn lựa chọn đồng tiền có tính chất ổn định
-Năng lực kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối
- Nhân tố con người Môi trường hoạt động TTQT đòi hỏi ngân hàng phải cóđội ngũ lãnh đạo và quản lý có năng lực thực sự, sang tạo trong kinh doanh, cóphẩm chất đạo đức tốt Hiểu biết về pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trongcông việc Đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Phương thức thanh toán TDCT đã và đang được các doanh nghiệp XNK
ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong hoạt động TTQT Việc sử dụng loại L/Cnào trong phương thức này sao cho có hiệu quả nhất đối với từng thương vụ
là vấn đề được các DN quan tâm Hiện nay, tại Việt Nam, đa số các doanhnghiệp XNK chưa có bộ phận chuyên về TTQT, các DN còn lại nếu có thì bộphận này còn khá non yếu về nghiệp vụ nên họ cần nhiều đến sự giúp đỡ củaNHTM Việc đa dạng hoá các loại L/c mang lại lợi ích cho cả hai bên – Ngânhàng và doanh nghiệp XNK Ngân hàng sẽ đa dạng hoá được danh mục sảnphẩm của mình, đồng thời tăng doanh thu, tăng uy tín trên thị trường Còn đốivới DN sẽ phát triển được hoạt động thương mại quốc tế nhờ việc áp dụngchính xác loại L/C phù hợp Ngoài ra ứng dụng một cách phù hợp các loại L/cnày giúp cho phương thức thanh toán TDCT trở nên có hiệu quả, phát huyđược thế mạnh của phương thức thanh toán này
Trên cơ sở lý luận, chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quanđến phương thức thanh toán TDCT và các loại L/C Bao gồm những khái niệm,quy trình các nghiệp vụ L/C thường và L/C đặc biệt, nêu lên sự cần thiết phải đadạng hoá các loại L/C tại NHTM Đây sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giáthực trạng hoạt động thanh toán TDCT và việc áp dụng các loại L/C tạiNHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ, để từ đó tìm ra những kết quả đạt được vànhững mặt còn tồn tại trong việc áp dụng các loại L/C tại ngân hàng này
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TDCT
VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC L/C TẠI NHNO&PTNT
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển thôn Láng Hạ( gọi tắt laChi nhánh Láng Hạ) là Chi nhánh Ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là mộttrong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thựchiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong vàngoài nước
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh Láng Hạ đã
tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượtbậc của hệ thống điện tử - an toàn – tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc
tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,tính đến nay Chi nhánh Láng Hạ đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấpcác sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phídịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách