Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Học sinh có khả năng tự nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường qua sách, báo, internet,… + Tự lập dàn ý bài n
Trang 1Ngày soạn:
Ngày dạy
TIẾT 124: THẢO LUẬN
VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Học sinh nắm được thực trạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm
- Hiểu được tác dụng của các biện pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
2 Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh có khả năng tự nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường qua sách, báo, internet,…
+ Tự lập dàn ý bài nói theo hướng dẫn chuẩn bị bài của giáo viên, chủ động luyện nói kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ,…chủ động tập tiểu phẩm theo sự phân công
+ Chủ động trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Phối hợp tốt với nhóm trong việc tập luyện tiểu phẩm
+ Tích cực trao đổi, thảo luận trong nhóm, đưa ra quan điểm cá nhân trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhóm
+ Luyện nói theo sự phân công của nhóm, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho phần nói của các thành viên
+ Trình bày bài nói tự tin, mạch lạc, thuyết phục
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Đề xuất các giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
Trang 2+ Liên hệ, vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường tại địa phương
+ Phân tích được tính hiệu quả, hạn chế trong các giải pháp được đưa ra
+ Sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề và thực hành bài nói
+ Phản biện vấn đề khi sau khi nghe báo cáo các giải pháp
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Vận dụng tốt các từ ngữ đặc trưng của văn bản thông tin: số liệu, chi tiết,…trong bài nói
+ Nói mạch lạc, tự tin, kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động, hình ảnh minh họa,…)
- Năng lực văn học:
+ Biết vận dụng diễn đạt có tính văn học trong bài nói
+ Biết cảm thụ, đánh giá bài nói có đúng đề tài, đúng đặc trưng kiểu văn bản thông tin hay không
3 Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực chuẩn bị nội dung bài nói, thực hiện các nhiệm vụ được giao
và thực hành luyện nói
- Trung thực: Phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm môi trường (đưa ra số liệu chính xác, dữ liệu đầy đủ,…)
- Trách nhiệm: Nêu cao ý thức, trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Powerpoint: dàn ý các giải pháp khắc phục, hình ảnh minh họa,…
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi
III Tiến trình dạy học
Trang 3Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Phương pháp đóng vai
- GV cho học sinh diễn tiểu phẩm ngắn
theo sự phân công và chuẩn bị từ trước
- Kết thúc tiểu phẩm bằng một câu hỏi:
Môi trường bị ô nhiễm đã gây ra tác hại
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống
của chúng ta trong hiện tại và đe dọa cả
tương lai loài người, vậy chúng ta cần phải
làm gì để khắc phục nạn ô nhiễm môi
trường?
- HS nhận xét về tiểu phẩm: nội dung,
diễn xuất,…
- GV dẫn dắt vào bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác
Kĩ thuật: Khăn trải bàn
GV chuyển giao nhiệm vụ
- Chia lớp thành 4 nhóm
+ Học sinh làm việc độc lập trong thời gian 2
phút vào phiếu học tập cá nhân
+ Nhóm thống nhất, ghi kết quả vào phiếu
học tập chung (Phiếu học tập số 1)
- Nội dung thảo luận: Xây dựng dàn ý cho
bài nói dựa vào những yêu cầu sau:
1.Vấn đề ô nhiễm môi trường em quan tâm
đến là gì? (rác thải ở sông, suối; ô nhiễm môi
trường đất do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay
khói bụi? )
2 Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
3 Em đưa ra những giải pháp nào để khắc
I CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NÓI
1 Chuẩn bị nội dung:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
- Các giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường:
+ Giải pháp (việc làm) thứ 1 + Giải pháp (việc làm) thứ 2 + …
Trang 4phục tình trạng trên?
+ Việc làm 1?
+ Việc làm 2?
+ …
Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá
nhân, nhóm tổng hợp lấy ý kiến chung
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
- Các nhóm trưng bày phiếu học tập lên bảng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm còn lại nghe, nhận xét, bổ sung
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét kết quả làm việc từng nhóm, chỉ
rõ việc làm được, việc chưa làm được, biểu
dương kết quả
Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác
Kĩ thuật: Chia nhóm
GV chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu học sinh thực hành luyện nói trước
nhóm theo dàn ý đã chuẩn bị
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Gọi 1 – 2 bạn luyện nói
+ Các thành viên nhận xét, bổ sung
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả luyện nói
trong nhóm về ưu điểm, hạn chế
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên nhận xét, đánh giá từng nhóm,
2 Luyện nói trong nhóm
Trang 5tuyên dương nhóm làm tốt
Phương pháp dạy học: Thuyết trình
Công cụ đánh giá: Bảng kiểm
GV chuyển giao nhiệm vụ
- Nêu yêu cầu khi nói:
+ Nội dung bài nói: Theo tiến trình đã
thực hiện ở phần I
+ Kĩ năng nói: Mạch lạc, rõ ràng, có
sức thuyết phục, cử chỉ, điệu bộ phù hợp
- Khi bạn trình bày, các bạn còn lại lắng nghe
và sử dụng bảng kiểm để đánh giá, nhận xét
bài nói
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đại diện lên trình bày bài nói
Học sinh nghe và sử dụng bảng kiểm để đánh
giá, nhận xét
Đặt câu hỏi để phản biện một số giải pháp
nhằm kiểm chứng tính khả thi mà giải pháp
mang lại
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
- Nhận xét bài nói dựa vào bảng kiểm
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương kết quả
thực hiện nhiệm vụ của học sinh
II TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Hoạt động 3: Luyện tập
Phương pháp vấn – đáp
Kĩ thuật: tia chớp
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu lần lượt HS trả lời nhanh câu
hỏi: Em có hứng thú với nội dung thuyết
trình: Biện pháp khắc phục nạn ô nhiễm
Trang 6môi trường không? Vì sao?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Lần lượt học sinh đưa ra câu trả lời theo quan
điểm cá nhân của mình
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Phương pháp: Quan sát
- Kỹ thuật phòng tranh
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh mô phỏng một
giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ:
- Trưng bày tranh ở các góc được bố trí
- Đại diện học sinh giới thiệu về tranh của
mình: nội dung, bố cục,…
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương kết quả
thực hiện nhiệm vụ của học sinh
IV Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút)
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết về bảo vệ môi trường, làm thành tập san và lưu vào hồ sơ học tập
- Chuẩn bị bài mới: Đọc mở rộng
+ Tìm đọc 1 số văn bản nghị luận và văn bản thông tin có nội dung gần gũi với văn bản: Trái Đất – ngôi nhà chung
+ Ghi chép lại nhũng nội dung em tự tiếp thu được từ văn bản đó
+ GV chuẩn bị phiếu học tập
V Hồ sơ dạy học
1 Kế hoạch đánh giá
Trang 7Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú
Đánh giáthường xuyên - Quan sát
- Vấn đáp
- Sản phẩm học tập
- Câu hỏi
- Bài tập
- Bảng kiểm
2 Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Xây dựng dàn ý cho bài nói dựa vào những yêu cầu sau:
1.Vấn đề ô nhiễm môi trường
em quan tâm đến là gì? (rác
thải ở sông, suối; ô nhiễm
môi trường đất do thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ hay khói
bụi? )
………
…
………
2 Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
………
…
………
3 Em đưa ra những giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên? + Việc làm 1?
+ Việc làm 2?
…
………
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HỌC SINH KHI TRÌNH BÀY BÀI NÓI VỀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
S
TT
Tiêu chí Xuất hiện Không xuất hiện
1
1 Nói mạch lạc, rõ ràng
1 Phong thái tự tin
Trang 83
3 Cử chỉ, điệu bộ phù hợp
4
4 Có hình ảnh minh họa
3
5
Nội dung đầy đủ, chặt chẽ:
5.1
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
5.2
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
5.3
Các giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường:
+ Giải pháp (việc làm) thứ 1
+ Giải pháp (việc làm) thứ 2
+ …
Giải pháp có tính khả thi, sáng tạo