- Góc học tập: tìm các loại đồ dùng trong lớp có dạng hình tròn, hình vuông.. - Góc khoa học – toán: Nhận biết hình dạng, kích thước các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.. - Để thể hiện sự vui
Trang 1KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I
CHỦ ĐỀ NHÁNH I: TRƯỜNG MẦM NON ( 1 tuần)
Thời gian : Từ 14/ 09 / 2015 – 18/ 09 /2015 Giáo viên thực hiện: Thái Thị Hồng Ánh
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Có thói quen chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp
- Dạy trẻ một số quy định ở lớp, gia đình Không tranh giành đồ chơi với bạn Biết vâng lời ba
mẹ Biết sử dụng các từ dạ, thưa, ạ trong giao tiếp
- Cô cho trẻ tập thể dục sáng dưới sân trường theo nhạc Tập các động tác phát triển các nhóm
cơ ( tay đưa hai tay lên cao, hạ xuống; chân: dậm chân tại chỗ; bụng: cuối gập thân người về phía trước)
Hoạt động
học
* PTTM:
- Hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
* PTNN:
- Bài thơ “ Bạn mới ”
* PTTC:
- Đi – chạy theo đường thẳng
* PTTM:
- Tạo hình:
Chơi với đất nặn, chia đất thành nh phần
* PTNT:
- Xanh - Đỏ - Vàng
Hoạt động
ngoài trời
- QS: Trường mầm non
- TCVĐ: Chó sói xấu tính
- Chơi tự chọn
- QS: Trường mầm non
- TCVĐ: Chó sói xấu tính
- Chơi tự chọn
- QS: Cây xanh
- TCVĐ: Mèo bắt chuột
- Chơi tự chọn
- QS: Đồ chơi ngoài trời
- TCVĐ: Chó sói xấu tính
- Chơi tự chọn
- Q: Cây xanh
- TCVĐ: Mèo bắt chuột
- Chơi tự chọn
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây ngôi trường mầm non bé yêu, xếp chồng 5 – 6 khối, xếp cạnh.
- Góc phân vai: Cô và trẻ (mô phỏng công việc hằng ngày của cô chăm sóc nuôi dạy trẻ ).
- Góc nghệ thuật: hát múa một số bài hát theo chủ đề.
- Góc học tập: tìm các loại đồ dùng trong lớp có dạng hình tròn, hình vuông.
- Góc tạo hình: Tập vẽ và tô màu theo nét chấm vật có hình tròn, hình vuông.
- Góc thư viện: Xem tranh truyện về trường mầm non.
- Góc khoa học – toán: Nhận biết hình dạng, kích thước các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
Hoạt động
chiều
- VĐN Đàm thoại cùng trẻ
- Ôn lại tiết học của ngày
- Chơi tự do
Vệ sinh
Nêu gương
Trả trẻ
- Thực hiện các thao tác vệ sinh hàng ngày
- Nêu gương những trẻ ngoan trong ngày
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập, sức khỏe của trẻ
- Tự mang giày, cài quai
Trang 2- Không đi theo người lạ.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ hai: ngày 14 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: BÀI HÁT “ TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ
TRƯỜNG MẦM NON ”
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 Kiến thức
- Trẻ thuộc lời ca, giai điệu bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” Hiểu và cảm nhận được nội dung bài hát
2 Kỹ năng:
- Tập cho trẻ vận động tự nhiên theo nội dung bài hát
- Trẻ hứng thú nghe cô hát, tích cực tham gia vào các trò chơi âm nhạc
3 Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu trường lớp mầm non
- Giúp trẻ yêu thích môn âm nhạc
II - CHUẨN BỊ:
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” , “Ngày đầu tiên đi học”
- Phách, xắc xô, vòng thể dục
III - TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động 1: Trò chuyên gây hứng thú.
- Sáng nay ai đưa con đi học?
- Trường mầm non của con tên là gì?
- Trường con có những ai?
- Khi đến trường các con thấy như thế nào?
- Để thể hiện sự vui thích khi đến trường mầm non cô cháu mình cùng hát bài hát về trường mầm non nha
2 Hoạt động 2: Dạy hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Dạy hát bài: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
+ Cô hát mẫu lần 1 diễn cảm không có nhạc đêm
+ Cô hát lần 2 kết hợp nhạc đệm
* Dạy trẻ hát
- Cô cho cả lớp hát chậm theo cô, cô chú ý sửa sai cho trẻ
Trang 3=> Giáo dục: Tình cảm của các bé đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè
3 Hoạt động 3: Nghe hát: “ Ngày đầu tiên đi học”
- Ngày đầu tiên đi học các con thấy thế nào?
Cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát nói về ngày đầu tiên đi học của chúng mình nha
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Tóm tắt nội dung bài hát: Ngày đầu tiên đi học em mắt ướt nhạt nhoà, cô vỗ về an ủi
- Cô hỏi trẻ:
+ Ngày đầu tiên đi học con thấy thế nào?
+ Các con được ai âu yếm, vỗ về?
+ Vậy để dấp lại tình cảm của cô các con phải làm gì?
- Cô hát lại bài hát có động tác minh hoạ
4 Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc Ai nhanh nhất.
- Cô nói cho trẻ cách chơi, luật chơi
- Chơi 2 – 3 lần
Kết thúc: Cô và trẻ vận động theo bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
Trang 4GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ ba: ngày 15 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: BÀI THƠ “BẠN MỚI ”
I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ
- Luyện kỹ năng nghe đọc Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý giúp đỡ bạn bè trong lớp
II Chuẩn bị :
- Tranh vẽ bài thơ “bạn mới”
III Tiến trình:
1 Hoạt động 1: Trò chuyện – gây hứng thú:
- Cho trẻ hát : Trường chúng cháu là trường mầm non
- Sáng nay ai đưa con đi học?
- Trường mầm non của con tên là gì?
- Con học lớp nào?
- Lớp con có những ai?
- Khi đến trường các con thấy như thế nào?
2 Hoạt động 2: Giới thiệu :
- Cô đưa tờ tranh vẽ các bạn trong lớp mầm non hỏi trẻ
+ Bức tranh vẽ ai?
+ Các bạn đang làm gì?
- Cô giới thiệu tên bài thơ: “ Bạn mới ”
3 Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ :
- Cô đọc diễn cảm bài thơ 1 lần
- Giảng giải nội dung bài thơ
- Cô đưa tranh thơ chữ to, chỉ từng chữ đọc 1 lần
- Cả lớp đọc chậm nhìn tranh thơ chữ to cùng cô, cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Cô cho từng tổ, nhóm, thể hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Cô cho tốp nam, nữ thể hiện
- Đàm thoại về nội dung bài thơ
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bạn mới đến trường bạn còn làm sao?
+ Bạn còn nhút nhát chúng mình phải làm gì để giúp bạn?
+ Khi chúng mình chơi ngoan với bạn có thấy cô như thế nào?
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
=> Qua bài thơ nay các con phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau nhe!
Trang 5GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ tư: ngày 16 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: ĐI – CHẠY THEO ĐƯỜNG THẲNG
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng đi – chạy theo đường thẳng
- Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển khả năng định hướng theo đường thẳng
- Củng cố khả năng nhận biết hình tròn và hình vuông
- Rèn luyện sự mạnh dạn tự tin Biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô
- Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành với bạn, biết tham gia hoạt động theo thứ tự
II – CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ một dải lụa thể dục
- Miếng bitis hình tròn và hình vuông
- Băng keo nhựa màu đỏ và xanh, dán băng keo trên nền nhà 2 đường màu xanh
và đỏ song song nhau Mỗi đường dài khoảng 1,5 – 2m
- Bản nỉ trên đó chia làm 2 ô, một ô dán khung vuông và một ô dán khung tròn
- Vòng thể dục và mũ chim sẻ (Có thể dùng dải lụa làm cách chim thay cho mũ chim sẻ)
III.TIẾN HÀNH:
1 Khởi động:
Trước giờ học cô phát học cụ rồi cho trẻ đi theo cô từ chậm đến nhanh, sau đó chạy rồi chậm dần Theo hiệu lệnh của cô trẻ đứng đội hình giống như quân cờ
2 Trọng động:
a Bài tập phát triển chung: “ Tập với dải lụa”
+ Động tác 1: trẻ đứng, chân hơi dạng, hai tay cầm hai đầu dải lụa Nâng dải lụa lên cao trên đầu, ngửa đầu, mắt nhìn theo dải lụa ( 1lần/ 8 nhịp)
+ Động tác 2: trẻ đứng khép chân, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra Cúi người sao cho chân thẳng, chạm dải lụa vào các đầu ngón chân rồi đứng thẳng dậy (1lần/8 nhịp)
+ Động tác 3: trẻ quỳ trên hai đầu gối, hai tay nắm hai đầu dải lụa căng ra và giơ trước mặt Ngồi xuống mông đặt trên hai chân, tay hạ xuống để dải lụa sát đùi rồi quỳ thẳng dậy (1 lần/ 8 nhịp)
+ Động tác 4: Nhảy chụm chân tại chỗ, một tay cầm dải lụa Đi bình thường rồi cất dải lụa
b Vận động cơ bản: “Đi – chạy theo đường thẳng”
- Cô dán sẵn 2 đường thẳng song song 1 đường màu xanh, một đường màu đỏ, mỗi đường rộng khoảng 40cm, dài khoảng 150cm – 200cm, 2 đường cách nhau 50 – 80cm Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi “đi – chạy theo đường thẳng xếp hình đúng” Khi đi theo đường thẳng, các con đi bình thường, mắt nhìn thẳng phía trước, giữ vai thẳng Khi đi hết đường thẳng (màu xanh), các con tới rổ, nhặt một hình dán lên bảng Hình vuông thì dán bên ô hình vuông, hình tròn dán trong ô hình tròn Dán xong các con quay về đường màu đỏ và chạy thẳng theo đường màu đỏ về lại vạch xuất phát
- Cô làm mẫu cho cháu xem 1-2 lần
- Chọn một, hai cháu nhanh nhẹn lên làm cho cả lớp xem
- Lần lượt cho từng hai cháu lên thực hiện
Trang 6- Trong khi trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ Nhắc nhở trẻ không đi, chạy ra ngoài đường vẽ và bỏ đúng hình
- Cô cho từng nhóm trẻ lên thực hiện
- Cô sửa sai giúp đỡ cho từng cháu làm được
c Trò chơi vận động “chim sẻ và ô tô”
Hướng dẫn cách chơi: Cô cho bé đứng thành 2 hàng nối đuôi nhau, một hàng dùng vòng thể dục làm ô tô, một hàng đội mũ chim sẻ cho trẻ làm chim sẻ Khi cô hô: Ô tô chạy, các bé làm ô tô sẽ vừa đi vừa làm cử điệu như ô tô đi theo đường thẳng và về đích Khi cô hô chim sẻ bay: các bé đội mũ chim sẽ vừa chạy vừa làm cử điệu chim bay Sau đó cô cho các bé đi và chạy theo hướng ngược lại
Cho các bé đổi vai cho nhau và cùng thực hiện:
Khi cô hô: Ô tô đi, và chim sẻ bay thì các bé sẽ thực hiện theo yêu cầu của cô
=> Giáo dục trẻ khi chơi không xô đẩy bạn
3 Hồi tỉnh:
Cho trẻ nhẹ nhàng đi theo cô, vừa đi vừa hít thở
Kết thúc giờ học
Trang 7GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ năm: ngày 17 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: CHƠI VỚI ĐẤT NẶN, CHIA ĐẤT THÀNH
NHIỀU THÀNH PHẦN.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ làm quen với đất nặn, biết cách bóp mềm đất
- Luyện kỹ năng khéo léo, chia đất làm nhiều phần khác nhau
- Giáo dục trẻ biết cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định
II - CHUẨN BỊ:
- Mẫu của cô 2 – 3 loại quả
- Mô hình của hàng bán quả
- Đất nặn, bảng con
III - TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động 1: Trò chuyên gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát “Cháu đi mẫu giáo”
- Hôm nay ai đưa con đi học?
- Trường mầm non của con tên là gì?
- Lớp con có mấy cô giáo? Cô tên là gì?
- Đến trường các con được làm gì?
2 Hoạt động 2 : Cho trẻ tham quan cửa hàng quả của búp bê.
- Cửa hàng bán những gì?
- Đây là quả gì? Quả có màu gì? Có mấy quả
- Quả được làm bằng gì?
=> Bạn búp bê gửi tặng cho chúng mình 1 món quà
Cho trẻ về chỗ ngồi
* Cô đưa ra 2 đĩa: 1 đĩa đựng quả, 1 đĩa đựng các thỏi đất nặn
- Cô hỏi trẻ:
+ Đĩa có gì đây? Có mấy quả? Có mấy viên đất?
+ Viên đất nào to, viên đất nào nhỏ?
+ Muốn có những viên đất này con phải làm gì?
+ Trước khi chia đất ra con phải làm gì?
3 Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện
- Cô gợi ý cho trẻ chia đất ra làm nhiều phần, bóp mềm đất trước khi chia
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện
4 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên
- Gợi ý trẻ nhận xét: Con thích cái nào nhất => Cô nhận xét
Trang 8GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ sáu: ngày 18 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: XANH – ĐỎ - VÀNG
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được 3 màu xanh, đỏ, vàng Nhận ra và nói tên được màu sắc của đồ dùng, đồ vật quanh bé
- Trẻ phân biệt được các màu riêng biệt và biết được cả các hình
- Trẻ hứng thú học bài và biết giữ gìn đồ dùng
II CHUẨN BỊ:
- Cô và trẻ mỗi người một bộ: gồm 3 hình có 3 màu xanh, đỏ, vàng
III TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động 1:
Cho trẻ hát bài “ Rằm trung thu”
Trò chuyện về nội dung bài hát
2 Hoạt động 2:
* Giới thiệu về đồ dùng có màu sắc xanh đỏ vàng
- Để chào mừng ngày “ Tết trung thu” cô có tặng cho lớp mình một hộp quà
- Cô lấy ra 3 hình có 3 màu xanh - đỏ - vàng và lần lượt giơ lên để hỏi trẻ
* Ôn xanh - đỏ- vàng.
- Cô tặng cho mỗi trẻ một rổ, trong rổ có chứa 3 hình , 3 màu
- Cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh
+ Cô yêu cầu trẻ lấy đúng các màu, giơ lên và nói to tên màu
+ Trẻ chọn nhanh và nhìn lên cô xem đã tìm đúng hình cô yêu cầu chưa ?
- Cô kết hợp hỏi trẻ về hình dạng của đồ chơi đó
- Cho cả lớp quan sát xem bạn nào mặc áo xanh, đỏ ,vàng
- Cô hỏi trẻ về đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có màu xanh, màu đỏ, màu vàng
- Hỏi trẻ xem màu đó là màu gì? Hình gì?
3 Hoạt động 3:
* Trò chơi: Về đúng nhà ( Có cửa nhà là các màu)
- Mỗi trẻ 1 màu sắc khác nhau cầm ở tay
- Khi có hiệu lệnh phải về đúng nhà
Trang 9KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN III CHỦ ĐỀ NHÁNH III: LỚP HỌC CỦA BÉ ( 1 tuần)
Thời gian : Từ 28/ 09 / 2015 – 02/ 10 /2015 Giáo viên thực hiện: Thái Thị Hồng Ánh
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Có thói quen chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp
- Dạy trẻ một số quy định ở lớp, gia đình Không tranh giành đồ chơi với bạn Biết vâng lời ba
mẹ Biết sử dụng các từ dạ, thưa, ạ trong giao tiếp
- Cô cho trẻ tập thể dục sáng dưới sân trường theo nhạc Tập các động tác phát triển các nhóm
cơ ( tay đưa hai tay lên cao, hạ xuống; chân: dậm chân tại chỗ; bụng: cuối gập thân người về phía trước)
Hoạt động
học
* PTTC
- Đi theo đường hẹp đến trường mầm non
* PTTM
- Tạo hình: Vẽ đường đi đến trường (mẫu)
* PTNN
- Truyện “Đôi bạn tốt”
* PTNT
- Nhận biết, phân biệt, gọi tên hình vuông, hình tròn
* PTTM
- Dạy hát:
“Cháu đi mẫu giáo”
Hoạt động
ngoài trời
- QS: Trường mầm non
- TCVĐ: Chó sói xấu tính
- Chơi tự chọn
- QS: Cây xanh
- TCVĐ: Mèo bắt chuột
- Chơi tự chọn
- QS: Trường mầm non
- TCVĐ: Chim sẻ
và ô tô
- Chơi tự chọn
- QS: Đồ chơi ngoài trời
- TCVĐ: Chó sói xấu tính
- Chơi tự chọn
- QS: Cây xanh
- TCVĐ: Mèo bắt chuột
- Chơi tự chọn
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây ngôi trường mầm non bé yêu, xếp chồng 5 – 6 khối, xếp cạnh.
- Góc phân vai: Cô giáo, bác sĩ, bác cấp.
- Góc nghệ thuật: Vẽ đường đi đến trường, nặn, tô màu tranh
- Góc học tập: tìm các loại đồ dùng trong lớp có dạng hình tròn, hình vuông.
- Góc tạo hình: Tập vẽ và tô màu theo nét chấm vật có hình tròn, hình vuông.
- Góc thư viện: Xem tranh truyện về trường mầm non.
- Góc khoa học – toán: Nhận biết hình dạng, kích thước các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
Hoạt động
chiều
- VĐN Đàm thoại cùng trẻ
- Ôn lại tiết học của ngày
- Chơi tự do
Vệ sinh
Nêu gương
Trả trẻ
- Thực hiện các thao tác vệ sinh hàng ngày
- Nêu gương những trẻ ngoan trong ngày
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập, sức khỏe của trẻ
- Tự mang giày, cài quai
Trang 10- Không đi theo người lạ.
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Thứ hai: ngày 28 tháng 09 năm 2015
ĐỀ TÀI: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP ĐẾN TRƯỜNG MẦM NON.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ đi bình thường, không cúi đầu, không dẫm chân lên vạch khi đi trong đường hẹp
- Rèn kỹ nâng khéo léo cho trẻ
- Giáo dục trẻ lòng ham thích thể dục thể thao
II - CHUẨN BỊ:
- Sân tập bằng phẳng:
- Phấn kẻ vạch
III - TIẾN HÀNH:
1 Hoạt động 1: Khởi động:
- Trẻ vừa đi vừa hát (Đoàn tàu nhỏ tí xíu, đi theo đội hình vòng tròn, đi nhanh, chậm, đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô sau đó đứng thành vòng tròn
+ Các con đến trường không những được múa hát, nghe kể truyện, đọc thơ mà chúng mình còn phai thường xuyên tập thể dục thể thao cho cơ thể luôn khỏe mạnh
2.Hoạt động 2: Trọng động:
* BTPTC:
Gồm 4 động tác:
+ Động tác 1: đứng tự nhiên cân bước sang ngang 2 tay đưa cao
+ Động tác 2: 2 tay đưa về phía trước
+ Động tác 3: 2 tay đua lên cao, cúi người đưa tay xuống dưới
+ Động tác 4: đưng tại chỗ 2 tay trống hông, bật cao
Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác: gồm 4 động tác
* Vân động cơ bản (đi trong đường hẹp)
- Cô làm mẫu một lần, chính xác động tác
- Cô làm mẫu lần 2 vừa thực hiện cô vừa phân tích động tác Cô đứng dưới vạch xuất phát sau đó cô đi trong đường hẹp, khi đi cô đi bình thường không cúi dầu,chân không dẫm vào vạch, khi đi hết đường hẹp cô về cuối hàng
- Cô gọi 2 cháu nhanh nhẹn lên thực hiện
Trang 113 Hoạt đổng 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng vừa đi vừa hát bài hát trường chúng cháu là trường màm non