1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH docx

22 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Hơn nữa, pháp luật phần nào thể hiện ý chí, mang trong nó những toan tính và lợi íchtrước hết của chủ thể ban hành, và vì thế, ai cũng hiểu, không phải lúc nào pháp luậtcũng đáp ứng mong

Trang 1

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Th.s Nguyễn Thu Ngà (sưu tầm)

Luật pháp: cần, rất cần nhưng chưa đủ

(VietNamNet) - Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước

Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật phápcủa Việt Nam Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện

đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc Nhưng sẽ là

không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác Những yếu tố này cũngkhông kém phần quan trọng

Pháp luật - Ba điểm mạnh

Có lẽ sẽ không cần bàn cãi nữa về tầm quan trọng của pháp luật đối với sự duy trì vàphát triển của một xã hội, một đất nước Vai trò đó dựa vào ba điểm mạnh sau đây củabản thân pháp luật:

Đó là tính bắt buộc chung Bất kì ai khi đặt vào tình huống, hoàn cảnh pháp luật qui

định không thể xử sự khác được

Đó là tính minh bạch Pháp luật được xác định chặt chẽ, ổn định, có thể tiên liệu, dự

đoán trước

Đó là tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước Nhờ có cơ quan công quyền tiến hành

tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống và xử lí vi phạm, nên pháp luật đã xứng đáng xếpvào vị trí là công cụ hiệu năng nhất để nhà nước quản lí xã hội

Song lâu nay có lẽ cũng vì quá đề cao, nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hoá pháp luật, đôikhi người ta quên mất rằng pháp luật tự thân nó cũng hàm chứa không ít những điểmyếu và cần thiết phải được bổ khuyết

Pháp luật – Ba điểm yếu

Chúng tôi muốn đi sâu hơn những điểm yếu cố hữu của pháp luật, đó là tính chủ quan,

sự khái quát hoá quá cao, và tính dễ bị lạc hậu so với sự đổi thay nhanh chóng của cuộcsống

Tính chủ quan Ai cũng thấy các quy định của pháp luật rất đa dạng và khác nhau.

Chẳng hạn, ở nước ta quy định cho mọi phương tiện giao thông đi phía tay phải, trongkhi ở Ấn độ lại đi bên tay trái Hay việc ăn thịt lợn là chuyện hàng ngày và rất bìnhthường ở nhiều quốc gia, thì có một số nước theo đạo Hồi lại có qui định cấm ăn thịtlợn

Một dẫn chứng nữa: cùng là vấn đề độ tuổi kết hôn, nhưng mỗi nước có qui định độ tuổikhác nhau Chẳng hạn như ở Việt Nam độ tuổi kết hôn ở nữ là từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi

Trang 2

trở lên Trong quá trình thực hiện, lại xuất hiện sự khác biệt: ở những đô thị lớn nơi cótrình độ dân trí cao, nếu vi phạm việc xử lí sẽ khác, còn ở những vùng sâu, vùng xa xử lícũng sẽ khác.

Cũng dễ hiểu thôi Bản thân con người, xã hội loài người là một thực thể đầy mâu thuẫn

và không hoàn thiện, thì làm sao luật pháp, sản phẩm do con người làm ra, có thể tuyệtđối hoàn thiện được, do vậy pháp luật không phải bao giờ cũng đúng, cũng là chân lí Hơn nữa, pháp luật phần nào thể hiện ý chí, mang trong nó những toan tính và lợi íchtrước hết của chủ thể ban hành, và vì thế, ai cũng hiểu, không phải lúc nào pháp luậtcũng đáp ứng mong mỏi của tất cả các thành viên của toàn xã hội

Sự khái quát hoá quá cao Ai cũng biết pháp luật là những qui tắc xử sự phổ biến do vậy

nó cần phải mang tính khái quát hoá cao, sự khái quát hoá cao đó giữ cho luật pháp vừa

ổn định lại vừa đảm bảo được một sự công bằng và thống nhất

Song nếu sự khái quát hoá quá cao, lại có những qui định quá chung chung, pháp luật dễdàng bộc lộ điểm yếu nhất - khó đi vào cuộc sống Thực tế cho thấy mọi tình huốngpháp luật xảy ra thường ở những không gian, thời gian và hoàn cảnh sống cụ thể cũngrất khác nhau Bởi vậy nếu chỉ chú ý đến qui định của điều luật mà không quan tâm đếnhoàn cảnh kinh tế, trình độ nhận thức, khả năng giáo dục và nhiều yếu tố khác, việc ápdụng luật pháp không những có thể sai lầm mà còn dễ trở thành sự ám ảnh về tính trừngphạt, gây đau khổ hơn là giáo dục hay cần thiết để duy trì trật tự chung

Tính dễ bị lạc hậu so với cuộc sống Pháp luật suy cho cùng chỉ là sự phản ứng của con

người trước những đổi thay của tự nhiên và xã hội, do vậy pháp luật luôn đi sau cuộcsống, dù có hoàn thiện đến đâu pháp luật cũng không thể điều chỉnh hết được các quan

hệ xã hội

Như vậy xem ra sự điều chỉnh của pháp luật thường là sự điều chỉnh sau, và sự trừngphạt của luật pháp đôi khi chỉ làm cho người ta sợ mà không vi phạm chứ chưa chắc đãphải là liệu pháp hoàn toàn hiệu năng trong mọi trường hợp

Các yếu tố ngoài pháp luật

Chính những điểm yếu nói trên làm cho pháp luật, dù là cần thiết, thậm chí tối cần thiết,bản thân nó vẫn chưa hoàn toàn đủ để điều chỉnh toàn bộ hành vi con người, sự hài hoà

của cộng đồng, để điều hành một xã hội, một đất nước Trong hoạt động xây dựng và

thực hiện pháp luật cần phải kết hợp và đặt pháp luật trong mối liên hệ với những quiphạm xã hội khác như đạo đức; phong tục, tập quán; điều lệ của các tổ chức xã hội… Trong thực tế, những dạng qui phạm này đều ra đời trước pháp luật, tuy không có đượctính minh bạch và rõ ràng như luật pháp, không có một cơ quan công quyền là nhà nướcđứng ra đảm bảo thực hiện, và thường là những chuẩn mực định tính khó đo đếm, nhưng

nó lại có nhiều ưu điểm và nhiều mặt tích cực mà luật pháp không thể có được

Luật pháp có thể yêu cầu mọi người phải làm điều này không được làm điều kia nhưngkhi kêu gọi hướng đến cái đẹp, cái thiện thì luật pháp bỗng trở nên bất lực Chính đạođức, phong tục tập quán tốt đẹp, điều lệ của các tổ chức xã hội lại có khả năng làm

Trang 3

được và làm tốt điều này Ngay cả văn học nghệ thuật, đức tin v.v cũng có vai tròkhông thể phủ nhận được Chẳng hạn, trong thời chiến tranh, noi theo gương ông cha đitrước hoặc nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ, một cuốn sách, nhiều thanh niên sẵnsàng rời ghế nhà trường ra đi chẳng tiếc tuổi xanh, để quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

Lời kết

Nhà nước pháp quyền là nhà nước vị pháp luật, một nhà nước quản lí xã hội bằng pháp

luật Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh một nhà nước như vậy.Nhưng điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, dù đóng vai trò chủ yếu, vẫn là một

sự điều chỉnh rất công phu Trong khi đó các qui phạm xã hội và những hình thức khôngmang tính qui phạm khác nói ở trên cũng có khả năng điều chỉnh hành vi con người mộtcách nhẹ nhàng hơn mà vẫn hướng con người tới được những giá trị cao cả

Tóm lại, về mặt lý luận và cả về thực tiễn, không bao giờ quên rằng: luật pháp cần, rấtcần thiết, nhưng chỉ dựa vào chỉ luật pháp là chưa đủ, nói cách khác, sẽ khó khăn nhiềuhơn trong sự nghiệp lớn “trị quốc bình thiên hạ”

Nguyễn Minh Tuấn

Đạo đức kinh doanh

Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền

trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận” Điều này hàm ý: Sự tồn vong của doanh

nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà

còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến

lược trong việc phát triển doanh nghiệp

Muốn “vị lợi” phải “vị nhân”

Điều này trái với cách tiếp cận của kinh tế học “cổ điển” vốn cho rằng mục đíchduy nhất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, vì thế vấn đề đạo đức - theo nghĩa “vịnhân bất vị lợi” - không thể đặt ra trong kinh doanh: Bản thân hoạt động doanh nghiệp là

“phi đạo đức”, trong nghĩa đạo đức không phải là phạm trù quan tâm của doanh nghiệp(vì nó không mang ích lợi thiết thực cho doanh nghiệp, chứ không phải có ý rằng doanhnghiệp là thực thể “vô đạo đức”)

Luận điểm trên hiển lộ giới hạn của nó khi nhiều nhà kinh tế học đã xác minh rõbản thân doanh nghiệp là một thiết chế xã hội mang tính tổ chức cộng đồng vận hànhbởi các động cơ thoát thai từ những quyền lợi thuộc nhiều lĩnh vực của các thành viênliên quan Và cộng đồng ấy, muốn đáp ứng một cách hiệu quả lý do tồn tại của nó -nghĩa là sản sinh lợi nhuận cần thiết cho việc tái tạo mở rộng doanh nghiệp - lại phảinhìn nhận là thành phần nội bộ cũng như các đối tác bên ngoài của nó không chỉ đơnthuần là những tác nhân kinh tế mà còn đồng thời là những thành viên của một hợp quần

Trang 4

xã hội Nói gọn, theo nhiều lý thuyết mới trong kinh tế học, doanh nghiệp muốn đạt đếnmức tối đa mục tiêu của nó là “vị lợi” thì chí ít phải biết thế nào là “vị nhân”!

Hoạt động của doanh nghiệp, theo đó, muốn có hiệu năng tối ưu, phải được chutoàn trong sự tổng hòa những hành vi chiến lược bao gồm chủ yếu ba cấp độ tráchnhiệm mà giới chuyên ngành gọi là bổn phận kinh tế, luân lý và đạo đức

Bổn phận kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng hàng hóa - dịch vụ để

có được lợi nhuận cần thiết Nhưng bổn phận ấy chỉ thật sự hoàn thành khi lợi nhuậnđược phân bổ đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho tất

cả các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào việc mở rộng sự táitạo vĩ mô của các thành viên ấy mà còn gián tiếp vào sự tái sinh mở rộng xã hội Vì thế,bổn phận kinh tế phải đi liền với bổn phận luân lý của doanh nghiệp, hiểu theo “nghĩatối thiểu” là doanh nghiệp phải tuân thủ nền luân lý xã hội được thiết chế trong nhữngquy định pháp lý của Nhà nước Theo “nghĩa tối đa”, bổn phận trên chỉ được cáng đánghoàn chỉnh khi doanh nghiệp không chỉ tôn trọng pháp chế mà còn góp phần vào việcpháp điển hóa những quy tắc kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển môi trường sốngcủa xã hội (nôm na là góp sức vào việc xây dựng một “môi trường kinh tế rộng mở cho

xã hội” chứ không phải là thủ thế độc quyền trục lợi hay/và thừa cơ “luật hở thì lách”!).Bổn phận đạo đức của doanh nghiệp được minh chứng thông qua những hành vi mangtính chất “tự nguyện”, nghĩa là những hoạt động “vị nhân” không nằm trong khuôn khổcác đòi hỏi thuộc bổn phận kinh tế và luân lý Tính chất vừa nói cũng không nằm trongcác “chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp” - thực chất vốn chỉ là những

“hành xử quan hệ công cộng/PR” - mà khởi nguyên được thể hiện bởi sự ràng buộc giữadoanh nghiệp với chính lương tâm của nó trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanhđối với tất cả mọi đối tác Thí dụ: dựa vào sự bất đối xứng thông tin trong một cơ chếkinh tế tập quyền nhằm huyễn hoặc người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể không viphạm luân lý xã hội - vì pháp chế không ngăn cấm - nhưng lại là một hành vi vô đạo đứctrong kinh doanh vì mang tính chất “phỉ báng lương tâm nghề nghiệp”!

“Mô hình 3c”

Chính là dựa vào đường hướng trên mà “mô hình 3C” được định hình để xét về

“mức độ đạo đức” trong hành vi của doanh nghiệp Đó là “Conformity”, nghĩa là cóđúng theo những chuẩn mực và quy tắc được định chế hóa trong các lĩnh vực kinh tế vàluân lý xã hội hay không “Contribution” có mức độ cao hơn theo nghĩa có đóng góp gìtrong việc tái tạo môi trường sinh thái của xã hội nói chung và của cá nhân con ngườinói riêng “Consequence” nêu vấn đề theo hướng biện chứng, nghĩa là xem xét hệ quảcủa việc thực hiện hai “C” đầu tiên

Nếu ở phương diện vĩ mô các phương cách tiếp cận trên đã mở hướng cho việckết hợp tính nhân văn trong hoạt động kinh tế (và minh chứng rằng kinh tế không phải làmột hành vi thuần túy tính toán “tiền vào tiền ra”), thì ở lĩnh vực vi mô, còn phải thuyếtphục các nhà quản trị doanh nghiệp về lợi ích cụ thể của việc ứng dụng đạo đức trongkinh doanh

Trang 5

Đó là công dụng của luận cứ “Ethics Pays” (“Đạo đức được trả công”) cơ bản nhưsau: thực hiện những hành vi mang tính đạo đức kinh doanh không nhất thiết luôn luônphải có những chi phí kèm theo Ngược lại, mọi hành vi vô đạo đức trong kinh doanhđều luôn luôn, không chóng thì chầy, chịu cái giá phải trả, và giá ấy thường là rất đắt sovới cái lợi đã thu được

Hai giải Nobel về kinh tế học năm 1994 và 2005 đánh dấu cho việc triển khaiquan niệm trên: “Trạng thái cân bằng của Nash” minh chứng là trong một thị trườngcạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kếthoặc/và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫnnhau “Lý thuyết trò chơi”, của Schelling và Aumann, xác nhận là trong cạnh tranh kinh

tế nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất

cả đều bị thua thiệt nặng nề Hơn nữa, tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đứctrong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào sự phát triển bền vững của doanhnghiệp Ngược lại, vô luân và vô đạo trong kinh doanh là những hành vi triệt tiêu niềmtin và chỉ có thể là loại “đánh quả” của những tác nhân trông mong duy nhất vào việc

“hạ cánh an toàn”

Trong thời buổi mà “thương hiệu mạnh” được nhìn nhận như một công cụ tạo lợithế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, “niềm tin” càng trở nên cần thiết Trong quảntrị kinh doanh, khái niệm ấy có nghĩa chính xác: đó là sự “suy đoán rằng trong những sự

cố, tình huống bất ngờ và đột xuất, đối tác giao dịch sẽ hành xử theo những nguyên tắc

có thể chấp nhận được, nghĩa là không ngược lại với những tiên liệu trong lĩnh vực luân

lý xã hội và đạo đức nhân quần” Nói gọn, thương hiệu là hình thái thiết lập quan hệdoanh thương dựa trên một mức độ tin cậy, và cơ sở của sự tin cậy lại chính là “niềm tinvào tính luân lý và đạo đức” của doanh nghiệp Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nềntảng cho việc xây dựng thương hiệu “thật sự mạnh”, nghĩa là có được sự sâu đậm trongviệc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng song hành với sự “chiếm lĩnh thị phần”!

Vấn đề cuối: theo xã hội học kinh tế, khi nhân viên của công ty sai phạm trongứng xử, khuynh hướng chung vẫn cho đấy là thiếu sót thuộc về “văn hóa doanh nghiệp”.Nhưng khi lãnh đạo công ty phạm sai lầm, nhất là sai lầm có chủ đích, xu hướng đa sốlại thường nhận định đấy là khiếm khuyết về “đạo đức kinh doanh”: thành quả của tổchức phụ thuộc vào các giá trị của văn hóa công ty, trong khi thành tích của lãnh đạo lạinằm ở diện đạo đức kinh doanh Vì thế mà trong ngành quản trị kinh doanh, văn hóadoanh nghiệp thuộc vào loại “cơ chế phòng ngự” củng cố tổ chức nội bộ và đạo đứckinh doanh lại nằm ở lĩnh vực “mô thức tiến công” trong việc đối ngoại của công ty.Hiểu được điều này tất sẽ rõ vì sao chiều hướng phổ biến lại đề cao “văn hóa doanhnghiệp” mà ít nói về “đạo đức kinh doanh”: khái niệm đầu liên quan đến “thuộc hạ”,khái niệm sau chú trọng đến vai trò của “sếp”, và khi bản thân “sếp” vốn đã không “tử

tế, đàng hoàng” lắm thì chẳng ai dại mà luận bàn về “đạo đức kinh doanh”!

Chiều hướng phổ biến lại đề cao “văn hóa doanh nghiệp” mà ít nói về “đạo đức kinh doanh”: khái niệm đầu liên quan đến “thuộc hạ”, khái niệm sau chú trọng đến vai

Trang 6

trò của “sếp”, và khi bản thân “sếp” vốn đã không “tử tế, đàng hoàng” lắm thì chẳng

ai dại mà luận bàn về “đạo đức kinh doanh”!

Doanh nghiệp nên tổ chức cho tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quytắc, tự đề ra trách nhiệm và hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạođức

Tôn Thất Nguyễn Thiêm

Thực hiện trách nhiệm xã hội, DN lợi hay thiệt?

Khách hàng nước ngoài khi mua hàng của DN Việt Nam, vẫn đặt yêu cầu về trách nhiệm xã hội, nhưng rất nhiều DN băn khoăn vì đầu tư tốn kém

DN còn lơ mơ

Trách nhiệm xã hội trong quan lý DN, gọi chung là trách nhiệm xã hội (TNXH), đượchiểu là việc DN thực hiện các quyền lợi dành cho cán bộ công nhân viên, người lao độngnói chung Đó là sự chăm sóc đến quyền lợi người lao động, từ điều kiện làm việc, đếnchăm sóc sức khỏe, sự tôn trọng, công bằng về tiền lương, tiền công, chăm sóc đời sốngtinh thần… Chứng chỉ SA8000 tập trung đề cao các nội dung này

Hiện nay trên thế giới, TNXH là một yêu cầu khá khắt khe trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Mặc dù đây là hoạt động tự nguyện, nhưng do sự đề cao nên có những nướcđưa ra thành những quy định pháp luật Liên hiệp quốc đã có 9 nguyên tắc quy định vềvấn đề này Ủy ban châu Âu đã đưa ra “Văn bản xanh”, trong đó TNXH được hiểu như

là việc DN đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào các hoạt động một cách tự nguyện.Australia đã đề xuất bộ Luật về TNXH, Anh quốc hàng năm đưa ra kết quả nghiên cứu

và kèm theo đó là khuyến nghị của các Bộ ngành

Tuy nhiên hiện tại, hoạt động này ở Việt Nam chưa được nhiều DN quan tâm Trướcđây, các DN Việt Nam có thực hiện TNXH là do yêu cầu của đối tác là khách hàng nướcngoài, khi khách hàng có yêu cầu Ông Trần Ngọc Trung, giám đốc Trung tâm huấnluyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, cho biết: khái niệm TNXH manh nha du nhập vào Việt Nam khoảng từ năm

1995, khi Việt Nam tổ chức một Hội nghị quản lý ở Hà Nội Từ việc “chữa cháy” là gặpđâu làm đó, sai đâu sửa đó, chuyển dần sang xu thế “phòng ngừa”, khái niệm này bắtđầu được DN chú ý tìm hiểu để thực hiện Tuy nhiên đến nay, cũng chỉ có 1991 chứngchỉ phù hợp với ISO 14000, một con số rất ít ỏi Việt Nam vẫn chưa có một quyết địnhnào của Nhà nước và giao vấn đề này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm Ông Trung chorằng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam bị yếu, cũng có một nguyên nhân từ đây

Vì vậy, hiện tại ở Việt Nam nếu kể đến DN áp dụng tự giác và đã thành công trong lĩnhvực này rất ít ỏi Một số đã thực hiện tốt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny DN trong nước áp dụng thành côngđược nêu làm ví dụ tiêu biểu như Coart Phong Phú, (sản xuất phụ liệu cho ngành dệt vàmay mặc), Dệt Thành công, Giày Thái Bình không có nhiều Giày Thái Bình đã xây

Trang 7

dựng chỗ ở cho 1.000 lao động, trong đó xây 500 căn hộ chung cư cho gia định ngườilao động Hay như Dệt Thành Công là đơn vị đã đạt chứng chỉ SA8000, ấn tượng nhất ở

DN này là trong các cơ sở sản xuất của công ty đều được trang bị một hệ thống quạt hơinước đã làm lạnh, tạo không khí mát mẻ dễ chịu

Lợi hay thiệt?

Đó là câu hỏi mà các DN băn khoăn nhiều nhất khi đả động đến vấn đề này ÔngNguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc công ty Dệt Thành Công, cho biết, khi kháchhàng nước ngoài đến công ty đặt hàng, vấn đề đầu tiên khách hàng quan sát là điều kiệnlàm việc, sức khỏe công nhân, xử lý chất thải, nhà ăn, nhà vệ sinh… chứ không phảikiểm tra chất lượng sản phẩm Khách hàng Mỹ đặc biệt chú trọng điều này

Trong một khảo sát của gần 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều DN đã nhận ra, khithực hiện TNXH, sẽ thu lại phần lợi trên một số điểm: thêm đối tác khách hàng, tăngđơn hàng, thu hút được lao động; lợi ích lâu dài là người lao động gắn bó, giúp DN cảitiến tốt hơn về phương pháp quản lý; sức khỏe người lao động bảo đảm sẽ cho hiệu quảcông việc cao hơn, chất lượng sản phẩm tăng, giảm sản phẩm hư, làm hạ giá thành sảnphẩm, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnhtranh, phát triển bền vững

Tuy nhiên, theo các DN, việc thực hiện TNXH cũng là một thách thức không nhỏ Cũngtrong đợt khảo sát nêu trên, các băn khoăn của DN đưa ra tập trung ở một số điểm, trong

đó hầu hết đều nêu ý kiến DN Việt Nam hầu hết ít vốn, thực hiện TNXH sẽ làm tăngthêm chi phí đầu tư, tức tăng giá thành sản phẩm Các yếu tố như: thiếu người thực hiện,tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật pháp chưa cóquy định… được xem như là thách thức, khiến DN e ngại

Ông Trần Ngọc Tuệ, chuyên viên tổ chức phi chính phủ Action Aids Việt Nam, chobiết, vì vậy, hầu hết các DN cho rằng TNXH như hoạt động từ thiện, hoặc thực hiện một

bộ quy tắc ứng xử (CoC) nào đó, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải là trách nhiệmcủa DN

Phân tích về việc bỏ ra chi phí này, là chi phí hiển nhiên hay phải bỏ thêm tiền túi của

DN, bà Phan Thị Hải Yến, chuyên viên tổ chức TNXH quốc tế (SAI), một tổ chức phichính phủ tại Việt Nam, cũng là cơ quan chấp bút SA8000, cho rằng: Đây là quyền lợicủa người lao động, người lao động xứng đáng được hưởng Vì vậy, thực hiện TNXH lànghĩa vụ của DN phải thực hiện, nên không thể cho rằng DN phải bỏ tiền túi Đó là chưa

kể, khi đầu tư vào đây, về trước mắt như lâu dài, DN thu lại nhiều lợi ích đặc biệt khác.Theo ông Trần Ngọc Trung, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, việc thực hiệnTNXH là vấn đề không thể không thực hiện, vì vậy DN phải nghĩ đến ngay từ bây giờ.Ông Trung cho biết, kinh nghiệm khi ít tiền các DN nên đầu tư trước vào việc nâng caonhận thức cán bộ công nhân, sắp xếp cải tạo điều kiện lao động, là những việc làm chiphí thấp, nhưng có hiệu quả trong thời gian ngắn Còn về lâu dài, việc đầu tư đầy đủ đểtiến tới nhận chứng chỉ SA8000 là việc cũng rất cần làm

Trang 8

- Tại một nhà máy của công ty dệt may đã cải tạo hệ thống ánh sáng, thông gió, nhà vệsinh… khoảng 1 tỷ đồng, trong vòng 3 năm năng suất lao động tăng 18%.

- Một công ty giày đầu tư vào trang thiết bị và cải tạo điều kiện lao động trong thời gianqua đã giúp đạt sản lượng kỷ lục 5,5 triệu đôi giày / năm 2004, xuất khẩu được 50%

- Công ty Coast Phong Phú tập trung vào chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, xâydựng điều kiện làm việc, nhờ đó năng suất lao động tăng lên

(Nguồn: Trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội DN có

vốn đầu tư nước ngoài).

Đặng Vỹ

Cảnh báo đạo đức nghề kế toán tại Việt Nam

Việc hành xử thiếu đạo đức trong nghề kế toán là hiện tượng cực kỳ phổ biến tại Việt Nam - Bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tại Việt Nam, nhận định.

Bà Phương Mai kể trong đợt kiểm tra các công ty kế toán gần đây, người ta thấy cónhiều nhân viên không biết đọc báo cáo kiểm toán, không biết lập báo cáo tài chính.Nhân viên kế toán vẫn nhận hợp đồng của khách hàng dẫu không có chuyên môn Điềunày là một trong những biểu hiện của việc thiếu đạo đức kế toán

Mặt khác, sinh viên hiện nay chưa có tính tự giác, chưa đặt nặng tính chuyên nghiệp màchỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn Trong một lần thực hiện phỏng vấn, có sinh viênquá tự tin hỏi rằng: “Nếu em vào làm trong công ty chị thì bao lâu em sẽ thay thế đượcchị?” Bà Phương Mai cho rằng ý thức vươn lên là tốt nhưng phải biết trình bày mộtcách tế nhị vì “có công bằng tới đâu thì cũng là con người”

Giải thích về điều này, Trưởng đại diện ACCA tại Việt Nam cho rằng hiện nay thịtrường đang thiếu hụt lao động kế toán nên chỉ cần một ít chuyên môn là đã được cáccông ty tuyển dụng ngay lập tức Điều này về lâu dài sẽ có hại cho thương hiệu công ty

và ảnh hưởng xấu đến uy tín của nghề kế toán - kiểm toán Việt Nam Vì sau nhiều vụ bêbối về tài chính, các công ty trên thế giới đang rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp.Chuyên môn có thể đào tạo được còn đạo đức thì sẽ rất khó khăn

Trả lời câu hỏi: “ACCA có những hỗ trợ nào để thay đổi quan niệm trên ở sinh viên hay không?”, bà Nguyễn Phương Mai cho biết: Trước mắt trong cuộc thi dành cho sinh viên

ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng mang tên “ACCA tương lai”, lần đầu tiên

sẽ xuất hiện câu hỏi về cách hành xử trong nghề Câu hỏi được trình bày dưới dạng mộtclip ngắn Đây cũng là cách mà ACCA dạy cho các học viên qua mạng Người học xử lýnhững trường hợp như trong đời thường Nếu trả lời sai, clip gợi ý người học nên xem

Trang 9

lại tài liệu để biết cách hành xử như thế nào là chuẩn Vì theo đại diện ACCA, nếu chỉđưa ra lí thuyết suông thì sinh viên có thể quên ngay

Hiếu Hiền Đạo đức trong quảng cáo.

Cậu bé độ tuổi cấp 1, đang tung tăng nhảy chân sáo đến trường Trên tay cậu là một mẩubánh mì con con, phần ăn sáng mẹ đã chu đáo chuẩn bị Một cậu bé khác to con hơn,

“bặm trợn” hơn, tiến tới chìa tay ra đòi mẫu bánh, nét mặt đầy vẻ hăm doạ Cậu bé nhỏcon đành “chia tay“ phần ăn sáng của mình trong uất ức

Đó là một phần nội dung đoạn phim quảng cáo sữa N được trình chiếu cách đây khônglâu Dù đoạn phim kết thúc có hậu, khi công ty quảng cáo – đơn vị chịu trách nhiệm xâydựng ý tưởng kịch bản quảng cáo, đã có cậu nhỏ con uống sữa N, khiến trong một thờigian ngắn, cậu đã lớn nhanh như thổi Để rồi khi tên bắt nạt đường phố xuất hiện, cậu békhông còn sợ sệt mà đã tươi cười chia hai phần bánh cho bạn Thế nhưng, đoạn phimtrên vẫn gây một làn sóng phản đối từ các bậc phụ huynh Họ không hài lòng vớiconpect (thông điệp quảng cáo) đề cao “sức mạnh quyền lực“ mà nhãn hiệu sữa N đãtruyền tải, họ không muốn con cháu mình nhiễm độc tư tưởng “tôn thờ cơ bắp“

Quảng cáo là một lãnh vực có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức xã hội

Có phải các quý vị phụ huynh kia đã quá lo xa khi cho rằng suy nghĩ của con cháu họ sẽ

bị nội dung quảng cáo trên làm ảnh hưởng?

Tầm ảnh hưởng của quảng cáo đối với xã hội

Quảng cáo là một lĩnh vực nhất định có ảnh hưởng đến nhận thức xã hội Mỗi ngày,bước ra đường, bạn thấy nhan nhản poster, billboard giăng đầy đường phố Vào đếncông ty, mở internet ra là đụng ngay hàng loạt thư quảng cáo mời chào Sau một ngàylàm việc vất vả, về nhà bật tivi lên xem giải trí, bạn cũng không thoát khỏi một số phimquảng cáo “nhảy vào“ giữa chương trình yêu thích Rồi quảng cáo trên báo chí, trênradio… Với tuần suất xuất hiện như vậy, quảng cáo không tác động đến nhận thức củabạn mới lạ!

Quảng cáo đã và đang thay đổi từ thói quen mua sắm, động thái tiêu dùng, đến cả suynghĩ, quan điểm xã hội Nói thế để thấy rằng những quan điểm quy tắc chung về chuẩnmực đạo đức trong quảng cáo, để “kiểm duyệt“ một mẫu quảng cáo trước khi nó “dộibom“ vào nhận thức của công chúng là hết sức quan trọng

Theo Laczniak & Murphy, quảng cáo gây ra những điều hết sức nguy hiểm sau cho xãhội:

- Lôi cuốn con người chạy theo những động cơ thuộc bản năng

- Gây nên nhiều tác động khác nhau nhưng lại hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm vềmặt xã hội

- Có tác động mạnh đến quá trình xây dựng tính cách của trẻ con

Trang 10

- Tạo ra những ham muốn và thèm khát không thích hợp.

- Làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội

Đó là lý do tại sao khi một mẫu quảng cáo chuẩn bị tung ra, cần phải được xem xét thật

kỹ lưỡng dưới những tiêu chuẩn đạo đức nhất định

Qui tắc trong đạo đức quảng cáo

Rất khó để xây dựng những căn cứ nhất định một mẫu quảng cáo đủ chất lượng để xuấthiện trước công chúng Thêm vào đó, quy tắc đạo đức trong quảng cáo lại khá bao quát

và khó định đúng – sai, do nó chủ yếu dựa vào những chuẩn mực riêng của từng cá nhânhay từng xã hội Xã hội Phương Tây chắc chắn sẽ có chuẩn mực đạo đức khác với xã hộiphương Đông Tuy nhiên, vẫn có một số nền tảng cho quảng cáo, mà hai nền văn hoáđều tìm thấy tiếng nói chung Đó là qui tắc 3A: Advocasy (tính tích cực), Accurcy (độchính xác) và Acquisitiveness (sức truyền cảm) Cụ thể:

- Một quảng cáo được xem như tích cực khi nó không vi phạm những điều sau: khôngphân biệt tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, không có hành vi hay thái độ chống đối xãhội, không đề cập đến những vấn đề có tính chất cá nhân, không dùng ngôn ngữ khôngphù hợp như tiếng lóng hoặc tiếng nói tục, không có cảnh khoả thân…

- Quảng cáo phải tuyệt đối đảm bảo độ chính xác, đặc biệt khi đề cập đến thành phần sảnphẩm, kết quả thử nghiệm… Tuyệt đối không đựơc dùng những từ ngữ “tốt nhấ “ “số1“…

- Quảng cáo bị đánh giá là không truyền cảm khi có lạm dụng hình ảnh “nhạy cảm“ vềgiới tính không liên quan đến sản phẩm, lạm dụng hình ảnh người tật nguyền hoặc thiểunăng, quảng cáo gây những cảm giác không phù hợp như sợ hãi hoặc căm ghét…

Mỗi ngành nghề đều có những qui tắc, luật lệ riêng của nó Tuy nhiên, đối với ngànhquảng cáo còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật quảng cáo và các qui tắc đạođức trong quảng cáo còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề đều tựdựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm quảng cáomới Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm không chỉ của sản phẩm quảng cáo đó, mà

có thể người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng Xin được kết bằng hai ví dụ được xem như viphạm đạo đức quảng cáo thời gian vừa qua

Công ty xuất hiện nệm K đã đề cập đến yếu tố “nệm lò xo gây hại cho sức khoẻ ngườitiêu dùng“ trong khi bản thân công ty chỉ sản xuất nêm cao su Điều này khiến cho tìnhhình của các công ty sản xuất nêm lò xo khác như VT, AD bị ảnh hưởng Công ty K đãphải công khai đính chính và xin lỗi các công ty trên

Chương trình khuyến mãi cách đây vài năm của công ty W là một ví dụ khác – ghép cácque kem để trúng dàn máy vi tính Thời gian đó, các bậc phụ huynh liên tục than khổ vìcon cái họ cứ ăn kem trừ cơm Thậm chí có em còn mua cả kem, không ăn mà cho vàovòi nước để kem chảy để lấy que trúng thưởng Tuy nhãn hiệu kem W không hề vi phạmđiều luật nào, nhưng hình ảnh của họ đã bị sút giảm đáng kể với khách hàng Vì lợinhuận riêng, họ rầm rộ khuyến mãi mà không quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng

Trang 11

Theo Tạp Chí Marketing

Lợi nhuận tiêu cực…

Hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra bài toán về sự cạnh tranh và về sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam Lời giải duy nhất cho bài toán này là khả năng tạo ra lợi nhuận

Làm kinh tế là đi tìm lợi nhuận Lợi nhuận kích thích sản xuất, thúc đẩy lưu thông phân phối Lợi nhuận là mục tiêu số 1 trong kinh doanh Lợi nhuận đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy nhiều sang kiến, sang chế Lợi nhuận kích thích người lao động sản xuất Ngay cả những hoạt động từ thiện thường gọi là hoạt động phi lợi nhuận cũng nhắm vào mục tiêulợi nhuận: Người ban phát không thụ hưởng vật chất nhưng có được niềm vui bác ái - một loại lợi nhuận tinh thần Khó có một hành vi xã hội hoàn toàn không vụ lợi Cần phân biệt hai loại lợi nhuận: lợi nhuận tích cực vừa cho cá nhân vừa có ích cho sự phát triển xã hội và lợi nhuận tiêu cực chỉ ích lợi cho bản than một số người, nhưng có thể gây ra nhiều xáo trộn, nhiều khó khăn cho cộng đồng

Ở đây, xin đề cập tới vài loại lợi nhuận tiêu cực:

1 Trốn thuế hay gian lận thuế: Đó là một hình thức tìm lợi nhuận cho cá nhân, nhưng

ngược lại gây thiệt hại cho xã hội

Nhiều doanh nghiệp làm ăn mua bán sản xuất thường có thói quen trốn thuế, nhất là thuếthu nhập doanh nghiệp họ luôn luôn tìm cách tăng các loại chi phí để trong quyết toánhoạt động của doanh nghiệp chỉ đạt mức hoà, lộ chút đỉnh, hoặc nếu có lời thì rất ít

“Trốn thuế hoặc tìm cách giảm bớt thuế đâu có hại cho cá nhân ai!” – quan điểm

này tiếc rằng còn khá phổ biến trong một số doanh nhân Doanh nhân chân chính cóquan niệm khác: sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với NSNN, phần lời còn lại mớichính là lợi nhuận thu được Khi nào đại đa số các doanh nghiệp coi việc nộp thuế theoluật định là một bổn phận và cố gắng hoàn thành tốt thì lúc đó nền kinh tế mới phát triểntheo chiều hướng lành mạnh

Dĩ nhiên, các mức thuế phải hợp lý, nhưng đò là công việc của Nhà nước Chính thuếsuất hợp lý là đòn bẩy kích thích doanh nhân đầu tư phát triển kinh doanh, hạn chế tiêucực trong nghĩa vụ nộp thuế

2 Đầu cơ tích trữ nguyên liệu, hàng hóa: gây khan hiếm trong khâu lưu thong phân

phối cũng là một hành động kinh doanh tìm lợi nhuận bất chính Hiện nay, do nhờ cóLuật Doanh nghiệp, Luật thương mại… cạnh tranh được thúc đẩy mạnh mẽ và hànhđộng đầu cơ tích trữ trở nên khó thực hiện hơn, nhưng không phải không có (ví dụ nhưtrong lĩnh vực điện thoại di động, xăng dầu, thuốc chữa bệnh) Gây khan hiếm hàng hóa

để đẩy giá lên thật cao nhằm đạt lợi nhuận cá nhân theo thời cơ hoặc thời vụ, là cáchkiếm lợi nhuận tiêu cực rất đáng trừng phạt Rất khó kiểm soát hành động đầu cơ tích trữ

Ngày đăng: 18/02/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w