Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

160 4 0
Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người lao động (NLĐ) và pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ trên cơ sở các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được đề cập trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); phân tích thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ, thực tiễn thực hiện pháp luật và đánh giá mức độ tương thích, phù hợp trong các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLĐ so với các cam kết về quyền của người lao động được quy định trong Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định CPTPP. 2. Các phương pháp, đối tượng nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, bao gồm phép duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. Theo đó, vấn đề pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: hồi cứu tài liệu, thống kê, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội học, dự báo khoa học. Cụ thể, các phương pháp này được sử dụng như sau: - Phương pháp hồi cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu dựa trên các mốc thời gian, loại công trình nhằm hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án ở các nguồn khác nhau. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, phương pháp này được kết hợp với các phương pháp khác để làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người lao động và pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động trong Chương 2 cũng như thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam trong Chương 3. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương của luận án nhằm phân tích, luận giải các nội dung lý luận, cũng như phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. - Phương pháp chứng minh: Cũng như phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh được sử dụng ở hầu hết các chương của luận án, nhằm cung cấp các dẫn chứng khoa học để làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở chương 1, những vấn đề lý luận ở chương 2; các đánh giá, nhận định trong các nội dung ở chương 3 và đặc biệt là những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP ở chương 4. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng hầu hết các chương và các nội dung của luận án khi đánh giá các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu. Đặc biệt phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, làm rõ những nội dung tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế (UN, ILO), cũng như trong các quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập Hiệp định CPTPP. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp các số liệu, các vụ việc, tình huống thực tiễn, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ. Phương pháp này được sử dụng ở chương 1, chương 3 và một số nội dung ở chương 4, nhằm bảo đảm độ tin cậy của các đánh giá, kiến nghị đưa ra. - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các ý kiến, số liệu từ hoạt động phân tích tài liệu, khảo sát, điều tra xã hội học; tổng hợp các nội dung đã phân tích, đánh giá. Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương nhằm để tiểu kết, kết luận vấn đề sau khi so sánh, phân tích, chứng minh. Đặc biệt phương pháp này được dùng trong phần kết luận chương và kết luận luận án. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng khi xây dựng bảng hỏi, tiến hành khảo sát, xử lý các thông tin, đánh giá, tổng hợp và sử dụng các thông tin thu thập được có liên quan đến những nội dung về pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ. Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại 08 tỉnh/thành phố bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Số lượng phiếu điều tra, khảo sát: 2052 phiếu. Đối tượng điều tra và thu thập thông tin: Các đối tượng là NLĐ làm công tác quản lý trong lĩnh vực lao động từ Trung ương đến địa phương và những NLĐ trực tiếp làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp trong một số ngành, nghề với tất cả các loại hình doanh doanh nghiệp và một số cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở cấp tỉnh và cấp huyện thuộc 08 tỉnh, thành được khảo sát. Công cụ điều tra, khảo sát: Bao gồm 02 bảng câu hỏi có cấu trúc tương đương với nhóm đối tượng được khảo sát. Hình thức khảo sát: Phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho các đối tượng được khảo sát. - Phương pháp dự báo khoa học: Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng để dự liệu những khả năng xảy ra trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã phân tích. Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 4 trong các đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam thực thi các cam kết trong Hiệp định CPTPP. Các phương pháp nghiên cứu trên, tùy từng nội dung mà được sử dụng phù hợp, linh hoạt và đặc biệt là luôn có sự kết hợp với nhau để đạt được mục đích đặt ra của vấn đề nghiên cứu. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Một là, quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLĐ trong đạo luật: BLLĐ năm 2019, Luật Công đoàn năm 2012, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Bình đẳng giới năm 2006,… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hai là, Hiệp định CPTPP, Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động (1998) và 8 Công ước cơ bản của ILO (Công ước số 87, Công ước số 98, Công ước số 29, Công ước số 105, Công ước số 138, Công ước số 182, Công ước số 100, Công ước số 111). Ba là, thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam. Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án còn bao gồm các văn kiện pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người, quyền của NLĐ trong các công ước về quyền con người của Liên Hợp Quốc; các công ước, khuyến nghị khác của ILO; các quy định về bảo vệ quyền của NLĐ của một số quốc gia trên thế giới; các văn kiện, nghị quyết của Đảng về bảo vệ quyền con người, quyền của NLĐ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Các kết quả và phát hiện chính của luận án - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLĐ và pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền của NLĐ; khái niệm, nguyên tắc, nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ; những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. - Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. Chỉ ra những quy định của pháp luật lao động Việt Nam đã tương đồng, phù hợp và những quy định chưa phù hợp, chưa tương thích của pháp luật lao động Việt Nam so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP về bảo vệ quyền của NLĐ. - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam thông qua các số liệu, vụ việc và kết quả khảo sát; chỉ ra những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong thực hiện các quy định về bảo vệ quyền của NLĐ ở Việt Nam trong những năm qua, làm tiền đề, cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. - Định hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. 4. Kết luận Là một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLĐ (khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết phải bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP); làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ (khái niệm, nguyên tắc, nội dung pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP); luận giải các yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật về quyền của NLĐ khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP. Luận án thể hiện quan điểm khoa học khi phân tích và đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, luận án đã so sánh, đối chiếu giữa các nội dung trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với các yêu cầu và tiêu chuẩn về lao động của Hiệp định CPTPP về bảo vệ quyền của NLĐ nhằm luận giải, làm rõ những điểm đã tương đồng, phù hợp và những điểm còn khác biệt, chưa phù hợp. Từ những định hướng đặt ra, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của NLĐ và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ đáp ứng yêu cầu của Hiệp định CPTPP, phù hợp với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Luận án cung cấp kiến thức về Hiệp định CPTPP nói chung, quy định về lao động trong Hiệp định này nói riêng, các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong các công ước cơ bản của ILO, bảo vệ quyền của NLĐ và pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ cho những nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về lao động, NSDLĐ, NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam và những người quan tâm. Từ đó, giúp họ hiểu đúng và thực thi đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. Đồng thời, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, các nhà nghiên cứu khi học tập, giảng dạy, nghiên cứu về bảo vệ quyền của NLĐ, pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP./.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRẦN TUẤN SƠN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HUẾ - 2022 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRẦN TUẤN SƠN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngành : Luật Kinh tế Mã số : 38 01 07 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS TS Đoàn Đức Lƣơng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: TS Đào Mộng Điệp HUẾ - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày luận án trung thực Những kết luận khoa học luận án chưa cơng bố cơng trình nghiên cứu khác Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học thực tiễn luận án 6 Những điểm luận án 7 Bố cục Luận án Chƣơng TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận bảo vệ quyền người lao động pháp luật bảo vệ quyền người lao động 1.1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng pháp luật thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền người lao động Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 14 1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hướng hồn thiện pháp luật bảo vệ quyền người lao động Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 21 1.2 Đánh giá kết nghiên cứu cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 24 1.2.1 Đánh giá kết nghiên cứu cơng trình khoa học liên quan đến đề tài 24 1.2.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 25 1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 26 1.3.1 Lý thuyết nghiên cứu 26 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 27 1.3.3 Giả thuyết nghiên cứu 27 Kết luận Chương 28 Chƣơng NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG 29 2.1 Khái niệm, đặc điểm ý nghĩa bảo vệ quyền người lao động 29 2.1.1 Khái niệm 29 2.1.2 Đặc điểm 33 2.1.3 Ý nghĩa bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 37 2.2 Pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 41 2.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền người lao động 41 2.2.2 Nội dung pháp luật bảo vệ quyền người lao động theo yêu cầu Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 42 2.2.3 Các biện pháp bảo vệ quyền người lao động 55 2.3 Các yếu tố tác động đến pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 62 2.3.1 Yếu tố trị 62 2.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội 63 2.3.3 Yếu tố pháp luật 64 2.3.4 Yếu tố thực thi pháp luật chủ thể 64 Chƣơng THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN 67 3.1 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật nội dung bảo vệ quyền người lao động 67 3.1.1 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật bảo vệ quyền tự liên kết thương lượng tập thể 67 3.1.2 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật xóa bỏ hình thức lao động cưỡng ép buộc 75 3.1.3 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật xóa bỏ có hiệu lao động trẻ em nghiêm cấm hình thức lao động trẻ em tồi tệ 77 3.1.4 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật xóa bỏ việc phân biệt đối xử việc làm, nghề nghiệp 81 3.2 Thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật biện pháp bảo vệ quyền người lao động 85 3.2.1 Biện pháp bảo vệ quyền người lao động thông qua tổ chức đại diện người lao động 85 3.2.2 Biện pháp bảo vệ quyền người lao động thông qua đối thoại xã hội 87 3.2.3 Biện pháp bảo vệ quyền người lao động thông qua bồi thường thiệt hại người sử dụng lao động 89 3.2.4 Biện pháp bảo vệ quyền người lao động thông qua xử phạt vi phạm quan quản lý nhà nước 91 3.2.5 Biện pháp bảo vệ quyền người lao động thông qua phán Tòa án nhân dân 93 3.3 Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thực pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 95 3.3.1 Những điểm tương đồng pháp luật Việt Nam với nội dung cam kết bảo vệ quyền người lao động Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 95 3.3.2 Những điểm chưa tương thích pháp luật Việt Nam so với nội dung cam kết bảo vệ quyền người lao động Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 102 Kết luận chương 110 Chƣơng GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG 111 4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu thực pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 111 4.1.1 Bảo vệ quyền người lao động phải đặt bối cảnh hoàn thiện pháp luật quyền người 112 4.1.2 Bảo đảm mối tương quan với bảo vệ quyền người sử dụng lao động 113 4.1.3 Tôn trọng khách quan kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 114 4.1.4 Bảo đảm thống nhất, đồng hệ thống pháp luật Việt Nam 115 4.1.5 Bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế 116 4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 117 4.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật nội dung bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 117 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật biện pháp bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 122 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu thực pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 127 4.3.1 Nâng cao hiệu công tác xây dựng, ban hành pháp luật nhằm đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế bảo vệ quyền người lao động 127 4.3.2 Nâng cao lực quản lý nhà nước quan quản lý nhà nước lao động 129 4.3.3 Nâng cao trách nhiệm chủ thể bảo vệ quyền người lao động đáp ứng yêu cầu hiệp định thương mại tự hệ nói chung Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xun Thái Bình Dương nói riêng 130 4.3.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, có việc phổ biến kiến thức quyền bảo vệ quyền người lao động đề cập hiệp định thương mại tự 133 4.3.5 Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử tranh chấp lao động, đẩy mạnh hoạt động cải cách tư pháp hoạt động xét xử Tòa án nhân dân 133 KẾT LUẬN 136 DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tuổi lao động tối thiểu theo Công ước 138 ILO theo quy định pháp luật Việt Nam 100 DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1 Cơng đồn sở doanh nghiệp (có từ 10 lao động trở lên) .72 Biểu đồ 3.2 Doanh nghiệp có TƯLĐTT doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn .74 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tình trạng lao động trẻ em năm 2018) 80 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân BLHS Bộ luật Hình BLLĐ Bộ luật Lao động CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương) ĐTXH Đối thoại xã hội FTA Hiệp định thương mại tự ILO International Labour Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế) LĐTE Lao động trẻ em NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NXB Nhà xuất QHLĐ Quan hệ lao động TLTT Thương lượng tập thể TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể UN United Nations (Liên Hợp Quốc) XHCN Xã hội chủ nghĩa ... HỌC LUẬT TRẦN TUẤN SƠN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT... Thái Bình Dương 37 2.2 Pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác tồn diện tiến xun Thái Bình Dương 41 2.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền người lao. .. thiện pháp luật nâng cao hiệu thực pháp luật bảo vệ quyền người lao động bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xuyên Thái Bình Dương 111 4.1.1 Bảo vệ quyền người lao động

Ngày đăng: 08/04/2022, 14:13

Hình ảnh liên quan

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3.1. Tuổi lao động tối thiểu theo Công ƣớc 138 của ILO và theo quy định của pháp luật Việt Nam  - Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Bảng 3.1..

Tuổi lao động tối thiểu theo Công ƣớc 138 của ILO và theo quy định của pháp luật Việt Nam Xem tại trang 110 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan