Luận văn thạc sỹ - Chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà

114 60 0
Luận văn thạc sỹ - Chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lí do chọn đề tài Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động, không ngừng cải tiến quản lý điều hành, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm,... Ðồng thời phải có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược phân phối sản phẩm. Một trong những thay đổi nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm - ngân hàng tại Việt Nam trong một vài năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết giữa các DNBH với các NHTM trong việc phát triển và phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance). Bancassurance phát triển đầu tiên tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ...) và sau đó lan rộng sang Mĩ, Canada và các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động bancassurance (theo số liệu của Swiss Re, hiện tại có 80% đến 95% ngân hàng tại các nước Châu Âu, và 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động bancassurance, con số này chiếm khoảng 20% tại Mĩ). Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance không còn là khái niệm mới mẻ nhưng hoạt động liên kết này vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Việc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển các mô hình bancassurance là hoàn toàn hợp lý do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực.. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng Việt Nam lớn nhất cả nước, hoạt động bancassurance tại đây cũng được cho là đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance của bản thân các bancassurance tại một số chi nhánh trực thuộc chưa thật sự hiệu quả hoặc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực tế do việc khai thác thị trường tiềm năng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất nhiều vướng mắc, chưa đạt được chất lượng tương xứng với quy mô họat động, Chi nhánh Hồng Hà thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là chi nhánh bán lẻ có quy mô, thị trường lớn, họat động Bancassurance tại đây đã và đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khá cao, dẫn đầu khu vực Hà Nội trong một vài năm trở lại đây. Đứngtrướcthực tế này, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà”. Làm luận văn thạc sỹ nghiên cứu đề tài cho phép tác giả hiểu rõ về quá trình hình thành phát triển các mô hình bancassurance, phát triển hoạt động bancassurance của các Công ty Bảo hiểm trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể là tại chi nhánh Hồng Hà. Đây là những nghiên cứu cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của Công ty Bảo hiểm thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Hồng Hà nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng hiện có và nâng cao chất lượng hoạt động Bancassurance. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá đúng chất lượng hoạt động bancasurance và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bancassurance của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Hồng Hà, để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển phù hợp. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Bancassurance và hoạt động bancassurance ở Doanh nghiệp bảo hiểm và Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. - Đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động bancassurance ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng hoạt động bancassurance ởNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hồng Hà + Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đánh giá chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Về không gian : Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà. - Về thời gian: Luận án chủ yếu đánh giá hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Để thực hiện nghiên cứu về chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu mô tả, nghiên cứu phân tích trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động bancassurance như đã trình bày. Để tiến hành nghiên cứu, tác giả tiếp cận theo hướng đi từ lý luận đến thực tiễn: Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận văn Bước 1: Tiến hành nghiên cứu khung lý thuyết về hoạt động Bancassurance và phát triển hoạt động Bancassurance. Bước 2: Trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Bước 3: Phân tích đánh giá về Phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hàtrên cơ sở các dữ liệu thu thập được nhằm rút ra những thành tựu và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Bước 4: Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà. 4.2. Loại và nguồn dữ liệu 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu sẵn có được người khác thu thập, tác giả tận dụng để làm cơ sở dữ liệu lý luận hoặc phân tích thực trạng. Dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập từ nguồn bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Về thu thập thông tin thứ cấp, luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, phân tích thị trường và các báo cáo hoạt động bancassurance tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Dữ liệu thứ cấp của luận văn được thu thập thông qua mạng internet, từ các cơ sở dữ liệu củaTổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và từ các trường đại học khác khối kinh tế, trang thông tin của các cơ quan Nhà nước,…, bao gồm: các sách chuyên khảo, bài báo, bài nghiên cứu, các luận án, luận văn,… có liên quan tới đề tài, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước,… 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm bảo hiểm triển khai qua kênh bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà, tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến của khách hàng của kênh phân phối này. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không có điều kiện thu thập ý kiến của tất cả các khách hàng qua kênh bancassurance củaChi nhánh Hồng Hà. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên200 khách hàng, phỏng vấn trực tiếp một cách ngẫu nhiên thuận tiện, phiếu khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 01.Số phiếu phát ra là 200 phiếu, thu về 162 phiếu, trong đó có 12 phiếu không hợp lệ (trả lời thiếu câu hỏi, một câu hỏi chọn 2 đáp án), số phiếu hợp lệ là 150 phiếu. Triển khai thu thập số liệu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu như sau: - Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đối tượng khảo sát nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có yêu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi. - Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tượng khảo sát biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tượng phỏng vấn hợp tác trả lời khi cần thiết (sau 1 tuần chưa thấy phản hổi email). Việc gọi điện này nhằm hạn chế thời gian chậm trễ trả lời thư điện tử, cũng như thúc đẩy các đối tượng tham gia phỏng vấn nhanh chóng trả lời các câu hỏi. - Bước 3: Tiếp nhận các kết quả trả lời qua thư điện tử. - Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tượng phỏng vấn nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ hoặc rõ nghĩa, hơn nữa trong một số trường hợp có một số đối tượng phỏng vấn không có thói quen check email thường xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được câu trả lời của họ. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Tác giả tổng hợp tần suất các phiếu chọn ở các mức độ cho từng yếu tố đánh giá. Sau đó, tác giả tiến hành tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền để đánh giá mức điểm trung bình và tham chiếu với khoảng điểm đánh giá nhằm rút ra kết luận. Kết quả khảo sát giúp tác giả đưa ra đánh giá về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm bancassurance của BIC tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà. Kết quả khảo sát này được trình bày cụ thể trong tiểu mục 2.3.1 của chương 2 luận văn. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu a) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tài liệu + Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng, luận văn, luận án,…). Tác giả tiền hành phân tích các nguồn tài liệu khác nhau và lựa chọn nguồn tài liệu có giá trị khoa học cao để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn bao gồm các giáo trình, luận án của các trường đại học khối kinh tế, sách chuyên khảo liên quan tới phát triển hoạt động bancassurance, các luận văn thạc sỹ có cùng đề tài nghiên cứu. Thông thường các tài liệu có nguồn tham khảo có tính hàn lâm cao như luận án, sách tham khảo,… được tác giả lựa chọn để xây dựng khái niệm về hoạt động bancassurance, mô hình, sẩn phẩm bancassurance,…. + Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung): dựa trên đề cương chi tiết đã được xây dựng, tác giả tiến hành nghiên cứu các nội dung cụ thể, lựa chọn các nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động bancassurance, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bancassurance. - Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp tổng hợp những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tác giả tiến hành sắp xếp, phân loại các nội dung thu thập được thành những luận điểm, luận cứ cụ thể. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động bancassurance và phát triển hoạt động bancassurance cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là tiền đề lý luận quan trọng để tác giả phân tích đánh giá phát triển hoạt động bancassurance trong các chương sau. b) Phương pháp so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện khối lượng, quy mô tăng (giảm) của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tuyệt đối được tác giả sử dụng đề đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu như số khách hàng, doanh thu, lợi nhuận,… qua kênh bancassurance tại Chi nhánh giữa các năm với nhau. Sự tăng hay giảm của các chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển hay thu hẹp hoạt động bancassurance của Chi nhánh. - So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối được tác giả sử dụng để đánh giá tốc độ biến động của các chỉ tiêu như số khách hàng, phí hoa hồng, doanh thu, lợi nhuận,… của BIC cũng như của Chi nhánh giữa năm này với năm khác. So sánh bằng số tương đối cũng được sử dụng để đánh giá tỷ trọng doanh thu từ kênh bancassurance so với tổng doanh thu kinh doanh bảo hiểm của BIC. c) Phương pháp dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Phương pháp dãy số thời gian được vận dụng nhằm: Thứ nhất, cho phép thống kê học nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai. Phương pháp dãy số thời gian được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu như tổng số khách hàng, doanh thu phí bảo hiểm,… từ kênh bancassurance của BIC và số liệu triển khai tại Chi nhánh Hồng Hà. Các chỉ tiêu này được sắp xếp qua dãy thời gian từ năm 2015 cho tới năm 2019 để xem xét xu thế biến động tăng hay giảm qua cả thời kỳ. 5. Những đóng góp mới của luận văn Khái quát tình hình triển khai bancassurance tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, từ đó đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn triển khai bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Đánh giá các mặt đạt được, chưa được, những nguyên nhân tồn tại và hạn chế trong hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Từ các nguyên nhân đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bancassurance tại Chi nhánh Hồng Hà. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm kênh bancassurance nói riêng, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hồng Hà nói chung. Đưa ra các đề xuất kiến nghị đối với Chi nhánh, Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm triển khai, chính sách bán hàng, cơ chế phối hợp để chất lượng hoạt động bancassurance ngày càng tốt hơn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương : Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động bancassurance của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bancassurance tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - NGƠ CHÍ KIÊN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - NGƠ CHÍ KIÊN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG HÀ Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết nội dung luận văn chưa nộp cho chương trình cấp cao học kỳ chương trình đào tạo cấp khác Tơi xin cam kết thêm Luận văn nỗ lực cá nhân thân Các kết thu thập, phân tích, kết luận đề xuất luận văn (ngoài phần trích dẫn) kết làm việc cá nhân tơi Tác giả luận văn Ngơ Chí Kiên LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Quý thầy cô giúp trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho suốt trình học tập thực luận văn Với lịng kính trọng biết ơn, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn tới PGS TS Nguyễn Văn Định khuyến khích, dẫn cho tơi thực luận văn Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, phòng ban Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà, Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam hỗ trợ q trình thực luận văn Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình người bạn động viên, hỗ trợ nhiều suốt q trình học tập hồn thành luận văn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG: Bảng 2.1: Thị phần DNBH Việt Nam năm 2019 67 Bảng 2.2: Kết hoạt động kinh doanhtại BIDV Chi nhánh Hồng Hà năm 2017-2019 71 Bảng 2.3: Số lượng hợp đồng bảo hiểm BIDV Chi nhánh Hồng Hàtừ năm 2015-2019 77 Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc BIDV Chi nhánh Hồng Hàtừ năm 2015-2019 78 Bảng 2.5: Doanh thu sản phẩm bancassurance triển khai BIDV Chi nhánh Hồng Hà từ năm 2015-2019 79 Bảng 2.6: Kết khảo sát hài lòng khách hàng sản phẩm dịch vụ bancassurance BIDV Chi nhánh Hồng Hà .81 HÌNH: Hình 2.1: Cơ cấu vốn góp Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam BIDV .63 Hình 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2017-2019 68 Hình 2.3 : Cơ cấu danh mục đầu tư BIC 68 Hình 2.4: Lợi nhuận trước thuế BIC năm 2017-2019 68 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ máy quản trị BIC .63 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cấu tổ chức BIC 64 Sơ đồ 2.3: Mơ hình hoạt động BIDV Chi nhánh Hồng Hà .70 Sơ đồ 2.4: Hệ thống kênh phân phối BIC 72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - NGƠ CHÍ KIÊN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG HÀ Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm Mã ngành: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI HÀ NỘI, năm 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIỚI THIỆU CHUNG Lí chọn đề tài Bancassurance phát triển Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ ) sau lan rộng sang Mĩ, Canada nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương Hiện có nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động bancassurance (theo số liệu Swiss Re, hiện có 80% đến 95% ngân hàng nước Châu Âu, 100% ngân hàng Pháp tham gia vào hoạt động bancassurance, số chiếm khoảng 20% Mĩ) Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance khơng cịn khái niệm mẻ nhưng hoạt động liên kết ở bước phát triển hứa hẹn nhiều tiềm năng Việc Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển mơ hình bancassurance hồn tồn hợp lý có nhiều lợi thị trường, thương hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam bốn ngân hàng Việt Nam lớn nước, hoạt động bancassurance cho phát triển mạnh mẽ đạt thành tựu đáng kể Tuy nhiên hoạt động Bancassurance thân bancassurance số chi nhánh trực thuộc chưa thật hiệu hoặc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực tế việc khai thác thị trường tiềm năng chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều vướng mắc, chưa đạt chất lượng tương xứng với quy mô họat động, Chi nhánh Hồng Hà thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh bán lẻ có quy mơ, thị trường lớn, họat động Bancassurance phát triển mạnh mẽ đạt kết cao, dẫn đầu khu vực Hà Nội vài năm trở lại Đứngtrướcthực tế này, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể: Đối tượng phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu luận văn chất lượng hoạt động bancassurance ở Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà + Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đánh giá chất lượng hoạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Về không gian : Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà - Về thời gian: Luận án chủ yếu đánh giá hoạt động Bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 Phương pháp nghiên cứu Cách thức tiếp cận giải câu hỏi nghiên cứu đặt Loại nguồn liệu Phương pháp phân tích liệu Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành chương : Chương 1: Cơ sở khoa học chất lượng hoạt động bancassurance Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bancassurance tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà Chương 3: Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà 10 CHƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái quát bancassurance Lịch sử hình thành phát triển bancassurance Hiện nay, Bancassurance được coi như một kênh chiến lược phát triển sản phẩm Công ty Bảo hiểm Việc đời sản phẩm Bancassurance đem lại nhiều cơ hội đa dạng hoá dịch vụ sản phẩm hơn so với sản phẩm truyền thống Ngân hàng Bancassurance phát triển nhanh mạnh mẽ ở hầu hết quốc gia giới ưu điểm vượt trội lợi ích mà mang lại cho ngành bảo hiểm Sự phát triển bancassurance thị trường bảo hiểm có được nhờ phát triển thị trường tài chính, phát triển tập đoàn kinh tế, nhu cầu một dịch vụ tài “trọn gói” công chúng, tác động cạnh tranh như tác động tiến bộ khoa học công nghệ Phát triển bancassurance đem lại lợi ích thiết thực cho tất bên liên quan: ngân hàng, bảo hiểm khách hàng Đứng trên khía cạnh vĩ mô, phát triển bancassurance đem lại ổn định phát triển lành mạnh cho thị trường tài quốc gia Khái niệm đặc điểm bancassurance “Bancassurance kết hợp bảo hiểm ngân hàng để tối đa hóa dịch vụ lợi nhuận bên”; Kênh phân phối bancassurane được xác định “kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng, phân phối sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng Ngân hàng” Các mơ hình bancassurance Mơ hình liên doanh Mơ hình tập đồn dịch vụ tài Chất lượng hoạt động bancassurance công ty bảo hiểm Ngân hàng thương mại ... Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG HÀ Định hướng phát triển hoạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà BIDV Chi nhánh Hồng Hà. .. chất lượng hoạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - Về không gian : Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động bancassurance Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển. .. sử hình thành phát triển Chi nhánh Hồng Hà số chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – BIDV Được thức thành lập từ ngày 01/11/2013, BIDV Chi nhánh Hồng Hà tiền thân chi nhánh chuyên

Ngày đăng: 08/04/2022, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI

  • NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

  • CHI NHÁNH HỒNG HÀ

  • CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI

  • NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

  • CHI NHÁNH HỒNG HÀ

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

    • CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI

    • NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

    • CHI NHÁNH HỒNG HÀ

    • TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

    • GIỚI THIỆU CHUNG

      • CHƯƠNG 1

      • CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • Khái quát về bancassurance

      • Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance 

      • Khái niệm và đặc điểm của bancassurance 

      • Các mô hình bancassurance

        • Mô hình liên doanh

        • Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính

        • Chất lượng hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm và Ngân hàng thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan