Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng phát triển kinh doanh Phòng kiểm tra nội bộ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC
Nhiệm vụ của từng bộ phận:
Mô hình tổ chức của BIC gồm những cấp độ sau:
+ Trụ sở chính tại Hà Nội: Điều hành chung mọi hoạt động BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV tại tầng 10 tháp A tòa nhà Vincom. Giám đốc, các phó giám đốc 1, phó giám đốc 2, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính nhân sự, kế toán, đầu tư, quản lý nghiệp vụ, kinh doanh 1, kinh doanh 2 đều tại đây.
* Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
Phòng khai thác Phòng tổ chức cán bộ
Phòng quản lý nghiệp vụ Phòng kế toán
Phòng tái bảo hiểm Phòng giám định-bồi thường
Phòng đầu tư Phòng công nghệ thông tin
* Phó giám đốc 1: giúp việc cho Giám đốc quản lý mảng hành chính sự nghiệp, giúp Giám đốc chỉ đạo công tác các phòng hành chính nhân sự, các phòng kiểm tra nội bộ, phòng kế toán, phòng đầu tư, phòng giám định bồi thường.
* Phó giám đốc 2: giúp Giám đốc chỉ đạo công tác các phòng quản lý nghiệp vụ, phòng kinh doanh 1, phòng kinh doanh 2 và cùng với Giám đốc đưa ra quyết định hợp lý mọi hoạt động của công ty và xử lý những công tác cụ thể khi được Giám đốc phân công.
* Các phòng ban:
- Phòng kiểm tra nội bộ: Hoạt động chủ yếu của phòng này là thực hiện các chức năng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, các phòng ban trong công ty. Phòng kiểm tra nội bộ hoạt động độc lập và do BIDV chỉ đạo nhân lực
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức kinh doanh, lao động tiền lương, chịu trách nhiệm khâu tuyển dụng cán bộ, ngoài ra còn giúp giám đốc thủ tục liên quan đến pháp luật, bên cạnh đó việc quản lý lao động cũng là một chức năng của phòng này.
- Phòng khiếu nại: Chức năng chủ yếu là kết hợp với các phòng ban kinh doanh khác để giải quyết việc khiếu nại, bồi thường của khách hàng.
- Phòng đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về chủ trương, định hướng hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Triển khai, nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Quản lý nguồn vốn đầu tư, đồng thời hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản phẩm bảo hiểm tới các đối tác.
- Phòng khai thác: Nơi đây là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn kinh doanh của các chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty. Nơi tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp uỷ quyền được giao phó. Phòng này cũng thực hiện việc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, hoạt động khai thác của các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty.
- Phòng quản lý nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển sản phẩm bằng cách tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc bảo hiểm… cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của công ty. Nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn triển khai các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện luôn chức năng quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty.
- Phòng giám định bồi thường: Đây là một phòng đặc thù của công ty, nó có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động toàn công ty. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp uỷ quyền của công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, đề xuất ban giám đốc công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách kế toán tài chính của công ty. Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính của công ty. Tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo về tình hình kế toán tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của công ty đồng thời với việc kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc.
- Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông tin, thực hiện công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho công ty, đồng thời quản trị hệ thống mạng cho công ty.
2.1.3. Kết quả hoạt động
Thị trường bảo hiểm năm 2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Ước tính doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2019 đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ đạt 107,8 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%.
Bảng 2.1: Thị phần của các DNBH tại Việt Nam năm 2019
TT Doanh nghiệp bảo hiểm Tỷ lệ thị phần (%)
1 Bảo Việt 20,60 2 PVI 15,30 3 PTI 11,10 4 Bảo Minh 7,10 5 VASS 5,90 6 PJICO 5,70 7 MIC 4,10 8 BIC 3,70 9 ABIC 3,40 10 VBI 3,30 11 BSH 2,70 12 Khác 17,20
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019 của BIC)
Tính đến hết năm 2019, BIC đạt được những kết quả trong hoạt động kinh doanh như sau:
- Doanh thu phí bảo hiểm của BIC đến hết năm 2019:
Tổng doanh thu phí bảo hiểm hợp nhất (BIC và LVI) đạt 2.437 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 12,4%, doanh thu phí nhận tái giảm 48,9% do tái cơ cấu danh mục nhận tái bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Công ty mẹ năm 2019 đạt 2.223 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với năm 2018. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 13%, doanh thu phí nhận tái giảm 30,2% do tái cơ cấu hoạt động nhận tái bảo hiểm.
Hình 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2017-2019