1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự biến đổi chức năng và quan hệ gia đình trong thời kỳ quá độ

18 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Biến Đổi Chức Năng Và Quan Hệ Gia Đình Của Gia Đình Việt Nam Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Nguyễn Thụy Thảo Vân, Nguyễn Thanh Điền, Nguyễn Thành Huy, Lê Thanh Tuấn, Nguyễn Hoàng Kim Liên, Nguyễn Mai Kiều Linh, Lương Thị Hải Yến, Cao Mỹ Ngọc, Trần Văn Nhựt Trường
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 410,57 KB

Nội dung

Xuất phát từ những bối cảnh trên chúng em đặt ra câu hỏi: Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Lớp học phần: 2031101113620 BÀI TẬP LỚN

SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trang 2

i

Mục Lục

PHẦN M Ở ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Mục tiêu 1

1.2 Phương pháp 2

1.3 Kết cấu tiểu luận 2

1.4 SỰ BIẾN ĐỔ ỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH ỦA GIA ĐÌNH CHƯƠNG 2 I CH C VIỆT NAM TRONG THỜI K ỲQUÁ ĐỘ LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI 3

Quan điểm của Mác-Lê nin về gia đình 3

2.1 2.1.1 Khái niệm về gia đình: 3

2.1.2 Vị rí và chức năng của gia đình trong xã hội 3

Những yếu t ốtác động đến gia đình Việt Nam thời k ỳquá độ lên Chủ i 6

2.2 nghĩa xã hộ Sự bi i ch t Nam trong th lên 2.3 ến đổ ức năng và quan hệ gia đình của gia đình Việ ời kì quá độ chủ nghĩa xã hội 8

2.3.1 Biến đổi chức năng gia đình 8

2.3.2 Biến đổi quan hệ gia đình 11

Thực trạng gia đình Việt Nam trong thời k ỳquá độ lên chủnghĩa xã hội 12 2.4

Một s khuy n ngh chính sách trong b i c nh m i cố ế ị ố ả ớ ủa gia đình Việt Nam hi n nay 14ệ 2.5

Trang 3

PHẦ N M ĐẦU Ở CHƯƠNG 1.

1.1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân và xã hội Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây Và không chỉ thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hoá đô thị hoá với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng Đồng thời với - quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường Tất nhiên, những biến chuyển kinh tế xã hội mãnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết - chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội Xuất phát

từ những bối cảnh trên chúng em đặt ra câu hỏi: Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ ? lên chủ nghĩa xã hội Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong ? thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên? chúng em chọn đề tài: “Sự biến đổi chức năng và quan hệ gia đình của gia đình việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” cho tiểu luận của mình Với kiến thức đang có và với tinh thần tìm tòi học hỏi, chúng em hy vọng bài viết sẽ đưa ra được các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặt ra

1.2 M ục tiêu

Nêu rõ những biến đổi, thực trạng về mặt tích cực tiêu cực của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, qua đó đưa ra những giải pháp để xây dựng và phát triển những giá trị của gia đình Việt Nam hiện đại

1.3 Phương pháp

Trang 4

xem xét đối tượng nghiên cứu

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, so sánh, logic để làm rõ quan điểm, vấn đề của gia đình

1.4 K ết cấ u ti ểu luậ n

Ngoài chương 1 mở đầu ra thì còn có chương 2 bao gồm 5 ý:

2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình

2.2 Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2.3 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.4 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội

2.5 Một số khuyến nghị chính sách trong bối cảnh mới của gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 5

CHƯƠNG 2 SỰ BI ẾN ĐỔ I CH ỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH

CỦA GIA ĐÌNH VIỆ T NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 Quan điểm của Mác-Lê nin về gia đình

2.1.1 Khái ni m v ệ ề gia đình:

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt có vai trò quyết định dẫn đến sự tồn tại và phát triển cảu xã hội Các mác và Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “ quan hệ thứ ba ngay từ đầu tham gia vào quá trình phát triển của lịch sử: hàng ngày tái tạo sự sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ta những người khá, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái đó là gia đình Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản là quan

hệ hôn nhân( vợ chồng) và quan hệ huyết thống( cha mẹ và con cái)

Quan hệ huyết thống là những quan hệ giữa những người có cùng dòng máu, nảy sinh từ mối quan hệ hôn nhân, đây là mối quan hệ tự nhiên, yếu tố mạnh mễ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình

Ngoài 2 mối quan hệ trên thì trong gia đình còn có các mối quan hệ khác nhưu quan hệ giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em, cô, dì, chú, bác,…và ngày nay còn thừa nhận them mối quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi trong gia đình

Các quan hệ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào

sự phát triển của kinh tế và thể chế chính trị xã hội

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, được hình thành, duy trì và cũng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, qua hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên trong gia đình

2.1.2 V ị rí và chức năng của gia đình trong xã hội

-Vị trí

+ Gia đình là tế bào của xã hội:

Trang 6

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt có vai trò quyết định dẫn đến sự tồn tại và phát triển cảu xã hội Những trậy tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất quyết định:một mặc là trình độ phát triển của lao động, mặt khác là do sự phát triển của gia đình

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” nhiều gia đình cộng lại mới thành một xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hào trong cuộc sống cá nhân

của mỗi thành viên

Từ khi chưa sinh ra cho đến khi mất đi, mỗi cá nhân đều phải gắn bó với gia đình Gia đình

là cái nôi tốt nhất để mỗi cá nhân được nuôi dưỡng, quan tâm chăm sóc, bảo bọc, trưởng thành

và phát triển

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Gia đình cũng là môi trường đầu tiên mà cá nhân học được và thực hiên quan hệ xã hội

Và gia đình cũng là những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng là quan hệ giữa các cá nhân bên ngoài xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định :“ nếu không giải phóng phụ nữ là chỉ xây dựng xã hội chủ nghĩa mới một nữa” vì vậy, quan hệ gia đình trong xã hội chủ nghĩa có bản chất khác xa so với xã hội trước

đó

-Chức năng cơ bả n của gia đình

Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình và không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động trong xã hội mà còn bảo vệ sự trường tồn của

xã hội

Việc thực hiện chức năng này không chỉ là nhiệm vụ của gia đình mà còn là của xã hội, vì thực hiện chức năng này quyết định mật độ dân số của xa hội , sức lao động của một quốc gia, quốc tế, một yếu tố cầu thành của xã hội

Trang 7

Chức năng nuôi dưỡng giáo dục

Đây cũng là một chức năng quan trọng của gia đình, có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội

Từ khi lọt lòng cho đến khi mất đi, mỗi cá nhân trong gia đình đều có vai trò vừa là khách thể vừa là chủ thể trong mối quan hệ nuôi dưỡng của gia đình với chức năng này gia đình góp phần to lớn vào việc nuôi dưỡng và cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lực lao động để duy trì sự trường tồn của xã hỗi cá nhân cũng ngày càng được xã hội hóa

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Ngoài việc tham gia vào qua trình sản xuất thì điểm khác biệt mà các đặc thù kinh tế khác không có được là gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và taọ ra sức lao động cho xã hội

Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội, gia đình thực hiện chức năng này để duy trì đời sống gia đình trong sản xuất cũng như trong các sinh hoạt gia đình

Vị trí, vai trò của các mối quan hệ gia đình với gia đình là không hoàn toàn giống nhau Và chức năng này mạng lại nhiều lợi ích về nguồn lao động tốt từ gia đình đến cho xã hội và ngược lại

Chức năng nhu cầu tâm sinh lý gia đình

Đây là chức năng thường xuyên và không thể thiếu của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn về nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thàn của từng thành viên tróng gia đình, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, sức khỏe Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi con người, là nơi nương tựa

về mặt tinh thần chứ không phải chỉ là nơi về vật chất khi quan hệ tình cảm gia đình bị rạn nứt thì quan hệ xã hội về tình cảm cũng có nguy cơ bị phá vỡ

Ngoài những chức năng trên gia đình còn có các chức năng khác như chức năng văn hóa, chức năng chính trị…

Với chức năng văn hóa: gia đình là nơi giữ gìn và truyền tải các truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha ta, nơi thù hưởng và phát huy những gì tốt đẹp nhất mà đã đưuọc thừa hưởng

từ tổ tiên

Trang 8

Về chức năng chính trị: gia đình là một tổ chức chính trị xã hội, Là nơi thực hiện các chính sách pháp luật cảu nhà nước, của lang xã và hưởng lợi từ pháp luật, chính sách và quy chế Đây là cầu nối quan hệ giữa nhà nước với công đân

2.2 Những y u tế ố tác động đến gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

Yếu tố kinh tế xã hội-

Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để từng bước xoá bỏ nhữngtập quán hôn nhân cũ chịu ảnh hưởng nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xoá bỏ cơ sở kinh tế của tình trạng bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt từng bước hình thành hoàn thiện và phát triển các cơ sở vật chất kỹ - thuật của chủ nghĩa xã hội Mặt khác, tạo ra những điều kiện, những cơ hội để phát huy mọi tiềm năng của mọi gia đình, mọi thành viên trong xã hội Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiệncôngbằng xã hội, xoá đói giảm nghèo Điều đó tạo ra điều kiện phát triển gia đình, từng bước khắc phục những hạn chế, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, hình thành các yếu tố tích cực trong gia đình, thực hiện bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những chính sách phát triển kinh tế xã hội và văn hoá sáng suốt có thể tạo điều kiện cho gia đình phát triển mà tránh được những cú sốc hoặc tránh được khủng hoảng Ví dụ các chính sách về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi và trẻ em sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ Sự cải thiện chất lượng các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giao thông công cộng … sẽ thực sự tác động tích cực đến mỗi gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các thành viên và giảm bớt sự căng thẳng cho những lao động chính của gia đình

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều gia đình có điều kiện (có sở hữu hoặc tham gia sở hữu tư liệu sản xuất) đều có thể trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất

Trang 9

kinh doanh Để có thể phát huy mọi tiềm năng sáng tạo trong kinh tế, đảng và nhà nước đề ra

và thực hiện các chính sách sao cho mọi gia đình, mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật

Yếu tố chính trị

Cùng với sự xác lập và từng bước phát triển kinh tế, nhà nước xã hội chủ nghĩa chú ý đến việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện một hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình Cùng với hệ thống chính sách và pháp luật được xây dựng, ban hành nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích của mọi công dân, trong đó có phụ nữ, Luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc và bền vững Với sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật và chính sách bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân một vợ một chồng được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình hạnh phúc trong chủ nghĩa xã hội Chính - điều đó đã tạo ra ngày càng đầy đủ hơn những điều kiện để gia đình có thể kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống trong quan hệ tình yêu, hôn nhân của mỗi dântộc, vừa phát triển những nhân tố mới, tích cực hơn của hôn nhân, gia đình hiện đại Và Kết cấu hạ tầng được đầu

tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, dân tộc vùng sâu, vùng xa, được cải thiện

Yếu tố văn hoá

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục, đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân, mỗi gia đình Cùng với phát triển khoa học công nghệ, - một hệ thống chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đào tạo,- nâng cao dân trí được nhà nước xây dựng, tổchức thực hiện Các thành viên xã hội, mọi gia đình đều được hưởng những thành quả do chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí Dân trí cao là một tiền đề xã hội quan trọng để xây dựng gia đình bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc Ngoài ra tôn giáo còn ảnh

Trang 10

vực văn hóa tinh thần của xã hội Trước hết nó làm cho nền giáo dục phát triển hết sức mạnh

mẽ Không thể phủ nhận rằng tôn giáo đã tạo nên diện mạo tinh thần dân tộc và sự hình thành văn hóa dân tộc

Yếu tố xã hội

Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng chú trọng xây dựng, tổ chức thực hiện một hệ thống các chính sách xã hội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm xã hội Những chính sách này được xây dựng, từng bước đi vào cuộc sống mà kết quả của nó là việc tạo ra những điều kiện và tiền đề quan trọng đối với những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong hình thức tổ chức, quy mô, kết cấu gia đình

2.3 S biự ến đổi ch ức năng và quan hệ gia đình của gia đình Việ t Nam trong th i kì quá

độ lên ch ủnghĩa xã hội

2.3.1 Biến đổi chức năng gia đình

Chức năng tái sản xuất ra con người

Trước đây đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn cho rằng sinh con là một chức năng quan trọng của gia đình Tuy nhiên, đã có một sự chuyển đổi nhận thức rất rõ về hôn nhân, tình dục, sinh sản và số con, nhất là trong các gia đình ở nông thôn Việt Nam Truyền thống nông nghiệp lúa nước cùng những tình thế mưu sinh, đối mặt với các đe dọa từ thiên nhiên (thậm chí

là từ các gia đình, dòng họ khác) đòi hỏi sự cố kết của cộng đồng kể cả về chất lượng và số lượng, trong đó có sức mạnh đến từ huyết thống Quan niệm con đàn cháu đống, đông con nhiều cháu, ngoài ý nghĩa phúc hậu đức dày, còn thể hiện một cách sâu xa chiến lược sinh tồn của các gia đình nông thôn Trên cơ sở đó, dường như việc dựng vợ gả chồng và quan hệ tình dục chủ yếu phục vụ chức năng duy trì nòi giống, tạo nguồn nhân lực Thế nhưng, giờ đây tình dục không chỉ mang ý nghĩa là một phương cách của việc sinh sản mà còn là sự thể hiện của tình yêu, mong muốn hạnh phúc gia đình (thế giới tinh thần) và nhu cầu sinh lý của con người

Ngày đăng: 07/04/2022, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w