Các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN trong giai đọan này

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 26 - 28)

- Từ đầu tháng 12/2009, trước những biến chuyển mới của thị trường trong nước và thế giới, NHNN đã chủ động và linh hoạt điều chỉnh lãi suất cơ bản lại lên mức 8%/năm sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm (kể từ tháng 2/2009); lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của NHNH đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm; biên độ tỷ giá mới giảm từ +/- 5% xuống còn +/-3%, tỷ giá sàn nâng lên là 17.422 và tỷ giá trần là 18.500 VND/USD; tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng tăng lên mức 17.961 VND/USD và kịp thời cấp giấy phép tái nhập khẩu vàng …

- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán khoảng 30% và giảm dần trong những năm tiếp theo, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hệ thống

Ngày 26/02/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với khách hàng, Trong đó, mở rộng cho vay trung, dài hạn bằng VND theo lãi suất thỏa thuận phù hợp với Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày

SVTH: Nhóm 2 Trang 26 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

06/01/2010 của Quốc hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.

Ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/4/2010 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010 và Kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng, ngân hàng tại Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 và Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ.

Chị thị 02/CT-NHNN đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng từ nay đến cuối năm 2010: mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu; chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro…

- Sử dụng các NHTM có quy mô lớn (NHTM nhà nước) đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Biện pháp hành chính: Ban hành chuẩn mực hoạt động của NHTM theo hướng chặt chẽ hơn; mạnh dạn công bố thông tin về tình hình hoạt động của từng NHTM để thị trường có cơ sở phân định/ phân loại NH.

Điều hành linh hoạt công cụ lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật, mục tiêu kinh tế vĩ mô và điều kiện của thị trường, kết hợp với các công cụ khác nhằm điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế.

- Điều chỉnh tỷ giá, thực hiện các biện pháp chống găm giữ và đầu cơ, can thiệp bán ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thiết yếu nhằm từng bước tạo sự chuyển biến tích cực của thị trường ngoại tệ

Ngày 10/02/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng (TCTD) là 1%/năm và quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 11/02/2010 là 18.544 VND/USD (tăng 3,36%). Đến chiều ngày 17/8/2010, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Mức mới được áp dụng cho ngày 18/8/2010.

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn thị trường vàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Để bình ổn thị trường vàng trong nước, đưa giá vàng trong nước quy đổi bằng tỷ giá thị trường tự do về sát với giá vàng thế giới để tránh tình trạng nhập lậu vàng, từ ngày 5/2 đến ngày 24/2/2010, NHNN đã cho phép Công ty SJC nhập khẩu 6 tấn vàng. Đầu tháng 7/2010, NHNN tiếp tục

SVTH: Nhóm 2 Trang 27 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

cho phép Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Công ty Kinh doanh Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ, Tổng công ty Vàng Agribank nhập khẩu. Tiếp tục triển khai nghiêm túc các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhất là việc thực hiện tất toán, đóng các tài khoản kinh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/6/2010 của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

- Ngày 27/9/2010/TT-NHNN đã ban hành Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:

+ Điểm thay đổi thứ nhất là Ngân hàng thương mại được phép dùng "tiền gửi của Kho bạc Nhà nước" như nguồn vốn huy động để cho vay. Đặc biệt, khoản tiền của KBNN (ước tính khoảng 70 nghìn tỷ) sẽ không loại khỏi nguồn vốn huy động làm tăng tổng nguồn cung ứng tín dụng (tuy nhiên, đây không phải là lợi thế của các NHTM nhỏ vì nguồn tiền này chủ yếu tập trung vào các NH QD và NH lớn, có trọng điểm, ổn định, từ đó, sẽ bơm đến các NHTM thông qua thị trường)

+ Điểm thay đổi quan trọng thứ hai là Ngân hàng thương mại được phép dùng 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức trong nước làm nguồn vốn huy động đề cho vay.

+ Điểm thay đổi quan trọng thứ ba là Ngân hàng thương mai có thể dùng "vốn vay các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên" làm nguồn vốn huy động để cho vay.

Đây là điểm tích cực nhất trong lần thay đổi này. Cả 3 điểm thay đổi trên được các ngân hàng thương mại mong đợi để gia tăng thêm nguồn vốn cho vay và từ đó có thể tạo động lực hạ lãi suất. Với sự thay đổi quan trọng trên đã tháo gỡ một số nút thắt trong hệ thống tiền tệ hướng có lợi cho các ngân hàng so với trước khi thay đổi Thông tư 13.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w