Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả CSTT

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 33 - 35)

Đề xuất chiến lược

Phải ổn định lạm phát: Chính phủ và NHNN cần phải đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát hàng đầu và thông báo rộng rãi đối với các nhà đầu tư trên thế giới cũng như Việt Nam, vì đây là chiến lược mang tính dài hạn để có thể phát triển nền kinh tế vĩ mô ổn định, từ kiểm soát được lạm phát, có thể kiểm soát được kỳ vọng tăng giá của đồng Việt Nam, ổn định lòng tin của người dân, qua đó sẽ tăng huy động, góp phần làm giảm lãi suất VND động tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn rẻ hơn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao hơn.

Giải pháp:

- Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP làm thứ cấp, có thể hy sinh tốc độ tăng trưởng GDP. Vì hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng đầu tư, nhưng chỉ số ICOR lại quá cao, hiệu quả đầu tư lại thấp (Chỉ số ICOR ở mức rất cao, trên 8% trong khi ở các nước trong khu vực ở mức 3-4%; tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ở mức 43% (các nước trong khu vực khoảng 30%)

- Nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư công. Lập cơ quan chuyên trách đánh giá tiền khả thi các dự án đầu tư công và hiệu quả sau khi đã đầu tư với tiêu chỉ phải mang lại hiệu quả dài hạn.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty quốc doanh kém hiểu quả hoặc cho giải thể.

SVTH: Nhóm 2 Trang 33 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các dự án điện hiện đại, công nghệ tiên tiến, để giải quyết nguồn cung điện trong dài hạn (các dự án điện hạt nhân, nhiệt điện, năng lượng mặt trời,....).

Đề xuất có tính chất quyết định

- Để phát triển thị trường tiền tệ cần phải củng cố các thành viên trên thị trường. Ngoài việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các trung gian tài chính thì cần nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường của các thành viên thị trường để họ có những phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN.

- NHNN cần tăng tính chủ động trong chỉ đạo, tạo tính thanh khoản tốt cho thị trường liên ngân hàng và nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ. Điều này tạo tâm lý tốt cho các trung gian tài chính, mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại không phải để dự trữ quá nhiều nhất là trong thời điểm nhu cầu rút tiền lớn. Với mức dữ trự thanh khoản phù hợp với nhu cầu rút tiền hàng ngày của nền kinh tế thì những tác động về cung tiền và lãi suất của NHNN làm cho các trung gian tài chính phản ứng nhanh với những thay đổi đó.

- NHNN cần hình thành nên cơ chế điều hành lãi suất cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN.

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá (dựa trên tín hiệu của thị trường) và lãi suất, sử dụng thích hợp các công cụ dự trữ bắt buộc, tín phiếu, thị trường mở… trong từng giai đoạn cụ thể; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.

- Thành lập 1 ban điều hành chính sách tiền tệ theo dõi, giám sát chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và tiền tệ trong nước và quốc tế để có chính sách giải pháp thích hợp trong điều hành.

- NHNN cần tăng cường tuyên truyền, đào tạo các NHTM, các khách hàng của các NHTM để họ thấy được lợi ích khi tham gia thị trường mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, bền vững

- Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần cải thiện tính thanh khoản cho thị trường.

SVTH: Nhóm 2 Trang 34 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

- Tiếp tục hoàn thiện Luật NHNN và Luật các TCTD và các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp (như ban hành quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD; bổ sung, sửa đổi quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng...) nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thành viên khác trên thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thanh toán nhằm thực hiện quản lý vốn tập trung, trực tuyến điều chuyển vốn linh hoạt trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng, cũng như giữa các ngân hàng; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính và sức cạnh tranh.

- Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, việc tăng trưởng tín dụng và cung tiền cần phải được giám sát chặt chẽ, vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Phát huy vai trò của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (được thành lập ngày 30/07/2009) trong việc thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như cảnh bảo rủi ro trong hoạt động ngân hàng để từ đó kiến nghị biện pháp ngăn chặn và xử lý thích hợp.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm định hướng tạo sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội đối với chủ trương, giải pháp của chính phủ và NHNN về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng.

SVTH: Nhóm 2 Trang 35 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w