Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 28 - 30)

- Trong các thời điểm khác nhau, ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng linh hoạt điều chỉnh giảm và tăng các mức lãi suất chủ đạo, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, tạo điều kiện cho các TCTD giảm và tăng lãi suất huy động, cho vay phù hợp mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng theo hướng nới lỏng một cách thận trọng. Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư nợ tín dụng ước tăng 10,52%.

SVTH: Nhóm 2 Trang 28 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Sơ đồ 1: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ở VN

Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN

- Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng 13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007). Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng giảm 1,3-3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm; lãi suất tiền gửi USD của dân cư và lãi suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND trong tháng 8/2010 có xu hướng ổn định, trong đó lãi suất huy động VND dao động ở mức 10,6-11,2%/năm; lãi suất cho vay VND ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 12-12,5%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và 12,5-13,5%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất cho vay kinh doanh khác phổ biến ở mức 13-15%/năm. Lãi suất cho vay kinh doanh chứng khoán, tiêu dùng phổ biến ở mức 16-20%/năm. Lãi suất huy động và cho vay bằng USD ít biến động so với tháng 7/2010.

- Từ giữa tháng 4/2010, cung - cầu ngoại tệ đã trở lại cân bằng, tính thanh khoản của thị trường ở mức cao, các tổ chức tín dụng tự cân đối được ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân

SVTH: Nhóm 2 Trang 29 Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

hàng Nhà nước, nhiều tổ chức tín dụng do lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng tăng lên đã tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước

- 20/05/2010 Thông tư 13 được ban hành là một chính sách về chủ trương thì đúng song chứa đựng rất nhiều điểm chưa hợp lý, và là một nguyên nhân chính cản đà giảm của lãi suất. Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động trong đó nguồn vốn để cung ứng tín dụng tín dụng không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, đầu tư của tổ chức sẽ càng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng. Do đó, lãi suất vẫn chưa thể hạ nhiệt trong khi cung vốn tín dụng từ NHTM lại đang bị hạn chế.

- Việc ban hành thông tư 19 sửa đổi bổ sung thông tư 13 tăng thêm nguồn vốn cho vay cho hệ thống ngân hàng. Các NHTM sẽ dễ dàng đáp ứng hơn. Nguồn vốn cung ứng qua hệ thống các TCTD tất nhiên sẽ tăng lên một chút. Tuy nhiên, vấn đề đối với các TCTD còn tùy thuộc vào cơ cấu huy động từ TCTD của họ. Nếu kỳ hạn huy động phần lớn dưới 3 tháng thì TCTD sẽ “bị thiệt” khi loai bỏ nguồn này ra khỏi trong khi phần bù đắp từ vốn huy động Không kỳ hạn “thêm” vào là không bằng (chỉ thêm vào có 25%), trong khi tổng vốn Không kỳ hạn khoảng 20% tổng vốn huy động thị trường và tiền gửi và vay từ TCTD cũng khoảng lớn nhất là 20% tổng huy động từ thị trường. đổi chính:

2.3.5 Đánh giá

Như vậy sau Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức đưa ra "sản phẩm" theo hướng nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, dung hòa được an toàn trong hệ thống tiền tệ vừa khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w