Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,nếu so sánh với yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và so với các nước trong khuvực thì nông nghiệp và nông thôn nước ta còn
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
PHẦN III: Nội dung nghiên cứu 5
1 Những biến đổi, phát triển của thị trường tiêu thụ nông sản 5
2 Những tồn tại trong tiêu thụ nông sản và nguyên nhân 8
2.1 Những tồn tại trong tiêu thụ nông sản 8
2.2 Các nguyên nhân 10
3 Một số đề xuất nhằm thúc đẩy, phát triển, tiêu thụ nông sản 12
3.1 Những căn cứ đề xuất 12
3.2 Các đề xuất nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường tiêu thụ nông, sản phẩm 15
PHẦN IV: KẾT LUẬN 29
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 2cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, giữ vững an ninh lươngthực quốc gia Trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp,
tự túc ,nông nghiệp đã vươn lên trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn,
có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế
Cùng với những thành tựu đạt được trong nông nghiệp ,đời sống nôngdân và bộ mặt nông thôn Việt Nam cũng có những biến đổi tích cực : Cơ sở
hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã đạt715USA năm 2009, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 14,7% ( năm 2007) xuống còn11,7% (năm 2008), nhiều bệnh viện, trường học mới được xây dựng lên ởnhiều vùng nông thôn trong cả nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,nếu so sánh với yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và so với các nước trong khuvực thì nông nghiệp và nông thôn nước ta còn nhiều yếu kém và thách thứcnhư : Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, tình trạng nghèo đói còn gaygắt ở vùng sâu, vùng xa; cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa đáp ứng được yêucầu của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn
Trong những khó khăn, thách thức kể trên,vấn đề tiêu thụ nông sản sauthu hoạch đang là vấn đề bức xúc nhất không chỉ đối với nông dân mà còn làtrăn trở của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách.Tại sao được
Trang 3mùa mà người nông dân không phấn khởi? Đây là một câu hỏi lớn, một trongnhững vấn đề cấp thiết phải được giải quyết tức thời, nhằm đưa nền nôngnghiệp Việt Nam có thể phát triển ngang tầm với nông nghiệp của các nướcphát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề tiêu thụ nông sản ở Việt nam” , nhằm giúp em góp thêm một tiếng nói riêng và có một
cách nhìn nhận chính xác về những tồn tại, yếu kém trong khâu tiêu thụ sảnphẩm nông nghiệp, và một số đề xuất của bản thân nhằm góp một phần nào
đó đưa nền sản xuất nông nghiệp Việt nam có những bước tiến mới , pháttriển ngang tầm với các quốc gia khác, thực sự trở thành ngành sản xuất hànghoá chính trong nền kinh tế quốc dân
Trang 4PHẦN II:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Tiêu thụ nông sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong quá trình táisản xuất nông nghiệp Nó là khâu cuối cùng kết thúc quá trình sản xuất,tức làgiải quyết khâu đầu ra của quá trình sản xuất Từ quá trình tiêu thụ sảnphẩm,sẽ thu được nguồn tiền để bù đắp các chi phí tham gia vào quá trìnhsản xuất và tái sản xuất mở rộng
Tiêu thụ nông sản là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sảnxuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vựctiêu dùng Nếu tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ nông sản sẽ có tácdụng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất Tiêu thụ hết và kịp thời sản phẩm làm
ra là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuấtcho quá trình tiếp theo Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép doanhnghiệp sử dụng hợp lí vốn sản xuất, tránh ứ đọng vốn và nhanh chóng và kịpthời sản phẩm làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kìsản xuất kinh doanh của sản phẩm Như vậy, tiêu thụ tốt sản phẩm là cơ sởthông tin về thị trường cho người sản xuất Ngược lại sản phẩm không tiêuthụ được là tín hiệu xấu đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra nguyên nhân để từ
đó có những giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
Đối với lĩnh vực tiêu dùng ,tiêu thụ tốt sản phẩm sẽ đáp ứng kịp thời nhucầu tiêu dùng, đồng thời còn có tác dụng điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùngmới ,đặc biệt đối với những sản phẩm mới Trong điều kiện kinh tế thị trường,sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọnghàng đầu trong cầu nối này Thông qua tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất sẽnắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, mẫu
mã ,chủng loại mặt hàng Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động nằm trong lĩnh
Trang 5vực lưu thông, có nhiệm vụ chuyển tải những kết quả của lĩnh vực sản xuấtsang lĩnh vực tiêu dùng Vì vậy tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng làtiền đề quan trọng trong thực hiện phân phối sản phẩm và kết thúc quá trìnhsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là một khâu không thể thiếu được đối với bất kì hoạt động sản xuấtnào, vì vậy vấn đề này phải luôn được đặt vào một trong những vấn đề phảiquan tâm giải quyết hàng đầu và phải luôn có những chính sách thích hợp đểthúc đẩy phát triển
Trang 6PHẦN III:
Nội dung nghiên cứu
1 Những biến đổi, phát triển của thị trường tiêu thụ nông sản.
Đến nay nhờ có chính sách tự do hóa thương mại nên mọi người, mọithành phần kinh tế đều đã được tự do tham gia vào các kênh tiêu thụ nông sảnphẩm Ngược lại với tình hình trước đây do Nhà nước tổ chức quản lý chặtchẽ thì hiện nay kênh tiêu thụ sản phẩm có đặc điểm chủ yếu là do tư nhânquản lý chi phối Các kênh gián tiếp bước đầu phát triển khá như: kênh lươngthực, thực phẩm cung cấp đi các nước, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo trong xuất khẩu Mạng lưới tiêu thụ tuy chưa đồng đều giữa các vùngnhưng cũng đã góp phần phân phối một lượng lớn khối lượng nông sản phẩm.Phát triển thị trường nông nghiệp trong Giai đoạn đổi mới: Nhờ có Nghịquyết 10 của Bộ Chính trị ra đời (5/4/1988) với nội dung là xác định giaoruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, hóa giá trâu bò cày kéo, tài sản cố định cógiá trị lớn Xóa bỏ phân phối theo ngày công, hộ nông dân được coi là đơn vịkinh tế tự chủ, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp hàng hoá đạt được thành tựu tolớn Chúng ta đã bước đầu khắc phục được tình trạng khủng hoảng về thịtrường trong tiêu thụ nông sản, kinh tế nông nghiệp trong nước phát triển,quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng đã nâng cao vị thế của Việt Nam
Trang 7trên trường quốc tế Các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triểnthương nhân, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến thương mại, kích cầu,cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinhdoanh và đời sống trong nông nghiệp nông thôn đã góp phần làm phong phú
và sống động hoạt động thương mại trên thị trường nông nghiệp nông thôn
* Biến đổi của thị trường tiêu thụ quốc tế:
Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, trong 10 năm qua,xuất khẩu nông sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực Kim ngạchxuất khẩu nông sản tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân cao Cho đếnnay, kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước đạt 15 tỉ USA năm 2009 và là một trong những nguồn thungoại tệ chủ yếu ở nước ta
Với điều kiện của một nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển trên cơ sởkhai thác tài nguyên sinh học đa dạng, Việt Nam có khả năng cung cấp chothị trường quốc tế chủng loại hàng hoá nông sản đa dạng, từ lương thực, thựcphẩm, đến các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Đồng thời, việc hộinhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, việc phát triển xuất khẩu cácsản phẩm nông nghiệp hoặc các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp trởthành yêu cầu tất yếu
Trong những năm qua, việc xuất khẩu các loại hàng hoá này có nhữngkết quả tích cực cả trên phương diện chủng loại hàng hoá, khối lượng vàphạm vi thị trường Nhiều sản phẩm đã thâm nhập được vào những thị trường
có đòi hỏi khắt khe về chất lượng, như thị trường EU, Nhật Bản Tuy vậy,việc mở rộng thị trường quốc tế cho phát triển sản xuất nông nghiệp và côngnghiệp chế biến vẫn đang là vấn đề nan giải Để tham gia có hiệu quả vào cácquan hệ thương mại quốc tế, đòi hỏi chi phí sản xuất hàng hoá nông sản trongnước phải thấp hơn, hoặc ngang bằng với những nước có điều kiện tương tự.Muốn đạt yêu cầu này đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suấtlao động nông nghiệp, năng suất ruộng đất và năng suất vật nuôi
Trang 8Đồng thời, phải xác định rõ hơn cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và sảnphẩm có nguồn gốc nông nghiệp xuất khẩu phù hợp với yêu cầu thị trườngtrong từng giai đoạn phát triển, trong đó xác định rõ các sản phẩm chủ lựcxuất khẩu Phải phấn đấu làm cho các sản phẩm xuất khẩu có khả năng đápứng toàn diện nhu cầu của thị trường, trong đó chú trọng những thị trường cóđòi hỏi đặc biệt khắt khe, như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ Chỉ có lấy nhữngyêu cầu của các thị trường đó làm hướng đích, mới có quyết tâm chiến lượcvới những bước đi thích hợp tạo cho hàng hoá nông sản nước ta có thế cạnhtranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.
Bên cạnh những kết qu¶ đạt được thì thị trường trong nước còn ở trình
độ thấp, thị trường nông thôn chưa phát triển, chưa thiết lập được mối liên kếtgiữa ngêi sản xuất và thương nhân, giữa thương mại nhà nước Trung ương vàcác doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, giữa xuất khẩu và nhập khẩu
để tạo ra các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý và ổn định từ sản xuất đến tiêuthụ sản phẩm Thị trường trong nước chưa thực sự làm cơ sở vững chắc để
mở rộng và tham gia quá trình hội nhập với thị trường quốc tế Khả năng cạnhtranh của nhiều doanh nghiệp, nhiều mặt hàng còn yếu Thương nghiệp tưnhân tuy đông đảo nhưng nhỏ bé, hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồnlực hiệu quả thấp, chưa xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao.Quy mô thị trường nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trên thị trường của hàng hoánông sản Việt Nam, của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế Các chính sách vềthị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản còn nhiều bất cập Nhà nước cần tạomôi trường hành lang pháp lý và điều kiện để phát triển sản xuất hàng hoá vàtạo cơ sở cho thị trường phát triển Nhà nước điều tiết quản lý thị trường bằngcác công cụ quản lý vĩ mô theo luật định và tích cực chuẩn bị cho các doanhnghiệp tham gia hội nhập một cách có hiệu quả nhất phù hợp với từng giaiđoạn phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Trang 92 Những tồn tại trong tiêu thụ nông sản và nguyên nhân.
2.1 Những tồn tại trong tiêu thụ nông sản.
Thứ nhất, hầu hết các loại nông sản sau thu hoạch đều có tình trạng tồn
đọng Thực tế cho thấy,khi chưa đến vụ thu hoạch thì hàng hoá trở nên khanhiếm , có thể có hiện tượng đột biến về giá cả, nhưng khi vào vụ thu hoạch thìbắt đầu xuất hiện tình trạng dư thừa sản phẩm , giá nông sản tụt xuống thêthảm , gây thiệt hại cho người kinh doanh , đặc biệt là người nông dân
Đây chính là điều phản ánh sự yếu kém trong sản xuất nông nghiệp ởnước ta, luôn luôn động viên tăng cường sản xuất, tăng sản lượng nhưngkhông hề chủ động trong việc nắm thông tin về đầu ra, hay chủ động về thôngtin về giá cả của các loại nông sản
Thứ hai, điều kiện trao đổi hàng hoá bất lợi cho nông dân Trong tất cả
các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân
ở nông thôn đều có sự tham gia phổ biến của tiểu thương, dẫn đến điều bấthợp lý là phân phối sản phẩm qua quá nhiều khâu trung gian, dẫn đến làmchậm quá trình lưu thông sản phẩm gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo.Điều đó thể hiện rõ nét trong sự chênh lệch về giá cả hàng hoá nông sản vàgiá cả hàng hoá công nghiệp và dịch vụ Trong khi giá nông sản tăng chậmhoặc không tăng, thậm chí giảm sút thì giá cả các loại hàng hoá mà ngườinông dân phải mua lại ổn định hoặc gia tăng Như vậy, khi mất mùa hay đượcmùa, người nông dân luôn phải đối mặt với sự lo lắng, phiền muộn là bị ngườimua ép giá Họ không có sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận những điềukiện rất phi lý do người mua đặt ra
Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước cũng đã ban hành một số chínhsách bảo hộ quyền lợi của nông dân trong trao đổi hàng hoá, ấn định mức giátối thiểu của các mặt hàng nông sản, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại nhànước thu mua hàng hoá của nông dân trong vụ thu hoạch Tuy nhiên, chínhsách này chỉ có tác dụng nhất thời và còn nhiều bất cập, hạn chế trong quátrình thực hiện
Trang 10Thứ ba, mặc dù sản xuất ra nhiều loại nông sản, nhưng người dân vẫn
chưa bám sát nhu cầu của thị trường Trong sản xuất nông nghiệp phổ biếnvẫn là “ bán cái mình có chưa phải bán cái thị trường cần”, mang đậm nét tìnhtrạng xuất phát từ cung, tức là xuất phát từ khả năng và truyền thống sản xuất,chưa hoàn toàn sản xuất theo yêu cầu Phương hướng sản xuất này quá lỗithời, chỉ phù hợp với điều kiện cung nhỏ hơn cầu, sản xuất và tiêu dùng khépkín trong phạm vi quốc gia, thậm chí trong từng vùng Nhưng trong điều kiệnhội nhập kinh tế như ngày nay, nguyên tắc cơ bản chi phối sản xuất phải là
“sản xuất và đưa ra thị trường cái mà thị trường cần, chứ không phải đưa rathị trường cái mà mình có” Thực tế trong tiêu thụ nông sản ở cả nội địa vàxuất khẩu, nhiều nông sản đưa ra không được người mua chấp nhận, chính là
do không phù hợp về chủng loại, số lượng, chất lượng của nhiều loại nông sảnthực phẩm, dẫn đến tình trạng người tiêu dùng ngày càng cảnh giác với nhiềuloại nông sản về khả năng bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm
Thứ tư, mặc dù nông thôn là địa bàn rộng lớn nhưng sức mua lại hạn
chế, nhất là sức mua các mặt hàng nông sản đã qua chế biến Không phải làngười dân không có nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này, mà là thu nhập của họquá thấp để có thể mua lại các sản phẩm mà chính họ đã làm ra Thực tế, vàocác siêu thị bán các mặt hàng chế biến từ nông sản, ta có thể dễ dàng thấy cácmặt hàng , mẫu mã chẳng thua kém đồ ngoại nhập, nhưng chỉ mới qua khâuchế biến thôi mà giá cả đã quá xa vời đối với người nông dân Vậy thì, liệungười nông dân có dám “chạm tay” vào các sản phẩm mình đã làm ra Đếnkhi nào thu nhập của người nông dân được cải thiện để có thể được hưởng thụnhững gì đáng ra phải thuộc về họ, ít nhất cũng là đầy đủ các nhu cầu thiếtyếu của cuộc sống
Thứ năm, năng lực chế biến nông sản thực phẩm và công nghệ bảo quản
sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, gây ra hiện tượng ế thừa giả, gây thất thucho nông dân Ta có thể thấy rõ điều này qua sự thua thiệt không đáng có về
cả giá bán và chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu Mặc dù đã có nhiều cố
Trang 11gắng trong việc đầu tư đổi mới, trang bị thêm một số thiết bị hiện đại ,nhưngvẫn phải thừa nhận rằng các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến của ta còn
có một khối lượng lớn chưa đạt được tiêu chuẩn gắt gao của thị trường thếgiới, các sản phẩm đó hoặc không đạt tiêu chuẩn hoặc bị khách hàng ép giá,mua với giá rẻ hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác Chính
vì sự yếu kém này còn dẫn đến hậu quả bản thân công nghiệp chế biến cũngđang gặp ách tắc về tiêu thụ hàng hoá của mình, do vậy không đủ sức đóngvai trò kích thích phát triển tiêu thụ hàng hoá trong nông nghiệp
Thứ sáu, việc tiêu thụ nông sản còn gặp khó khăn về điều kiện giao lưu
hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Yếu tố cơ bản trong điều kiện này
là sự phát triển còn thấp kém của giao thông vận tải Tuy đã có những cảithiện nhất định, nhưng hệ thống hạ tầng kĩ thuật nói chung, hệ thống giaothông nói riêng của chúng ta còn quá thấp so với yêu cầu khai thác các vùng
có tiềm năng nông nghiệp và mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá Ngoài racác nơi diễn ra giao dịch hàng hoá như chợ, trung tâm thương mại còn chưađược đầu tư thoả đáng ,qui mô và điều kiện chưa đáp ứng được các yêu cầutrao đổi
Những tồn tại, ách tắc trong quá trình tiêu thụ nông sản đang là mộttrong những trở ngại lớn trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta.Cần phải xác định được nguyên nhân trung tâm của các tồn tại trên, để từ đó
có những giải pháp hữu hiệu và tức thời để đẩy nhanh, bền vững và có hiệuquả sản xuất nông nghiệp cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.2 Các nguyên nhân.
Các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp thì có nhiều, xét cả về mặt chủ quan và khách quan Tuy nhiên quaquá trình phân tích những tồn tại trên, ta có thể đưa ra một số nhóm nguyênnhân chính như sau:
* Nhóm nguyên nhân về sản xuất - chế biến:
Trang 12- Sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn mang nặng tính tự cung, tựcấp
- Cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu và chế biến nông sản chưa đáp ứngđược yêu cầu phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn
- Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có chuyển biến mới nhưngvẫn còn chậm và chưa rõ ràng, chưa thoát khỏi tính chất thuần nông, độccanh, tỷ suất hàng hóa còn thấp, cơ cấu sản xuất chậm biến đổi và chưa pháthuy được lợi thế của các vùng sinh thái Sản xuất nông nghiệp chưa thực sựgắn bó với công nghiệp chế biến Ngành nghề dịch vụ trong nông thôn pháttriển chậm, chưa hình thành được thế phân công lao động tại chỗ trong nôngthôn
- Công nghệ sau thu hoạch nhìn chung đang ở trong tình trạng cũ kỹ, lạchậu; chế biến tiêu hao nguyên liệu cao nhưng chất lượng thấp, chưa đáp ứngđược yêu cầu cả trong nước lẫn nước ngoài Cơ cấu mặt hàng đơn điệu, không
có sự khác biệt so với các nước trong khu vực nên bị thua thiệt và ít có lợi thếtrong cạnh tranh trên thị trường
* Nhóm nguyên nhân về tiêu thụ và thị trường:
- Thị trường nông sản bị thả nổi và không ổn định nên kém phát triển
- Hiện nay nông sản xuất khẩu ở dạng thô chiếm tỉ lệ cao Do vậy thịtrường xuất khẩu của chúng ta tuy nhiều nhưng thiếu các bạn hàng lớn vàkhông vững chắc Nhiều mặt hàng phải xuất qua trung gian nên bị ép giá, hiệuquả không cao, mất lãi ròng, dẫn đến thu nhập của người sản xuất và xuấtkhẩu thấp
- Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt nam chưa cao do chưa phù hợpvới nhu cầu tiêu dùng của thị trường và chất lượng thường kém hơn các sảnphẩm cùng loại của các nước khác
Công tác nghiên cứu thị trường,xúc tiến thương mại, tiếp thị mở rộng thịtrường còn nhiều yếu kém ,các doanh nghiệp lại không năng động trong quátrình tiếp xúc với thị trường
Trang 13* Nhóm nguyên nhân về cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở hạ tầng ở đây trước hết là giao thông ,vận tải, nghĩa rộng hơn làcác hệ thống chợ,trung tâm thương mại, giao dịch, các công trình thuỷ lợi.đây là các yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống và sản xuất, quyết địnhrất lớn đối với quá trình tiêu thụ nông sản, nhưng vẫn chưa có những chínhsách đầu tư thoả đáng, vì vậy còn rất thiếu sự đồng bộ, lạc hậu
- Tuy cơ sở hạ tầng của nông thôn có cải thiện sau hơn 20 năm đổi mới,nhưng thực tế là còn nhiều khu vực còn thiếu các công trình cơ sở hạ tầng cơbản Sự thấp kém cơ sở hạ tầng này tập trung chủ yếu ở các xã Trung du,miền núi phía Bắc, khu IV cũ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên
* Nhóm nguyên nhân về hệ thống chính sách:
- Hiện nay, có một số chính sách do nhà nước đề ra đã không còn phùhợp với điều kiện kinh tế mới, nhưng vẫn chưa được điều chỉnh, nhất là cácchính sách về thị trường,tín dụng, về phát triển khoa học công nghệ,đào tạonhân lực trong nông nghiệp ,nông thôn ; làm kìm hãm phát triển sản xuấtnông nghiệp nói chung, tiêu thụ nông sản nói riêng
- Hệ thống quản lí Nhà nước còn nhiều bất cập, quan tâm nhiều đến chỉđạo sản xuất , nhưng chưa làm tốt nhiệm vụ gắn sản xuất với thị trường, chưatìm được những đầu ra ổn định và lâu dài cho tiêu thụ nông sản, chưa làm tốtcông tác quản lí chất lượng nông sản hàng hoá,công tác tiếp thị sản phẩm
3 Một số đề xuất nhằm thúc đẩy, phát triển, tiêu thụ nông sản.
3.1 Những căn cứ đề xuất
* Xuất phát từ bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế có những biếnđộng to lớn trong những năm qua, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là trong tiêu thụ nông sản
- Thị trường tiêu thụ trong nước:
Nếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, Nhà nước hoàn toànbao tiêu sản phẩm, các Hợp tác xã sản xuất theo kế hoạch được Nhà nước
Trang 14giao, thì trong thời gian qua, thị trường nông sản có xu hướng gần như bị thảnổi, người nông dân phải tự lo liệu việc tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra Nhànước đã đặt ra nhiều chính sách để hạn chế sự thả nổi trên, nhưng hầu hết cácchính sách đều thiếu những luận chứng khoa học rõ ràng, đầy đủ, dẫn đến cácchính sách chỉ có hiệu lực trong nhất thời Điều này gây bất lợi cho cả ngườinông dân và cho cả phía Nhà nước, vì người nông dân trực tiếp chịu sự điềutiết tự phát của thị trường, bị thiệt thòi trong quá trình trao đổi, còn nhữngmục tiêu định hướng của Nhà nước cũng không thu được kết quả cao.
Đứng trước tình hình đó, muốn nền nông nghiệp tiếp tục phát triển vàhoàn thiện, đòi hỏi Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách phải có nhữngđịnh hướng chung, và cả những định hướng cụ thể cho nông sản ở từng vùng,dựa trên những phân tích dự báo thị trường cụ thể và khoa học
- Thị trường nông sản xuất khẩu:
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thương mạinông nghiệp Việt Nam cũng như thế giới đang có những sự vận động mới mẻ,đưa tới cho chúng ta cả nhưng cơ hội cũng như thách thức to lớn Là quốc giađược thiên nhiên ưu đãi cho nhiều điều kiện phát triển một nền sản xuất nôngnghiệp đa dạng, từ lương thực, thực phẩm, đến các loại nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến, trong những năm vừa qua, ngành xuất khẩu nông sản đã cónhững bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những ngành chiếm tỷ trọnglớn trong tổng thu nhập quốc dân, kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh Tuynhiên, tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu hàng nông sản vẫn giảm sút so vớimức tăng của giá trị xuất khẩu hàng hoá Điều này thể hiện những hạn chếtrong việc gia tăng giá trị xuất khẩu hàng nông sản chưa tương xứng với tiềmnăng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta Điểm tồn tại lớn nhất hiệnnay trong xuất khẩu nông sản nước ta là sức cạnh tranh của các mặt hàng xuấtkhẩu So với các nước khác, nếu xuất khẩu cùng loại mặt hàng thì giá cả củahàng xuất khẩu Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn nhiều Các mặt hàng củaViệt Nam thường có chất lượng thấp, mức độ chế biến chưa cao và mang tính
Trang 15đơn điệu Ngoài nguyên nhân do chúng ta chưa tiếp cận được đến những thịtrường cuối cùng, có thể kể đến nguyên nhân là danh mục mặt hàng xuất khẩucủa chúng ta quá nhiều nhưng chỉ chú trọng quá mức vào các sản phẩm sẵn có
để sản xuất và xuất khẩu các nông sản khác chậm cải tiến giá trị thương mạicủa các sản phẩm để đưa ra thị trường
Bên cạnh đó là sự khó khăn trong việc tìm kiếm một thị trường tiêu thụ
ổn định và lâu dài cho tiêu thụ nông sản Sau sự sụp đổ của thị trường cácnước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu từ cuối những năm
1990, đã xuất hiện sự chuyển hướng thị trường xuất khẩu hàng nông sản sangcác khu vực thị trường khác, trong đó chủ yếu tập trung vào các nướcASEAN và các nước châu Á khác Phần lớn các thị trường này là thị trườngtái xuất hoặc thị trường không ổn định Do vậy vấn đề tìm kiếm thị trườngxuất khẩu ổn định và thị trường tiêu thụ cuối cùng là vấn đề sống còn đối vớiphát triển xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hiện nay
* Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng tiêu thụ nông sản ở nước ta.Như trên đã nói ,từ khi đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, bước vào hội nhậpkinh tế quốc tế, vấn đề tiêu thụ nông sản ở nước ta đã có những biến chuyểntích cực, tuy vậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức Xét trên bình diệnchung, thị trường nông thôn nước ta được hình thành và phát triển mang tính
tự phát, mang sắc thái của nền kinh tế nhỏ, phân tán Vấn đề nghiên cứu vàtìm kiếm thị trường, xác định qui mô, yêu cầu chất lượng tính toán chi phí,giá
cả như thế nào là những vấn đề mà người nông dân gặp không ít khó khăn.Thực tế là Nhà nước luôn động viên người nông dân mở rộng sản xuất, nângcao sản lượng, nhưng không tìm cho họ một đầu ra ổn định, dẫn đến ngườinông dân luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.Thậm chí có lúc họ phảitriệt phá cây đang độ thu hoạch để trồng loại cây khác, loại bỏ giống vật nuôinày để thay bằng giống vật nuôi khác cốt sao để có thể tiêu thụ được sảnphẩm Như vậy đã làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho nhà nước và bản thânngười nông dân