Hệ thống hồ chứa trên sông Ba

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 27 - 29)

Là một trong những lưu vực có tiềm năng thủy lợi, thủy điện, nên hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Ba phát triển mạnh. Tính đến nay, trên toàn lưu vực có khoảng 198 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, nhỏ (bao gồm cả những hồ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây dựng), trong đó có 39 hồ chứa thủy điện còn lại chủ yếu là các hồ chứa thủy lợi. Tổng dung tích của các hồ chứa trên lưu vực khoảng 1560,2 triệu m3. Hồ chứa có dung tích lớn nhất là hồ sông Hinh trên sông Hinh (dung tích ứng với mực nước dâng bình thường là 357.106 m3). Các hồ chứa và các công trình đi kèm thường có nhiều mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau. Các mục tiêu quan trọng là phát điện, cấp nước, góp phần giảm lũ hạ du. Xét riêng các hồ chứa có dung tích trên 100 triệu m3 trên lưu vực, thì hiện nay đã xây dựng hồ chứa Sông Hinh, Ayun Hạ và sông Ba Hạ; hồ Krông H’Năng trên sông Krông H’Năng và cụm hồ An Khê-Kanak trên sông Ba đã tích nước trong năm 2010.

Ngoài ra còn có hồ thủy lợi Ia M’lá trên suối IaM’lá có dung tích tổng cộng 54 triệu m3, dung tích hiệu ích 46 triệu m3 vừa mới hoàn thành không có dung tích phòng lũ.

Các đập dâng tạo nên các hồ chứa nhỏ điều tiết ngày đêm trên dòng chính đang xây dựng đó là Đăksrông, HChan, HMun. Các hồ này không có tác dụng điều tiết lũ. Trong mùa kiệt, có đập Đồng Cam cung cấp nước tưới hạ du.

Do dung tích chứa nước của một số hồ chứa này khi xây dựng đã bị cắt giảm khá nhiều so với quy hoạch ban đầu nên các hồ chỉ có thể đáp ứng trong một mức độ nhất định trữ nước cho phát điện và tưới, chưa đáp ứng đươc yêu cầu hồ chứa nước trung tâm sử dụng tổng hợp có khả năng chống lũ, phát điện, điều hòa dòng chảy, cấp nước cho hạ du.

Lũ lụt đang có xu thế gia tăng ở khu vực hạ lưu và cho đến này vẫn chưa có khả năng giảm thiểu được đáng kể các thiệt hại còn do trên dòng chính sông Ba, ở trung và thượng lưu lưu vực, mặc dù đã xây dựng được một số hồ chứa thủy điện, thủy lợi lớn, nhưng cho đến nay chưa có hồ nào có khả năng phòng chống lũ đáng kể cho khu vực hạ du do tất cả các hồ chứa này khi xây dựng chỉ ưu tiên cấp nước cho tưới hoặc thủy điện, không hồ nào có dung tích dành riêng cho tích nước phòng chống lũ cho hạ du. Phòng chống lũ cho hạ du chỉ kết hợp một cách đơn giản là hạ thấp mực nước trước lũ xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường của hồ. Tuy

Ia MLá

nhiên để bảo đảm an toàn cho trữ nước phát điện các hồ này thường không áp dụng phương án trữ nước muộn nên hiệu quả giảm lũ cho hạ du bằng cách thức này thường không có tác dụng đáng kể trong thực tế phòng chống lũ những thời gian vừa qua. Các hồ chứa lớn trên hệ thống hiện tại vẫn vận hành với quy trình riêng, độc lập, chưa có quy trình vận hành tích nước, xả nước thống nhất trên toàn hệ thống ven các công trình chưa phối hợp được với nhau trong phòng chống và giảm thiểu tác hại của lũ lụt đối với khu vực hạ du.

Các thông số cơ bản của các hồ như trong bảng 1.4

Bảng 1.4. Thông số cơ bản các hồ trên lưu vực sông Ba

Thông số Đơn vị An Khê-Kanak AYun hạ Krông H’Năng Sông Ba Hạ Sông Hinh (2004) Sông Hinh (2010) An Khê Kanak F Km2 1236 833 1670 1196 11115 772 772 Qo m3/s 27.8 18.6 447 32.5 227.2 40.2 40.2 MNDBT m 429 515 204 255 105 209 211.5 MNC m 427 485 195 242.5 101 196 196 MNGC (P=1%) m 209.92 MNGC (P=0.5%) m 429.88 515.32 255.16 105.96 211.85 211.85 MN kiểm tra (P=0.1%) m 431.45 516.8 257.4 108.05 212.35 213.11 Vtb tr.m3 15.9 313.7 253 165.78 349.7 357 476.26 Vhi tr.m3 5.6 285.5 201 108.5 165.9 323 442.26 Nlm Mw 160 13 3 64 220 70 70

Đi vào hoạt động 2010 1995 2010 2009 2000 2000

Các thông số cụ thể như Z-W, F-Z,...(xem thêm phụ lục).

Các điểm kiểm soát lũ được lấy tại các trạm thủy văn: An Khê, Ayum Pa, Củng Sơn, Phú Lâm.

Các hồ chứa này được liên kết với nhau trở thành một hệ thống liên hồ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc cắt giảm lũ cho hạ du.

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 27 - 29)