1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

41 1,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 418,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Tên đề tài. 4 3. Kết cấu đề tài 4 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4 NỘI DUNG CHÍNH 6 Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa 6 1. Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan. 6 2. Mục đích của xuất xứ hàng hóa. 7 Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam 9 1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa 9 1.1 Quy tắc chung 9 1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi 9 1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi. 10 1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa. 12 1.4.1 Xuất xứ thuần túy 13 1.4.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy 13 2. Cơ sở pháp lí. 15 3. Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ. 16 3.1 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ. 16 3.2 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa. 18 3.3 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ. 20 3.4 Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ 23 Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam 25 1. Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian lận xuất xứ hàng hóa. 25 2. Tình hình thực tế về các vấn đề xuất xứ ở Việt Nam hiện nay. 27 3. Những khó khăn trong chống gian lận và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 29 Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa 31 1. Xây dựng hệ thông nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề xuất xứ hàng hóa. 31 2. Kiểm soát thận trọng quy trình xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp 32 3. Các giải pháp phối hợp 35 KẾT LUẬN 38 1. Những điều mà đề tài làm được. 38 2. Những điều cần nghiên cứu thêm. 38 3. Giá trị đóng góp của đề tài. 38 4. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình làm bài tập nhóm. 38 5. Đóng góp của các thành viên trong nhóm 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 1. Lí do chọn đề tài Với thực tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng toàn diện hơn về mọi mặt. Việt Nam dần tham gia nhiều hơn vào các hiệp định song phương và đa phương về ưu đãi thuế quan. Một mặt, chế độ ưu đãi theo các hiệp định đem lại cho Việt Nam các lợi ích khá lớn. Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Việt Nam phải có cơ chế quản lí đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của mình. Những năm gần đây hề thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, các thủ tục nhanh gọn và được quản lí chặt chẻ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết tốt hơn. Đặc biệt trong thời kì hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang diễn ra căng thẳng, các vấn đề về quản lí hàng hóa chưa được giải quyết có thể là cơ hội để các thương nhân trong và ngoài nước lợi dụng, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam. Vì vậy nhóm nghiên cứu về vấn đề xuất xứ hàng hóa để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại. 2. Tên đề tài. Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. 3. Kết cấu đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo mục lục thì nội dung chính mà đề tài nghiên cứu gồm 4 chương chính: Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa. Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa 4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu a) Phạm vi nghiên cứu. Vì còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian hạn chế, khả năng nghiên cứu thực tế và tiếp cận các nguồn thông tin có hạn, nên đề tài sẽ dừng lại ở việc tìm hiểu về thực trạng xuất xứ hàng hóa Việt Nam những năm gần đây, các quy định và hiệp định về xuất xứ hàng hóa được áp dụng để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra xuất xứ. b) Phương pháp nghiên cứu Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài theo phương pháp nghiên cứu tài liệu, các bài báo cáo. Từ những tài liệu nguồn thông tin thu thập được nhóm sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, tổng hợp và so sánh từ đó rút ra được các kết luận, đảm bảo nêu ra và giải quyết được các vấn đề đã đề ra.   NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa 1. Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan. Xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là thuật ngữ kinh tế chỉ nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Xuất xứ hàng hóa ưu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 312018NĐCP và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Tổ chức cấp CO là tổ chức được Chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp CO và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác theo quy định. Thời điểm nộp CO cho hải quan là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này. 2. Mục đích của xuất xứ hàng hóa. Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu. Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại; Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.   Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia. Xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Brazin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.   Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam 1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa 1.1 Quy tắc chung Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa va hồ sơ hải quan. Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên CO và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai thác đó vẫn phù hợp với hàng hóa và thực tế nhập khẩu thì CO đó vẫn được coi là hợp lệ. CO đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp CO sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật. Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( CO) cơ quan hải quan kiểm tra các nội dung sau: Các tiêu chí cơ bản trên CO, sự phù hợp về nội dung trên CO và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. + Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp CO thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam. + Thời hạn hiệu lực của C O. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra cùng với giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem xét. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phep thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. 1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

Trang 1

VẤN ĐỀ XUẤT XỨ

HÀNG HÓA

TẠI VIỆT NAM

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Tên đề tài 4

3 Kết cấu đề tài 4

4 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4

NỘI DUNG CHÍNH 6

Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa 6

1 Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan 6

2 Mục đích của xuất xứ hàng hóa 7

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam 9

1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa 9

1.1 Quy tắc chung 9

1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi 9

1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi 10

1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa 12

1.4.1 Xuất xứ thuần túy 13

1.4.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy 13

2 Cơ sở pháp lí 15

3 Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ 16

3.1 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ 16

3.2 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa 18

3.3 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ 20

3.4 Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ 23

Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam 25

Trang 3

1 Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian

lận xuất xứ hàng hóa 25

2 Tình hình thực tế về các vấn đề xuất xứ ở Việt Nam hiện nay 27

3 Những khó khăn trong chống gian lận và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa 29 Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa 31

1 Xây dựng hệ thông nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề xuất xứ hàng hóa 31

2 Kiểm soát thận trọng quy trình xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp 32

3 Các giải pháp phối hợp 35

KẾT LUẬN 38

1 Những điều mà đề tài làm được 38

2 Những điều cần nghiên cứu thêm 38

3 Giá trị đóng góp của đề tài 38

4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình làm bài tập nhóm 38

5 Đóng góp của các thành viên trong nhóm 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Với thực tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực vàthế giới ngày càng toàn diện hơn về mọi mặt Việt Nam dần tham gia nhiều hơn vào các hiệpđịnh song phương và đa phương về ưu đãi thuế quan Một mặt, chế độ ưu đãi theo các hiệpđịnh đem lại cho Việt Nam các lợi ích khá lớn Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Việt Namphải có cơ chế quản lí đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của mình Những năm gần đây hềthống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, các thủ tụcnhanh gọn và được quản lí chặt chẻ hơn Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần đượcgiải quyết tốt hơn Đặc biệt trong thời kì hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đangdiễn ra căng thẳng, các vấn đề về quản lí hàng hóa chưa được giải quyết có thể là cơ hội để cácthương nhân trong và ngoài nước lợi dụng, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam Vìvậy nhóm nghiên cứu về vấn đề xuất xứ hàng hóa để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng xuất xứhàng hóa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại

- Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa

- Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa

- Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa

4 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

a) Phạm vi nghiên cứu

Vì còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian hạn chế, khả năng nghiên cứu thực tế và tiếp cậncác nguồn thông tin có hạn, nên đề tài sẽ dừng lại ở việc tìm hiểu về thực trạng xuất xứ hànghóa Việt Nam những năm gần đây, các quy định và hiệp định về xuất xứ hàng hóa được ápdụng để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra xuất xứ

Trang 5

b) Phương pháp nghiên cứu

Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài theo phương pháp nghiên cứu tài liệu, các bài báo cáo Từnhững tài liệu nguồn thông tin thu thập được nhóm sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, tổnghợp và so sánh từ đó rút ra được các kết luận, đảm bảo nêu ra và giải quyết được các vấn đề

đã đề ra

Trang 6

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa

1 Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan.

-Xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là thuật ngữ kinh tế chỉnguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiệncông đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặcvùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó

-Xuất xứ hàng hóa ưu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kếthoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan

-Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoàiquy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP và trong các trường hợp áp dụng

các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợcấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kêthương mại

-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lýtương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩuhàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứcủa hàng hóa đó

-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởinước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nướcthành viên xuất khẩu đầu tiên

-Tổ chức cấp C/O là tổ chức được Chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp C/

O và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác theoquy định

-Thời điểm nộp C/O cho hải quan là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hàng hóanhập khẩu

-Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóanước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưavào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

Trang 7

-Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết vềxuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật

-Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểuthuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trongquá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnhthổ này

2 Mục đích của xuất xứ hàng hóa.

- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không:

Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vậndụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hảiquan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ cácnước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn) Chính sách thương mại của cácquốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt Việc xác định được xuất xứhàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế

độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi Ví

dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định

ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bịkiểm tra giám sát rất phức tạp

Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụngcác mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãithuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thìnước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất

xứ từ nước xuất khẩu

- Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại;

Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại củamột nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác Trong các trườnghợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất

xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi

Trang 8

- Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia.

Xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại.Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiếnhành dễ dàng hơn Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việcđánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương

và đa phương của các quốc gia Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tếthương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì vàđẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng

- Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượnghàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dungđược nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hayđánh giá được chất lượng của hàng hoá đó Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia,chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từnhững cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Brazin người ta nghĩ ngay đến quê hương của càphê với chất lượng nổi tiếng thế giới Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá làmột trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá

Trang 9

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam

1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa

1.1 Quy tắc chung

- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa va hồ sơ hải quan.Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quannhưng cơ quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khaithác đó vẫn phù hợp với hàng hóa và thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ

- C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi

trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có thẩmquyền

cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật

Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) cơ quan hải quan

Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và cácchứng từ thuộc hồ sơ hải quan

+ Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấpC/O thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãiđặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam

+ Thời hạn hiệu lực của C/ O Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thựccủa chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứcủa hàng hóa, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra cùng với giấychứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ.Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xácthực của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem xét.Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuếquan nhưng vẫn được phep thông quan theo các thủ tục hải quan thôngthường Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng

Trang 10

không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ

và hợp lệ

1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãithuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế màViệt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ướcquốc tế đó

- Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vàcác ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nướcnhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắcxuất xứ đó

1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi.

1 Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sảnxuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết LuậtQuản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)

2 Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặckhông được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêuchí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theoThông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP Các tiêu chí xuất xứ hànghóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:

a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS

của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vàokhông có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuấtxứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó

b) Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy

định tại khoản 3 Điều này

3 LVC được tính theo một trong hai công thức sau:

a) Công thức trực tiếp:

LVC = Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc X 100%

Trang 11

x100%Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thứcgián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính

đó Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựatrên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng

4 Để tính LVC theo công thức nêu tại khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phítrong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một

nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp,các chi phí khác và lợi nhuận

b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ

một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vàoghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sảnxuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng

c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB

= Giá xuất xưởng + các chi phí khác”

- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;

- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân

bổ trực tiếp;

Trang 12

- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm

đối với nguyên vật liệu đó;

- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi

khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản

xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa,bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhàmáy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhuyếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trựctiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập,khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiềnbản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụngtrong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyênliệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tínhtoán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đốivới các thành phần phải chịu thuế;

- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao

gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoahồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu

5 Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại khoản 1hoặc khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sảnxuất ra với điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc ChươngIII Nghị định số 31/2018/NĐ-CP

Trang 13

1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa.

Hình 1-1: Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ

1.1.1 Xuất xứ thuần túy

- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn

bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean

- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên

- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặcsăn bắt tại đó

- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước,đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó

- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ củaNước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặcdưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nướcthành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luậtquốc tế

- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nướcthành viên và treo cờ của Nước thành viên đó

Các tiêu chí xác

định hàng hóa có

xuất xứ

Xuất xứ thuần túy

Xuất xứ không thuần túy

Quy tắc cụ thể (PSR)

RVC

KhácCTC

Quy tắc chung

CTHRVC

Trang 14

- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng banđầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùnglàm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;

- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:

- Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc

- Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làmnguyên vật liệu thô

1.1.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy

- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất

xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nướcthành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 tiêu chí xuất xứ chung sau:

Tiêu chí 1:

- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vựcAsean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa Haycòn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%

Ví dụ:

- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D

- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean

=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hànghóa

Tiêu chí 2:

- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phảiđược thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm Tức là theo mã số HS thì mã HScủa nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thànhphẩm ở cấp độ 4 số Hay còn gọi là tiêu chí CTC

Ví dụ:

- Nguyên phụ liệu không xuất xứ ban đầu có mã HS 8 số là: 1234.56.78

- Để thỏa mãn tiêu chí CTC thì sản phẩm thành phẩm ít nhất phải có mã HS thay đổi khác

số ở vị trí thứ 5 so với nguyên phụ liệu Tức là: 1234.1… hoặc 1234.2… hoặc 1234.3…hoặc 1234.4… hoặc 1234.6… hoặc thay đổi các số ở vị trí 1234 cũng được (ít nhất là phải

Trang 15

Chú ý: Người xuất khẩu được chọn 1 trong 2 tiêu chí trên để xin xuất xứ hàng hóa.Quy tắc cụ thể mặt hàng:

- Ngoài 2 tiêu chí xuất xứ chung như trên thì còn có quy tắc chọn tiêu chí để xét xuất xứcho từng loại mặt hàng cụ thể hay còn gọi là quy tắc cụ thể mặt hàng Vậy 1 mặt hàng cóthể sử dụng 3 cách để được xem là có xuất xứ hay không là tiêu chí 1 và tiêu chí 2 (nhưtrên) và quy tắc cụ thể mặt hàng, và trong quy tắc cụ thể mặt hàng này có nhiều tiêu chíhơn cho doanh nghiệp chọn lựa tùy theo hàng hóa cụ thể đó:

+ “RVC” là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá tính theo công thức quy định tại Điều

4 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TTBCT không nhỏ hơn tỷ lệphần trăm quy định (ví dụ: 35%/40%/55%/70% ) và công đoạn sản xuất cuối cùngđược thực hiện tại một nước thành viên;

+ “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất

ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 02 số (chuyển đổi Chương);

+ “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất

ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm);

+ “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phânnhóm Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trìnhsản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phânnhóm);

+ “WO” là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của mộtnước thành viên theo định nghĩa tại Điều 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số20/2014/TT-BCT

+ “WO-AK” là hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của bất kỳ nước thànhviên nào thuộc khối AKFTA chỉ từ các nguyên phụ liệu hay sản phẩm có xuất xứ WOnhư được định nghĩa tại điểm đ) dẫn trên;

+ “De minimis” là quy tắc ngoại lệ áp dụng cho việc chuyển đổi mã số hàng hóa trong Hệthống hài hòa theo quy định tại Điều 10 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số20/2014/TT-BCT

Trang 16

2 Cơ sở pháp lí.

Với tư cách là thành viên của WTO, ASEAN, APEC,TPP… Việt Nam đã tham gia thực hiệncác quy định của hiệp định quy tắc xuất xứ, Hiệp định thương mại tự do, chương trình hài hòaquy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập cung của EU, các quy tắc xuất xứ ASEAN vànhiều hiệp định quốc tế khác làm căn cứ để phục vụ công tác xác định, xác minh và kiểm traxuất xứ hàng hóa

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam kí kết là một trong những cơ sở quantrọng để đưa ra các quy định về xuất sứ hàng hóa.Tính đến năm 2018 thì Việt Nam đã tham gia

kí kết 13 hiệp định Thương mại tự do (FTA):

1) Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)

2) Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA)

3) Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

4) Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)

5) Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Nhật Bản ( AJCEP)

6) Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc

7) Hiệp định thương mại tự doASEAN- Ấn Độ

8) Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc- New Zealand (ANZFTA )

9) Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

10) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chi lê

11) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á- Âu (EEUV-FTA)12) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA)

13) Hiệp định thương mại TPP

3 Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

1.5 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ

- Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho

sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức

số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyênliệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đềnghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệtheo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

Trang 17

b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báohải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bảnchính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn Thương nhânđược xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thứcgiao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luậthoặc thông lệ quốc tế;

e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứkhông ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;

g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặchàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trongtrường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hànghóa khác;

h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểmtra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị địnhnày; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung cácchứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quannhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có

sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóađơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụngnguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có);chứng từ, tài liệu cần thiết khác

- Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định

mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyênliệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầutiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này Từ lần đề nghị cấp Giấy chứngnhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm ađến điểm đ Khoản 1 Điều này Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ

Trang 18

hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể

từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Trongtrường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quanđến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e,điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa

+ Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này,thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ nàysau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đãcấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này

+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhâncung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để kiểm tra, đối chiếu trongtrường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này

+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhậnxuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theoĐiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Ngoài các chứng từ quy định tại Khoản 1Điều này, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:

a) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩuxuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

b) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàngcho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gianhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhậnxuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất,kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu,nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quyđịnh tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này

Trang 19

1.6 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương

về xuất xứ hàng hóa thì các trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu được quy định cụ thể như sau:

Bộ Công Thương hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân trong các trường hợp sau:

+ Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương cấp hoặc do

cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp hoặc do thương nhân tự chứng nhậnxuất xứ theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu;

+ Phối hợp kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để kiểm tra, xác minh xuất xứhàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra

hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghịđịnh 31/2018/NĐ-CP không được chấp nhận;

+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân trước khi được cấpGiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân đề nghị tham gia tự chứng nhậnxuất xứ hàng hóa trước khi xem xét việc cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hànghóa theo quy định của Bộ Công Thương;

+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân sau khi được cấpGiấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân sau khi phát hành chứng từ tựchứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;

+ Chủ trì cùng các cơ quan hữu quan trong nước, phối hợp với các cơ quan chức năng Điềutra của nước nhập khẩu để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan trong các trường hợp sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu trong quá trìnhlàm thủ tục xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa khai báo đúng xuất xứ Trong trường hợp có nghi ngờhoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính thông báo với

Trang 20

- Đối với hàng hóa nhập khẩu:

+ Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân nhập khẩu trong quá trìnhlàm thủ tục nhập khẩu;

+ Gửi yêu cầu kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quanhoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu một cách ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghingờ tính chính xác của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tính xác thực của các thông tinliên quan đến xuất xứ của hàng hóa thuộc diện nghi ngờ

+ Thành lập đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất của thương nhân nướcxuất khẩu theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong trường hợp khôngchấp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quanhoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho BộCông Thương để phối hợp

1.7 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Trao quyền cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp sẽ thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 5/10tới đây trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, theo Thông tư số 28/2015/TT-BCTcủa Bộ Công Thương trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN Cục Xuất Nhập khẩu(Bộ Công Thương) cho biết, theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hànghóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu)

- Điều này mang lại cho doanh nghiệp Việt thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời dẫnđến nhiều bất lợi, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận quyền chủ động này vìdoanh nghiệp lo ngại sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu chứng thực hàng hóa của doanh nghiệpsai, không đúng sự thật, doanh nghiệp có thể bị trả lại hàng hóa hoặc bị phạt nặng dẫn đếntổn thất vô cùng lớn Đó là chưa kể từ trước đến nay, các doanh nghiệp đã quá quen với việctuân thủ từ những quy định của các cơ quan cấp bộ, ngành đưa ra chứ chưa bao giờ tự mìnhđưa ra các quy định cho bản thân Nhưng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượngtốt và đạt chuẩn thì đây là một cơ hội vô cùng to lớn để có thể nhờ đó phát triển lớn mạnh rathị trường quốc tế

Các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ:

+ Thứ nhất là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sảnxuất

Ngày đăng: 21/11/2018, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w