CĐ/ĐH Giám đốc 7 3 3 1 - Phó giám đốc 7 3 4 - - Trưởng ban kiểm soát 7 2 5 - - Kế toán 7 - 5 2 - Tổng cộng 28 8 17 3
(Nguồn: Số liệu điều tra) Trình độ năng lực của các cán bộ quản lý HTX được xem là yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả hoạt động của HTX. Tuy nhiên qua bảng 4.1 ta thấy số cán bộ có chuyên môn còn rất ít. Trình độ cao đẳng đại học không có, trình độ trung cấp chỉ có 1 người chiếm 14,28%, trình độ sơ cấp 3 người chiếm 42,86%. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn hàng năm vẫn được tổ chức cho các cán bộ HTX nhưng số lượng cán bộ đi tập huấn ở các năm chủ yếu chỉ tập trung vào các giám đốc HTX mà các cán bộ quản lý khác như phó giám đốc, ban kiểm soát, kế toán lại không được tập huấn. Các cán bộ của các HTX cần được trau dồi thêm kiến thức, theo điều tra cho thấy số lượng các cán bộ kế toán của các HTX hiện nay vẫn đang thực hiện công việc kế toán bằng thủ công, chưa có hỗ trợ của các trang thiết bị phục vụ cho kế toán. Chính vì vậy, cần bổ sung các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, không chỉ dừng lại ở các giám đốc HTX. Việc mở thêm các lớp bồi dưỡng cần tập trung vào nội dung của các cán bộ được bồi dưỡng. Đào tạo thêm các kĩ năng, kĩ thuật mới trong quản lý cũng như trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cán bộ HTX.
Đánh giá: các HTX có cán bộ quản lý chưa qua đào tạo chiếm đa số, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các HTX.
4.1.3 Kết quả hoạt động dịch vụ của HTX giai đoạn 2012-2014
Hoạt động của các HTX là hoạt động dịch vụ, cung ứng, phục vụ các dịch vụ cho các thành viên có nhu cầu nhằm làm giảm chi phí trong sản xuất, tạo điều kiện tốt hơn trong sản xuất như phù hợp mùa vụ, góp phần giải quyết các vấn đề về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Về cơ chế hoạt động, các HTX hoạt động theo hình thức phục vụ thành viên có nhu cầu.
Bảng 4.2a: Doanh thu của các HTX điều tra: (DVT:Tr. Đồng) STT HTXDVNN thôn 2012 2013 2014 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 1 Du Nội 220,72 215,03 5,69 217,79 205,14 12,65 219,47 207,22 12,25 2 Mai Hiên 210,79 206,7 4,09 216,75 207,68 9,07 220,81 207,77 13,04 3 Lộc Hà 236,02 219,77 16,25 240,39 219,6 20,79 247,29 223,14 24,15 4 Thái Bình 256,24 235,48 20,76 263,64 240,64 23 269,25 243,46 25,79 5 Du Ngoại 197,45 171,57 10,88 207,67 190,54 17,13 212,68 193,79 18,89 6 Phúc Thọ 217,56 189,42 14,14 212,98 197,22 15,76 214,71 194,72 19,99 7 Lê Xá 210,95 208,22 14,73 207,33 190,48 16,85 214,42 197,09 17,33 8 Tổng 1549,73 1446,2 86,54 1566,6 1451,3 115,25 1598,63 1467,19 131,44
Doanh thu bình quân của các hợp tác xã giai đoạn 2012-2014 có xu hướng tăng, năm 2012 đạt 219,34 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 223,73 triệu đồng và năm 2014 tăng lên 228,47 triệu đồng. Với mức doanh thu qua 3 năm tăng lên như vậy kéo theo tốc độ gia tăng bình quân của doanh thu các hợp tác xã cũng tăng và tăng 2,06%/ năm. Nguyên nhân có mức tăng về doanh thu các hợp tác xã là do những năm gần đây số lượng dịch vụ hợp tác xã cung ứng phục vụ cho các thành viên trong HTX có xu hướng tăng một số mở rộng thêm dịch vụ khác. Với điều kiện kinh tế xã hội đất nước đang trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, HTX chịu ảnh hưởng của việc cạnh tranh hàng hóa của thị trường. Các dịch vụ mà HTX cung ứng trước đây, hiện nay ngoài thị trường, tư nhân cũng đang cung ứng, phục vụ tương tự như các HTX. Chính vì vậy, người dân hay chính các thành viên HTX có rất nhiều lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ. Ảnh hưởng không nhỏ từ nền kinh tế thị trường là vấn đề chi phí của các HTX trong những năm qua. Chi phí thực hiện các dịch vụ cho các thành viên có sự biến động trong giai đoạn 2012- 2014 là do các thành viên HTX có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ, khi một số dịch vụ của HTX qua các năm có hướng thu hẹp về số lượng phục vụ thì các chi phí phát sinh cũng xảy ra ít hơn. Chi phí bình quân của các HTX giai đoạn 2012-2014 có xu hướng tăng. Năm 2012 chi phí bình quân là 206,64 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 207,34triệu đồng và tăng đến mức 209,60 triệu đồng năm 2014. Có mức tăng về chi phí bình quân của HTX ảnh hưởng với xu hướng cung cấp dịch vụ của các HTX, qua các năm số lượng dịch vụ cung cấp cho xã viên không ngừng tăng lên, chính vì vậy việc xây dựng, sửa sang cơ sở vật chất mỗi năm một khác để duy trì hoạt động dịch vụ của các HTX. Bình quân tăng 0,71%/năm về chi phí.
Lợi nhuận bình quân qua các năm 2012-2014 tăng. Năm 2012 lợi nhuận bình quân đạt 12,69 triệu đồng đến năm 2013 có mức tăng lên khá cao đạt 16,39 triệu đồng kéo theo tốc độ tăng bình quân là 29,09% đến năm 2014 tăng lên 18,88 triệu đồng. Mức lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu và chi phí mà các HTX bỏ ra và thu lại trong năm. Kéo theo tốc độ tăng bình quân về lợi nhuận của các HTX tăng 22,16%/năm
Bảng 4.2b: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận bình quân, hiệu quả kinh tế của HTX ở Mai Lâm, 2012-2014
Chỉ tiêu hiệu quả ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%)
13/12 14/13 BQ
Doanh thu bình quân Tr.đ 219,34 223,73 228,47 102,00 102,12 102,06
Chi phí bình quân Tr.đ 206,64 207,34 209,60 100,34 101,09 100,71
Lợi nhuận bình quân Tr.đ 12,69 16,39 18,88 129,09 115,22 122,16
Doanh thu/ chi phí Lần 1,06 1,08 1,09 101,66 101,02 101,34
Lợi nhuận/ chi phí Lần 0,06 0,08 0,09 128,66 113,98 121,32
Lợi nhuận/ doanh thu Lần 0,06 0,07 0,08 126,56 112,83 119,70
Lợi nhuận/ lao động (hộ) Lần 0,03 0,03 0,04 114,58 114,96 114,77
- Doanh thu/ chi phí (DT/CP): chỉ tiêu cho biết từ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu càng lớn càng tốt, để kinh doanh có lãi thì tỉ số này phải lớn hơn 1. Như vậy, ta thấy chỉ tiêu doanh thu/ chi phí qua 3 năm đều lớn hơn 1 và có mức tăng qua các năm 2012 đến năm 2014. Qua đây cho chúng ta biết các HTX được điều tra qua các năm ở xã Mai Lâm hoạt động có kết quả, không bị thua lỗ. Cho biết, năm 2014 1 đồng chi phí bỏ ra các HTX thu được 1,09 đồng doanh thu trong khi năm 2013 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,08 đồng doanh thu và năm 2012 là 1,06 đồng doanh thu khi bỏ ra 1 đồng chi phí.
- Lợi nhuận/ chi phí (LN/CP): chỉ tiêu cho biết phần lợi nhuận thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí. Lợi nhuận thu được của các HTX qua 3 năm tăng. Năm 2012 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,06 đồng lợi nhuận, đến năm 2013 một đồng chi phí bỏ ra đã thu được 0,08 đồng lợi nhuận đến năm 2014 một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,09 đồng lợi nhuận.
- Lợi nhuận/doanh thu (LN/DT): đây là chỉ tiêu cho biết trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 một đồng doanh thu bỏ ra thu được 0,06 đồng lợi nhuận, năm 2013 một đồng doanh thu được 0,07 đồng lợi nhuận tăng đến năm 2014 một đồng doanh thu thu được 0,08 đồng lợi nhuận.
- Lợi nhuận/ lao động: là chỉ tiêu cho biết 1 lao động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012 1 lao động bỏ ra thu được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2013 giữ nguyên là 0,03 đồng lợi nhuận, đến năm 2014 tăng lên là 0,04 đồng lợi nhuận.
4.1.3.2 Kết quả hoạt động dịch vụ
4.1.3.2.1 Kết quả hoạt động dịch vụ giống
Ngay từ những ngày đầu vụ hàng năm Ban quản lý các HTX đã họp bàn thống nhất chỉ đạo gieo cấy các loại giống, phân vùng để tiện cho việc dẫn lấy nước và phòng trừ sâu bệnh và chuột phá hoại cũng như tiện cho việc thu hoạch máy gặt đập liên hoàn để có thể phục vụ tốt hơn. Việc áp dụng các loại
giống lúa hàng vụ được sự hỗ trợ, quan tâm của phòng kinh tế huyện Đông Anh hỗ trợ một phần giống lúa HTX chủ động liên hệ với công ty giống cây trồng Nguyên Khê, Công ty giống cây trồng Trung ương và Công ty vật tư tổng hợp nông nghiệp số 1 khu vực phía Bắc các HTX đã tiếp nhận những giống lúa mới có năng suất và chất lượng.
Với cây màu vụ đông có được sự hỗ trợ từ UBND huyện Đông Anh hỗ trợ 1 phần kinh phí như ngô tẻ, ngô nếp, đỗ tương và khoai tây. Các HTX còn liên hệ với các Công ty giống cây trồng miền Nam lấy bổ sung thêm các loại giống, vận động nhân dân tiếp cận và áp dụng vào trong sản xuất tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.
Sơ đồ 4.2: Hoạt động dịch vụ cung ứng giống
Bảng 4.3: Sản lượng giống các HTX xã Mai Lâm
Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi HTX Khuyến nông Phòng Nông nghiệp Tổ giống Thành viên Cung ứng Cung ứng Cung ứng Cung ứng Phục vụ Yêu cầu
(ĐVT: Tấn) Giống 2012 2013 2014 So sánh(%) 13/12 14/13 BQ Lúa 15,1 9,7 16,3 64,24 168,0 4 116,14 Ngô 0,5 0,6 0,6 120,0 0 100,0 0 110,00 Rau 0,07 0,09 0,09 128,57 100,0 0 114,29 Lạc 0,1 0,15 0,2 150,0 0 133,33 141,67 Tổng 15,77 10,54 17,19 66,84 163,09 114,96
( Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán)
Số lượng giống qua giai đoạn 2012-2014 có sự biến động, cụ thể số lượng giống lúa năm 2012 là 15,1 tấn đến năm 2013 giảm xuống còn 9,7 tấn đến năm 2014 tăng lên 16,3 tấn. Nguyên nhân chủ yếu do đặc tính canh tác của người dân. Số lượng giống vụ sau trồng thường được người dân tận dụng và tự lấy giống của vụ trước hộ trồng được. Số lượng giống qua các năm với mức tăng bình quân là 16,14%. Số lượng giống mua của HTX cũng chỉ phục vụ một phần cho nhu cầu của hộ. Các loại giống khác: Ngô, lạc, rau có mức tăng nhẹ qua các năm, cụ thể ngô tăng 10,00%,rau tăng 14,29%, lạc tăng 41,67%. Nhìn chung các hộ dân vẫn chủ yếu sử dụng giống của gia đình là chủ yếu, số lượng giống mua ở các HTX chỉ để bổ sung và tiếp thu khoa học kĩ thuật và giống mới ở trên xuống.
Bảng 4.4: Kết quả dịch vụ giống các HTX tại xã Mai Lâm
Năm Chi phí Tổng chi phí Doanh thu Lợi nhuận Lợinhuận BQ/HTX Mua giống Vận chuyển Chi phí khác 2012 728,79 25,6 8,5 762,07 772,89 10,82 1,55 2013 737,91 32,1 10 751,01 780,7 29,69 4,24 2014 703,8 35,4 11,7 750,9 792,2 41,3 5,9
Theo kết quả điều tra của các HTX cho thấy, trong giai đoạn 2012-2014 dịch vụ giống cây trồng phục vụ cho người dân và các thành viên tăng dần lên về năng suất trên đơn vị diện tích. Kết quả thu được qua các năm tăng lên cho thấy, chất lượng giống HTX cung cấp cho các thành viên qua các năm tăng lên. Chất lượng dịch vụ tăng lên giúp cho sản lượng, năng suất bình quân của các thành viên tăng lên dẫn đến thu nhập của các hộ tăng lên, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Dịch vụ giống của các HTX giai đoạn 2012-2014 qua các năm lợi nhuận có xu hướng tăng, năm 2012 lợi nhuận 1,55 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên 4,24 triệu đồng đến năm 2014 tăng lên 5,9 triệu đồng. Nguyên nhân do chi phí bỏ ra để làm dịch vụ giảm qua các năm và doanh thu thu được của các HTX tăng nhẹ qua các năm.
Nhưng do áp dụng tốt khoa học kĩ thuật, đưa giống mới vào canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thức sản xuất nên năng suất lúa bình quân qua các năm tăng lên rõ rệt năm 2012 là 45 tạ/ha đến năm 2013 là 50 tạ/1ha tăng lên 50 tạ/1ha năm 2014 ( Đồ thị 4.2).Thu nhập hoa màu bình quân mỗi vụ tăng lên theo diện tích, mỗi vụ hoa màu các thành viên thu được 3 triệu đồng/1 sào năm 2014 trong khi năm 2013 thu được 2,5 triệu đồng/1 sào, năm 2012 chỉ thu được 2 triệu đồng/1 sào hoa màu (Đồ thị 4.3). Các HTX đã cung cấp các loại giống phù hợp với điều kiện sản xuất, điều kiện đất đai của chính các HTX. Tiếp thu khoa học kĩ thuật, các mô hình canh tác mới để tăng năng suất, sản lượng và thu nhập của các hộ thành viên cũng như của người dân và hợp tác xã.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp các HTX xã Mai Lâm)
Đồ thị 4.2:Năng suất lúa bình quân của các HTX qua giai đoạn 2012-2014
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp các HTX xã Mai Lâm)
Đồ thị 4.3: Thu nhập bình quân hoa màu của các HTX giai đoạn 2012- 2014
4.1.3.2.1 Kết quả hoạt động dịch vụ BVTV của các HTX ở xã Mai Lâm
Trong những năm qua tình hình thời tiết, khí hậu biến đổi dẫn đến sâu bệnh sinh sôi thất thường các Ban quản trị HTX đã ký hợp đồng với Chi cục
kịp thời. Riêng đối với mạ mùa Ban quản trị HTX đã chủ động dùng tiền quỹ HTX phun miễn phí cho xã viên đảm bảo tiêu diệt sâu bệnh từ cây mạ. Ngoài ra, vào lúc sâu bệnh phát triển mạnh các HTX còn kêu gọi các đơn vị chuyên phun thuốc sâu phòng trừ bệnh về làm dịch vụ cho xã viên có nhu cầu, đảm bạo chặn đứng được tình hình sâu bệnh hại.
Bảng 4.5: Kết quả hoạt động dịch vụ BVTV của các HTX ở xã Mai Lâm (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chi phí Thuốc BVTV Vận chuyển Thuê mặt bằng 2012 60,5 3,2 1,47 65,17 67 1,83 0,37 2013 62,2 3,1 1,6 66,9 69,8 2,9 0,48 2014 64,8 3,0 2,27 70,07 72 1,93 0,32
( Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán)
Dịch vụ cung ứng thuốc BVTV của các HTX qua 3 năm thu được nhiều kết quả cao, số lượng sâu bệnh hại lúa, hoa màu qua các vụ giảm đi rõ rệt, đảm bảo sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì các HTX trong xã Mai Lâm hiện nay chưa có các trụ sở chính nên điều kiện sản xuất, kinh doanh các loại dịch vụ chưa đảm bảo. Các HTX phải đi thuê mặt bằng hoặc thuê, mượn nhà văn hóa của thôn, xóm nên chi phí vẫn chưa thể giảm bớt. Trong khi doanh thu của HTX thu được gần bằng với chi phí bỏ ra để phục vụ người dân và các thành viên HTX.
STT Công tác Hộ sử dụng Số lượng CC(%)
1 Dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh 58 54 93,1 2 Hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh 58 45 77,59 3 Hướng dẫn các loại thuốc cần mua 58 44 75,86 4 Hướng dẫn cách sử dụng thuốc
BVTV phù hợp
58 56 96,55
5 Giới thiệu các loại thuốc sinh học 58 40 68,97
( Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán)
HTX dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho các thành viên trong quá trình sản xuất, giúp người dân giảm chi phí, thu được lợi nhuận cao hơn, năng suất cao hơn trong sản xuất góp phần nâng cao thu nhập của hộ. HTX cung ứng dịch vụ BVTV không chỉ là bán các loại thuốc BVTV, với 96,55% số hộ sử dụng dịch vụ BVTV của HTX trả lời được HTX hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. 93,1% số hộ được HTX dự báo tình hình dịch bệnh, 77,59% được hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, 75,86% được hướng dẫn các loại thuốc cần mua và 68,97% hộ được hỏi được HTX giới thiệu các loại thuốc sinh học trong sản xuất. Như vậy, HTX không chỉ giúp người dân trong việc cung ứng thuốc BVTV, HTX còn cung ứng các dịch vụ kèm theo để giúp hộ thành viên an tâm sản xuất, thu được kết quả cao nhất trong sản xuất.
4.1.3.2.3 Kết quả hoạt động dịch vụ làm đất
Vào mỗi vụ các hợp tác xã có kế hoạch về thời gian làm đất, tổ đội dịch vụ