Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụgiao nhận hàng hoá quốc tế t
Trang 1Lời Nói Đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong suốt những năm qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mởcửa, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Vận tải biển Việt Nam nói riêng đã
và đang có sự phát triển mạnh mẽ Chính sách mở cửa gắn liền với quá trình hộinhập kinh tế quốc tế đã làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên nhanhchóng, kéo theo đó là sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại ViệtNam
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điềukiện cho các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá trên thế giới thâm nhập vàothị trường Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Trongbối cảnh các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế trong nướccòn nhỏ lẻ và manh mún thì khả năng dần bị đánh mất thị trường vào tay các nhàcung cấp 100% vốn nước ngoài là rất lớn Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam là vấn đềhết sức quan trọng
Trong thời gian thực tập vừa qua tại công Vinafco Logistics, em nhận thấy rằng,hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty phải chịu áp lực cạnh tranh rấtlớn đến từ nhà cung cấp dịch vụ giao nhận trong nước và quốc tế khác Mặc dù vẫn
có được tỷ suất lợi nhuận cao nhưng do sức ép đến từ các đối thủ trực tíêp cùngngành là rất lớn nên trong thời gian gần đây, đà tăng trưởng của công ty Vinafco đã
có dấu hiệu chững lại Các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế lớntrên thế giới với phương tiện kỹ thuật tiên tiến, chất lượng dịch vụ luôn ở mức rấtcao, cùng với các công ty trong nước luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần điều đógây rất nhiều khó khăn cho công ty Vinafco Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài
chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics” nhằm đưa ra được
Trang 2những giải pháp giúp công ty Vinafco Logistics đứng vững ngày càng phát triểntrong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của công
ty trong những năm gần đây, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụgiao nhận hàng hoá quốc tế tại Việt Nam, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụgiao nhận hàng hoá quốc tế để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty Vinafco Logistics
Nhiệm vụ của chuyên đề:
Hệ thống hóa lý luận về kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế vàlàm rõ phương pháp luận đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh trong hoạtđộng giao nhận hàng hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công tyVinafco Logistics trong thời gian tới nói riêng và các công ty giao nhận vận tải kháccủa Việt Nam nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu chính của chuyên đề là sức cạnh tranh của dịch vụ giaonhận hàng hoá quốc tế của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Vinafco
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 1990 – 2007
+ Phạm vi không gian: Các thị trường mà công ty đang khai thác như tại thịtrường trong nước và tại một số nước khu vực Đông Nam Á
4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, chuyên đề đã phải sử dụng các phươngpháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh đối chiếu…
5 Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm ba chương:
Trang 3Chương I: Lý luận chung về sức cạnh tranh của dịch vụ và sự cần thiết phải
nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá quốc
tế của công ty Vinafco Logistics
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của
dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Vinafco Logistics
Trang 4Chương I
Lý luận chung về sức cạnh tranh của dịch vụ và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao
nhận ở Việt Nam.
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh.
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.
Ngày nay, thuật ngữ “cạnh tranh” đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi nền kinh
tế Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ nhất về cạnh tranh thìkhông phải đơn giản Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh Điều nàyphụ thuộc vào cách tiếp cận của người tìm hiểu Nếu theo cách hiểu thông thườngthì cạnh tranh là quá trình mà các chỉ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với cácđối thủ về một lĩnh vực nhất định
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Theo C.Mác “cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt đối với các nhà tư bảnnhằm điều kiện giành giật những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ để tăng lợinhuận siêu ngạch” Ở đây, C Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, quan niệm này về cạnh tranh do bị giới hạn về điềukiện lịch sử và kinh tế nên chỉ được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kíchthích kinh doanh và là một động lực để phát triển sản xuất Như vậy cạnh tranh làmột quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế vận động của thịtrường Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượngngười cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt Kết quả của cạnh tranh là sẽloại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và ngày càng lớn mạnh của cácdoanh nghiệp biết vận dụng quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Tóm lại: ta có thể hiểu “cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt,quyết liệt giữa những chủ thể hoạt động trên thị trường với nhau để giành giật
Trang 5những điều kiện thuận lợi để thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá, dịch vụ
và thu được lợi nhuận cao, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển”
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh là động lực cho doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp tự tìm chomình những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong quá trìnhcạnh tranh, những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao sẽ
bị đào thải, còn những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chi phí thấp sẽ đượctạo môi trường tốt để phát triển Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoácác yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìmtòi Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, nắm bắt thông tin kịp thời, chớp thời cơ Cạnh tranh quyết định vị thế củadoanh nghiệp trên thường trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạtđược nhiều hơn đối thủ cạnh tranh Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tănghay giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Để tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải tuân theo quy luật đào thải chọnlọc Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình, nângcao trình độ kiến thức về kinh doanh
1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh mang lại cho người tiêu dùng những hàng hoá dịch vụ tốt hơn, tínhnăng ưu việt hơn Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều chủngloại hàng hoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Không nhữngthế cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về nhu cầu tiêudùng
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân.
- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọithành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Trang 6- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, dựa trêntiến bộ khoa học công nghệ ngày càng cao vào trong sản xuất, hiện đại hoá nền kinhtế.
- Cạnh tranh làm xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bìnhđẳng trong kinh doanh
- Cạnh tranh ngày càng nâng cao đời sống xã hội, góp phần gợi mở nhu cầu kíchthích, nhu cầu phát triển
- Cạnh tranh góp phần làm cho doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực khanhiếm của xã hội
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bảnthân nó cũng phải thừa nhận là có những mặt tiêu cực của nó như:
+ Bị cuốn hút vào các mục tiêu kinh doanh, mà các doanh nghiệp đã không chú
ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường và các vấn
đề khác
+ Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền
+ Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi
* Cạnh tranh bằng hạ giá thành:
- Giảm chi phí cố định: Chi phí cố định bao gồm các khoản như: Khấu hao tàisản cố định, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lãi Để giảm
Trang 7chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm còn phải tận dụng thời gian hoạtđộng của máy móc thiết bị, áp dụng khấu hao nhanh để giám bớt hao mòn vô hìnhbên cạnh đó sắp tổ chức đội ngũ cán bộ quản trị hợp lý để giảm chi phí quản lý.
- Giảm chi phí thương mại: Chi phí thương mại liên quan đến các hoạt độngtiêu thụ sản phẩm trực tiếp có liên quan tới các động marketing đến các chi phí khácnhư các chi phí quản lý khách hàng, chi phí lưu thông
- Giảm chi phí nhân công: Thông thường chi phí nhân công trong giá thành sảnphẩm được giảm bằng cách tăng năng suất lao động sử dụng yếu tố kỹ thuật thaythế cho yếu tố lao động thông qua đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ
Mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải biết đến phân tíchnhững đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của mình, hạnh chế giảm bớt những điểmyếu Nếu những mặt mạnh của doanh nghiệp chính là lợi thế cho cạnh tranh thì cầnchú ý phát triển các lợi thế đó Tuy nhiên các mặt khác mà doanh nghiệp không cólợi thế bằng thì cũng không được bỏ qua Sau đây là một số công cụ cạnh tranh chủyếu mà các doanh nghiệp thường sử dụng
1.1.3.2 Công cụ cạnh tranh là sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
* Công cụ cạnh tranh là sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm:
+ Đa dạng hoá đồng tâm: Là hướng phát triển đa dạng hoá trên nền của sảnphẩm chuyên môn hoá dựa trên cơ sở khai thác mối quan hệ về công nghệ nguồnvật tư và thế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Đa dạng hoá theo chiều ngang: Là hình thức tăng trưởng bằng cách mở rộngcác doanh mục sản phẩm và dịch cung cấp cho khách hàng hiện có của doanhnghiệp Thông thường những sản phẩm này không có mối liên hệ với nhau nhưngchúng có những khách hàng hiện có nằm rất chắc
+ Đa dạng hóa hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai hình thức trên Sử dụng chiếnlược này thường là những tập đoàn kinh doanh lớn hay những công ty đa quốc gia
Đa dạng hóa hỗn hợp là xu thế của các doanh nghiệp hiện nay
- Khác biệt hóa sản phẩm:
Trang 8Khác biệt hoá sản phẩm là tạo ra những đặc điểm riêng độc đáo được thừa nhậntrong toàn nghành, có thể là nhờ vào lợi thế của sản phẩm Khác biệt hoá sản phẩmnếu đạt được sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận caohơn vởi vì nó tạo nên một vị trí vững chắc cho công ty trong việc đối phó với nhữngthế lực cạnh tranh Khác biệt hóa sản phẩm tạo ra sự trung thành của khách hàngvào nhãn hiệu sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn về giá cả.
* Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, thị trường ngàycàng đòi hỏi phải có những loại sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầungười tiêu dùng Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sảnphẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, và chất lượng vượt trội hơn chất lượng sảnphẩm của các đối thủ cạnh tranh thì lúc đó sản phẩm của doanh nghiệp là khác biệthoá Còn ở đây nhấn mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnhtranh
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật đượcthể hiện qua sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu chuẩn xác định, phùhợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn Chất lượng sản phẩmđược hình thành từ khi thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất xong tác động đếnchất lượng sản phẩm: Khâu thiết bị sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chấtlượng máy móc thiết bị và để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong quá trình sảnxuất kinh doanh cán bộ quản lý chất lượng phải chú ý ở tất cả các khâu trên, đồngthời phải có chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trìnhsản xuất kinh doanh cho các nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện
1.1.3.3 Chất lượng dịch vụ.
Một trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ là đảmbảo một chất lượng dịch vụ của mình cao hơn so với chất lượng dịch vụ của các đốithủ cạnh tranh Chất lượng của dịch vụ được thể hiện qua nhiều yếu tố, nếu doanhnghiệp không đủ điều kiện để phát triển mọi yếu tố chất lượng thì vẫn có thể đi sâuvào khai thác thế mạnh một hoặc một vài yếu tố nào đó
Trang 9Để có thể cạnh tranh về mặt chất lượng, các doanh nghiệp cần phải hiểu biếtnhững mong đợi của khách hàng về mặt chất lượng như họ muốn cái gì?, khi nào?,
ở đâu?, và dưới hình thức nào? Bên cạnh đó, để tạo sự khác biệt về chất lượng vớicác đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các bộ công nhân viên vànâng cao mức độ hiện đại hoá công nghệ Đảm bảo chất lượng luôn là phương chânkinh doanh và vũ khí cạnh tranh rất hiệu quả của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.Trong điều kiện cạnh tranh mãnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ còn sửdụng công cụ chất lượng ở khía cạnh tạo ra sự khác biệt hoá, thậm chí còn độc đáo
và duy nhất trên thị trường Đây là một vấn đề cần thiết quan trọng nhưng cũng rấtkhó do quy trình sản xuất dịch vụ không đựơc bảo hộ bởi các bằng sáng chế Vìvậy, các doanh nghiệp dịch vụ bên cạnh việc đưa ra nhiều dịch vụ mới đã cố gắng
đa dạng hoá các dịch vụ cung ứng trên cơ sở đảm bảo chất lượng phân biệt để thuhút khách hàng
Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cơ bản nhất màcác các doanh nghiệp thường áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của mình
Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi càng cao về chất lượng thì vấn đề cạnh tranhbằng chất lượng dịch vụ càng trở nên gay gắt Chính vì vậy đối với những quốc gia
mà trình độ phát triển còn hạn chế sẽ rất khó có khả năng cạnh tranh trên thị trườngquốc tế
1.2 Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế
1.2.1 Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế.
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khácnhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng,tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua Để cho quá trìnhvận chuyển đó được bắt đầu - tiếp tục - kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua,cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chởnhư bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên
Trang 10tàu, vận tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhậnhàng… Những công việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa.
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thìdịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (International Freight Forwarding) được địnhnghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liênquan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanhtoán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa giữa 2 quốc gia khác nhau
Theo Luật Thương mại Việt Nam "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác cóliên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vậntải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là các khách hàng)".Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàngđến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau)
1.2.2 Nội dung của hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế.
Trừ phi chính người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn trực tiếp tham giavào bất cứ khâu thủ tục hoặc chứng từ nào, còn thông thường người giao nhận thaymặt chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển qua các giai đoạn khác nhau Người giaonhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch
vụ của người thứ ba khác Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bao gồm bốn loạithông dụng trên thế giới hiện nay là:
1.2.2.1 Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện cácnhiệm vụ sau đây:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn
Trang 11- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàngcủa người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệcủa Chính phủ áp dụng vào việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩucũng như ở bất kỳ nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cả những chứng từ cầnthiết
- Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giaohàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chấtcủa hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh vànước gửi hàng đến
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần
- Cân, đo hàng hóa
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu
- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông quanhững mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nướcngoài
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thấthàng hóa, nếu có
1.2.2.2 Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi người nhận hàng
lo liệu vận tải hàng hóa
Trang 12- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyểnhàng hóa…
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho Hảiquan và những cơ quan khác
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổnthất hàng hóa nếu cần
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần
1.2.2.3 Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt.
Người giao nhận thường thực hiện việc giao nhận hàng bách hóa bao gồm nhiềuloại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế và những hàng hóa khác giaolưu trong buôn bán quốc tế Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giaonhận cũng có thể làm những dịch vụ khác có liên quan đến các loại dịch vụ hànghóa đặc biệt như:
- Vận chuyển hàng công trình
Việc này chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết bị để xây dựng nhữngcông trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, cơ sở lọc dầu từnơi sản xuất đến công trường xây dựng Việc di chuyển những hàng hóa này cầnphải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và có thể cần phải
sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặc biệt Đây làmột lĩnh vực chuyên môn hóa của người giao nhận
- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc
Những quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo trêngiá trong những container đặc biệt, và ở nơi đến được chuyển trực tiếp từcontainer vào cửa hàng để bày bán Cách này loại bỏ được việc phải chế biến lạiquần áo nếu đóng nhồi trong container và đồng thời tránh được ẩm ướt, bụibẩn…
Trang 13- Triển lãm ở nước ngoài.
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm giao cho việc chuyên chởhàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài Người giao nhận phải tuân thủ những chỉ dẫnđặc biệt của người tổ chức triển lãm về phương thức chuyên chở được sử dụng, vềnơi cụ thể làm thủ tục hải quan ở nước đến khi giao hàng triển lãm, về những chứng
từ cần lập…
1.2.2.4 Dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, ngườigiao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình chuyên chở
và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, có liên quan đến hàng công trình, các
dự án chìa khóa trao tay…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầutiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, nhữngđiều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và nói chung làtất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng
1.2.3 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.
Đối với mỗi phương thức vận tải, đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau thì trình
tự nghiệp vụ giao nhận hàng hóa cũng khác nhau Ở đây chỉ đề cập tới trình tự giaonhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển để hiểu hơn về hoạt động giao nhậnhàng hoá quốc tế
1.2.3.1 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu
Bước1: Chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải.
Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hoá Chuẩn bị cácchứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan Tiến hàng lưu cước Lập Bảng danh mụchàng xuất khẩu gửi hãng tàu
Trang 14Về số lượng, trọng lượng, phẩm chất có phù hợp với hợp đồng mua bán haykhông Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch (nếu cần) và lấy giấy chứng nhậnhay biên bản thích hợp.
Bước2 Giao hàng cho người vận tải.
Đăng ký tờ khai hải quan Tính thuế sơ bộ và ra thông báo thuế Kiểm hoá Tínhlại thuế và nộp thuế
- Đối với hàng đóng trong container
+ Nếu gửi hàng nguyên container (FCL):
Người gửi hàng điền và ký Booking note rồi giao lại cho đại diện hãng tàu đểxin ký cùng Bản danh mục hàng xuất khẩu
Hãng tàu ký Booking note, cấp lệnh giao vỏ cotainer để chủ hàng mượn
Người gửi hàng đưa container rỗng về kho của mình để đóng hàng vào, lậpBản chi tiết đóng gói, mang hàng ra cảng để làm thủ tục hải quan
Giao hàng cho tàu tại CY quy định, lấy Biên lai thuyền phó để lập B/L
Cảng bốc container lên tàu, người gửi hàng mang Biên lai thuyền phó đếnhãng tàu hoặc đại lý để lấy B/L
Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan
- Đối với hàng hoá thông thường
Người gửi hàng trực tiếp giao hàng cho tàu hay uỷ thác cho cảng để cảng giaohàng cho tàu, cũng có thể giao nhận tay ba (người gửi, cảng, tàu) theo các bước: Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho cảng, lấy lệnh xếp hàng
Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu
Trang 15Sau khi xếp hàng lên tàu, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu.
Lấy Biên lai thuyền phó để trên cơ sở đó lập B/L
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá(nếu cần)
Bước3 Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hay lấy cácchứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngânhàng để thanh toán tiền hàng
Bước4 Quyết toán.
Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận: chi phí bốc xếp, vậnchuyển, bảo quản, lưu kho… Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ (nếu có)
1.2.3.2 Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu
Bước1 Chuẩn bị trước khi nhận hàng
Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan… Nhận các giấy tờ như:thông báo tàu đến, B/L và các chứng từ khác về hàng hoá…
Bước2 Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải.
Đối với hàng nhập đóng trong container
- Đối với hàng nguyên container (FCL)
Khi nhận được Thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, người nhận mangB/L gốc đến hãng tàu để lấy D/O và đóng lệ phí
Mang D/O đến Hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng ký kiểmhoá
Mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận D/O
Người nhận hàng mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu đến bộ phậnkho vận làm phiếu xuất kho và nhận hàng
Trang 16Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng.
Hàng nhập không đóng trong container có thể gồm: nguyên tàu, nguyên hầm tàuhay rời từng lô nhỏ Việc giao nhận những loại hàng này có thể tiến hành giữa cảngvới tàu, giữa người nhận với tàu hay giao nhận tay ba (tàu, cảng, người nhận)
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hànghoá, Sơ đồ hầm tàu
- Người nhận hàng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải đểđưa về kho bãi
- Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Biên bản hư hỏng đổ
vỡ, Biên bản giám định, hay Giấy chứng nhận hàng thiếu (nếu cần)
Bước3 Làm thủ tục hải quan.
Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng nhậpkhẩu Thủ tục hải quan thường qua các bước:
- Chuẩn bị hồ sơ hải quan
- Khai và tính thuế nhập khẩu Người nhận tự khai và áp mã tính thuế
- Đăng ký tờ khai
- Đăng ký kiểm hoá
- Tiến hành kiểm hoá ( nếu cần )
- Kiểm tra thuế
- Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí hải quan
Bước4 Quyết toán.
Thanh toán các chi phí cho cảng: tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lưucontainer, tiền lưu kho bãi…
1.3 Các tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.
Trang 17Các tiêu thức xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được chia làm hainhóm là nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính.
1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng.
Nhóm chỉ tiêu định lượng gồm có các chỉ tiêu: thị phần của doanh nghiệp, giáthành, chi phí, tỷ suất lợi nhuận, mức sinh lời của vốn đầu tư và mức chênh lệch vềgiá cả của dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh
1.3.1.1 Thị phần của doanh nghiệp:
Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí củadoanh nghiệp Thông qua sự biến đổi của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độhoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp bởi vì nếu như tiềm năng củathị trường đang tăng lên mà phần thị trường của doanh nghiệp vẫn không đổi thìdoanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bằng tốc độ tăng trưởng của thị trường Lượngtuyệt đối của thị phần thị trường tăng lên nhưng lượng tuyệt đối của thị trườngkhông tăng thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh đã bị giảm sút do các đối thủ khácđang thực hiện chiến lược tăng tốc Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đúngmức đến thị phần thị trường của doanh nghiệp bằng cách điều chỉnh các chính sách,chiến lược một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao Thị phần thịtrường của doanh nghiệp phải luôn tăng cả về lượng tuyệt đối cũng như tương đốithì mới nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1.2 Doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Đây là chỉ tiêu phản ánh số tương đối doanh thu của doanh nghiệp với doanh thucủa đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếpnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Nếu chỉ tiêu trên buộcdoanh nghiệp phải tìm hiểu điều tra một cách đầy đủ thị trường của các đối thủ cạnhtranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối thủcạnh tranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về qui mô cơ cấu, so sánh, rút ra nhữngmặt mạnh, những tồn tại để khắc phục trong thời gian tới Chỉ tiêu này đơn giản và
dễ tính hơn, những thị phần mà doanh nghiệp mạnh chiếm giữ thường là khu vực
Trang 18thị trường có lợi nhuận cao và rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh khu vực thịtrường này Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về những đối thủcạnh tranh chủ yếu Chẳng hạn các hãng sản xuất máy tính, phần mềm thường sosánh với Công ty Microsoft gây áp lực cạnh tranh với công ty khổng lồ này
Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có những hạn chế nhất định Vì doanh thu của công
ty là toàn bộ kết quả hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị chứ khôngphải một lĩnh vực nào đó nên chỉ tiêu không phản ánh được hết điểm mạnh, điểmyếu của công ty Vì vậy, để tìm hiểu chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu vàonhiều lĩnh vực khác nhau, mất nhiều công sức, chi phí và không có tính thời điểm
1.3.1.3 Tỷ lệ lợi nhuận.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả củaquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thịtrường, chuẩn bị và quá trình sản xuất kinh doanh cho đến tổ chức bán hàng và dịch
vụ cho thị trường Nó phản ánh cả về chất và lượng sự cạnh tranh của doanh nghiệp.Nếu chỉ tiêu này thấp thì mức độ cạnh tranh của thị trường rất gay gắt, có quá nhiềudoanh nghiệp trong thị trường này và doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khảnăng cạnh tranh nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận, ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thìnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh Doanh nghiệp có thể phát huy lợi thếnày và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập thị trường bất cứlúc nào do sự thu hút lợi nhuận cao
1.3.1.4 Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu.
Chi phí cho Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số chi phí
và doanh thu của doanh nghiệp nên tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ công ty rất quantâm đến hoạt động marketing và các hoạt động hỗ trợ khác thúc đẩy nghiên cứu thịtrường, cải tiến mẫu mã hoàn, thiện kênh phân phối sản phẩm Nhưng để có hiệuquả thì doanh nghiệp phải biết cân đối hợp lý giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem
Trang 19lại Doanh thu phải bù đắp được chi phí hoạt động Marketing Có như vậy mới đápứng được các mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.1.5 Mức chênh lệch về chất lượng của dịch vụ đó so với dịch vụ cùng loại
của đối thủ cạnh tranh.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao thì cạnh tranh bằng giá cả không hoàn toànhiệu quả Chất lượng của dịch vụ, của sản phẩm sẽ là mối quan tâm thường xuyêncủa khách hàng Nếu chất lượng cao mà giá cả không rẻ thì vẫn được người tiêudùng chấp nhận Đối với ngành dịch vụ thì chất lượng càng là một yếu tố quantrọng trong cạnh tranh Ví dụ đối với dịch vụ chuyển tiền, độ an toàn, thời giannhanh chóng chính là chất lượng của dịch vụ Mà khi chuyển tiền thì khách hàng sẽquan tâm đến độ an toàn là đầu tiên Để củng cố và nâng cao sức cạnh tranh củadịch vụ thì doanh nghiệp phải luôn không ngừng hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượngnhằm làm cho dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường Chất lượng cao thì thịtrường sẽ ổn định, lợi nhuận cao, chiếm đuợc niềm tin của khách hàng Ngược lạimột dịch vụ mà chất lượng thấp hơn so với dịch vụ cùng loại thì sẽ có sức cạnhtranh kém hơn
1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính.
Nhóm chỉ tiêu định tính gồm có các chỉ tiêu: nền văn hoá doanh nghiệp, chấtlượng phục vụ cho khách hàng, mức chênh lệch về giá cả của dịch vụ so với đối thủcạnh tranh, mức độ hấp dẫn của dịch vụ đó về sự đa dạng so với các đối thủ cạnhtranh và mức ấn tượng về hình ảnh dịch vụ cấp dịch vụ đó so với dịch vụ cùng loạicủa các đối thủ cạnh tranh
1.3.2.1 Văn hoá doanh nghiệp.
Nền văn hoá doanh nghiệp là yếu tố cạnh tranh lâu dài cho sự sống còn củadoanh nghiệp Các tiêu thức về tài chính không phải là những tiêu chuẩn duy nhấtđược nêu lên trước tiên mà còn có các tiêu chuẩn khác như vị trí doanh nghiệp trênthị trường, mức tăng trưởng của doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu và đổi mới.Ngoài ra sự nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu thị trường, chất lượng hàng hoáchất lượng dịch vụ là những tiêu chuẩn hết sức cần thiết
Trang 20Kết quả tổng hợp đánh giá các tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng cạnh tranh củadoanh nghiệp được phản ánh bằng qui mô tiêu thụ, vì vậy thị phần mà doanh nghiệp
có được coi là chỉ số tổng hợp đo lường cạnh tranh của nó, để có sức cạnh tranh,một doanh nghiệp phải giữ được bộ phận có ý nghĩa kinh tế của thị trường, dù đó làthị trường địa phương, quốc gia hay thế giới Qua chỉ số đồng nhất này có thể đánhgiá thành tích của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh khác cũng như thắng lợigiữa các đối thủ cạnh tranh của nhau
1.3.1.2 Mức chênh lệch về giá cả của dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
Giá cả của dịch vụ là do quan hệ cung cầu chi phối Khi 2 dịch vụ có cùng chấtlượng thì dịch vụ nào có giá thấp hơn sẽ được người tiêu dùng lựa chọn Nhưng mặtkhác cần chú ý đến đặc tính của từng loại dịch vụ Đối với dịch vụ tiêu dùng hằngngày thì giá rẻ, chất lượng vừa phải luôn là một chọn lựa thường xuyên của ngườimua Nhưng đối với những dịch vụ cao cấp như nhà hàng, khách sạn, resort… thìchất lượng lại là mối quan tâm hàng đầu, sau đó mới đến giá cả Mức giá mà mộtdoanh nghiệp đưa ra trước hết phải bù đắp được chi phí và có lãi, nhưng để cạnhtranh được thì doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá thấp hơn mức giá của đối thủ để
có thể dễ dàng cạnh tranh hơn Tuy nhiên, khi đó, các đối thủ cũng sẽ phản ứng lạibằng việc đưa ra mức giá thấp hơn nữa, điều này dẫn đến cuộc chiến giá cả- không
có lợi cho các doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp muốn đưa ra một mức giá hợp lýthì vấn đề trước hết là phải xem xét những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến việchình thành giá sản phẩm trên thị trường
1.3.1.3 Mức độ hấp dẫn của dịch vụ đó về sự đa dạng so với các đối thủ cạnh
tranh.
Đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ Một dịch vụ mà
có nhiều loại hình dịch vụ cho khách hàng lựa chọn thì sẽ được sử dụng nhiều hơn.Trên thực tế, người ta thường khó đánh giá chất lượng của dịch vụ cung ứng Vì thế,doanh nghiệp dịch vụ phải biết đa dạng hoá dịch vụ cung ứng trên cơ sở đảm bảochất lượng phân biệt Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp cũng cần cung cấpcác dịch vụ bổ sung, để tạo sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng Chẳng hạn: trong
Trang 21kinh doanh khách sạn, dịch vụ cơ bản là cho thuê phòng, nhưng bên cạnh đó, cáckhách sạn còn cung cấp các dịch vụ khác như giặt là, thuê phương tiện đi lại…
1.3.1.4 Mức ấn tượng về hình ảnh dịch vụ cấp dịch vụ đó so với dịch vụ cùng
loại của các đối thủ cạnh tranh.
Nhãn hiệu, hình ảnh, biểu tượng, logo là những ký hiệu hình ảnh, chữ viết đểphân biệt dịch vụ của các nhà cung cấp này đối với nhà cung cấp khác Đây là mộtcông cụ Marketing quan trọng Hình ảnh của doanh nghiệp được xây dựng trên uytín của doanh nghiệp đối với khách hàng Nếu uy tín của doanh nghiệp đảm bảochất lượng dịch vụ tốt, khách hàng sẽ luôn tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụcủa doanh nghiệp Hình ảnh của doanh nghiệp rất quan trọng trong cạnh tranh Mộtnhà cung cấp mà xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí của khách hàng thìdịch vụ của nhà cung cấp đó sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với các dịch vụ của đối thủcạnh tranh
1.4 Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ 1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
1.4.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
* Các nhân tố về kinh tế.
Các yếu tố về mặt kinh tế có vai trò quan trọng, quyết định đối với việc hìnhthành và hoàn thiện môi trường kinh doanh Đồng thời các nhân tố này cũng ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Các nhân tố về mặt kinh tế gồm:tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá trị hối đoái, lãi xuất ngân hàng, lạm phát
* Các nhân tố thuộc về chính trị, luật pháp.
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật rõ ràng, ổn định sẽ là cơ sở đảmbảo cho sự thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và là hành lang pháp lý vữngchẵc để đảm bảo cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh
* Các nhân tố thuộc về khoa học và công nghệ.
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định trong cạnhtranh Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, nhờ cókhoa học và công nghệ mà doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất
Trang 22lượng tốt Dưới sự phát triển của khoa học và công nghệ cao sẽ làm cho sản phẩm
bị lão hoá nhanh chóng, vòng đời bị rút ngắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanhnghiệp có trình độ máy móc, khoa học công nghệ hiện đại
* Các yếu tố văn hoá xã hội.
Phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tín ngưỡng tôn giáo của người tiêudùng, ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường Ở những khu vực địa lý khác thì nhucầu thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau do vậy sẽ đòi hỏi doanh nghiệpphải có chính sách sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm khác nhau
* Các yếu tố về tự nhiên:
Các yếu tố về tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý
Về việc phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh, vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạođiều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí thương mại,chủ động cung ứng các yếu tố đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường,tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1.2 Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô:
Hình 1.1: Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô.
Trang 23* Khách hàng
Đối với khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ phía khách hàng.Khách hàng có quyền mặc cả nếu họ có những lợi thế sau:
- Họ là những khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp
- Họ mua với số lượng lớn
- Họ là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp
- Họ có đầy đủ thông tin về giá cả
- Họ cũng là nhà sản xuất mà có khả năng khép kín sản xuất
Điều quan trọng đối với doanh nghiệp không chỉ bán được hàng mà còn phải giữđược khách sao cho họ bằng lòng mua hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, hợp táctrong thời gian lâu dài Để làm được điều này, doanh nghiệp phải không ngừngnâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của mình để thoả mãn tối đa nhu cầu củakhách hàng mang lại cho họ sự hài lòng trong khuôn khổ nguồn lực của doanhnghiệp sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
* Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Các doanh nghiệp cần phân tích những đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và xâydựng được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua Các phảnứng chủ yếu trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh mà các doanh nghiệp khi có ýđịnh tham gia vào một nghành nghề nào đó cần xem xét là cường độ cạnh tranhtrong ngành đó là mạnh hay yếu để tính đến những chi phí cạnh tranh có thể bỏ ra
và những cơ hội có thể đạt được Để phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành cầnxét tới
- Tốc độ tăng trưởng ngành
- Mức độ hiểu biết về nhau giữa các đối thủ trong ngành
- Số lượng doanh nghiệp trong ngành
- Công suất máy móc thiết bị của doanh nghiệp sản xuất
- Rào cản gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành
* Các đối thủ tiềm ẩn:
Trang 24Cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt thêm nếu xuất hiện thêmcác doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trong ngành Các doanh nghiệp cũ trongngành có lợi thế về: Kinh nghiệm, uy tín sản phẩm, khách hàng, các kênh phânphối Tuy nhiên, nếu các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về tài chính, sự vượt trội
về công nghệ thì đó có thể là mối nguy cơ đối với bất cứ doanh nghiệp nào đanghoạt động trong ngành Lúc đó các doanh nghiệp cũ trong ngành cần có những biệnpháp tích cực để đối phó với mối quan hệ nguy hiểm này Có thể họ sẽ quay lại liênkết với nhau để tạo ra những hàng rào cản trở tập trung vào thị trường trọng điểmhay có những kiến nghị đối với nhà nước Các hàng rào gia nhập ngày càng thấp thìnguy cơ gia nhập của đối thủ mới càng cao Khi đó, khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp sẽ yếu đi nếu doanh nghiệp trong ngành không tạo ra được một hàng rào cảntrở hữu hiệu
* Các nhà cung ứng nguyên vật liệu:
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận củadoanh nghiệp đó trong trường hợp doanh nghiệp có khả năng trang trải các chi phítăng thêm trong đầu vào Các nhà cung cấp có thể có quyền ép giá nếu họ có nhữnglợi thế sau:
- Họ là nhà cung cấp có quyền duy nhất Nếu doanh nghiệp không có nguồncung cấp nào khác thì doanh nghiệp sẽ yếu thế hơn trong mối quan hệ tương quanthế lực với nhà cung cấp Một trong những điều cấm kỵ nhất là doanh nghiệp chỉ sửdụng một công ty duy nhất là nhà cung cấp cho mình
- Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp
- Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp quyết địnhđến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
- Nhà cung cấp có đủ khả năng về nguồn lợi để khép kín sản xuất
* Sức ép của sản phẩm thay thế:
Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động củanhu cầu thi trường theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn Sản phẩm
Trang 25thay thế làm giảm bớt đi sự cần thiết, mức độ quan trọng của các sản phẩm bị thaythế.
1.4.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp.
- Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ đòi hỏi phải có kinh nghiệm côngtác, khả năng ra quyết định và điều hành công tác
- Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phầnnào cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất laođộng, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo củahọ… bởi vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thànhdịch vụ cũng như tao thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của dịch vụ Chất lượngnguồn nhân lực còn được thể hiện ở trình độ quản lý của đội ngũ quản trị viên củadoanh nghiệp
1.4.2.2 Nguồn nhân lực vật chất và tài chính.
* Máy móc thiết bị.
Tình trạng máy móc thiết bị có ảnh hưởng to lớn tới năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sảnxuất của doanh nghiệp và nó tác động trực tiếp tới sản phẩm, chất lượng và giáthành sản phẩm Một doanh nghiệp có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại thìsản phẩm của họ có sẽ chất lượng cao, giá thành hạ và như vậy khả năng cạnh tranh
sẽ cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác
Trang 26* Tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoạt động được coi là mạnh phải là một doanh nghiệp có tiềmlực mạnh về tài chính Bởi có tiềm lực mạnh về tài chính thì mới có khả năng trongviệc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để duy trì và nâng caokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra, tiềm lực mạnh về tài chính còn cókhả năng tăng cường các hoạt động tiêu thụ, các chính sách phục vụ khách hàng.Ngược lại nếu doanh nghiệp khó khăn về vốn thì dù cho có khả năng về chuyênmôn, kỹ thuật, quản lý, thì doanh nghiệp cũng khó có thể tạo lập, duy trì và nângcao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường
* Quy mô kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệptrên thị trường Doanh nghiệp tạo dựng được uy tín của mình dựa vào chất lượngsản phẩm Vì vậy khi sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì khảnăng của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ cùng ngành Mặt khác, nhờ uy tín củacông ty mà các sản phẩm mới ra đời có thể dễ dàng được tiếp cận với thị trườnghơn, tạo điều kiện thuận lợi khi doanh nghiệp phát triển sản phẩm của mình
1.4.3 Các yếu tố thuộc bản thân dịch vụ.
Ngoài các yếu tố thuộc trong và ngoài doanh nghiệp thì một trong các yếu tố tácđộng chính đến sức cạnh tranh của dịch vụ chính là các yếu tố thuộc bản thân dịchvụ
1.4.3.1 Giá thành và giá cả của dịch vụ.
Giá thành và giá cả của dịch vụ là toàn bộ giá trị đầu vào của một dịch vụ như làchi phí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất…Giá thành là cơ sở đểcác công ty định giá bán cho dịch vụ của mình Giá bán này vận động xung quanhmột mức giá trong một biên độ nhất định gọi là giá thị trường Giá thị trường là docung và cầu về dịch vụ đó trên thị trường xác định Thông thường, dịch vụ nào cógiá bán thấp hơn thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Do vậy, muốn
có giá bán thấp thì các doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành dịch vụ của mình.Điều này đòi hỏi phải sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như nguồn lao động dồi
Trang 27dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả quản lý,tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong công nghệ thông tin, có như vậy mới hạgiá thành và nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ.
1.4.3.2 Chất lượng của dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của dịch vụ Trong xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngàycàng cao, cùng với đó là những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng của dịch vụ Kháchhàng sẵn sàng trả giá cao cho những dịch vụ cùng loại có chất lượng tốt hơn hẳn.Chất lượng dịch vụ thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của dịch vụ củadoanh nghiệp ở chỗ:
-Chất lượng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ
-Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có chu kỳ sống Nâng cao chấtlượng dịch vụ sẽ kéo dài chu kỳ sống cho dịch vụ, từ đó làm tăng lợi nhuận cũngnhư mở rộng thị phần thị trường
-Ngoài ra nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ dịch vụ, tăngkhối lượng dịch vụ bán ra
-Chất lượng dịch vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho dịch vụ và doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Điều này cũng có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp sẽ có khả năng đượcduy trì và mở rộng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn
Trang 28lĩnh được mở rộng nhanh chóng, vừa thích hợp với phong tục tập quán địa phương,tiện lợi cho người tiêu dùng đồng thời phù hợp với khả năng thanh toán của kháchhàng.
1.5 Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế ở Việt Nam.
Trong cơ chế tập trung, hầu như không có ai cho rằng nâng cao khả năng cạnhtranh là cần thiết đối với các doanh nghiệp Bởi vì doanh nghiệp không cần phảicạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu nhà nước giao Nhà nước đảmbảo mọi khâu, mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy nó không hoạtđộng theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Nhưng đối vớinền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản
Có kinh tế thị trường thì tất yếu sảy ra sự cạnh tranh do cơ sở của cạnh tranh là chế
độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
Nền kinh tế nước ta đang dần trở thành nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường Thêm vào đó với chính sách mở cửa của nền kinh tế nên ngày càng có nhiềudoanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường ViệtNam làm cho tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyếtliệt hơn
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra rất yếu trong cạnh tranh sovới các doanh nghiệp nước ngoài Bởi nước ta mới thực hiện chuyển đổi nền kinh
tế, do đó doanh nghiệp việt Nam chưa quen với cạnh tranh, vì vậy mà các sản phẩmtrong nước bị hàng nước ngoài cạnh tranh gay gắt, chèn ép ngay trên sân nhà Hơnnữa, các hình thức trong kinh doanh, cách làm ăn của doanh nghiệp trong nướcthường mang tính chất chộp giật, manh mún, cạnh tranh không lành mạnh và rất ítdoanh nghiệp áp dụng chiến lược trong kinh doanh làm cho hàng hoá trong nướcdần mất đi khả năng cạnh tranh
Trang 29Vậy có thể nói nâng cao khả năng cạnh tranh là một yếu tố khách quan củadoanh nghiệp, nó làm thay đổi mối tương quan thế và lực của doanh nghiệp trên thịtrường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế Theo nghiên cứu của Ngân hàngthế giới thì giao nhận vận tải có năng suất cận biên cao hơn các loại hình khác vàkết cấu hạ tầng nói chung Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai tròcủa dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế càng trở nên quan trọng Nó góp phần tăngkim ngạch xuất khẩu của quốc gia, tăng nguồn thu ngoại tệ và việc làm Đóng gópcủa dịch vụ này vào tỷ trọng GDP của nước ta ngày càng tăng Với tốc độ tăngtrưởng trung bình khoảng 16,95% trong 6 năm qua tính đến năm 2006 lĩnh vực dịch
vụ giao nhận vận tải đóng góp tới 2,1% vào GDP của cả nước, góp phần giải quyếtcông ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động Những con số trên đã cho thấy vai tròcần thiết của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế
Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có một ýnghĩa hết sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhậpkhẩu với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thươngmại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài có quan
hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ởnước ta trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, và tạo điều kiện cho đất nước cóthêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất nước Có thểnói việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tếgắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nước
Trang 30Chương II Thực trạng sức cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng
hoá quốc tế của công ty Vinafco Logistics.
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vinafco Logistics.
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty Vinafco Logistics.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 6 Đảng CSVN năm 1980, cả nước ta bắttay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quản lý kinh tế, xóa bỏtập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN,Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết củaNhà nước
Bộ giao thông vận tải thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bằng nhiều chủtrương, trong đó có việc giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chứcnăng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp, thành lập một sốdoanh nghiệp mới
Cũng trong thời điểm này hệ thống dịch vụ vận tải đang bị khủng hoảng, do đó
Bộ có chủ trương thành lập một đơn vị dịch vụ vận tải Trung ương để phối hợp hoạtđộng của 3 Công ty Đại lý vận tải I, Đại lý vận tải II, Đại lý vận tải III nhằm pháttriển ngành dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời kỳmới
Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 16/12/1987 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã
ký quyết định số 2339A QĐ/TCCB thành lập Công ty dịch vụ vận tải Trung ương(cùng với việc giải thể Trung tâm điều hòa vận tải của Bộ), trụ sở đóng tại Hà Nội
và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quý Hàn – Vụ phó Vụ vận tải làm Giám đốc công ty,đồng chí Nguyễn Hữu Đạo – phó phòng Vụ Tài chính kế toán làm Kế tóan trưởng
Trang 31Tổng số CBCVN chỉ có 40 người được điều động từ các Vụ ở Văn phòng Bộchuyển sang.
Trong quyết định thành lập nói trên, Bộ GTVT đã giao cho Công ty dịch vụ vậntải Trung Ương (VietNam Freight Forwarding) các nhiệm vụ :
Liên doanh, liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức vận tải, cácchủ hàng, các ga cảng các tổ chức dịch vụ giao nhận, kho bãi… của Trung ương vàđịa phương để thực hiện liên hiệp vận chuyển hàng hóa (kể cả hàng hóa xuất nhậpkhẩu) từ khi hàng Trung ương đến kho hàng cơ sở và chiều ngược lại)
Nhận ủy thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ chức thực hiện các dịch vụvận tải, dịch vụ hàng hóa, hàng Bắc – Nam, hàng nặng, thiết bị tòan bộ, dịch vụgiao nhận xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng trong quá trình tiếp nhận, vậntải và giao thẳng tới đích
Tên Công ty: :Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco
Tên giao dịch: :VINAFCO LOGISTICS CO., LTD
Ngày thành lập Công ty : 15/11/1990
Địa chỉ trụ sở chính: :Số 33C, Cát Linh, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản :Công ty TNHH tiếp vận Vinafco hoạt động theo mô
hình Công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là Công ty cổ phầnVinafco
Các văn phòng đại diện :
+ Văn phòng đại diện Tp Hồ Chí Minh: Toà nhà Hải Hương, Số 33 Lê Quốc
Hưng, phường 12, Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh
+ Văn phòng đại diện Hải Phòng: Số 435, Đường Đà Nẵng -TP Hải Phòng + Văn phòng đại diện Thành phố Vinh: Đường Hà Huy Tập - Tp Vinh
Quy mô lúc thành lập : khi mới thành lập thì công ty chỉ có hơn 40 nhân viên
và số vốn pháp định ban đầu là 7 tỷ VND
2.1.2 Quá trình phát triển của công ty Vinafco Logistics.
Trải qua 17 năm kinh nghiệm, Vinafco Logistics đã xây dựng và phát triển hệthống các văn phòng đại diện, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư và nâng cao
Trang 32nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, đến nay Công ty đã có hệ thống
cơ sở vật chất gồm hàng trăm phương tiện vận tải, hơn 40.000 m2 kho bãi hiện đạiđạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tế tại khu vực Hà nội và KCN Tiên Sơn- Bắc Ninh, hệthống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kho hàng được đầu tư hiện đại, cùngvới hệ thống phương tiện của nhà thầu phụ và việc sử dụng phương thức kinh doanhOutsourcing tăng cao khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và phương tiện để đápứng yêu cầu lớn của khách hàng trong dịch vụ Logistics hiện đại
Công ty đã phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm hình thành và cungcấp đầy đủ các dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics Công ty chú trọng đầu tư vàphát triển hoạt động trên 3 lĩnh vực lớn tạo thế hỗ trợ nhằm thực hiện liên hoàn vàcung ứng đủ các yêu cầu trong hoạt động logistics đó là hoạt động vận tải nội địa,vận tải quá cảnh sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc; Kinh doanh kho bãi
và phân phối hàng hóa; Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu và Forwarder quốc tế.Công ty đã tạo dựng được niềm tin ở khách hàng, xây dựng được hệ thốngkhách hàng ổn định, đặc biệt Công ty đã và đang được các khách hàng lớn tin tưởng
sử dụng dịch vụ và đánh giá cao về chất lượng cung cấp dịch vụ như: Công ty sữaDucth Lady, Công ty Exxon Mobil, Công ty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơnNippon, Công ty Huawei, Công ty Yamaha Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam,Công ty Bellco, Công ty LG…Kết quả hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng:Năm 2003: Doanh thu: 43 tỷ VND; Năm 2004: Doanh thu: 57 tỷ VND; Năm 2005:Doanh thu 67 tỷ VND; Năm 2006: Doanh thu: 71 tỷ VND và năm 2007 đạt doanhthu ở mức 93tỷ Sau một thời gian dài đi vào hoạt động, thương hiệu và hình ảnhVinafco Logistics càng ngày càng khẳng định được vị thế cũng như chỗ đứng củamình trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế
2.1.3 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của công ty Vinafco
Logistics
Do công ty Vinafco Logistics là một đơn vị thành viên của tổng công ty cổ phầndịch vụ vận tải Vinafco nhưng lại hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thànhviên và hạch toán một cách độc lập dựa trên mối quan hệ sở hữu vốn và quan hệ đầu
Trang 33tư, không còn là mối quan hệ hành chính cho-nhận như trước nên đã phù hợp hơn
với điều kiện hoạt động của kinh tế thị trường Mô hình tổ chức của công ty gồm cóĐại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc,các phòng ban kinh doanh sản xuất và các đơn vị thành viên
2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị của Tổng công ty cổ phần dịch vụ vận tải
Vinafco.
Hình2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần dịch vụ Vinafco
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
và các Phó TGĐ
Phòng Tài Chính kế Toán
Ban Tổ Chức Pháp Chế
Phòng Nhân Sự Tổng Hợp
Ban Kiểm soát
Thư ký HĐQT
Trợ lý TGĐ
Các đơn vị thành viên
Trang 34Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vinafco được xây dựng theo môhình doanh nghiệp cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổchức theo đúng quy định của Nhà nước:
Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý và
hoạt động của Công ty
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng
năm của Công ty; các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Côngty; chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty về tính hợp lý, hợp pháp Đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung,sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành; báo cáo kết quả kiểm soát vớiđại hội cổ đông, hội đồng quản trị
Tổng giám đốc: người đứng đầu tổng công ty, quản lý mọi hoạt động của tất cả
các phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạtđộng của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Nhà nước
Các phó tổng giám đốc: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một
lĩnh vực nào đốc do giám đốc uỷ quyền Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm vềhoạt động của mình trước tổng giám đốc
Tất cả các phòng ban và chi nhánh đều thuộc quyền quản lý của ban giám đốc,ban giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công
ty Các phó giám đốc có quyền tham mưu cho giám đốc hoặc giám đốc được uỷquyền quản lý một lĩnh vực nào đó
Khối các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng Kế hoạch và đầu tư.
Phòng Nhân sự tổng hợp.
Phòng tài chính - kế toán.
Trang 35 Phòng tổ chức pháp chế.
Cụ thể chức năng của từng phòng được quy định như sau:
● Phòng kế hoạch và đầu tư: Chức năng chủ trì, phối hợp với các phòng, ban
liên quan tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về quy hoạch,
kế hoạch, đầu tư phát triển cho tổng công ty Nhiệm vụ của phòng bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ trình Ban Giám đốc về các dự án kinh doanh, xét duyệt đềcương, dự toán, kiểm tra thực hiện và thẩm định nghiệm thu
- Hướng dẫn và phối hợp các đơn vị doanh nghiệp trực thuộc công ty việc thựchiện các dự án kinh doanh đã được phê duyệt
- Tham mưu cho Giám đốc về điều chỉnh, bổ sung các định mức liên quan đếnviệc lập và quản lý các dự án kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch sản xuất để tổng hợp, cân đối, hoàn chỉnh thành kế hoachphát triển hàng năm của công ty, lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốnkinh doanh, vốn tín dụng nhà nước… nhằm hoàn thành các dự án kinh doanh
●Phòng nhân sự tổng hợp: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham
mưu cho giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòngban sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiếnlược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực Công ty, đưa ra các chínhsách, chế độ về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng thời tuyểndụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hình kinhdoạnhổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo cáchoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên ban giám đốc Ngoài ra phòngcòn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịc với khách hàng và lậpcác chiến lược truyền thống khuyến mại của Công ty
● Phòng tổ chức pháp chế: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng
phẩm của Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty Bên cạnh đóphòng có trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồngthời giải quyết các vấn đề liên quan dến hành chính sự nghiệp
Trang 36● Phòng tài chính- kế toán: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán ké toán,
đánh giá toàn bộ vvề hoạt động kinh doanh của Công ty Ngoài ra phòng còn cónhiệm vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình bangiám đốc Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấptrên và các cơ quan hữu quan theo quy định
* Mô hình tổ chức bộ máy công ty tiếp vận Vinafco Logistics.
Hình2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty tiếp vận Vinafco Logistics.
●Ban Giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, trực tiếp ra mọi quyết định liên quan
tới hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện cho lợi ích của công tytrước pháp luật và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc đối với hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp
- Phó Giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý một lĩnh
vực nào đó tuỳ theo sự điều phối của giám đốc Các phó giám đốc thay mặt giámđốc kiểm tra, tiến hành việc thực hiện các dự án và chịu trách nhiệm trước giám đốccông ty về hiệu quả kinh doanh của các dự án đó
●Phòng nhân chính: Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vự tổ chức, quản lý
cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, công tác chế độtiền lương, an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ chính trị nội bộ Tham mưu và tổchức thực hiện công tác hành chính quản trị và bảo vệ cơ quan, xây dựng mô hình
Ban Giám Đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
kế toán
Phòng vận tải
Phòng nhân chính
Trung tâm tiếp vậnTiên Sơn