MỤC LỤC
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận: chi phí bốc xếp, vận chuyển, bảo quản, lưu kho… Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
Nếu chỉ tiêu trên buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu điều tra một cách đầy đủ thị trường của các đối thủ cạnh tranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về qui mô cơ cấu, so sánh, rút ra những mặt mạnh, những tồn tại để khắc phục trong thời gian tới. Chi phí cho Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số chi phí và doanh thu của doanh nghiệp nên tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ công ty rất quan tâm đến hoạt động marketing và các hoạt động hỗ trợ khác thúc đẩy nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã hoàn, thiện kênh phân phối sản phẩm.
Kết quả tổng hợp đánh giá các tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp được phản ánh bằng qui mô tiêu thụ, vì vậy thị phần mà doanh nghiệp có được coi là chỉ số tổng hợp đo lường cạnh tranh của nó, để có sức cạnh tranh, một doanh nghiệp phải giữ được bộ phận có ý nghĩa kinh tế của thị trường, dù đó là thị trường địa phương, quốc gia hay thế giới. Mức giá mà một doanh nghiệp đưa ra trước hết phải bù đắp được chi phí và có lãi, nhưng để cạnh tranh được thì doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá thấp hơn mức giá của đối thủ để có thể dễ dàng cạnh tranh hơn.
Về việc phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh, vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí thương mại, chủ động cung ứng các yếu tố đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũ trong ngành có lợi thế về: Kinh nghiệm, uy tín sản phẩm, khách hàng, các kênh phân phối..Tuy nhiên, nếu các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về tài chính, sự vượt trội về công nghệ thì đó có thể là mối nguy cơ đối với bất cứ doanh nghiệp nào đang hoạt động trong ngành.
Ngược lại nếu doanh nghiệp khó khăn về vốn thì dù cho có khả năng về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý, thì doanh nghiệp cũng khó có thể tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Mặt khác, nhờ uy tín của công ty mà các sản phẩm mới ra đời có thể dễ dàng được tiếp cận với thị trường hơn, tạo điều kiện thuận lợi khi doanh nghiệp phát triển sản phẩm của mình.
Hệ thống phân phối là một bộ phận quan trọng của chiến lược Marketing và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và dịch vụ của doanh nghiệp trong dài hạn. Hệ thống phân phối càng hợp lý thì dịch vụ đến tay người tiêu dùng càng nhanh chóng và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng.
Với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 16,95% trong 6 năm qua tính đến năm 2006 lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải đóng góp tới 2,1% vào GDP của cả nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động. Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ở nước ta trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, và tạo điều kiện cho đất nước có thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất nước.
Vinafco Logistics hiện đang sở hữu hệ thống kho bãi chất lượng cao với tổng diện tích mặt bằng 40.000m² vị trí thuận lợi cho việc lưu giữ và phân phối hàng hoá vào khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các kho này đều nằm ở các đường vành đai Hà nội và khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh.Hiện nay hệ thống các kho này đang là kho trung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trong nước và trên thế giới với các mặt hàng như: Sữa, Sơn, Dầu nhờn, Sôđa, thiết bị viễn thông , hàng xe máy v.v. Vinafco Logistics tổ chức và hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của công ty cổ phần Vinafco, gồm có 2 phòng quản lý, 4 đơn vị kinh doanh, 3 văn phòng đại diện tại Hải phòng, Vinh-Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh, với nguồn nhân lực gồm 201 CBNV giàu kinh nghiệm trình độ đại học 37,3%, Trung cấp-Cao đẳng 14,4%, công nhân lành nghề 22,4%, lao động phổ thông 25,9% và hơn 30 cán bộ quản lý thực hiện các cong viêc: Quản lý, điều hành, khai thác vận tải, kho bãi, phân phối hàng hóa, dịch vụ khách hàng, quản lý kho, dich vụ vận tải quốc tế, XNK hàng hóa….
Tuy nhiên, đến giai đoạn 2005-2007, do tình hình giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng lên một cách chóng mặt thì Vinafco Logistics cũng giống như các công ty khác đang hoạt động trong ngành cũng phải điều chính lại mức giá dịch vụ giao nhận, nhưng mặc dù có sự biến động mạnh về giá, song giá dịch vụ giao nhận của công ty Vinafco Logistics vẫn được duy trì ở mức thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác( thấp hơn 4,7 USD/tấn so với Dragon Logistics). Ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, công ty Vinafco đã sớm có những giải pháp khuếch chương thương hiệu như xây dựng trang web riêng nhằm giới thiệu hình ảnh cũng như các dịch vụ của công ty, tiến hành quảng cáo trên các tạp chí vận tải, đưa logo công ty lên mọi phương tiện vận tải của mình … Tuy nhiên, mức độ ấn tượng về thương hiệu với chất lượng dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau nên khi chất lượng dịch vụ của Vinafco là chưa thực sự cao thì sức mạnh thương hiệu của công ty là chưa thực sự khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng.
Cùng với quá ttrình đổi mới công tác quản lý, công ty cũng đã cử các nhân viên tham gia nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ giao hàng, nhờ đó mà nghiệp vụ của các nhân viên được nâng cao, giải quyết công việc một cách nhanh chóng, giải đáp kịp thời các thắc mắc của khách hàng. Mặc dù yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh đối với các sản phẩm dịch vụ, nhưng với tâm lý chung của các khách hàng thì dịch vụ nào có giá thấp hơn với chất lượng hợp lý thì vẫn nhận được nhiều sự ưu tiên hơn.
Để có thể nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng,từ năm 2004, công ty đã cho thành lập một số chi nhánh ở các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội như khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Bắc Thăng Long… , nhờ vậy, các chi nhánh này đã trở thành cánh tay đắc lực của trong việc đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu giao nhận cho các khách hàng lớn như Canon, Yamaha, Honda, ICI… Qua đó, đã khẳng định được chỗ đứng cho Vinafco Logistics trên thị trường miền Bắc, xây dựng được uy tín và thương hiệu Vinafco Logistics. Uy tín của Vinafco Logistics trong hệ thống đại lý cũng đang dần được nâng cao nhiều, ưu thế về giá cả và chất lượng dịch vụ vẫn được công ty khai thác triệt để, ngoài ra lượng hàng nhập khẩu về Việt Nam còn rất lớn trong khi công ty mới chỉ khai thác được một thị trường rất nhỏ tại các khu công nghiệp xung quanh Hà Nội.
Vì vậy nhiều khi do không nhận được các quyết định miễn thuế kịp thời nên các Chi cục hải quan vẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải sớm giải quyết miễn thuế hoặc nộp thuế cho tờ khai đó… Đối với các lô hàng phải trưng cầu giám định Hải quan không chấp nhận kết quả giám định lần đầu đã lưu giữ mà bắt giám định lại… gây tốn thời gian và chi phí thông quan hàng hoá trong hoạt động giao nhận. Một phần là do năng lực phương tiện vận tải, do cách kinh doanh chưa có tính chuyên nghiệp, phần khác là do các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam thường mua với giá CIF và bán với giá FOB, nên các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam chưa chủ động giành được quyền trong giao nhận vận chuyển hàng hoá.
Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá quốc tế. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như TNT, DHL, Maerk Logistics, NYK Logistics.., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế.
Các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới thường đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tại các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động rẻ, tài nguyên phong phú để có thể giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty và tạo tiền đề tiếp tục sử dụng công cụ cạnh tranh bằng giá. Vì vậy nếu ở Việt nam có một tập đoàn Logistics thì chắc chắn thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế nội địa sẽ do các công ty Việt Nam kiểm soát và các tập đoàn nước ngoài sẽ khó có cơ hội làm chủ thị trường giao nhận hàng hoá quốc tế tại Việt Nam.
Hoàng Lâm Cường (2004), Phát triển Logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải việt nam trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Báo cáo kết quả thường niên của một số công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế - www.vneconomy.com.vn.