1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết quả hoạt động tiêu biểu của ubnd huyện Yên Khánh những năm gần đây

22 492 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I. Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh 4 1. Giới thiệu về huyện Yên Khánh 4 2. Nhiệm vụ và chức năng của UBND huyện Yên Khánh 5 2.1. Vị trí, chức năng 5 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 5 3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Khánh 7 3.1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 8 3.2. Phòng Nội vụ 8 3.3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 8 3.4. Phòng Tài chính - kế hoạch 9 3.5. Phòng Giáo dục và Đào tạo 9 3.6. Phòng Văn hóa - Thông tin 9 3.7. Phòng Y tế 9 3.8. Phòng Tài nguyên và Môi trường 10 3.9. Phòng Tư pháp 10 3.10. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 3.11. Phòng Công thương 10 3.12. Thanh tra huyện 10 4. Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây 11 5. Phương hướng phát triển của huyện trong giai đoạn 2010- 2025 12 II. Nội dung thực tập 13 1. Khái quát về phòng tài nguyên – môi trường huyện Yên Khánh 13 1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn 14 1.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế 16 1 1.3 Chế độ làm việc và mối quan hệ 17 2. Các công việc thực tập được giao 18 3. Thuận lợi và khó khăn tại nơi thực tập 18 4. Kiến nghị lên văn phòng khoa 18 KẾT LUẬN 19 2 LỜI MỞ ĐẦU Huyện Yên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình. Huyện vừa được công nhận là một đô thị loại III, dự kiến sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2012. Trong quá trình hội nhập, huyện đang từng bước chuyển mình để phát triển cùng với sự đi lên của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. UBND huyện là nơi quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục,… của địa phương, thay mặt nhân dân điều hòa các hoạt động và đưa ra các chính sách phát triển thị xã, giúp cho thị xã ngày càng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Là 1 sinh viên lớp quản lý đô thị, em đã nộp đơn xin thực tập tại UBND huyện Yên Khánh để nâng cao trình độ chuyên môn, và mong muốn sau này có thể góp 1 phần nhỏ bé phát triển quê hương mình ngày càng giàu đẹp. Trong quá trình thực tập tại phòng tài nguyên môi trường của UBND huyện, em đã được cô Bùi Hoàng Lan- giáo viên hướng dẫn thực tập, và các anh chị cô chú trong cơ quan giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt chương trình thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sau đây là bản “ Báo cáo tổng hợp” bao gồm 2 phần chính: I. Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh II. nội dung thực tập Do trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và cán bộ hướng dẫn thực tập. 3 NỘI DUNG I. Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh 1. Giới thiệu về huyện Yên Khánh Yên Khánh nằm ở phía đôngnam tỉnh Ninh Bình, phía bắc và phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng ( tỉnh Nam Định), phía nam giáp các huyện Kim Sơn, Yên Mô, phía tây giáp thành phố Ninh Bình. Huyện Yên Khánh có tổng diện tích tự nhiên là 137,8 km², bao gồm 19 xã và 1 thị trấn, trong đó thị trấn Yên Ninh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của huyện. Trên địa bàn của huyện có rất nhiều tuyến giao thông quan trọng bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Giao thông đường bộ gồm các trục đường: 480c, 480b, 481c, 481e nối Yên Khánh với các địa phương khác ngoài tỉnh. Đặc biệt tuyến đường quốc lộ 10b chạy từ Ninh Bình, nối Yên Khánh với các huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn của tỉnh Thanh Hóa, huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định. Giao thông đường thủy với các con sông chính như: sông Đáy, sông Vạc… Yên Khánh là một trong những huyện mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ với địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa được bù đắp hàng năm. Do cấu tạo địa hình như thế nên tiềm năng chủ yếu phát triển của toàn huyện là nông nghiệp ( trồng lúa, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày ); công nghiệp ( chế biến lương thực- thực phẩm, phát triển các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ. Theo thống kê năm 2009, Yên Khánh có 20 đơn vị hành chính, dân số trung bình là 142.029 người, Mật độ dân số trung bình 1031 người/ km2. với tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 8,46 ‰ Yên Khánh là một trong những huyện có tốc độ tăng dân số tự nhiên thấp so với mức trung bình của toàn tỉnh ( 9,84 ‰). Dân cư trên địa bàn huyện sống tập trung, quay quần theo mô hình làng xã Việt Nam. 4 Năm 2009 tổng nguồn lao động của Yên Khánh là 80.700 người, chiếm 56,9% tổng dân số huyện. Trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2008 ( 72.347 người), ngành nông – lâm nghiệp chiếm khoảng 73,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 16,5%, khu vực dịch vụ chiếm 9,38%. Nhìn chung, huyện Yên Khánh có hệ thống giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, là tiền đề cho việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu và phát triển các nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Yên Khánh là một trong những huyện có thế mạnh về các ngành nghề thủ công truyền thống như: đan mây, tre, nứa, cói… Tuy nhiên, huyện cũng có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, không có rừng, không có tài nguyên, khoáng sản gì đáng kể, không có sản phẩm mũi nhọn, đặc thù, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, công nghiệp – dịch vụ chậm phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp… Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ đòi hỏi cần có sự quản lý, phương hướng đi đúng đặn của các nhà quản lý. 2. Nhiệm vụ và chức năng của UBND huyện Yên Khánh 2.1. Vị trí, chức năng UBND huyện tổ chức và chỉ đạo thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong việc thực hiện quản lý Nhà nước:  Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai - dịch vụ, văn hoá, 5 giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường; thể dục – thể thao, báo chí phát thanh và các lĩnh vực xã hội khác; quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá.  Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.  Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại của người nước ngoài ở địa phương.  Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.  Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ công chức viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ.  Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.  Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật. 6 3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Khánh Sơ đồ tổ chức UBND huyện Yên Khánh UBND huyện Yên Khánh Văn phòng HĐND và UBND Phòng Nội vụ Phòng Công Thương Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Lao động – TB và XH Phòng Tài nguyên và Môi trường Thanh tra huyện Phòng Y tế Phòng Văn hoá và Thông tin Phòng Nông nghiệp và PTNT Phòng Giáo dục và đào tạo Phòng Tư pháp 7 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tham mưu tổng hợp cho UBND huyện về hoạt động của UBND huyện; tham mưu giúp UBND huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỷ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Chuyển chức năng văn thư - lưu trữ Nhà nước, thi đua - khen thưởng về Phòng Nội vụ và tiếp nhận chức năng Dân tộc từ Phòng Dân tộc - Tôn giáo đã giải thể. 3.2. Phòng Nội vụ Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhá nước; cán bộ, công chức xã - thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen thưởng. Được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội, tiếp nhận thêm chức năng văn thư - lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng từ Văn phòng HĐND và UBND huyện chuyển sang và chức năng Tôn giáo từ phòng Dân tộc - Tôn giáo đã giải thể. 3.3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. 8 Được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội, tiếp nhận thêm chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đã giải thể. 3.4. Phòng Tài chính - kế hoạch Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp.Tiếp nhận thêm chức năng quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân từ phòng Công Nghiệp – Thương mại và Khoa học công nghệ chuyển sang. 3.5. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. 3.6. Phòng Văn hóa - Thông tin Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Văn hóa; Gia đình; Thể dục thể thao; Du lịch; Bưu chính, viễn thông và Internet; Công nghệ thông tin; Hạ tầng thông tin; Phát thanh; Báo chí; Xuất bản. Tiếp nhận thêm chức năng Gia đình từ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã giải thể; chức năng Bưu chính, viễn thông và Internet từ phòng Hạ tầng kinh tế chuyển sang và tăng thêm chức năng về Du lịch, Công nghệ thông tin, Hạ tầng thông tin, Phát thanh, Báo chí, Xuất bản. 3.7. Phòng Y tế Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, y tế cơ sở; y tế dự phòng, khám chữa bệnh phục hồi chức năng; y tế cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh, an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế.Tiếp nhận thêm chức năng về Dân số từ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã giải thể. 9 3.8. Phòng Tài nguyên và Môi trường Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; bổ sung thêm chức năng khí tượng, thuỷ văn. 3.9. Phòng Tư pháp Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác. 3.10. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Diêm nghiệp; Thủy lợi; Thủy sản; Phát triển nông thôn; Phát triển kinh tế hộ; Kinh tế trang trại nông thôn; Kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã - thị trấn. Được thành lập trên cơ sở đổi tên Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện. 3.11. Phòng Công thương Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị ), giao thông và khoa học công nghệ. Được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa 02 phòng: Công nghiệp - Thương mại và KHCN và phòng Hạ tầng kinh tế; chuyển chức năng quản lý kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về phòng Tài chính - Kế hoạch; Chuyển chức năng Bưu chính, viễn thông và Internet về phòng Văn hoá và Thông tin. 3.12. Thanh tra huyện Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND 10 [...]... nguyên và Môi trường 10 3.9 Phòng Tư pháp 10 3.10 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 3.11 Phòng Công thương .10 3.12 Thanh tra huyện .10 4 Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây 11 5 Phương hướng phát triển của huyện trong giai đoạn 2010- 2025 .12 II Nội dung thực tập .13 1 Khái quát về phòng tài nguyên – môi trường huyện Yên. .. phòng tài nguyên – môi trường huyện Yên Khánh Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh Có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ... .4 I Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh .4 1 Giới thiệu về huyện Yên Khánh .4 2 Nhiệm vụ và chức năng của UBND huyện Yên Khánh 5 2.1 Vị trí, chức năng 5 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 5 3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Khánh 7 3.1 Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 8 3.2 Phòng Nội vụ .8 3.3 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.. .huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật, bổ sung thêm chức năng phòng chống tham nhũng 4 Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây Nền kinh tế của Yên Khánh là nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp quy mô sản xuất nhỏ,... hoạch nhiệm vụ mới để UBND huyện xem xét, chỉ đạo - Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn để tham mưu cho UBND huyện giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo đúng quy định của pháp luật 17 2 Các công việc thực tập được giao Trong quá trình thực tập tại phòng tài nguyên- môi trường của ubnd huyện yên khánh, em đã được giao... nguyên và Môi trường Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã 15 Quản lý biên chế, phân công nhiệm vụ điều hành và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của. .. liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính,... công tác: - Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ninh bình: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ và công tác khác liên quan đến ngành - Đối với UBND huyện yên khánh: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện Định kỳ (hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm) và đột xuất phải báo cáo kết quả công tác đã triển khai... công nghiệp- dịch vụ Năm 2008, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 732 tỷ đồng, bằng khoảng 9% giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối khá, nhất là dịch vụ, tiếp theo là công nghiệp- xây dựng Theo tính toán của nhóm chuyên gia, trong thời kì 2006-2009 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của huyện đạt bình quân 7,5 %/ năm Chuyển dịch cơ... tác của Ủy ban 13 nhân dân huyện Yên Khánh, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình 1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện . thương 10 3.12. Thanh tra huyện 10 4. Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây 11 5. Phương hướng phát triển của huyện trong giai đoạn. thương 10 3.12. Thanh tra huyện 10 4. Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây 11 5. Phương hướng phát triển của huyện trong giai đoạn

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w