1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố tác động qua lại với ngành du lịch

69 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Làng nghề Bát Tràng thành lập Công ty CP Du lịchDịch vụ Thương mại Làng Bát Tràng với mục tiêu là phát triển du lịch làngnghề một cách chuyên nghiệp để giới thiệu với du khách về văn hoá

Trang 2

Lời mở đầu

Trong thời kỳ kinh tế Việt Nam bước vào thời mở cửa, Việt Nam tagia nhập vào WTO, Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóngmột phần quan trọng vào GDP của đất nước Nhưng bên cạnh đó, ngành

du lịch cũng đứng trước rất nhiều thử thách mới, và nhiều khó khăn trướcmắt cần phải giải quyết

Ngành Du lịch là một ngành kinh tế nhạy cảm, chịu tác động và chiphối từ rất nhiều ngành khác, từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường,dịch bệnh, kinh tế - xã hội, chính trị , chính sách của Đảng và Nhà nước

Để có thể đưa ra những phương hướng và chiến lược sáng suốt và đúngđắn nhằm phát triển ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn,chúng ta cần hiểu rõ những nhân tố tác động đến ngành Du lịch Ở đây, tôixin nêu ra 4 nhân tố chính cùng những tư liệu và lý luận phân tích của bảnthân mong có thể góp một phần vào việc tìm hiểu về ngành Du lịch

Trang 3

Trong tháng 12 năm 2008, lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là242.591 lượt người, tăng 1,3% so với cùng kỳ 2007; khách đến vì côngviệc là 67.239 lượt người, giảm 17,6% so với cùng kỳ 2007; khách đếnthăm thân là 48.190 lượt người tăng 0,4% so với cùng kỳ 2007; kháchđến vì các mục đích khác là 17.975 lượt người, giảm 23,9% so với cùng

kỳ 2007

Trang 4

2 Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2008 đạt

4.253.740 lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007 Trong đó, lượngkhách đến du lịch, nghỉ ngơi là 2.631.943 lượt người, tăng 1% so vớinăm 2007; khách đến vì công việc là 844.777 lượt người, tăng 25,4% sovới năm 2007; khách đến thăm thân là 509.627 lượt người, giảm 15,2%

so với năm 2007; khách đến vì các mục đích khác là 267.393 lượt người,giảm 23,3% so với năm 2007

Một số thị trường khách tăng như: Singapo tăng 14,6%, Malaysiatăng 13,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5%,

Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007 Bên cạnh các nước tăng như ở trên thìcũng có một số nước giảm như: Nhật giảm 6,1%, Hàn Quốc giảm 5,5%,Đài Loan giảm 4,9%, Pháp giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007

Du lịch nội địa: Thu hút khách bằng những sản phẩm mới

10/04/2009

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng,khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam giảm đáng kể.Nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương đã tìm cáchthu hút khách du lịch nội địa bằng những gói sản phẩm

du lịch hấp dẫn với nhiều điểm đến mới, đồng thời đa dạng các sản phẩm

du lịch

Đà Nẵng: tạo nhiều điểm du lịch mới

Trang 5

Nhằm hút khách trong bối cảnh đang có sự suy giảm mạnh, UBND

TP Đà Nẵng quyết định chọn một số địa điểm giải trí lành mạnh cho phéphoạt động về đêm đến 24 giờ, hỗ trợ kinh phí xây dựng các trích đoạntuồng, xây dựng đội múa Chăm để tổ chức các show diễn phục vụ khách

du lịch thường xuyên tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh Thành phố tậptrung phát triển dịch vụ đường sông, khảo sát tuyến mới, đóng mới tàu dulịch, lập các bến bãi thuận lợi và đề xuất chính sách thuế ưu đãi cho cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy UBND TP Đà Nẵng cũng chỉđạo tập trung sửa chữa đường ra bán đảo Sơn Trà để xây dựng các tuyếntham quan mới trong mùa du lịch 2009 Dự kiến sẽ có 4 tuyến được hìnhthành, gồm tuyến vòng quanh bán đảo Sơn Trà từ đường Yết Kiêu lênđỉnh Sơn Trà, ra bãi Bắc và trở về bãi Bụt, với chiều dài 35km Tuyến nàythuận lợi cho việc tổ chức các tour bằng ô tô, xe máy, xe đạp thể thao.Tuyến thứ 2 từ đường Yết Kiêu đến đồi Vọng Cảnh, sau đó xuyên rừngđến bãi Ôm hoặc bãi Tiên Sa với chiều dài 22km (trong đó có 5km xuyênrừng già) rất thích hợp với thanh niên, có thể ngắm nhiều cảnh đẹp và đặcbiệt là khỉ, voọc Tuyến thứ 3 từ bãi tắm Tiên Sa ra bãi Ôm và trở về Tiên

Sa (đi dọc sườn núi phía Bắc bán đảo) có chiều dài 8km, qua rất nhiềusuối Tuyến thứ 4 thăm ngọn Hải đăng Sơn Trà (Đài Hải đăng Tiên Sa) nổitiếng…

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchphối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn triển khai trùng tu, tôn tạo

và nâng cấp các công trình văn hoá, di tích lịch sử, sưu tầm hiện vật vănhoá Chăm, Cơ tu trên địa bàn Các Đoàn ca múa nhạc, Nhà hát TuồngNguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương phục dựng và sáng tạo mới các

Trang 6

vở kịch, trích đoạn, vở diễn trong kho tàng văn hóa dân gian cũng như từhiện thực đời sống để phục vụ du khách Công tác đầu tư du lịch đựơc chútrọng để đưa vào hoạt động và phát huy hơn nữa giá trị các dự án nhưFurama, Sơn Trà Spa & Resort Bên cạnh đó, UBND thành phố còn tíchcực phối hợp tổ chức, giới thiệu sản phẩm du lịch bằng đường hàngkhông, đường biển và đường bộ như tour du lịch đường bộ qua tuyếnhành lang Đông - Tây.

Đa dạng các sản phẩm du lịch

Nha trang

Với chương trình Festival biển 2009 diễn ra tại TP Nha Trang (KhánhHòa) từ ngày 6 đến ngày 12/6/2009, thành phố biển Nha Trang cũng coiđây là một chiêu để thu hút khách du lịch Đại diện UBND tỉnh Khánh Hòacho biết, Festival biển 2009 sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang đậm néttruyền thống của địa phương, như: Lễ hội cầu ngư, thi đấu cờ người, đuathuyền thúng, triển lãm thư pháp những hoạt động khá đặc sắc, lần đầutiên “trình diện” ở Festival này như: đắp tượng cát, biểu diễn dù bay cóđộng cơ, thực hiện tác phẩm điêu khắc từ kim loại phế thải Bên cạnh đó,Festival Biển 2009 sẽ có sự trình diễn và xác lập các kỷ lục quốc gia, như:

“chế biến tô phở lớn nhất Việt Nam”, “Cà phê wifi lớn nhất trên bờ biển”,

“Dàn nhạc dân tộc đông nhất Việt Nam biểu diễn”, triển lãm tranh thêu kỷlục

Hà Nội

Các điểm du lịch làng nghề, một trong những loại hình du lịch hấp

Trang 7

lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tổ chức nhiều loại hình dịch vụ để phục

vụ khách tham quan Làng nghề Bát Tràng thành lập Công ty CP Du lịchDịch vụ Thương mại Làng Bát Tràng với mục tiêu là phát triển du lịch làngnghề một cách chuyên nghiệp để giới thiệu với du khách về văn hoá, lịch

sử cũng như hoạt động của làng gốm hiện tại Bà con trong làng đangmong muốn thành lập một bảo tàng làng gốm theo phương thức xã hội

Hà Nội hiện có 11 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, trong đólàng nghề Vạn Phúc (Hà Đông) và Bát Tràng (Gia Lâm) là hai điểm du lịchtiêu biểu Hàng năm, các làng nghề này đón từ 8000 đến trên 10.000 lượtkhách nước ngoài đến tham quan và hàng chục nghìn lượt khách nội địatìm hiểu nghề thủ công truyền thống và mua sắm hàng hoá Đặc biệt, dukhách châu Âu và châu Mỹ rất ưa thích tìm hiểu các làng nghề truyềnthống Bên cạnh lợi thế xuất khẩu tại chỗ cho khách quốc tế, các cơ sởsản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề còn nhận được nhiều đơn đặt hàng

do khách du lịch mang lại

Sa Pa

Thị trấn Sa Pa (Lào Cai) hiện đang phát triển du lịch theo hướng xãhội hóa với mục tiêu để đồng bào các dân tộc có thể tham gia làm du lịch.Đây được coi là chìa khóa để du lịch Sa Pa phát triển nhanh và bền vững;

vì chỉ có người dân mới gìn giữ, bảo tồn cảnh quan, môi trường họ sống

và vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình hiệu quả nhất Sa Pa có 5

xã làm du lịch và có ban quản lý du lịch Điển hình như xã San Sả Hồ của

Trang 8

người Mông, Bản Hồ của người Tày, Tả Van (người Giáy), Tả Phìn (ngườiMông, Dao) Tới đây, Sa Pa mở rộng mô hình du lịch này ra thêm 6 xã Tạicác xã này, người dân xây dựng những nhà sàn quy mô để khách du lịch

có thể ăn, ở, sinh hoạt cùng gia đình (homestay), và chủ nhà dệt thổ cẩm,làm đồ thủ công mỹ nghệ để bán cho khách Những xã làm được việc nàythì phụ nữ và trẻ em không đến thị trấn bán hàng rong, vì tại xã họ đã códịch vụ tăng thu nhập

Hiện tại, Sa Pa vẫn tập trung khai thác các tiềm năng về văn hóa.Ngành VH, TT và DL Lào Cai đang nghiên cứu mở thêm nhiều lễ hội đểthu hút khách đến xem lễ hội, tìm hiểu các bản sắc văn hóa Sa Pa cũngđang tập trung quảng bá các cảnh quan kỳ thú của Hoàng Liên Sơn đểphục vụ du lịch mùa khô Một Sa Pa mới đang hiện hình, chắc chắn sẽthúc đẩy du lịch nơi đây phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là ngành kinh tếmũi nhọn của Sa Pa và của cả tỉnh Lào Cai

B) Các nhân tố tác động qua lại với ngành Du lịch

Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, trong mỗi loại hình du lich lại cónhiều dạng Nói chung Du lịch là giúp con người thư giãn Vì vậy khí hậu

có tác động đến hầu hết các loại hình du lịch

Ví dụ:

Du lịch biển, phải là vùng biển ấm và không phải là mùa mưa bão…

Trang 9

Du lịch núi, thời tiết phải phù hợp với loại hình du lịch, như vùng lạnh

có sương, có tuyết (khí hậu đặc trưng); vùng ấm không phải mùa mưa…

Du lịch lễ hội, mua sắm, tìm hiểu văn hoá thường là mùa có thời tiếttốt trong năm…

Khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hìnhthành mùa du lịch, vùng du lịch đặc trưng…

- Sự khác biệt khí hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái:

Do có sự khác biệt về hệ sinh thái nên có sự khác biệt về sinh vật(động & thực vật) tại từng vùng riêng biệt Do vậy, có vùng có những loạiđộng, thực vật này nhưng cũng có những vùng không có Đó là điểm giúpcho các loại hình du lịch sinh thái phát triển

- Khí hậu thay đổi dẫn đến mùa du lịch thay đổi:

Ở những nước có sự thay đổi thời tiết, chuyển mùa, như mùa thusang mùa đông lạnh giá khiến cho người ta có xu hướng đến những nước

có khí hậu và thời tiết ấm áp để nghỉ ngơi thư giãn (tránh thời tiết lạnh lẽo

và rét mướt) Từ đó hình thành nên "mùa du lịch"

Thông thường mùa du lịch thường rơi vào những tháng cuối nămhoặc đầu năm sau (từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau) Sau đóthì lại trở về mùa thấp điểm (do có sự tương đồng về thời tiết & khí hậu),

Trang 10

khi các nước đều có mùa hè, mùa thu v.v

Khí hậu không chỉ tác động tích cực đến việc phân chia, hình thànhnhững nét đặc trưng của các loại hình du lịch, thời vụ du lịch mà bên cạnh

đó còn có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến ngành du lịch… Nhữngbiến đổi xấu về khí hậu của Trái đất trong thời gian gần đây đã rung lên hồichuông báo động cho sự phát triển của ngành du lịch

Vậy những tác động đó là gì? Và phải chăng chỉ có khí hậu gây ảnhhưởng đến ngành du lịch theo hướng một chiều không? Ta hãy cùng nhauxem xét và phân tích những tư liệu dưới đây…

Trước nhất là tình trạng nóng lên của Trái đất:

Tình trạng nóng lên trên toàn cầu đang có nguy cơ ảnh hưởng nặng

nề đến hoạt động du lịch, và một số địa chỉ du lịch hấp dẫn rất có khả năng

sẽ bị ngập dưới nước biển do hiện tượng băng tan khiến nước biển dânglên

Tuy nhiên, theo Giám đốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc(UNEP) Achim Steiner, ngành công nghiệp du lịch vừa là đối tượng bị ảnhhưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân góp phần làm tănglượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, việc vận chuyển và một

số hoạt động khác liên quan đến du lịch hiện chiếm từ 4 đến 6% lượng khí

Trang 11

thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tác động của du lịch đối với tìnhtrạng biến đổi khí hậu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, và các vùng

bờ biển, các khu du lịch trên vùng núi cũng như các khu bảo tồn thiênnhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề

Nhìn nhận theo một góc độ nào đó, Du lịch là một ngành công nghiệpkhông khói Nó đơn thuần là một ngành dịch vụ, phục vụ nhu cầu thamquan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, thư giãn,… Nhưng để vận hành được toàn bộmột tour du lịch từ A đến Z cần sự phối hợp của hàng loạt các ngành khác,như giao thông vận tải, xây dựng, nhiên liệu, khí đốt, sản xuất lương thựcthực phẩm,… Để bộ máy đó vận hành thì việc đưa ra môi trường mộtlượng khí thải lớn, những phế phẩm, rác thải là điều không thể tránh khỏi.Nhất là khi xã hội ngày một văn minh hơn, con người ngày càng có nhucầu tận hưởng, thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn Điều đó thúc đẩy Du lịchphát triển và việc đi du lịch trở nên quen thuộc không chỉ với những ngườilắm tiền nhiều của mà ngay cả tầng lớp trung lưu, bình dân trong xã hội…kéo theo tác động xấu của ngành Du lịch đến môi trường ngày một tăng

Và ngược lại khi môi trường xấu đi, khí hậu biến đổi cũng sẽ tác động tiêucực ngược trở lại với ngành Du lịch

Theo như những tư liệu nghiên cứu, báo cáo, tin tức… thì việc biếnđổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến các di sản thiên nhiên và vănhoá thế giới

Trang 12

Những di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới như rạn san hô ởBelize, vườn quốc gia nổi tiếng nằm ở bờ biển phía Tây Nam Phi, nhữngvết tích cổ 600 năm tuổi của Thái Lan và các điểm khảo cổ ở Scotlandngày càng bị đe doạ bởi tình trạng biến đổi khí hậu Một số di sản vô giáđang gặp nguy hiểm do các tác động như; tăng mực nước biển, lũ lụt vàbão Những di sản khác như nhà thờ hồi giáo, các thánh đường, những ditích lịch sử và các cổ vật tại những nơi cổ kính cũng bị đe doạ do nhữngthay đổi về các điều kiện lịch sử và khí hậu.

Những phát hiện trong một báo cáo mới, Atlas về Biến đổi khí hậu docác nhà khoa học thuộc Viện môi trường Stockholm biên soạn với sự trợgiúp của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã chỉ ra nhữngthách thức lớn nhất về biến đổi khí hậu trên thế giới Những phát hiện này

đã được công bố tại Hội nghị lần thứ 12 các bên tham gia Công ước khungcủa Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và cuộc họp lần thứ 2 của cácthành viên tham gia Nghị định thư Kyoto được tổ chức ở Nairobi, Kenya,trên cơ sở những nghiên cứu mới

Theo ông Achim Steiner, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc, kiêm Giámđốc điều hành Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết:

“Việc thích nghi với tình hình biến đổi khí hậu phải tính đến cả những disản thiên nhiên và văn hoá quan trọng Nghiên cứu mới của UNEP và cácthành viên tham gia cho thấy rằng, các rạn san hô ở Ấn Độ Dương bị tổnhại do sự kiện tẩy trắng vào cuối những năm 1990, đang được phục hồinhanh hơn ở các khu vực bảo tồn biển, trong khi những vùng này đang rơivào tình trạng ngày càng tồi tệ do các tác động của quá trình phát triển và

Trang 13

vấn đề ô nhiễm Vì vậy, bây giờ chúng ta phải hành động nhằm tạo ra khảnăng phục hồi nhanh chóng cho các hệ sinh thái quan trọng như các rạnsan hô, để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra Chúng tacũng phải sử dụng sự hiểu biết và kiến thức khoa học của mình để giúpcác nhà quản lý các công trình văn hoá quan trọng như: các tòa nhà vànhững phát hiện khảo cổ Những thiệt hại của các di sản thiên nhiên vănhóa do quá trình biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sinh kế của ngườidân địa phương và đặc biệt tại các nước đang phát triển Hơn nữa cộngvới tình trạng nghèo đói sẽ tạo ra những cơ sở gây ô nhiễm độc hại nhấthành tinh.”

Ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO, Phụ trách Trungtâm di sản thể giới cho biết: “Những biến đổi khí hậu đang tác động đến tất

cả các mặt đời sống của con người và các hệ thống tự nhiên, bao gồmnhững di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Vì vậy, việc bảo vệ và đảmbảo quản lý bền vững những địa điểm này đang trở thành ưu tiên cao nhấtcủa tất cả chính phủ”

Nhiều địa điểm di sản thế giới ở biển là các rạn san hô nhiệt đới, bịtổn hại bởi hiện tượng tẩy trắng – do nhiệt độ đại dương và quá trình axíthoá tăng lên – có thể làm mất đi lượng lớn các rạn san hô Nhiệt độ khíquyển tăng lên cũng gây ra hiện tượng tan băng trên toàn thế giới Đadạng sinh học trên trái đất có thể cũng bị ảnh hưởng do sự di chuyển củacác loài, những thay đổi về thời gian của các chu trình sinh học, sự di trúcủa các loài xâm hại và một số số hiện tượng khác

Trang 14

Sau đây là một số địa điểm văn hoá được nêu bật trong Atlas về biếnđổi khí hậu:

Cộng hoà Séc

Năm 2002, lũ lụt xảy ra ở khắp châu Âu đã gây thiệt hại cho cácphòng hoà nhạc, nhà hát, bảo tàng và các thư viện Theo ước tính, cókhoảng 500 nghìn cuốn sách và các tài liệu lưu trữ bị hư hại Biến đổi khíhậu có thể gây ra tình trạng lũ lụt và thiệt hại nhiều hơn Cộng hoà Sécđược coi là một trong số các quốc gia dễ bị tổn thương

- Ai Cập

-Qait Bey

Những di tích lịch sử của Alexandria gồm pháo đài QaitBey từ thế kỷ

Trang 15

sông Nile, liên quan đến biến đổi khí hậu.

Thái Lan

Ở Đông Bắc Thái Lan, những trận lũ lụt đã gây hư hại cho các tàntích 600 năm tuổi thuộc tỉnh Sukothai và những tàn tích của Ayutthaya,được coi như thủ phủ từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18

Bắc cực và các đảo nhỏ

Toàn bộ nền văn hoá đang gặp rủi ro, bao gồm những người dânbản địa ở Bắc Cực, họ sống dựa vào băng trên biển để săn và đánh bắttruyền thống và những đảo nhỏ nằm thấp dưới mực nước biển nhưTuyalu, đang có kế hoạch di tản để đối phó với tình trạng tăng mực nướcbiển

Scotland, Vương Quốc Anh

Khoảng 12.000 điểm khảo cổ dễ bị tổn thương do xói mòn và tăngmực nước biển, gồm những mỏ muối từ thời trung cổ ở Brora, Sutherland,thuộc thời kỳ đồ đá ở Vịnh Sandwich, Unst và điểm Viking ở Baileshire,phía Bắc Uist

Trang 16

Rạn san hô ở Belize, năm 1842 được Charles Darwin mô tả như “rạnsan hô đặc biệt nhất ở phía Tây Ấn Độ và những vùng lân cận” đã bị tẩytrắng do nhiệt độ mặt nước biển tăng cao và cũng giống như nhiều rạn san

hô khác trên thế giới, có thể sẽ bị mất nhiều hơn do sự gia tăng nhiệt độcủa trái đất

- Belize

-Boston, Hoa Kỳ

Sự kết hợp giữa tình tạng tăng mực nước biển và những trận bãolớn có thể làm tăng đỉnh lũ ở sông Charles và làm ngập chìm những địa

Trang 17

điểm lịch sử nổi tiếng.

Vườn quốc gia Donana

Là điểm di sản thế giới thuộc phía Nam Tây Ban Nha Trong hơn mộtthế kỷ qua, 100 loài thực vật sinh sống trên 50.000 hécta đất ngập nước đã

bị mất do hậu quả của việc sử dụng nước gia tăng Tại thời điểm tương tự,mực nước biển tăng 20cm và theo dự kiến vào cuối thế kỷ 21 sẽ tăng từ

20 cm đến 110 cm, đe doạ đến các di sản thế giới do hậu quả của hiệntượng xâm mặn

Di sản thế giới khu vực Cape Floral, Nam Phi.

Điểm có diện tích hơn 550.000 hécta đất, là nơi có đa dạng thực vậtnổi tiếng đang bị đe doạ bởi những thay đổi về độ ẩm của đất và hiệntượng mưa rào vào mùa đông

Vườn quốc gia Huascaran, Peru

Tình trạng tan băng nhanh đang làm tăng nguy cơ bùng nổ hồ băng,

đe doạ đến khu vực gần điểm văn hoá được gọi là Chavin de Huantar, lànơi có những kho báu thời tiền Inca, gồm các thánh đường từ năm 900trước công nguyên

Trang 18

- Chinguetti

-Nhà thờ hồi giáo Chinguetti, Mauritania.

Một địa điểm di sản thế giới nằm trên rìa sa mạc Sahara, là nơi tậptrung những tác phẩm viết tay của đạo Hồi cũng như nhà thờ hồi giáo ởthế kỷ thứ 13 đang bị đe doạ do sự xâm lấn mạnh mẽ của sa mạc do biếnđổi khí hậu

Đảo Herschel, Canada

Những khu định cư trên đảo của người săn cá voi vào thế kỷ 19,thuộc vùng Yukon, hiện nằm trong danh sách di sản thế giới của Canadabởi giá trị văn hoá nổi tiếng của chúng Tuy nhiên, sự suy giảm của tầngđất đóng băng vĩnh cửu đang gây ra tình trạng sụt lún đất

Trang 19

Du lịch với những chiếc máy bay to tiêu tốn nhiều năng lượng, những khu liên hợp khách sạn cao cấp với máy điều hòa nhiệt độ và

hồ bơi có hệ thống lọc bằng các hóa chất tất cả đều là những nguy

cơ đe dọa tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu

Trưởng đại diện Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)Stefanos Fotiou cho biết: “Chúng ta phải xem xét tác động của du lịch đốivới sự thay đổi khí hậu Du lịch không thể phát triển bền vững mà khôngchú ý đến những thách thức của sự biến đổi khí hậu”

Số liệu thống kê gần đây nhất của Tổ chức Du lịch quốc tế LHQ(UNWTO) cho thấy, ngành công nghiệp không khói đang tiếp tục tăngtrưởng mạnh Trong 8 tháng đầu năm 2007, đã có 610 triệu lượt khách dulịch quốc tế, tăng 32 triệu so với cùng kỳ năm ngoái Và con số này dự kiến

sẽ đạt mức 1,6 tỷ vào năm 2020

Các chuyên gia của UNWTO cho hay, ngành du lịch đang chịu mộtphần trách nhiệm đối với sự biến đổi khí hậu, làm cho môi trường xuốngcấp và về lâu dài, có thể ảnh hưởng đến chính khả năng khai thác du lịch.Hay nói cách khác, ngành du lịch có thể vừa là nạn nhân, vừa là tác nhângây ra sự thay đổi khí hậu

Tại hội nghị về thị trường du lịch thế giới tổ chức tại Luân Đôn mớiđây, có ít nhất 60 bộ trưởng du lịch trên thế giới thông qua một bản tuyên

bố với cam kết “phối hợp hành động chống lại sự thay đổi khí hậu” Thỏathuận này được thiết lập với mục tiêu điều chỉnh hoạt động ngành du lịch

để thích nghi với sự thay đổi khí hậu, bằng cách hạn chế sử dụng các ứng

Trang 20

dụng công nghệ có chọn lọc và huy động kinh phí giúp đỡ những nướcnghèo, có kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành công nghiệp du lịch Thực tế,

du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của 46/50 quốc gia kém phát triểnnhất thế giới

Tuy tuyên bố chung không đặt ra những mục tiêu cụ thể nào, nhưngđều tập trung vào nhận thức của chính phủ các nước về tầm quan trọngcủa sự cân bằng giữa du lịch và thay đổi khí hậu Hay nói cách khác là vìmục tiêu phát triển bền vững Theo lời của ông Geoffrey Lipman, Cố vấnđặc biệt của Tổng thư ký UNWTO: “Đó chính là bước đi đầu tiên để tiếnđến đạt được mục tiêu Chúng ta không thể có mặt ở đây nếu chúng takhông cam kết hưởng ứng vấn đề toàn cầu này”

Là một nước dựa vào du lịch, Sri Lanka đang đi đầu trong việc cảithiện môi trường, đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu Bộ trưởng Dulịch Sri Lanka Renton de Alwis khẳng định, với 30% diện tích được baophủ bởi những khu rừng ẩm ướt và là “ngôi nhà” của 3.000 con voi châu Á,Sri Lanka cam kết sẽ trở thành một lá phổi của trái đất, một quốc gia đadạng sinh học và hoàn toàn không có khí thải cacbon dioxit

Ông Alwis nhấn mạnh: “Quần thể động thực vật bản địa đã tạo nênmột hệ sinh thái độc đáo ở Sri Lanka Đây là một lợi thế nhưng và cũng lànhiệm vụ đối với chúng ta”

Để thực hiện điều đó, Sri Lanka đã đề ra một số luật lệ và thói quencho lĩnh vực du lịch như tăng cường việc tái trồng rừng và khuyến khíchngười dân lựa chọn sử dụng các nguồn năng lượng khác, với phương

Trang 21

châm:“Với sự lựa chọn của mình, bạn sẽ giúp ngành du lịch đối phó với

sự thay đổi khí hậu”

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó tác động qua lại với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, trong đó quan hệ giữa du lịch và môi trường gắn kết hữu cơ với nhau: sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ khi môi trường được bảo vệ.

Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo và tái tạo tài nguyên du lịch sẽlàm tốt lên chất lượng môi trường du lịch, làm tăng sức hấp dẫn tại cácđiểm, khu du lịch Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có cácbiện pháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến việc phá vỡ cânbằng sinh thái, gây nên sự giảm sút chất lượng môi trường, sự đi xuốngcủa hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khuvực đó

1 Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tíchcực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địaphương nói riêng Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làmtăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt độngbảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt động của các làng nghề truyềnthống…

Trang 22

- Đối với môi trường tự nhiên:

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống hoặc sửdụng không hiệu quả Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từcác hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên )

Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực pháttriển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được ápdụng

Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờnhững dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảotồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch

Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các

dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồnước, thác nước nhân tạo…

Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu nhưcác giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ được áp dụng (ví dụ như đối vớicác làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành khu

du lịch biển )

- Đối với môi trường nhân văn xã hội

Trang 23

Góp phần tăng trưởng kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩutại chỗ).

Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng đồng dân

cư địa phương

Góp phần cải thiện điều kiện về hạ tầng và dịch vụ xã hội cho địaphương (y tế, thông tin, vui chơi giải trí) kèm theo các hoạt động phát triển

du lịch

Bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệthuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phongtục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từhoạt động du lịch

Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt vănhóa truyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội.Nhiều lễ hội truyền thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấpthành các lễ hội du lịch, thu hút số lượng lớn khách từ các vùng miền kháccùng tham gia

2 Ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch lên môi trường

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những

Trang 24

tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanhtrong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công

cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự giatăng áp lực đến môi trường Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quánhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lýnên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trư-ờng, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài

- Đối với môi trường tự nhiên

Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ởcác trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất,nước Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày (ví dụ như ở chùaHương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưngkhối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%

Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển thường sử dụngnhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theođầu người thường lớn hơn đối với người dân địa phương Cùng với việctăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăngnhanh (trung bình khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa,

200 - 250 lít /ngày đối với khách quốc tế) Điều này sẽ làm tăng mức độsuy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt

ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa

Trang 25

giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép Hiện tượng này đã quan sátthấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như: Hạ Long, ĐồSơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vàomùa du lịch.

Tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven biển vốn đã rất hạnchế tại vùng ven biển, miền núi trung du… do bị khai thác sử dụng chomục đích xây dựng các bến bãi, hải cảng, nuôi trồng thủy sản và phát triển

đô thị

Các hệ sinh thái và môi trường đã rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương

do sức ép của phát triển du lịch Tài nguyên thiên nhiên như: các rạn san

hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn; nghề cá và các nghề sinh sống kháctrên các đảo có thể bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển dulịch không hợp lý Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặcbiệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốcgia bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới

Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: các khu rừng nhiệtđới, thác nước, hang động, cảnh quan… thường rất hấp dẫn đối với dukhách, nhưng cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi pháttriển du lịch đến mức quá tải, đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinhvật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như: san hô, đồimồi… bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buônbán mẫu vật… của khách du lịch

Trang 26

Ngoài ra, cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã

có thể bị ảnh hưởng do lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểmtrong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ ) của động vậthoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

- Đối với môi trường xã hội - nhân văn:

Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trêncác vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúcvới các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động vănhóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản vềlối sống Ví dụ như tình trạng trẻ em lang thang bán hàng rong ngoài thịtrấn Sa Pa (Lào Cai) như hiện nay đang đe dọa phá vỡ sự gắn kết chặtchẽ vốn có giữa trẻ em với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làmtổn thương đến các giá trị truyền thống đã được thiết lập trong cộng đồngdân tộc

Các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằngcác vật liệu dễ bị hủy hoại, ví dụ như di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) do tácđộng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam Các di sản này thườngphân bố trên diện tích hẹp, dễ bị xuống cấp khi chịu tác động thêm củakhách du lịch tới thăm nếu không có các biện pháp bảo vệ

Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳcao điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ

Trang 27

sở hạ tầng của địa phương; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu vềcung cấp nước, năng lượng của hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thảirắn vượt quá khả năng của địa phương Điển hình của tình trạng này làvào các dịp nghỉ lễ dài ngày như tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cát Bà (HảiPhòng) vừa qua.

Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinhmâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống ở địa phương

Mâu thuẫn nảy sinh giữa những người làm du lịch với dân cư địa ương do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợpchưa được công bằng

ph-Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với những tácđộng tiêu cực đến môi trường Nếu trong quá trình phát triển, các tác độngtiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện phápbảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môitrường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững Do vậy, trongquá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo

vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược pháttriển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lich cụ thể

***

Dịch bệnh là mối đe doạ rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tất

cả các quốc gia Dịch bệnh mang đến chết chóc, gây chao đảo kinh tế, bất

Trang 28

ổn chính trị, rối ren xã hội, huỷ hoại văn hoá… Xã hội ngày càng văn minh,kinh tế ngày càng phát triển, các ngành công nghiệp nặng đua nhau ra đời,việc chạy đua vũ trang, chiến tranh sinh học, Tất cả những cái đó manglại những dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử… Sự xuất hiện của nhữngcăn bệnh nan y như ung thư, HIV, SARS, virus H5N1, H1N1,… và nhữngbiến thể không kiểm soát được xuất hiện và lan rộng trên thế giới, reo rắctang thưong và lo sợ lên toàn nhân loại…

Liệu trong một bối cảnh như vậy có một ai còn nghĩ đến việc đi chơi,nghỉ dưỡng, thưởng thức cuộc sống, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ,

… khi trước mắt là hàng loạt những nguy hiểm, những mầm bệnh chựcchở ở những vùng đất mình sắp đặt chân đến… Chính vì thế Du lịch chịutác động mạnh mẽ từ dịch bệnh…

Sau đây là một số tư liệu tiêu biểu vể sự ảnh hưởng của dịch bệnhđến ngành Du lịch:

Dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến du lịch

Ngày 27-1-2004, Chi nhánh Công ty Liên doanh Du lịch Apex VN tại

Hà Nội nhận được thông báo chính thức hủy tour leo đỉnh Phăngxipăngcủa một đoàn hơn 20 khách du lịch Nhật Bản vì cúm A Theo phản ánh củacác công ty du lịch, lượng khách giảm chủ yếu là từ các nước Âu – Mỹnhưng khách du lịch Nhật Bản cũng giảm mạnh vì người Nhật thường rấtthận trọng Riêng Công ty Apex VN (chỉ đón khách Nhật) đã bị hủy một sốđoàn với khoảng 200 khách Nhật Bản

Trang 29

Ông Trương Nam Thắng, Giám đốc Chi nhánh Công ty Liên doanhDịch vụ Du lịch OSC – SMI, cho biết lượng khách Âu - Mỹ - Nhật của công

ty đã giảm 25% – 30% so với cùng kỳ năm ngoái Giám đốc Công ty Dulịch Việt Nam tại Hà Nội, ông Lưu Nhân Vinh, cho biết một số đoàn khách

du lịch từ châu Âu dự định đến Việt Nam qua công ty đã hủy chuyến vôthời hạn

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Tuấn Cảnh,Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết những biện pháp đầu tiênđược đưa ra bước đầu có thể là sẽ yêu cầu các khách sạn, các cơ sởphục vụ du lịch theo tour, tuyến hạn chế việc giết mổ gia súc mà chủ yếu

sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến Theo ông Cảnh, dịch cúm gà sẽkhông có tác động nặng nề như dịch SARS trước đây nên: “việc xem xétđưa ra các giải pháp trước mắt phải có mức độ”

Nhiều khách nước ngoài đã bắt đầu hủy các chuyến du lịch tới Việt Nam, nhiều công ty du lịch cũng đang trong tình trạng lo lắng dịch cúm gà sẽ có khả năng gây ảnh hưởng như dịch SARS.

Trao đổi với TS, một số công ty du lịch đều cho biết, nhiều kháchnước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu hủy chuyến và họ e ngại tình hìnhnày sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu như kiểu dịch SARS hồi năm ngoái ÔngĐào Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch của Công ty Du lịchDịch vụ Hà Nội Torseco cho biết: ""30% lượng khách nước ngoài đầunăm nay của chúng tôi đã hủy chuyến vào Việt Nam Chúng tôi đang engại con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nếu những diễnbiến của dịch cúm gà và virus H5N1 tiếp tục lan rộng Mặt khác, khách

Trang 30

nước ngoài lại là những đối tượng cực kỳ quan trọng của chúng tôi Tuynhiên, chúng tôi hy vọng tình trạng này sẽ không tiếp tục diễn biến xấu vàgây ảnh hưởng nghiêm trọng như dịch SARS hồi năm ngoái, lúc đó lượngkhách nước ngoài của chúng tôi giảm xuống gần bằng 0.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung vào một số hoạt động hútkhách du lịch trong nước, tăng cường chuẩn bị các đợt khuyến mãi, quảng

bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, đây được xác định là nhóm khách hàngrất tiềm năng Riêng đợt đầu năm nay, lượng khách đi chùa Hương củachúng tôi đã có những dấu hiệu tăng mạnh""

Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển củaVietravel đưa ra những nhận xét lạc quan hơn: ""Dịch cúm gà đã bắt đầuảnh hưởng đến việc kinh doanh của chúng tôi tuy chưa lớn Khoảng 50 dukhách nước ngoài đặt chuyến dịp đầu năm mới này đến Việt Nam đã hủychuyến Tuy nhiên, tin đáng mừng là lượng khách trong nước của chúngtôi từ mùng 1 Tết đến nay đều tăng rất khả quan Riêng lượng khách nộiđịa là trên 1.000 người, khách Việt Nam ra nước ngoài là 2.900 người(năm ngoái là chỉ 1.100 khách) và khách nước ngoài vào Việt Nam cũngđạt trên 270 người, chủ yếu là từ Nhật Bản và các nước trong khu vực.Tuy nhiên, để đề phòng dịch cúm A này lan rộng và có những ảnh hưởngxấu đến hoạt động du lịch như dịch SARS năm vừa qua (Vietravel giảm30% lượng khách nước ngoài), chúng tôi sẽ tập trung hơn vào việc thu hútkhách nội địa, khách nước ngoài đến Việt Nam vì mục đích công việc và

mở rộng các tour cho người nước ngoài đang ở Việt Nam""

Ngành du lịch Châu Á chuẩn bị đối phó tác động của cúm heo.

29/04/2009

Trang 31

Ngành du lịch tại châu Á vốn đang phải khó khăn đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nay lại chịu thêm tác động của dịch bệnhcúm heo Tuy nhiên, thông tín viên Ron Corben của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ

từ Bangkok tường trình rằng các chuyên gia ngành du lịch phân tích rằngkinh nghiệm đối phó với dịch bệnh SARS năm 2003 ở châu Á, tức Hộichứng Hô hấp Cấp tính Nặng, có thể sẽ giúp ngành du lịch của khu vựcnày nhanh chóng khắc phục được tình trạng ế ẩm

Người phát ngôn Hiệp hội Du h ành Châu Á- Thái bình dương JohnKoldowski Ngành hàng không và giới hữu trách cửa khẩu ở các nước châu

Á đang theo dõi sát hành khách đến, với hy vọng có thể phát hiện và cách

ly những người bị nhiễm virút cúm heo

Người phát ngôn của Hiệp hội Du hành Châu Á-Thái bình dương,ông John Koldowski nói rằng trước đó đã có những hy vọng là ngành duhành của khu vực sẽ phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào khoảngcuối năm nay, nhưng giờ đây viễn cảnh này xem ra không chắc chắn

Ông Koldowski nói: “Sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ nhanhchóng của việc đối phó với dịch bệnh này, khi nào thì tình trạng an toànmới được xác nhận, và mức độ nhanh chóng của ngành du hành củachúng tôi trong việc khôi phục lại niềm tin nơi khách hàng Trong tìnhhuống tốt nhất thì cũng phải mất 2 hay 3 tháng, còn trong tình huống xấunhất thì phải mất đến 6 tháng hoặc hơn.”

Viên chức ở sân bay theo dõi máy đo thân nhiệt hành khách cácchuyến bay quốc tế đến sân bay Incheon ở Nam Triều Tiên hôm 28 tháng

4 năm 2009

Trang 32

Ông Brian Sinclair-Thompson là chủ tịch Hội đồng Đại diện NgànhHàng không tại Thái Lan Ông nói rằng giới hữu trách ngành vận tải đã

‘hành động đúng’ trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan

Ông Sinclair-Thompson nói rằng ngành du hành và chính phủ củacác nước đã có được những kinh nghiệm trong quá trình đối phó với cuộckhủng hoảng về dịch bệnh vào năm 2003, khi Hội chứng Hô hấp Cấp tínhNặng, gọi tắt là bệnh SARS, bột phát trong khu vực này

Ông Thompson nói: “Tôi cho rằng chúng ta đã học được nhiều kinhnghiệm trong lần đối phó với dịch bệnh SARS và hiện nay chúng ta đượctrang bị tốt hơn để có thể phối hợp với nhau nhằm bảo đảm về an toàn y

tế cho ngành vận tải công cộng, với các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn

và theo dõi dịch bệnh được triển khai đầy đủ.”

Tuy nhiên ông Thompson nói rằng chưa rõ là ngành hàng không sẽmất bao lâu mới hồi phục Do tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay trênkhắp thế giới, nhiều khách du hành trong năm nay chỉ đặt vé máy bay khigần tới ngày khởi hành Tình hình đó khiến cho việc dự đoán xu hướngkhó chính xác hơn

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế hồi đầu tuần này nói rằng sốlượt hành khách đi máy bay giảm 11% trong tháng 3, do ảnh hưởng củatình hình kinh tế khó khăn Khu vực châu Á-Thái bình dương dẫn đầu vềmức giảm sút với hơn 14% suy giảm trong mức cầu Số lượt hành khách ởkhu vực Bắc Mỹ giảm hơn 13%

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế trước đó phỏng đoán là số lượthành khách đi máy bay sẽ giảm đi 2% trong năm nay, và sẽ phục hồi trở lại

Trang 33

trong năm 2010 Tuy nhiên giờ đây, phỏng đoán đó có thể phải được sửađổi lại.

Các hãng hàng không đã thua lỗ gần 8,5 tỉ đôla trong năm 2008 Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế trước đó ước tính rằng mức lỗ của các hãng hàng không sẽ giảm xuống còn khoảng 5 tỉ đôla trong năm nay.

Vốn vẫn còn "ốm yếu" bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ tháng9-2008 đến nay, các hãng hàng không và du lịch lại đối mặt với mối đe dọacủa dịch cúm heo

Những dấu hiệu đáng ngại đã xuất hiện khi chỉ số chứng khoán củacác hãng hàng không như Air France-KLM, British Airways, Lufthansa,Japan Airlines, Cathay Pacific và các công ty du lịch sụt giảm hàng loạttrên thị trường chứng khoán từ những ngày đầu tuần Giới đầu tư lo ngại

du khách và doanh nhân hủy bỏ các chuyến đi bằng đường hàng không

Với giả thuyết cúm heo bùng phát ở Mexico, các hãng hàng khôngcủa Mỹ và khu vực Mỹ Latin sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nềnhất Tiếp đến là các hãng hàng không của châu Âu Các hãng hàngkhông châu Á ít bị tác động hơn do ít có đường bay gắn với khu vực Trung

Mỹ Một tháng trước, IATA dự đoán năm 2009 sẽ là một trong những nămtồi tệ nhất của ngành hàng không

Trong lĩnh vực du lịch, các hãng du lịch tỏ ra thận trọng trong tìnhhình dịch bệnh Phản ứng đầu tiên của hãng du lịch cỡ lớn TUI (Đức) làquyết định tránh toàn bộ các chuyến đi đến Mexico cho đến ngày 4-5, đồngthời cho toàn bộ các hành khách đăng ký hành trình du lịch đến Mexicođược chuyển đổi điểm đến thay thế

Trang 34

Hãng Thomas Cook của Anh thông báo hủy bỏ toàn bộ các chuyến

du lịch đến Cancun, một khu du lịch biển nổi tiếng nhất Mexico Thậm chíThomson, một hãng du lịch khác ở châu Âu, còn dự kiến kế hoạch di dờicác khách hàng của họ ra khỏi điểm đến này

Trong khi đó tại Mexico, các khách sạn trở nên trống vắng hơn baogiờ hết! Tỉ lệ đặt phòng tại các khách sạn lớn ở trung tâm Mexico sụt giảmmạnh và chỉ dao động từ 11-15%, trong khi thông thường các khách sạnnày ở mức trên 75%, thậm chí đạt 80%

Theo Cơ quan du lịch Mexico, khách du lịch, trung bình hơn 20 triệu

du khách/năm, đang cố gắng tìm cách rời khỏi Mexico càng sớm càng tốt

Và ngay cả sinh viên cũng cố tìm đường thoát khỏi Mexico do lo ngại dịchbệnh và các chuyến bay có thể bị hoãn trong những ngày tới

Theo Phòng Thương mại - du lịch Mexico, kể từ khi cúm heo bùngphát, ít nhất 18 đoàn khách với khoảng 2.500 người thông báo hủychuyến Đây là số du khách đến từ các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Bỉ vàmột số nước khác Juan de Dios Barba, một quan chức Mexico, khẳngđịnh sẽ còn nhiều thông báo hủy chuyến, chiếm gần 60% trong bốn tuầntới

Năm 2003, dịch bệnh hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) đãtác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch thế giới Cùng nămnày, giao thông hàng không của các hãng hàng không khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tâm điểm của dịch bệnh SARS, sụt giảm gần 50% TheoHiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) có khoảng 230 hãng hàngkhông thành viên và chiếm 93% giao thông hàng không quốc tế IATA

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w