1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TH) một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn

13 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Viết Câu, Đoạn Văn
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại Đề Tài Sáng Kiến
Năm xuất bản 2019
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 54,67 KB

Nội dung

Tiếng Việt là môn học trọng tâm, có vị trí quan trọng trong nội dung chương trình và cũng là môn học chiếm thời lượng lớn nhất trong thời gian học tập ở trường của học sinh Tiểu học.Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản từ bài nói, thành bài viết đoạn văn ngắn. Thông qua đó học sinh thực hiện quá trình tư duy, chiếm lĩnh tri thức, thể hiện cảm xúc, hình thành nhân cách của các em qua bài viết. Ngôn ngữ (dưới dạng nói ngôn bản và dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG TIỂU HỌC

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn cho

học sinh lớp 3B, trườngTiểu học ”

Thuộc lĩnh vực: GIÁO DỤC

Người thực hiện:

Chức vụ: Giáo viên Tiểu học

Đơn vị công tác: Trường TH ; huyện , tỉnh

, tháng 4 năm 2019

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện ; tỉnh

Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Tŕnh độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rơ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

01 04/10/1971 Trường

TH

Giáo viên Tiểu học

Đại học Tiểu học

100%

Là tác giả, đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn cho học sinh lớp 3B, trường Tiểu học ”

I Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.

II Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Lĩnh vực Giáo dục

III.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

- Ngày 15 tháng 09 năm 2018

IV.Mô tả bản chất của sáng kiến

- Lí do chọn sáng kiến

Tiếng Việt là môn học trọng tâm, có vị trí quan trọng trong nội dung chương trình

và cũng là môn học chiếm thời lượng lớn nhất trong thời gian học tập ở trường của học sinh Tiểu học.Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác Qua tiết Tập làm văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản từ bài nói, thành bài viết đoạn văn ngắn Thông qua đó học sinh thực hiện quá trình tư duy, chiếm lĩnh tri thức, thể hiện cảm xúc, hình thành nhân cách của các em qua bài viết Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết Nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn (Tập làm văn) cho học sinh lớp 3, chính làtạotiền đề cho Học sinh học tốt môn Tập làm văn ở lớp 4

Trang 3

Để tiếp tục nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo viên và Học sinh, dạy học theo hướng chủ động và tích cực, với những kinh nghiệm giảng dạy lớp 3 tôi đã quyết định

tìm hiểu, nghiên cứu phân môn Tập làm văn lớp 3 về: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học ”.

IV 1 Đặc điểm tình hình

- Đầu năm họclớp 3, có 4 em còn gặp khó khăn khi viết chữ.Khi nghe viết chính tả, các em không kịp tốc độ viết (thường sai về độ cao, lỗi chính tả…)

IV 2 Khảo sát thực trạng

a Sách giáo khoa

Chương trình có 35 tuần thực học Các tuần học được gắn tên các các chủ điểm Trong các chủ điểm có các bài Tập đọc, Luyện từ và câu… có liên quan mật thiết đến bài làm Tập làm văn cuối tuần Ví dụ: Tuần 5 - tuần 6 chủ điểm: Tới trường, thì tiết Tập làm văn của Tuần 6 có bài - Viết về buổi đầu em đi học

- Viết về người hàng xóm (Chủ điểm Cộng đồng - Tuần 8)

- Viết về cảnh đẹp đất nước (Chủ điểm Bắc - Trung - Nam - Tuần 12)

- Viết về tổ em (Chủ điểm Anh em một nhà - Tuần 15)

- Viết về người lao động trí óc (Chủ điểm Sáng tạo - Tuần 22)

- Viết về buổi biểu diễn nghệ thuật (Chủ điểm Nghệ thuật - Tuần 23)

- Viết về một ngày hội (Chủ điểm Lễ hội - Tuần 26)

- Viết về một trận thi đấu thể thao (Chủ điểm Thể thao - Tuần 29)

- Viết về bảo vệ môi trường (Chủ điểm Ngôi nhà chung - Tuần 32)

Đặc biệt phân môn Tập làm văn lớp 3 có sự đan xen khá hợp lí: Tuần học kể chuyện (các em được nghe để kể lại thường ngắn gọn, có nội dung vui nhộn, hài hước

và gắn với chủ điểm đã học); tuần thực hành nói về chủ điểm; tuần sau viết lại những điều đã nói ở tuần trước (từ 5 đến 7 câuở học kì I; 7 đến 10 câu ở học kì II)

Trong năm học, các em thực hành viết 13 bài (đoạn văn) Trong đó có 4 bài (tập viết thư và viết thư cho bạn, người thân); 1 bài viết giới thiệu về tổ em; còn lại 9 bài viết bài (đoạn văn) về các chủ điểm đã học

Trang 4

Trong số các bài viết ở trên, chỉ có bài: Viết giới thiệu về tổ em; Viết về một trận thi đấu thể thao được dạy trong một tiết trọn vẹn Các bài còn lại chỉ được dạy trong nửa tiết (1 nửa dành cho học sinh nói - theo gợi ý trong SGK; nửa tiết còn lại dành cho học sinh viết lại những điều vừa nói)

b Học sinh

Qua thực tế giảng dạy ở lớp, với phân môn Tập làm văn, tôi thấy Học sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi viết câu, viết đoạn văn (mặc dù các đoạn văn viết đều theo chủ điểm học trong tuần), hay mắc lỗi chính tả, việc hiểu nghĩa và sử dụng từ ngữ, liên kết các câu tạo thành đoạn văn còn lúng túng Có em còn băn khoăn không biết bắt đầu viết bài thì nên viết gì, viết thế nào, nên nội dung bài viết còn sơ sài, chủ yếu liệt kê

sự việc, kể vụn vặt (kể theo ý thích của mình), khi viết sử dụng dấu câu chưa đúng, hay lặp lại từ, hầu hết các em chỉ biết trả lời ngắn gọn theo câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa mà chưa sáng tạo, chưa biết phân biệt cách viết văn thành ba phần rõ ràng Nhiều Phụ huynh học sinh thay vì hướng dẫn con học, đã mua quyển văn mẫu cho con, học sinh thụ động, viết theo khuôn mẫu nhất định Thậm chí, có một học sinh còn bỏ trống phần viết Tập làm văn ở bài thi cuối học kì I

IV 3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Trình độ tư duy của các em còn hạn chế, nhận thức chậm, kinh nghiệm sống còn ít, một số em thấy khó nên lười viết bài Một vài bài trong chương trình đề văn ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội;Thể thao; Buổi biểu diễn nghệ thuật…(mặc dù đã có điều chỉnh) vì thế Học sinh không nắm bắt được thông tin, bài làm không đạt hiệu quả cao Một số em còn lệ thuộc vào quyển văn mẫu: Đọc; học thuộc; chép nguyên văn bản bài văn mẫu thành bài văn viết của mình và nộp cho thầy, cô giáo

Trong phân phối chương trình học một tuần chỉ có 1 tiết Tập làm văn, lại không có tiết học nào dành cho việc trả bài viết văn của học sinh, rút kinh nghiệm cho học sinh sau mỗi bài viết đó Đây cũng là vấn đề khó khăn cho cả thầy và trò, vì phân môn Tập làm văn (viết văn) của học sinh không thể thiếu được trong kì thi: Cuối học kì I và kì thi cuối năm (bài viết văn được chấm và đánh giá bằng điểm số: tổng là 6 điểm và viết trong thời gian là 25 phút)

Từ thực tế trên tôi thấy dạy: Viết câu, đoạn văn cho học sinhchưa đáp ứng được mục tiêu của giờ học Kết quả khảo sát ở những tháng học đầu tiên thể hiện rất rõ:

HS có kĩ năng viết văn tốt HS bước đầu có kĩ năng

viết văn

HS chưa cókĩ năng viếtvăn

Trang 5

3/36 = 8,3% 13/36 = 36, 1% 20/36 = 55, 6%

Kết quả chưa tốt, luôn thôi thúc tôi phải tìm ra:“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học ” để

kịp thời khắc phục những hạn chế khó khăn của Học sinh, đồng thời hoàn thành được mục tiêu của môn học

IV 4 Giải pháp thực hiện

a.Xác định trọng tâm đề bài; phác họa nét chính “khung xương”

- Với mỗi bài viết văn, tôi giúp Học sinh xác định đúng trọng tâm đề bài (nội dung chính để kể); phác họa những nét chính “khung xương” để các emdễ áp dụng, viết không lộn xộn và sáng tạo trong bài viết của mình

- Viết câu mở đầu (Giới thiệu đối tượng cần viết)

- Viết câu phát triển đoạn văn (Kể về đối tượng- Đây là nội chính, cần kể sâu hơn)

- Viết câu kết thúc (Tình cảm, suy nghĩ, mong ước của mình về đối tượng) Khi học sinh biết viết theo một trình tự quy định, đó cũng là nền tảng để các em biết viết văn

ở các lớp học cao hơn

Ví dụ: Hãy viết về một người hàng xóm

Giới thiệu về

người hàng

xóm

Người hàng xóm tên là gì?

Bao nhiêu tuổi? Ở đâu Làm công việc gì?

Trang 6

Đặc điểm chính người hàng xóm

Đặc điểm bề ngoài: Nét đẹp, nét chính: Hình dáng; tóc, da, đôi mắt…

Tính cách: Hiền lành, chăm chỉ…

Cử chỉ: Hay giúp đỡ mọi người…

Mong muốn tình cảm gắn bó với người hàng xóm

Quý mến, trân trọng người hàng xóm Cảm nghĩ, về người hàng xóm

b Giúp học sinh tích lũy vốn từ và hiểu nghĩa của từ, ghi chép sổ tay

- Để viết được câu văn hay, giàu hình ảnh… nhất thiết phải có vốn từ phong phú Vốn từ này được cung cấp trong tiết học: Luyện từ và câu và trong các giờ Tập đọc Vào cuối tuần, tôi giao cho học sinh về nhà đọc các bài của tuần học: Tập đọc; Chính tả; Luyện từ và câu, sau đó làm bài tập theo yêu cầu Các bài tập đó lần lượt được chữa bài vào 15 phút đầu giờ học, sau đó Học sinh ghi vào sổ tay của mình (lưu giữ)

- Các từ ngữ được chú giải trong tiết Tập đọc và một số từ trong bài học, luôn được tôi cung cấp kịp thời, giúp các em hiểu được nghĩa của từ, để vận dụng viết câu đúng Đặc biệt với các bài Tập đọc có liên quan đến chủ đề viết văn của học sinh, thì ngoài câu hỏi trong bài ra tôi cho Học sinh tìm thêm từ, và câu văn hay, giúp Học sinh biết vận dụng vào viết câu, viết đoạn văn

+ Ví dụ học chủ điểm: “Nghệ thuật”

- Tìm các từ ngữ để miêu tả cái hay của tiết mục xiếc, ảo thuật? (vui nhộn, dí dỏm, biến hoá bất ngờ, dẻo dai, khéo léo, thú vị)

+ Ví dụ học chủ điểm: “Lễ hội”

+ Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả người đi xem hội? (đông như nước chảy, quây kín, trèo lên cây xem cho rõ (Hội vật), nườm nượp người đi xe (Đi hội chùa Hương)

+ Tìm từ ngữ tả không khí tưng bừng, sôi nổi của lễ hội? (Chiêng khua trống đánh vang lừng (Hội đua voi ở Tây Nguyên), tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giă (Hội vật)

Trang 7

+ Tìm các từ ngữ miêu tả các động tác, hoạt động của người và vật trong lễ hội? (lao đầu chạy, phóng như bay (Hội đua voi ở Tây Nguyên); giữ cho thuyền không bị nghiêng ngả, đi đúng đường đua (Hội bơi trải), đánh trước dứ sau, nhấc bổng, gò lưng, xoay xoay, chống đỡ; lăn xả, đánh ráo riết (Hội vật)…

c Cung cấp tranh ảnh đa dạng, phong phú, xem băng hình video…

Trong việc trang bị kiến thức cho Học sinh, không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như: Học sinh chỉ được quan sát bức tranh, một sự vật, con người

ở trong sách giáo khoa… như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em Vì vậy cung cấp tranh ảnh đa dạng, phong phú, xem băng hình video về nhiều cảnh đẹp: Đồng lúa, dòng sông; mái đình, cây đa…giúp học sinh hứng thú, có tình cảm để viết câu văn, đoạn văn giàu cảm xúc hơn

- Ví dụ: Tranh, ảnh (hoặc video) về Hồ Gươm

Tôi sưu tầm tranh về Hồ Gươm dưới nhiều góc độ khác nhau: CầuThê Húc khi ngắm từ xa, lúc sát gần như đang dạo bước trên cầu; cảnh Tháp Rùa vào ban ngày, cảnh Tháp Rùa lúc về đêm…Sau đó học sinh trả lời hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra

+ Tìm những từ ngữ để miêu tả mặt hồ, cầu Thê Húc, hàng liễu ven hồ?

- Tả mặt hồ: trong xanh, lăn tăn gợn sóng, phẳng lặng, in bóng mây trời, tựa hình bầu dục, như chiếc gương trong…

- Tả tháp rùa: uy nghiêm, cổ kính, rêu phong, sữngsữngnằmgiữa long hồ…

- Tả cầu Thê Húc: cong cong hình con tôm, uốn lượn trên mặt nước…

- Tả rặng liễu ven hồ: loà xoà, nghiêng mình soi bóng, mái tóc thướt tha

Vídụ: Tranh, ảnh (hoặc video) về cảnh đồng lúa chín

Tôi sưu tầm tranh đa dạng về cảnh đồng luá: Từ lúc cánh đồng lúa còn nguyên vẹn, cảnh bác nông dân lom khom gặt lúa, cảnh ông mặ ttrời lên cao và cảnh bác nông dân gánh lúa trở về nhà… Học sinh quan sát và dễ dàng trả lời được hệ thống câu hỏi… + Tìm từ ngữ miêu tả cánh đồng lúa: rộng mênh mông; rộng bao la; xa tít chân trời; vàng rực; bông lúa nặng trĩu, hạt vàng căng trĩu lúc lắc, rung rinh trong gió…

+ Tìm từ chỉ động từ hoạt động của người nông dân: lượm lúa, cắt lúa, gánh lúa… + Tìm từ ngữ chỉ vẻ đẹp của mặt trời: Mặt trời nhô lên khỏi đỉnh núi; mặt trời to,

đỏ, tựa như chiếc thau đồng; mặt trời như quả cầu lửa…

- Với các nội dung: Kể về một ngày hội; Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật; Kể

về một trận thi đấu thể thao, là những nội dung khó trong chương trình, dù đă được điều chỉnh thay đổi đề bài cho phù hợp nhưng Học sinh vẫn lúng túng khi thực hiện các nội

Trang 8

dung viết trên Vì vậy phải cung cấp video cho các em là việc làm cần thiết.Với bài:

“Viết về một ngày hội”, tôi đă gợi ý cho học sinh viết về Ngày hội văn hóa trường học của trường được tổ chức vào 4/3/2019 Khi học sinh viết về : “Buổi biểu diễn nghệ thuật” tôi gợi ý cho học sinh nhớ lại buổi đi xem xiếc tại sân vận động xă An Khánh-được miễn phí vé xem ngày 20/3/2019, hoặc gần đây nhất là trận bóng U23 Việt Nam thắng U23 Thái Lan (tỉ số 4- 0) trên sân vận động Mĩ Đình- Hà Nội…

Qua đó học sinh bổ sung vốn từ cho bản thân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn từ ngữ hợp lí trong việc vận dụng viết câu văn, đoạn văn

d Giúp học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp

Giúp Học sinh viết câu đủ và đúng ngữ pháp là việc mà người Giáo viện cần dạy cho Học sinh mọi nơi, mọi lúc

Dựa vào các mẫu câu đã học trong phân môn: Luyện từ và câu “ Ai là gì?” “Ai làm gì?” hay “ Ai thế nào?” tôi hướng dẫn các em nhận biết: Bộ phận trả lời cho câu hỏi ai? ( hoặc cái gì?con gì?) Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? như thế nào? Trên cơ sở

đó giúp các em viết đúng chính tả, biết sử dụng đúng các dấu câu Ngoài ra tôi còn xây dựng hệ thống bài tập để giúp Học sinh biết viết đủ câu (đủ hai bộ phận), biết dùng dấu phẩy ngăn cách các cụm từ trong câu, sử dụng đúng dấu câu (dấu chầm câu; dấu chấm than, dấu hỏi ở cuối câu)

* Cuối câu yêu cầu người nghe phải trả lời, ta đặt dấu chấm hỏi

* Cuối câu kể đầy đủ ý (đủ hai bộ phận) thường dùng dấu chấm câu

* Cuối câu bộc lộ cảm xúc của người nói, ta đặt dấu chấm than

* Muốn cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gợi tả, cần sử dụng phép nhân hóa

và so sánh

Các bài tập này Học sinh được làm ở nhà và Giáo viên kiểm tra, chữa vào 15 phút đầu các giờ học

Những hình ảnh đẹp, câu văn hay sẽ là chất kết dính thành chuỗi, tạo nên những dòng cảm xúc để viết được đoạn văn hay Trí tưởng tượng, sự cảm nhận và quan sát hiện thực muôn màu của cuộc sống, chính là hành trang nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, hình thành nhân cách của trẻ trong cách viết câu, đoạn văn của phân môn Tập làm văn

Ví dụ: Viết câu tả về rạp xiếc

+ Rạp xiếc khổng lồ, vô cùng đẹp, trang trí lấp lánh vô cùng đẹp

Sửa: Rạp xiếc khổng lồ, gắn ánh đèn và hoa nhấp nháy, nom thật đẹp mắt.

Ví dụ : Tả về tiếng hót của chim họa mi

+ Mấy con chim hoạ mi hót trong vòm cây.

Sửa: Mấy chú chim hoạ mi cất tiếng hót véo von trong vòm cây.

Trang 9

Hay như khi viết về cảnh đẹp quê hương (cảnh Hồ Gươm)

Ví dụ: + Ven hồ là những cây liễu.

Sửa: Ven hồ, hàng liễu loà xoà, nghiêng mình soi bóng dưới làn nước xanh.

Khi viết câu, viết đoạn văn, Học sinh thường không chỉ mắc một loại lỗi mà các lỗi của học sinh thường rất đa dạng và nếu không được chữa một cách cẩn thận thận, việc tái mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi Vậy nên việc chữa bài cho học sinh là việc làm rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho các em tránh được các lỗi thông thường trong khi viết văn mà còn bồi dưỡng khả năng viết văn cho các em

Do không có một tiết chữa bài riêng nên tôi thường tổ chức chữa bài ngay cho học sinh vào 15 phút đầu giờ các buổi học.Thông thường tôi đọc bài viết (đó có thể là những bài viết tốt, cũng có thể là bài viết có nhiều nhược điểm và mắc nhiều lỗi phổ biến) Sau khi học sinh đọc bài, tôi thường cho Học sinh trong lớp nêu nhận xét về các bài viết Sau đó tôi đưa ra nhận xét, chỉ lỗi trong bài, các em có trách nhiệm về nhà viết lại bài (đoạn học sinh lại được Giáo viên chỉ ra những lỗi ở lần hai, lần ba (nếu có) Cách chữa lỗi bằng sử dụng máy chiếu cũng là cách rất hay, gây hứng thú cho Học sinh Bài viết của các em (không nêu tên) khi được trình chiếu, các em sẽ nhận ra: lỗi chính tả, lỗi dùng dấu câu, lỗi câu chưa đúng ngữ pháp; hoặc những câu văn hay, giàu hình ảnh, biết

sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh khi viết văn Bước đầu biết phân đoạn văn…Từ

đó các em sẽ đúc rút kinh nghiệm cho mình và ghi vào sổ tay của mình (lưugiữ)

đ Giúp học sinh tập sử dụng biện pháp so sánh; nhân hóa trong viết câu

So sánh và nhân hóa là một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến trong văn học, những vật vô tri vô giác khi được nhân hóa sẽ có tên gọi, có hành động, lời nói suy nghĩ như con người Nếu Học sinh biết vận dụng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa một cách hợp lí, sẽ giúp cho bài văn của các em trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn Vì vậy tôi giúp các em luyện tập để sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa theo các mức độ khác nhau

- Ví dụ: Viết vào chỗ chấm để tạo thành câu có sử dụng biện pháp so sánh:

+ Buổi sáng, những hạt sương còn đọng lại trên lá trông như… (những hạt ngọc

sáng long lanh)

+ Những con chim sẻ kêu ríu rít trên cây.

Sửa: Trên cành cây, những chú chim sẻ trò chuyện râm ran.

- Ví dụ: Thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để thành những câu văn có sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh

- Những đám mây trắng ( Những đám mây trắng nhởn nhơ rong chơi trên bầu

trời) hoặc: Bác mây trắng đủng đỉnh, nhẹ nhàng dạo chơi.

Trang 10

Phân tích các bài viết của Học sinh tôi thấy nhược điểm lớn nhất của các em là bài viết còn sơ sài, dùng dấu câu chưa chính xác, viết lan man, không đúng trọng tâm, ít hình ảnh gợi tả, nặng về kể lể, liệt kê các chi tiết một cách vụn vặt Chẳng hạn, khi kể

về một buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc, các em thường liệt kê các tiết mục mà ít tả kĩ các

cử chỉ, động tác, điệu bộ…của các nghệ sĩ biểu diễn, không khí sôi nổi, hào hứng của buổi biểu diễn do đó bài văn chưa sinh động

Dưới đây là một số bài viết của học sinh

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (5 đến7 câu) kể về người hàng xóm mà em quý mến Trongcác bài viết này học sinh mắc nhiều lỗi như: không viết hoa tên người, chưa biết cách sử dụng từ: Mái tóc nâu nâu, vầng trán nâu nâu, tóc đã gần trắng rồi…Bài viết

có chỗ chưa biết đặt đúng dấu câu Bài viết còn sơ sài, không biết kể vài nét chính về đặc điểm ngoại hình…Sau những lần giáo viên nhận xét, các em tiếp tục điều chỉnh và

có bài viết có tiến bộhơn

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) kể vềvề cảnh đẹp quê hương

Học sinh viết bài bằng cách liệt kê sự việc: Có thuyền, có người bắt cá, có người cưỡi trâu, có cây tre…hoặc viết (từ lúc đi học; đến lúc về, đến khi trời tối), nhưng lại không viết được các chi tiết làm nổi bật cảnh đẹp cánh đồng ĐượcGiáo viên nhận xét, giúp đỡ, các em biết trình bày bài viết và có bài viết hoàn thiện hơn

Ngày đăng: 06/04/2022, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đặc điểm bề ngồi: Nét đẹp, nét chính: Hình dáng; tóc, da, đơi mắt… - (TH) một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết câu, đoạn văn
c điểm bề ngồi: Nét đẹp, nét chính: Hình dáng; tóc, da, đơi mắt… (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w