1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường tiểu học 1

26 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và định hướng giáo dục cho nhiđồng trong giai đoạn hiện nay, giúp các em nhi đồng thực hiện tốt năm điềuBác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi cháu n

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn sáng kiến:

Tục ngữ có câu “Tre già măng mọc” nó thể hiện được niềm hy vọng,

niềm tin tưởng chủ nhân tương lai của đất nước Là sự kết tinh bền vững chonền tảng xã hội Xã hội càng văn minh thì vai trò và vị trí trẻ em càng đượccoi trọng Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nói chung vàcác trường học nói riêng là đào tạo những con người phát triển toàn diện,cấp bậc tiểu học là cấp bậc quan trọng nhất, là nền móng đầu tiên cho sựphát triển ấy Do vậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vữngchắc hay không là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng và pháttriển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ Thì hoạt độngSao nhi đồng góp phần không nhỏ

Ta biết rằng, nhi đồng là lực lượng đông đảo trong xã hội, tuy nhiên dođặc thù tâm lý lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tựquản về một tổ chức riêng của mình

Can Jung là tác giả kho tàng danh ngôn đã từng nói: "Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình” Là một người làm công tác phong trào tôi nhận thấy rằng với

một chút ít lòng nhiệt tình là chưa đủ mà người làm phong trào phải tìm tòi

những phương pháp mới để tạo sự hứng thú cho học sinh Công tác thực sự

đòi hỏi kiến thức, kĩ năng, trách nhiệm trong hoạt động đội, biết đưa ranhững mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lí củacác em, giúp các em lĩnh hội thêm về kiến thức và kỹ năng hoạt động đội vàhoạt động sao nhi đồng

Bởi vậy, với cương vị là một người Tổng phụ trách Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh tôi càng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc,tôi lại càng nhận thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp giáodục thế hệ trẻ Xuất phát từ những tình cảm đó, tôi muốn đóng góp mộtphần nhỏ bé đối với công tác đội trong nhà trường tiểu học hiện nay qua đề

tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng ở trường tiểu học” Với mong muốn thông qua

các hoạt động sinh hoạt Sao góp phần cùng với nhà trường giáo dục cáchọc sinh đặc biệt là các em nhi đồng một cách toàn diện

II- Mục đích của sáng kiến:

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của nhà trường xã hội chủ nghĩa là đàotạo con người mới phát triển toàn diện; con người mới có vai trò rất quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Mà muốn đào tạo nênnhững con người mới thì nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻtrở thành những con người toàn diện nhất Những con người đó là học sinh,

Trang 2

đặc biệt là học sinh tiểu học Bởi học sinh tiểu học là lớp đầu cấp, các emnhư một tờ giấy trắng tinh, các em là mầm non tương lai của đất nước,không bao lâu nữa sẽ trở thành những chủ nhân tương lai thực sự của đấtnước Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và định hướng giáo dục cho nhiđồng trong giai đoạn hiện nay, giúp các em nhi đồng thực hiện tốt năm điềuBác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấutrở thành Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thông qua việc tổ chức sinh hoạt nhi đồng nhằm tạo nên sân chơi phùhợp với lứa tuổi, nâng cao tính sáng tạo, tự rèn luyện của các em Đó chính

là giúp các em có được môi trường giáo dục, để các em rèn luyện ở các cấphọc cao hơn

Biết tạo sự đồng bộ trong việc triển khai và thực hiện chương trình sinhhoạt nhi đồng trong trường tiểu học

Tạo cho các em một sân chơi vui vẻ, bổ ích để các em học mà chơi,chơi mà học nhằm giáo dục toàn diện về Đức - Trí – Thể mỹ cho các emthiếu nhi

III - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của sáng kiến.

1 Đối tượng nghiên cứu.

- Nhi đồng khối lớp 1, 2 & 3 ở Liên đội Tiểu học

- Một số biện pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng ởLiên đội Tiểu học

2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Áp dụng cho học sinh khối 1 đến khối 3 trường TH

+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016 đến nay

IV Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm:

Giúp học sinh:

- Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn trước tập thể, tính kỷ luật, đoàn kết,…

- Thể hiện và phát huy tốt các kỹ năng: nhanh nhẹn, khéo léo, sáng tạo

- Giúp các em có những lời nói hay, cử chỉ đẹp, biết bảo vệ môi trường

V - Phương pháp nghiên cứu:

1- Nghiên cứu lí thuyết:

- Nghiên cứu tạp chí Tổng phụ trách

Trang 3

- Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng Đội về thực hiện nhiệm

2 - Nghiên cứu thực tiễn:

a Phương pháp quan sát: Quan sát các lớp nhi đồng tiến hành sinh

hoạt và cách thức hoạt động của từng sao nhi đồng

b Phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm: Qua trao đổi, kiểm tra các

lớp nhi đồng, đồng thời so sánh kết quả hoạt động của các sao nhi đồng đểthu thập được thông tin chính xác

c Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhi

đồng và những ý kiến đóng góp của giáo viên phụ trách lớp nhi đồng vềphương pháp nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt sao nhi đồng

d Phương pháp tổng hợp: Để tìm ra giải pháp mang lại hiệu quả

trong buổi sinh hoạt Sao nhi đồng

e Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để biết kết quả sau thời gian thực

hiện giải pháp

f Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Kết hợp lý luận với thực tiễn,

đem lý luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đórút ra kết luận những bài học thành công, thất bại, để đi đến những phát hiệnmới và phát triển hoàn thiện

Trang 4

B NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: TÔNG QUAN 1.1.Cơ sở lý luận

- Phát huy tinh thần và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang rất coi trọng công tác thiếu nhi Bởi Đảng,Nhà nước ta và mọi người không bao giờ quên lời nhắc nhở của Người trướclúc đi xa: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Vìvậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàndân

- Hiện nay xã hội ngày một phát triển, bên cạnh đó thì vẫn có một sốhiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh Vì thếmuốn hạn chế việc các em tiếp cận với những tiêu cực đó thì Liên đội cần cómột sân chơi lành mạnh, phong phú, thu hút được các em học sinh Do đó,sinh hoạt Sao nhi đồng cũng là một sân chơi bổ ích

- Tổ chức sinh hoạt Sao là một trong những hoạt động không thể thiếuđược của giới trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi nhi đồng Đây là một sân chơi, bổ ích

dễ tập hợp các em tham gia, nó là nhịp cầu của sự giao lưu, học hỏi, nó củng

cố tinh thần đoàn kết, thân ái nhằm xây dựng một tập thể vững mạnh Chính

vì lẽ đó, việc tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng hàng tuần luôn được Hội đồngĐội xem là chương trình trọng tâm trong Chương trình hoạt động công tácĐội, hoạt động ngoài giờ lên lớp của Nhà trường

- Để thực hiện tốt việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đối với họcsinh ở lứa tuổi từ 06 đến 08 tuổi không phải là chuyện đơn giản nếu nhưkhông biết cách tổ chức cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu chính đáng cho các

em Chính vì vậy để tổ chức tốt buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, người hướngdẫn cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết, đi kèm với kỹ năng lànhững biện pháp thích hợp cụ thể cho từng đối tượng học sinh Có như vậymới thật sự thu hút được sự tham gia của học sinh, từ đó góp phần nâng caochất lượng và hiệu quả của buổi sinh hoạt sao tạo cho học sinh một sân chơilành mạnh bổ ích sau những giờ học tập căng thẳng

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Nhi đồng là những em có độ tuổi (6,7,8) là học sinh lớp (1,2,3), lànhững em bé hiếu động, tò mò, hay bắt chước, dễ quên, rất thật thà, hồnnhiên, thích được khen, …Chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập vàrèn luyện, nhận thức cảm tính lớn hơn lí tính, đời sống tình cảm rất đậm đà,

có nhu cầu phát triển rất cao về mọi mặt Do đó, để đạt được kết quả hoànthiện cho cả phương pháp tổ chức hoạt động nhằm tạo nên cách làm đúng vàtạo gương mẫu mực cho các em noi theo

Trên cơ sở nắm nội dung, chương trình năm học của Trung ương và địaphương, ta xây dựng kế hoạch hoạt động Trong khi làm kế hoạch, Tổng phụ

Trang 5

trách phải chọn lọc các nội dung hoạt động trọng tâm để phân chia thời gian

cụ thể, sát với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường

1.3 Thực trạng của sáng kiến.

Liên đội Tiểu Học … năm học 2015 - 2106 với tổng số học sinh 261

em, nữ 120 học sinh, tổng số lớp nhi đồng khối 1;2;3 là 7 lớp, tổng số nhiđồng 173 học sinh, tổng số sao nhi được thành lập 14, số phụ trách sao là 28em

Sinh hoạt sao nhi là một hoạt động tập thể vô cùng quan trọng, khôngthể thiếu trong đơn vị trường tiểu học Bở đây là hoạt động vui chơi, bồi bổkiến thức văn hóa và lịch sử cho các em thiếu nhi Bên cạnh đó hoạt độngsao nhi hiệu quả, bài bản sẽ tạo cho các em nhi đồng phát triển năng khiếu

và rèn luyện nhiều kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt tập thể cho các em.Chính vì thế mà ngay sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểunguyên nhân của thực trạng mà tôi nghiên cứu, tôi thu được kết quả như sau:

- Số sao đạt

+ Khối 1: 4/6 sao Chiếm 66,6%

+ Khối 2: 3/4 sao Chiếm 75%

+ Khối 3: 3/4 sao Chiếm 75%

- Số phụ trách Sao đạt: 20/28 phụ trách chiếm 71,4%

Từ thực tế điều tra trên cho thấy, hoạt động sao nhi đồng ở trường tiểuhọc … đạt kết quả chưa cao Vì vậy, tôi quyết định chọn đối tượng đểnghiên cứu cho đề tài này là Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượngsinh hoạt Sao nhi đồng ở trường Tiểu học Nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng của sao nhi đồng, đề ra một số biện pháp thích hợp giúp hoạt động saonhi đồng ở trường tiểu học ngày một nâng cao hơn nữa

1.3.1 Đặc điểm tình hình của Liên đội:

Trường tiểu học … đóng trên địa bàn xã … , là một xã miền núi.Tổng số học sinh là 255 em, trong đó có 116 học sinh nữ, Có 90 đội viên,

165 nhi đồng với tổng số 40 sao nhi, tương ứng với 28 phụ trách sao nhi ởcác khối lớp 4 và 5

a Thuận lợi.

- Được sự quan tâm của các ban ngành, sự chỉ đạo sát sao của Hội đồngđội huyện, của Chi bộ - Ban giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo địa phương vàcủa Hội cha mẹ học sinh Đặc biệt là tập thể Hội đồng sư phạm Nhà trường

có những anh chị phụ trách nhiệt tình, có kinh nghiệm phần đa các anh chịphụ trách lớp là đảng viên, có thâm niên công tác trong nghề, năng độngtrong phong trào hoạt động của Đội và công tác sao nhi cùng với sự chămngoan, nhiệt tình, biết vâng lời thầy cô giáo của các em học sinh trong Liênđội

Trang 6

- Khuôn viên trường có sân chơi rộng rãi, có nhiều cây bóng mát phùhợp với sinh hoạt đội.

- Giáo viên phụ trách: Nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình,mỗi giáo viên phụ trách trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp nên cónhiều thời gian với việc giáo dục

- Phụ trách sao: Năng nổ, là những đội viên ưu tú, chăm học, hăng sayvới công việc

- Nhi đồng là tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi

- Tổng phụ trách: Nhiệt tình, ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thứcsinh hoạt để nâng cao hoạt động Đội – Sao trong trường học

- Hội đồng nhà trường là một khối đoàn kết, thống nhất bao gồm cácđoàn thể: chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội phụ huynh

b Khó khăn:

- Toàn trường có 13 phòng học, chưa có phòng Đội riêng, trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động Đội – Sao chưa đầy đủ

- Một số anh chị phụ trách đã lớn tuổi nên có phần hạn chế trong việctriển khai các hoạt động phong trào mới

- Tổng phụ trách mới về công tác tại trường nên còn nhiều điều cầnhọc hỏi đồng nghiệp đi trước, phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu Đội đểhình thành kinh nghiệm của mình mà không có giáo án, giáo trình cụ thể

- Học sinh đều học 2 buổi/ ngày nên thời gian tập huấn phụ trách Saogặp nhiều khó khăn, mặt khác nhà một số em lại ở xa trường, chính vì vậycông tác tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi

1.3.2 Thành công, hạn chế.

a Thành công.

- Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinhhoạt tập thể , ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộcsống xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minhhọa, dụng cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụtrách về các chủ điểm Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chứccho các em Sao nhi sinh hoạt vui chơi

- Các em Sao nhi cảm thấy hứng thú, chủ động sáng tạo khi tham giasinh hoạt, đã thu hút các Sao nhi thiếu mạnh dạn trong sinh hoạt tập thểtham gia tích cực vào các hoạt động do đội ngũ phụ trách sao đứng ra tổchức Chất lượng của các Sao nhi được xếp loại tốt tăng cao, giảm số lượngxếp loại khá, trung bình (100% Sao nhi đồng trong liên đội đều được sinhhoạt thường xuyên theo lịch 1tiết/ tuần; 100% nhi đồng ham thích sinh hoạtSao; Quá trình Rèn luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%)

- Phong trào sinh hoạt Sao nhi giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các phụtrách sao đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại

Trang 7

chúng và áp dụng vào các buổi sinh hoạt, sao nhi chủ động hơn trong cáchoạt động tìm hiểu, vui chơi.

b Hạn chế.

- Đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổchức sinh hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị động khi tổ chức sinhhoạt

- Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nêncũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việcnghiên cứu

- Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn dân cư trải rộng, có những em ở khá xa trường

- Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng phụ tráchSao, còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao tổ chứcsinh hoạt

1.3.3 Mặt mạnh, mặt yếu

a Mặt mạnh:

- Đã áp dụng thành công tại Liên đội Tiểu học…, phù hợp với đốitượng học sinh, hiệu quả của phong trào được nâng cao vượt bậc so với cácLiên đội khác trong huyện

- Ngay từ đầu năm hoạt động Sao nhi trở nên sôi nổi đã trở thành mộthoạt động không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, làliều thuốc tinh thần giúp các em hào hứng bước vào một tuần học mới đầyniềm vui và sinh lực

- Hiện tại hoạt động Sao đã đi vào nề nếp hàng tuần và ổn định hàngtháng

- Hoạt động Sao nhi đã góp một phần vào sự thành công của việc thựchiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường TH

b Mặt yếu:

- Phạm vi áp dụng của đề tài chỉ phù hợp với những trường có điềukiện thuân lợi, khó áp dụng với những trường vùng sâu, có điều kiện khókhăn

1.3.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.

- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo và tạo điều kiện rất tốt cho công táchoạt động Sao nhi đồng

- Các anh chị phụ trách tâm huyết, nhiệt tình tham gia và triển khaicác hoạt động phong trào kịp thời đầy đủ và chính xác đem lại hiệu quả cao

- Đa số Sao nhi ở tại địa bàn thuận lợi nên có khả năng tiếp thu và cóđiều kiện tham gia các phong trào một cách tích cực

Trang 8

- Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt độngSao nhi Một số phụ trách lớn tuổi còn hạn chế về nắm bắt thông tin kịp thờidẫn đến hiệu quả hoạt động Sao nhi đồng chưa cao

1.3.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng.

- Thực trạng nói trên của trường chúng tôi cũng là thực trạng phổ biến ởnhiều trường trong huyện nói riêng và trong Tỉnh nói chung Thuận lợi vànhững mặt mạnh khá nhiều nhưng những khó khăn và tồn tại thì không ít

Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt tồn tạithì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và yếukém

+ Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trongviệc sinh hoạt Sao còn nhiều hạn chế Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các emhọc sinh Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì GVCN luôn quantâm và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri thức lẫn kỹ năngsinh hoạt, nhân cách của mình Tuy nhiên không phải lớp nào cũng làmđược điều đó

+ Thứ hai, một số trường các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Độikhông được đào tạo đúng về chuyên ngành Đoàn Đội, các thầy cô giáo đượcđào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng phải chuyển qua làm Tổng phụtrách Đội Một số giáo viên khác chỉ có chứng chỉ Đoàn Đội Chính vì vậy

mà cách tổ chức sinh hoạt Đội Sao đến các em chưa phù hợp và chưa vuinhộn đối với các em Có nhiều thầy cô được đào tạo công tác Đoàn đội,nhưng chỉ được tiếp cận trong một thời gian khá ngắn, chưa thể áp dụng vàoviệc sinh hoạt Sao thực tế Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đếnviệc tổ chức sinh hoạt Sao của các em

+ Thứ ba, các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt Sao cònrất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thực tế ( ví dụ muốngiới thiệu về chủ điểm 22/12 về chú bộ đội thì không có tranh ảnh cho saonhi quan sát trang phục của chú bộ đội như thế nào) và ứng dụng công nghệthông tin trong sinh hoạt Sao còn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh hoạt chủđiểm cho toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn nếu tổ chứctrong hội trường thì không đủ chỗ ngồi cho học sinh, còn nếu tổ chức ngoàitrời thì không nhìn thấy các hình ảnh trên máy chiếu) Chính vì vậy, khi tổchức sinh hoạt Tổng phụ trách Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừaphải giải quyết những trục trặc về phương tiện…tốn khá nhiều thời gian của

cả thầy và trò

+ Cuối cùng, đó là vấn đề phân bổ thời gian để tập huấn cho đội ngũphụ trách Sao Đây là vấn đề khá nan giải cho TPT Đội và đội ngũ phụ tráchSao bởi thời gian học tập và giảng dạy trên lớp chiếm hầu hết thời gian, học

Trang 9

sinh học ngày 2 buổi Ngoài ra, nhiều học sinh còn ôn luyện nhiều mônkhông sắp xếp thời gian được… khiến cho việc tổ chức sinh hoạt Sao còngặp rất nhiều khó khăn.

Trang 10

CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG BUỔI SINH HOẠT SAO 2.1 Vấn đề đặt ra

Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học… vớiyêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với

sự phát triển của xã hội Vấn đề đặt ra cho Liên đội là Tìm ra phương pháp,cách thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượnggiáo dục cho nhi đồng, cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội

- Phối hợp với giáo viên phụ trách bồi dưỡng các phụ trách Sao hằngngày

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao

- Tập huấn nghiệp vụ cho phụ trách Sao

- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao, các lớp nhi đồng

- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng

2.2 Một số các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt sao trong trường Tiểu học.

2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi sinh Sao nhi đồng.

- Tổng phụ trách Đội tham mưu với Chi bộ, BGH trường, Chi đoàn để

tổ chức triển khai đến từng giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, phụ trách sao

và các em nhi đồng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của buổi sinh hoạt Saonhi đồng

- Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụthể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạtĐội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách

- Sinh hoạt phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng thángcủa Ban chỉ huy liên đội; nhằm tránh trường hợp biến tiết sinh hoạt thànhtiết học các môn khác hoặc thành tiết giải lao vô nghĩa

- Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt củatừng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện dự bị độiviên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩagiáo dục rõ ràng Vì nó giúp Phụ trách lớp nhi đồng, đội ngũ phụ trách sao

và sao viên nhi đồng có nội dung cụ thể, sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng màkhông gây trùng lặp, không gây nhàm chán cho học sinh Để trình và xintham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện sắpxếp Thời khóa biểu thuận lợi để liên đội hoạt động Đây là nhiệm vụ thenchốt nhất để dẫn đến việc hình thành các buổi sinh hoạt Sao có khoa học

- Tổng phụ trách Đội phải định hướng được tầm quan trọng của buổisinh hoạt Sao nhi đồng là: Tạo sân chơi làm mạnh, bổ ích, rèn kỹ năng ứng

Trang 11

xử sinh hoạt cộng đồng, phòng tránh được\các tai nạn thương tích, hạn chếđược việc tiếp xúc với môi trường xấu; giáo dục các em có những lời nóihay, cử chỉ đẹp, biết bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân; giáo dục kĩ năngsống cho các em, v v Đồng thời qua buổi triển khai, Tổng phụ trách Đội

có thể tạo sự giao lưu giữa giáo viên với học sinh, để trao đổi những kinhnghiệm, những vướng mắc trong buổi sinh hoạt Sao nhi đồng Vì nhữngngười trực tiếp quyết định chất lượng của buổi sinh hoạt Sao là giáo viênchủ nhiệm, Ban chỉ huy liên-chi đội và phụ trách sao có năng khiếu

* Ví dụ:

+ Tuần 10: Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng và đội ngũ phụ trách sao

tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng với nội dung: Trò chơi, hát, lồng ghép giáodục về An toàn giao thông

+ Tuần 11: Khi tổ chức sinh hoạt Sao với nội dung cụ thể như: Trò chơimới, bài hát mới và hình thức lồng ghép An toàn giao thông) thì mới cuốnhút được học sinh

Trong mọi hoạt động, để chúng ta tổ chức thực hiện tốt theo kế hoạch

đã đề ra thì việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của hoạt động đó đến đốitượng là khâu quan trọng nhất Đối với việc tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhiđồng, tôi đã tuyên truyền theo 2 đối tượng:

- Giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng: Đây là những người trực tiếp quyếtđịnh chất lượng của buổi sinh hoạt Sao nhi đồng, tôi nghĩ để họ nhiệt tìnhgiúp đỡ mình hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra thì bên cạnh việc truyêntruyền ý nghĩa buổi sinh hoạt đối với nhi đồng, tôi đã thuyết phục bằng cáchnhấn mạnh các nội dung:

+ Phòng tránh tai nạn thương tích, do không hiểu biết được hậu quả củatrò chơi mà các em tự chơi như: Xô đẩy, ném đá, leo trèo…

+ Đạo đức học sinh: Giáo dục cho các em trong quan hệ giao tiếp lịch

sự, mạnh dạn, tự tin trước tập thể Tránh được việc các em trêu chọc lẫnnhau và đánh nhau

+ Quan hệ thầy trò: Thông qua việc tổ chức sinh hoạt Sao là điều kiệntốt nhất để giáo viên chúng ta hiểu được tính tình của mỗi em Đồng thời và

từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn

- Đối với đội ngũ phụ trách sao: Đây là lực lượng nồng cốt giữ vai tròquan trọng và quyết định chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng Ngoài việctruyên truyền, tôi đã nêu cao vai trò cũng như lợi ích của việc tổ chức đốivới bản thân của các em Phụ trách sao để nhằm động viên các em làm tốtnhiệm vụ: Giúp cho các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước tập thể, nâng cao

uy tín của mình trước tập thể, là nơi để mình thể hiện và phát huy vai trò củangười phụ trách Sao

2.2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt thật cụ thể.

Trang 12

Bất kỳ ai muốn tiết kiệm thời gian nhưng hoàn thành được các côngviệc với chất lượng cao đều phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học,

dự kiến những điều đó có thể xảy ra, chuẩn bị tốt về phương tiện và điềukiện cho việc nên kế hoạch công tác Đội một cách cụ thể: Liệt kê công việc,các hoạt động phải tiến hành trong từng thời gian, mục tiêu tổng quát củacông tác Đội Sau đó lập kế hoạch cho từng tuần, tháng, năm và từng côngviệc sao cho các hoạt động sắp xếp hợp lý nhất:

- Đảm bảo tính khoa học

- Đảm bảo tính thực tế

- Đảm bảo tính khả thi

- Kế hoạch hoạt động của nhi đồng còn phải căn cứ vào:

+ Nhiệm vụ của Liên đội trong năm học

+ Kế hoạch tổng thể của Liên đội

+ Nội dung Chương trình hoạt động Đội của Liên đội

+ Đặc thù của Nhà trường

2.2.3 Công tác tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao.

2.2.3.1 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chọn đội ngũ phụ trách Sao.

+ Học lực từ khá trở lên

+ Đạo đức tốt

+ Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng

+ Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt

+ Việc chọn Phụ trách sao để bồi dưỡng, tập huấn công tác sinh hoạtSao nhi đồng, thì ưu tiên chọn những em có nhiều năng khiếu, có uy tín,mạnh dạn tự tin trước tập thể, thông minh, hài hước

Ví dụ: Khi tổ chức sinh hoạt Sao thì Phụ trách sao phải trực tiếp điềuhành nhưng thực tế Phụ trách sao có những em chỉ đảm nhận được vai tròphụ trách công việc của mình (như: Phụ trách sao chỉ biết làm quản trò,không có năng khiếu về hát v.v…) thì việc chọn những Phụ trách sao cónăng khiếu để hỗ trợ cho buổi sinh hoạt sao là rất cần thiết

Trang 13

+ Điểm cần chú ý ở đây là bồi dưỡng phụ trách Sao phải thường xuyên vàđược kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn.

Ví dụ: 20/11 để chuẩn bị cho đội ngũ phụ trách Sao sinh hoạt chủ điểm

“Con ngoan, trò giỏi, kính thầy, yêu bạn” giáo viên TPT Đội cần tập huấncho phụ trách Sao về truyền thống của người Việt Nam như giới thiệu vềtruyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giới thiệu những người thầy vĩđại trong lịch sử như: Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh…và những thầy cô lớntuổi ở trường, nhân dịp 20/11 ca ngợi lòng biết ơn sự hy sinh, cống hiến củathầy cô giáo các em hãy sưu tầm các bài thơ, bài hát về thầy cô cho các emthi hát về thầy cô…

2.2.3.2 Tập huấn nghiệp vụ cho các em phụ trách Sao

Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng đạt chất lượng cao Ngoài việc hỗ trợcủa giáo viên Phụ trách lớp nhi đồng, thì đội ngũ Phụ trách sao và những emnhi đồng có năng khiếu cũng quyết định không nhỏ đến việc sinh hoạt Saonhi đồng Từ đó muốn buổi sinh hoạt Sao đạt chất lượng thì công tác bồidưỡng, tập huấn cho đội ngũ Phụ trách sao và nhi đồng là không thể thiếu Bồi dưỡng Phụ trách Sao:

- Những nội dung bồi dưỡng cụ thể là:

+ Hướng dẫn phụ trách Sao tìm hiểu kĩ hơn về đối tượng sẽ phụ trách;hướng dẫn quy định tổ chức sao của từng khối 1,2,3; hoặc thông qua sinhhoạt tập thể, thi phụ trách Sao…; Bồi dưỡng phương pháp công tác của độingũ phụ trách Sao; cách triển khai các buổi sinh hoạt Sao; phương pháp xâydựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng; bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điềuhành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ

+ Nội dung sinh hoạt Sao: trước hết chúng ta cần bồi dưỡng cho độingũ Phụ trách sao nắm vững một số trò chơi hay nhất, biết hát một số bài hátquy định của nhi đồng, một số bài hát tập thể phù hợp và đã được nhiều bạnyêu thích, đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những nội dung sinhhoạt Để thực hiện được điều này, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theotừng tháng với các nội dung sinh hoạt cụ thể, gắn với chủ điểm của tháng đó

Có như vậy thì nội dung sinh hoạt được thống nhất toàn trường và việc tổchức không bị nhàm chán như trước đây bởi sự thay đổi nội dung và người

tổ chức đã nắm vững nội dung và cách thức tổ chức

+ Tổng phụ trách cùng cộng tác với giáo viên dạy âm nhạc, thể dục, mĩ

thuật… để tập huấn cho các em những hiểu biết cơ bản về lứa tuổi nhi đồng(đặc điểm tâm sinh lí) Tập huấn phụ trách Sao một tuần 1 lần như kểchuyện, cách hướng dẫn trò chơi, múa hát, làm thủ công tài liệu từ các sách(Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng của Nhà xuất bản Văn học; Trò chơi ngoàigiờ của Nhà xuất bản Trẻ; Ca khúc thiếu nhi của Nhà xuất bản Âm nhạc…).Đồng thời nắm vững các bước của một buổi sinh hoạt Sao

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học: 2016 - 2017 Khác
2. Cẩm nang công tác Đội NXB Thanh niên năm 2007 Khác
3. Cách tổ chức trò chơi tập thể, Tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên năm 2010 Khác
4. Người phụ trách Đội cần biết, Tác giả: Nguyễn Sông Lam - NXB Thanh niên năm 2009 Khác
5. Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên năm 2010 Khác
6. Sổ tay Phụ trách Đội, Tác giả: Nguyễn Thế Truật - NXB Thanh niên năm 2006 Khác
8. Tâm lý học lứa tuổi học sinh Tiểu học Khác
9. Trò chơi dân gian và bài hát dân ca Việt trên Internet Khác
10.72 trò chơi tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên Khác
11. Kỹ năng công tác Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên Khác
12.Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Quang Đức - NXB Thanh niên Khác
13.50 bài hát thiếu nhi hay nhất và 11 bài hát quy định cho đội viên Khác
w