Các biện pháp lâu dà

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 39)

II / Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn FDI trong thời gian tớ

2/ Các biện pháp lâu dà

- Sớm xây dựng một hệ thống luật thống nhất và hoàn chỉnh, ban hành những luật còn thiếu, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư hoạt động. Nghiên cứu tiến tới xây dựng một luật đầu tư chung cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách đầu tư cần ổn định và nhất quán, đặc biệt chính sách thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Khắc phục tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Ban hành quy chế tài chính riêng cho các doanh nghiệp FDI để quản lý và giám sát các doanh nghiệp này chặt chẽ hơn. Đồng thời cần có chính sách quy định về chống độc quyền, bán phá giá,

chống gian lận thương mại để tránh hiện tượng chuyển giá nội bộ giữa các doanh nghiệp FDI.

- Đẩy mạnh khâu quy hoạch, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và điều kiện cụ thể của Việt Nam, sớm xây dựng và công bố công khai quy hoạch đầu tư dài hạn của Việt Nam, công bố rộng rãi, rõ ràng các danh mục ngành, lĩnh vực và dự án rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích và không cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư.

- Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thủ tục cấp phép đầu tư sao cho khoa học, đơn giản và thuận tiện. Bằng những quy định được công bố công khai và các hành động cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng , ổn định kinh tế vĩ mô , môi trường xã hội và pháp lý , tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI .

- Hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI cho phù hợp với yêu cầu hội nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam. Đối với những ngành hàng ta có lợi thế so sánh cao như nông sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động thì nên đầu tư nhiều hơn. Đối với nông nghiệp nên tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt là chế biến nông sản, mở rộng đầu mối xuất khẩu nông sản. Đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thuỷ hải sản..thì điều quan trọng là thị trường, chất lượng và mẫu mã. Một số mặt hàng ta không có lợi thế so sánh cao thì không nên đầu tư xây dựng mới mà chỉ

nên củng cố những dự án đã có để sử dụng hết công suất, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên liệu.

- Các doanh nghiệp có vốn FDI phải hướng mạnh vào xuất khẩu hơn nữa vì sức mua của thị trường Việt Nam còn khá thấp, chưa là động lực tích cực để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng đúng với kinh nghiệm thực tế của nhiều nước trong khu vực: tăng cường năng lực xuất khẩu phải là mục tiêu số một của các doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, nhà nước cần tiếp tục có những hỗ trợ về thuế, giá cả, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

- Nâng cao và đầu tư mạnh hơn vào công tác y tế , giáo dục đặc biệt là đào tạo các công nhân lành nghề , có trình độ chuyên môn cao , ý thức kỷ luật tốt , có tác phong công nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.

Kết luận

Ngày nay , xu hướng toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng tất yếu khách quan , không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển về kinh tế nếu không có sự giao lưu và hợp tác kinh tế với nước ngoài , hoà mình vào vòng quay của kinh tế thế giới . Trong xu thế đó , FDI có một vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng quan trọng và lớn lao đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia , nhất là với các nước nghèo đang trong giai đoạn ban đầu của sự phát triển , trong đó có Việt Nam , nó là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước này .

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một phần tích cực trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam hơn 18 năm qua. ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở những kết quả thống kê về mức sản lượng, doanh thu, giá trị kim ngạch xuất khẩu , tỷ lệ đóng góp vào GDP, số chỗ làm việc tạo ra...mà điều quan trọng là từ một “cú hích” ban đầu, FDI đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam để có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn, tránh nguy cơ tụt hậu phát triển so với các nước và từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh những ưu điểm đó , FDI cũng có những nhược điểm cần khắc phục như ô nhiểm môi trường , vi phạm quyền lợi của người lao động …..nhưng không thể phủ nhận rằng FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân , nhà nước ta đã coi khu vực FDI là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế Việt Nam , sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp FDI cũng gắn với sự tồn tại và phát triển của kinh tế Việt Nam và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam nhằm

khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cần nghiên cứu và giải quyết một cách triệt để những vấn đề đang đặt ra và hoàn thiện các chính sách đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát huy tốt nhất những mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của FDI . Hy vọng rằng cùng với tiến trình phát triển của đất nước, các doanh nghiệp FDI không ngừng hoàn thiện, phát triển và khẳng định mình, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam bước lên ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới .

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1 / Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) I / Khái niệm và bản chất của FDI

1/ Khái niệm

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w