Hoàn thiện hạch toán chi phí SX và tính giá thành SP xây lắp tại cty TNHH Thông Hiệp.doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU !
Trong giai đọan hiện nay, hòa chung với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện củađất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Những thành tựu đó chính là nhờ những đóng góp vô cùng to lớn củangành xây dựng cơ bản Đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là đòi hỏi vốnđầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốntốt, có hiệu quả đồng thời khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí trong quá trìnhsản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanhnghiệp.
Để đạt được yêu cầu đó, các doanh nghiệp luôn xác định hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của công tác kế toán, do đóđòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức sao cho khoa học, kịp thời, đúng đốitượng, đúng chế độ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết đồngthời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lýchi phí và tính giá thành, thực hiện tốt chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực choquản lý” của kế toán Chi phí được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việctính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trongdoanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đảmbảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tạiCông ty TNHH Thông Hiệp, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phạm Thành
Long và các cán bộ phòng kế toán công ty em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH ThôngHiệp” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương
Trang 2Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Thông Hiệp.
Chương III Hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại công ty TNHH Thông Hiệp.
Hà nội, tháng 11 năm 2004
Sinh viên
Hà Thị Thao
Trang 3Hoạt động kinh doanh xây lắp là hoạt động sản xuất vật chất quan trọngmang tính công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Cũngnhư các lĩnh vực hoạt động khác, sau những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quảnlý, hoạt động kinh doanh xây lắp ngày một thích nghi và phát triển.
Hoạt động kinh doanh xây lắp mang những đặc điểm riêng biệt so với cáchoat động khác Chính vì vậy mà tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp kinh doanhxây lắp phải dựa trên những đặc điểm đó.
Đặc điểm sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấuphức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp lâu dài Do vậy việc tổchức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công
Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ theo giádự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hóa củasản phẩm không được thể hiện rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất và phân bổ trên nhiều vùng lãnhthổ còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, phương tiện thiết bị thi công, người laođộng…) phải di chuyển theo địa điểm của công trình xây lắp Đặc điểm này đòihỏi công tác sản xuất phải có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định đồng thời gâynhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm
Trang 4Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu dài đòi hỏi chất lượng công trình phảiđảm bảo Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức tốt, cho chấtlượng sản phẩm đạt như dự toán, thiết kế, tạo điều kiện cho việc bàn giao côngtrình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.
Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp.
Hoạt động xây lắp được diễn ra dưới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luônbiến đổi theo địa điểm và gia đoạn thi công Do vậy, doanh nghiệp thường phải thayđổi, lựa chọn phương án tổ chức thi công thích hợp cả về mặt thi công đến tiến độ Chu kỳ sản xuất kéo dài, dễ gặp những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian nhưhao mòn vô hình, thiên tai…Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcnày cần tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là điều kiện quan trọngđể tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh.
Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công nhân vàvật liệu lớn Đòi hỏi tổ chức công tác xây lắp phải có sự phối hợp đồng bộ và chặtchẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc.
Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điềukiện môi trường, thiên nhiên Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởngđến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các thiệt hại do ngừng sản xuất hay dophải phá đi, làm lại, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ, phù hợp saocho có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta phổ biến là theophương thức “khoán gọn” các công trình, HMCT, khối lượng hoặc các công việccho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Trong giá khoán gọn không chỉ có tiềnlương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phíchung của bộ phận nhận khoán Việc giao khoán trên sẽ giúp cho việc nâng caotrách nhiệm trong quản lý xây dựng của các đội xây dựng, xí nghiệp tiết kiệm chiphí và đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Trang 5Xuất phát từ qui định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lậptheo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũngnhư đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp có các đặc điểm sau:
- Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chiphí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể Qua đó thường xuyên sosánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dựtoán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trìnhcác đơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục Vì thế phảilập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạngmục.
- Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiếtbị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanhnghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình Bởi vậy, khi tiếp nhậnthiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vào bênNợ TK 002-“Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”.
- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấuvà giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm,điều hòa nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn
1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.1.2.1 Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.
* Khái niệm.
Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, doanh nghiệp xây lắp muốn tiếnhành hoạt động sản xuất ra sản phẩm thì cần có ba yếu tố cơ bản là tư liệu laođộng, đối tượng lao động và sức lao động Các yếu tố này tham gia vào quá trìnhsản xuất, hình thành nên ba loại chi phí tương ứng là chi phí về sử dụng tư liệu laođộng, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về sức lao động Trong điều kiện
Trang 6sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là chi phísản xuất.
Chi phí sản xuất của đơn vị kinh doanh xây lắp là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trìnhsản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.
Tuy nhiên, để hiểu đúng chi phí sản xuất cần phân biệt giữa chi phí và chitiêu Chi phí là khái niệm có phạm vi rộng hơn chi tiêu Khái niệm chi phí gắn liềnvới kỳ hạch toán, là những chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liênquan đến khối lượng sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳhạch toán, nó không đồng nhất với chi tiêu.
Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn củadoanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì Chi tiêu có thể là chi phí nếunhư khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhưng sẽkhông phải là chi phí nếu mua về nhập kho chưa sử dụng ngay trong kỳ, ngược lạicó những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phítrích trước)
Trong đơn vị xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinhtế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau Việcquản lý chi phí sản xuất không chỉ căn cứ vào số liệu tổng số chi phí sản xuất màphải theo dõi, dựa vào số liệu của từng loại chi phí
* Phân loại chi phí sản xuất.
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố:
Để phục vụ cho việc tập hợp quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầuđồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phíđược phân theo yếu tố Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất gồm các yếu tố:
Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinhdoanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùngvới nhiên liệu, động lực).
Trang 7Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trongkỳ (trừ số sử dụng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương
và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức
Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số trích theo tỷ lệ qui định trên tổng
số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí.
Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ
phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh
ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Đối tượng hạch toán chi phí của đơn vị xây lắp có thể là các công trình, hạngmục công trình Phương pháp lập dự toán xây dựng cơ bản, dự toán lập theo từnghạng mục công trình, hạn mục chi phí Vì vậy, trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếusử dụng phân loại chi phí theo khoản mục Theo cách phân loại này chi phí đượcchia thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): bao gồm toàn bộ giá trị nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu sử dụng chomáy thi công) dùng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): phản ánh các khoản thù lao lao động
phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thicông (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắpvà công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường) Chi phí nhân công trựctiếp không bao gồm chi phí về các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT và tiền ănca của công nhân trực tiếp xây lắp, các khoản này được hạch toán vào chi phí sảnxuất chung
Trang 8Chi phí sử dụng máy thi công: là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử
dụng xe, máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp Bao gồm: tiền khấu haomáy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí vềnhiên liệu động lực dùng cho máy thi công… Cũng như chi phí nhân công trựctiếp, chi phí về các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT và tiền ăn ca của công nhânđiều khiển máy thi công cũng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phục vụ xây lắp tại các đội và các
bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp Đây là những chi phíphát sinh trong từng bộ phận, từng đội xây lắp ngoài chi phí vật liệu và nhân công trựctiếp (kể cả phần trích cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT trên tiền lương phải trả toànbộ công nhân viên từng bộ phận, từng đội và toàn bộ tiền ăn ca của đội, bộ phận)
Chi phí bán hàng: Phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong kỳ liên quan
đến quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp và các sản phẩm khác bao gồm chi phíchào hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm toàn bộ chi phí chung trong phạm vi
doanh nghiệp xây lắp có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt độngkinh doanh và quản lý hành chính
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất có thể phân thành hai loại Đó là:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản
xuất và tạo ra sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp).
Chi phí gián tiếp: là những chi phí cho hoạt động tổ chức, phục vụ quản lý,
do đó không tác động trực tiếp đối với từng đối tượng cụ thể Đó là các chi phí cóliên quan đến việc quản lý của doanh nghiệp như: trả lương cho bộ máy quản lýdoanh nghiệp, khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
Do mỗi loại chi phí trên có tác động khác nhau đến khối lượng, chất lượngcông trình nên việc hạch toán chi phí theo hướng phân định rõ chi phí trực tiếp, chiphí gián tiếp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đánh giá tính hợp lý của chi phí
Trang 9nhằm tìm ra biện pháp không ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về laođộng sống, lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tớikhối lượng xây lắp đã hoàn thành Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành,chỉ tiêu giá thành xây lắp được chia ra:
- Giá thành dự toán xây lắp: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo
địnhmức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp.
- Giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán
gắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – mức hạ giá thành dự toán
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phí
thực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức,vượt định mức và chi phí khác.
Bên cạnh đó, theo phạm vi của chi tiêu giá thành, giá thành sản phẩm xây lắplại chia ra giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất của sảnphẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xây dựnghay lắp đặt sản phẩm xây lắp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Giá thành toàn bộsản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng với các chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp.
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Hoạt động kinh doanh xây lắp là sự thống nhất hai mặt khác nhau của mộtquá trình, trong đó chi phí thể hiện mặt hao phí sản xuất và giá thành thể hiện mặtkết quả sản xuất Chúng đều là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao độngvật hoá Tuy nhiên, xét về bản chất chi phí và giá thành có sự khác nhau Chi phísản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳmà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng Ngược lại,
Trang 10giá thành sản phẩm không bao gồm chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩmhỏng nhưng lại chứa đựng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyểnsang Chi phí sản xuất không liên quan đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoànthành trong kỳ, còn giá thành lại phụ thuộc vào những yếu tố đó dẫn đến đối tượngtập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khác nhau.
Có thể nói, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệtvà có những mặt khác nhau, đồng thời lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, sựtiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất sẽ tác động trực tiếp tới giá thành sảnphẩm thấp hay cao Quản lý giá thành bao giờ cũng gắn liền với quản lý chi phísản xuất, cácbiện pháp mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuấtcũng chính là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmqua sơ đồ sau:
CPSX dở dang ĐK CPSX phát sinh trong kỳ
A B C D Tổng giá thành sản phẩm xây lắp CPSX dở dang CKQua sơ đồ này ta thấy: AC = AB + BD – CD
Tổng giá thànhsản phẩm xây
Chi phí sảnxuất dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản xuấtphát sinh trong
-Chi phí sảnxuất dở dang
cuối kỳ
1.3.HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP1.3.1 Nguyên tắc và trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
* Nguyên tắc hạch toán
Trang 11Hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp đang áp dụng chế độ kế toán ban hànhtheo quyết định số 1864/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 trong đó qui định rõ chế độchứng từ, TK sử đụng, nguyên tắc hạch toán, lập báo cáo tài chính Theo Quyếtđịnh này, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phảituân theo các nguyên tắc sau:
- Để hạch toán hàng tồn kho trong xây lắp, kế toán chỉ áp dụng phương phápkê khai thường xuyên, mà không dùng phương pháp kiểm kê định kỳ
- Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chiphí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể,
- Đối với những chi phí sản xuất không có khả năng hạch toán trực tiếp vàocác đối tượng chịu chi phí, trước hết phải tập hợp các chi phí này vào TK tập hợpchi phí, sau đó tiến hành phân bổ các chi phí đã tập hợp cho các đối tượng chịu chiphí theo tiêu thức phù hợp.
* Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: là thứ
tự các công việc nhằm tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thànhmột cách kịp thời theo tính chất và đặc điểm của ngành.
Có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện qua cácbước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình,hạng mục công trình.
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ cóliên quan trực tiếp đến công trình, HMCT trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liênquan theo tiêu thức thích hợp.
Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm hoànthành.
1.3.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trang 12Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phísản xuất sản phẩm xây lắp và gồm nhiều loại như: giá thực tế của vật liệu chính,vật liệu kết cấu, vật liệu phụ, nhiên liệu, bảo hộ lao động, và phụ tùng lao độngkhác cần thiết để tạo nên sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không baogồm các chi phí sử dụng cho máy thi công, đã tính vào chi phí sản sản xuất chunghay chi phí quản lý doanh nghiệp Giá trị thực tế được hạch toán vào khoản mụcnày ngoài giá mua trên hóa đơn còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển.
Trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, nguyên vật liệu sử dụngcho công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình, hạngmục công trình đó Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từngcông trình, hạng mục công trình, theo các tiêu thức phù hợp như: định mức tiêuhao nguyên vật liệu, theo khối lượng thực hiện…
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí nguyênvật liệu phân bổ
cho từng đốitượng
Tổng tiêu thức phân bổ củatất cả các đối tượng
Khi mua nguyên vật liệu về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng ra côngtrình Trường hợp thi công nhận vật tư từ kho vật tư của doanh nghiệp thì căn cứvào nhiệm vụ sản xuất thi công, định mức tiêu hao vật tư các đơn vị sẽ viết phiếuxin lĩnh vật tư sử dụng, sau khi được duyệt bởi người có thẩm quyền, bộ phận cungứng vật tư lập phiếu xuất kho Sau khi lập xong, phụ trách bộ phận sử dụng và bộphận cung ứng ký vào phiếu Người nhận vật tư sẽ đem phiếu này xuống kho Thủkho ghi số lượng vật tư thực xuất và cùng người nhận vật tư ký vào phiếu Địnhkỳ, kế toán xuống lấy phiếu xuất kho và ghi số tiền vào phiếu
Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hóa đơn… kế toán tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để hạch toán chiphí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệutrực tiếp” Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng
Trang 13(công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp códự toán riêng) Nội dung phản ánh của TK 621 như sau:
Bên Nợ: - Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho từng côngtrình, hạng mục công trình.
Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếpTrình tự hạch toán như sau:
- Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp ghi: Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng)
Có TK 152 (chi tiết vật liệu)
- Trường hợp thu mua vật liệu chuyển đến chân công trình, không qua kho: Nợ TK 621(chi tiết đối tượng): giá mua không thuế GTGT
Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, …: tổng giá thanh toán
- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (Bộphận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyềt toán tạm ứng vềkhối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chiphí vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng)
Có TK 1413: kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp- Trường hợp vật liệu không dùng hết nhập kho hay bán thu hồi:
Nợ TK 111, 112, 152, …
Có TK 621 (chi tiết đối tượng)
- Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp theo từngcông trình, hạng mục công trình
Nợ TK 154 (1541 Chi tiết đối tượng)
Trang 14Có TK 621 (Chi tiết đối tượng)
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.3.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực là những khoản thù lao lao động phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất thi công công trình bao gồm: tiền lương chính, lương phụ,tiền thưởng, trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiềnlương công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, các khoản trích theo lươngtính vào chi phí trên quỹ lương công nhân trực tiếp sản xuất và tiền ăn ca Chi phínhân công trực tiếp được tính vào giá thành công trình, hạng mục công trình theophương pháp trực tiếp Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đếnnhiều công trình, hạng mục công trình phải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợpnhư: định mức tiền lương, khối lượng công việc… Công thức phân bổ tương tự chiphí nguyên vật liệu trực tiếp.
Hàng ngày, tổ trưởng tổ sản xuất có trách nhiệm theo dõi tình hình lao độngthực tế của từng công nhân trong tổ thông qua bảng chấm công và phiếu làm thêmgiờ Cuối tháng, tổ trưởng tổ sản xuất và phụ trách bộ phận thi công ký nhận vào
TK 154(1541)Thuế GTGT đầu
Xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất
Quyết toán tạm ứng cho đơn vị nhận khoán về khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giaoTK 152
TK 111,152,
NVL sử dụng không hết bán, nhập lại kho
K/C CP NVL trực tiếp
Trang 15bảng chấm công và phiếu báo làm thêm giờ và chuyển lên kế toán làm bảng tínhlương Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng làm khoán…kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để phản ánh chi phí nhâncông trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoảnnày không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng (công trình, hạng mụccông trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng) và có kếtcấu như sau:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp trong kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154.
Trình tự hạch toán như sau:
- Phản ánh số tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách dodoanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng) Có TK 3341, 3342 Có TK 111, 112
- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộphận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng, khi quyết toán tạm ứng vềkhối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chiphí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng)
Có TK 141 (1413): kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Trang 16- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ: Nợ TK 154 (1541 chi tiết đối tượng)
Có TK 622 (chi tiết đối tượng)Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.3.4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Máy thi công là những máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất thi côngnhư: máy đầm, máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông, … Chi phí sử dụng máy thicông là chi phí về sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp Chi phí sử dụngmáy thi công gồm hai loại sau:
- Chi phí thường xuyên cho máy thi công: là chi phí hàng ngày cần thiết cho
việc sử dụng máy thi công, gồm:
+ Chi phí cho nhân viên phục vụ máy, điều khiển máy (không bao gồm cáckhoản trích cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT và tiền ăn ca)
+ Chi phí vật liệu cho máy (xăng dầu, )+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng cho máy thi công+ Chi phí khấu hao máy
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền
- Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử,
vận chuyển máy thi công,
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp chohoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa
Trang 17kết hợp bằng máy, kế toán sử dụng TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công.Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thìkhông sử dụng TK 623 mà kế toán phản ánh trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.Kết cấu của TK 623 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh.Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công.
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho cáccông trình, hạng mục công trình
TK 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 6 tiểu khoản.
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sửdụng máy thi công Cụ thể:
- Trường hợp máy thi công thuê ngoài:
+ Toàn bộ chi phí thuê máy được tập hợp vào TK623 Nợ TK 623 (6237): giá thuê chưa thuế
Nợ TK 1331; thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, …: tổng giá thuê ngoài
+ Cuối kỳ kết chuyển vào TK154 để tính giá thành cho từng đối tượng Nợ TK 154 (1541)
Có TK 623 (6237)
- Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng: Các chi phí liên quan
đến máy thi công được tập hợp riêng, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từngđối tượng.
Giá thuê không có VAT
VAT đầu vào được khấu trừ
Trang 18+ Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụmáy thi công:
Nợ TK 623 (6231)
Có TK 3341, 3342, 111, …+ Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ xuất dùng: Nợ TK 623 (6232, 6233)
Có TK 152, 153+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Nợ TK 623 (6234)
Có TK 214
+ Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộphận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng) khi quyết toán tạm ứng vềkhối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chiphí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 141 (1413): kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công+ Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho máy thi công: Nợ TK 623
Trang 19- Trường hợp công ty có tổ chức đội máy thi công riêng: Toàn bộ chi phí
liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các TK 621, 622,627 chi tiết đội máy thi công Cuối kỳ, tổng hợp chi phí vào TK 1543-chi tiết độimáy thi công để tính giá thành ca máy, giờ máy Từ đó xác định giá trị mà đội máythi công phục vụ cho từng đối tượng theo giá thành ca máy hoặc giờ máy và số camáy, giờ máy phục vụ cho từng đối tượng Cụ thể:
+ Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thựchiện phương thức cung cấp lao vụ lẫn nhau:
Nợ TK 623: giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng Có TK154 (1543 Chi tiết đội máy thi công): giá thành dịch vụcủa đội máy thi công phục vụ cho các đối tưọng
+ Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp xác định kết quả riêng (doanh nghiệpthực hiện phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau): kế toán ghi hai bút toán
TK111, 112, 152…
TK133TK152, 153
TK154 (1541)TK214
TK623Tiền lương phải trả cho công
nhân điều khiển máy
Chi phí VL, CCDC xuất dùng cho máy thi côngChi phí khấu hao máy thi
Trang 20BT1: Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ
Có TK 154 (1543 Chi tiết đội máy thi công): giá thành dịch vụcủa đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ
BT2: Phản ánh giá bán nội bộ: Nợ TK 623: giá bán nội bộ
Nợ TK 133 (1331): thuế đầu vào được khấu trừ nếu có Có TK 512: doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331: thuế đầu ra phải nộp nếu có
+ Trong trường hợp đội máy thi công phục vụ bên ngoài Kế toán ghi hai búttoán sau:
BT1: Phản ánh giá vốn dịch vụ bán ra bên ngoài:Nợ TK 632: giá vốn dịch vụ bán ra bên ngoài
Có TK154 (1543 Chi tiết đội máy thi công) : giá thành dịchvụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng bên ngoài
BT2: Phản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài:Nợ TK 111,112,131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra phải nộp
Sơ đồ 1.5: hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp công tycó tổ chức đội máy thi công riêng.
cho máy thi công
Chi phí NCTT điều khiển máy thi công
Chi phí SXC của đội máy thi công
Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng MTC
Giá bán nội bộ về chi phí sử dụng MTC (trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương
thức bán lao vụ máy lẫn nhau)
Giá trị đội MTC phục vụ cho các đối tượng (trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau)
Trang 211.3.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong từng tổ đội sản xuấtnhưng không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể Chi phí sản xuất chungtrong các đơn vị xây lắp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý đội: là những khoản chi phí tiền lương chính,lương phụ của nhân viên quản lý đội.
- Các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo lương của công nhân trực tiếpsản xuất, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội.
- Chi phí nguyên vật liệu: là giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho quản lý độihoặc sử dụng cho sửa chữa tài sản cố định.
- Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị công cụ, dụng cụ sử dụng cho thi công,quản lý đội như: cây chống gỗ, xà gồ, côp pha, bảo hộ lao động…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là những hao phí về thiết bị, máy móccho quản lý đội, kho tàng, bến bãi… phục vụ thi công công trình.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về điện, điện thoại, nước…- Chi phí khác bằng tiền: chi phí hội họp, tiếp khách…
Chi phí sản xuất chung liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục côngtrình thì hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó Nếu liên quanđến nhiều công trình, hạng mục công trình phải tiến hành phân bổ cho từng đốitượng theo các tiêu thức thích hợp Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát
sinh trong phạm vi toàn tổ, đội kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung,
mở chi tiết theo từng bộ phận xây lắp (xí nghiệp, đội xây lắp…) Trình tự hạch toán như sau:
- Phản ánh tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội,tiền ăn ca của toàn bộ công nhân viên trong đội:
Nợ TK 627 (6271) Có TK 334
Trang 22- Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên tổng số tiềnlương phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong từng đội:
Nợ TK 627
Có TK 141 (1413): kết chuyển chi phí sản xuất chung- Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: Nợ TK 627
Nợ TK 1331: thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ nếu có Có TK 111, 112, 331,…: tổng giá thanh toán
- Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111, 112, 1388, 152,…
Trang 23Có TK 627
Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sửdụng:
Nợ TK 154 (Chi tiết đối tượng)
Có TK 627 (Chi tiết đội, bộ phận)
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung được thực hiện qua sơ đồ sau:
Trang 24Bên Nợ: - Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
- Tổng giá thành sản xuất thực tế hoàn thành.TK1421, 242,335
TK154 (1541)TK627
334,338
Tiền lương phải trả NVQL đội và các khoản trích theo lương phải
trả công nhân viên toàn đội
Chi phí khấu hao TSCĐ của đội xây lắp
Các khoản ghi giảm chi phí SXC (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết…)
Chi phí của đơn vị nhận khoán nội bộ khi duyệt quyết toánTK152, 153
Chi phí VL, CCDC xuất dùng cho đội xây lắp
Phân bổ dần chi phí trả trước và trích trước chi phí phải trả
Phân bổ hoặc K/C chi phí SXC cho các công trình ,hạng mục công trình có liên quan.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và Chi phí bằng tiền khác
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Sơ đồ 1.6: hạch toán chi phí sản xuất chung
111,112, 1388, 334
Trang 25TK 154 có số dư nợ và được chi tiết thành 4 tiểu khoản.Trình tự hạch toán như sau:
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 (1541.Chi tiết đối tượng) Có TK 621 (Chi tiết đối tượng)- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 (1541.Chi tiết đối tượng) Có TK 622 (Chi tiết đối tượng)
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 154 (1541.Chi tiết đối tượng)
Có Tk 623
- Phân bổ hay kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154 (1541Chi tiết đối tượng) Có TK 627 (Chi tiết bộ phận)- Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí
Quy trình hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.7: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK1541 Các khoản ghi giảm chi phí
TK155,632
K/c chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển giá thành công trình hoàn TK621
K/c chi phí NVL trực tiếp
TK111, 112, 152,138
Trang 26bàn giao cho bên A hay chờ tiêu thụ TK623
* Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang ở doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mụccông trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưađược ,chấp nhận thanh toán Đánh giá sản phẩm dở dang tức là tính toán, xác địnhchi phí sản xuất đã phát sinh liên quan đến khối lượng sản phẩm chưa hoàn thànhcuối kỳ theo một nguyên tắc nhất định Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý làmột trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sảnphẩm xây lắp trong kỳ.
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý trước hết phải tổ chức kiểm kêchính xác khối lượng xây lắp chưa hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúngđắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoànthành theo quy ước của từng giai đoạn thi công trong kỳ Khi đánh giá sản phẩmdở dang cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phân kỹ thuật với tổ chức laođộng để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp phụ thuộc vàophương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao giữa người nhậnthầu và người giao thầu Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoànthành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là phần chi phí phát sinh từ lúc khởi công đếncuối kỳ đó Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuậthợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dởdang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định vàđược tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mụcTK 627
K/c (phân bổ) chi phí sản xuất chungK/c (phân bổ) chi phí sử dụng MTC
Trang 27công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còndở dang theo giá dự toán của chúng Trên cơ sở tài liệu kiểm kê cuối kỳ, giá trị xâylắp dở dang sẽ được tính như sau:
Giá trịcủa khối
lượngxây lắpdở dang
cuối kỳ=
Chi phí thực tế khốilượng xây lắp dở dang
đầu kỳ
Chi phí thực tế khốilượng thực hiện trong
Giá trị củakhối lượngxây lắp dởdang cuốikỳ theo dự
toánGiá trị của khối lượng
xây lắp hoàn thànhtheo dự toán
Chi phí bán hàng(hoặc chi phí quản
lý doanh nghiệp )phân bổ cho sảnphẩm xây lắp hoàn
thành trong kỳ
Tổng chi phí bán hàng (hoặcchi phí quản lý DN) chờ kết
chuyển đầu kỳ và phát sinhtrong kỳ
Chi phí nhâncông trực tiếpcủa sản phẩmxây lắp hoànthành trong kỳTổng chi phí nhân công trực
tiếp của sản phẩm xây lắphoàn thành trong kỳ và dở
dang cuối kỳChi phí bán
hàng (hoặc chiphí QLDN chờ
kết chuyểncuối kỳ)
= Chi phí bánhàng (hoặc chi
phí QLDN)chờ kết chuyển
đầu kỳ
+Chi phí bánhàng thực tế(hoặc chi phí
QLDN) phátsinh trong kỳ
-Chi phí bán hàng(hoặc chi phíQLDN) phân bổ
cho sản phẩmxây lắp hoàn
Trang 28thành trong kỳ
Tổng chi phí nhân công trựctiếp của sản phẩm xây lắphoàn thành trong kỳ và dở
dang cuối kỳ
Chi phí nhân côngtrực tiếp của sảnphẩm xây lắp dở
dang đầu kỳ
Chi phí nhân côngtrực tiếp của sảnphẩm xây lắp phát
sinh trong kỳ
Giá thành toàn bộsản phẩm xây lắphoàn thành trong
Giá thành sản xuấtsản phẩm xây lắphoàn thành trong
Chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp phân
bổ cho sản phẩm xây lắphoàn thành trong kỳ
1.3.8 Hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo phương thứckhoán gọn
Khoán gọn là một hình thức quản lý mới trong các doanh nghiệp xây lắp ởnước ta Các đơn vị nhận khoán (xí nghiệp, đội, tổ…) có thể nhận khoán gọn khốilượng công việc hoặc hạng mục công trình Giá nhận khoán gọn bao gồm cả chiphí tiền lương, vật liệu, công cụ thi công, chi phí chung.
Phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đội thicông là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường Nó gắn với lợi íchvật chất của người lao động với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độthi công công trình Đồng thời mở rộng quyền tự chủ hạch toán kinh doanh, lựachọn phương thức tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàngcủa tổ, đội…
Trong các doanh nghiệp áp dụng phương thức khoán gọn công trình, hạngmục công trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đượctiến hành như sau:
* Hạch toán tại đơn vị giao khoán.
Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toánriêng.
Trang 29- Khi tạm ứng vật tư, tiền vốn cho đơn vị nhận khoán: Nợ TK 141(1413 Chi tiết đơn vị nhận khoán) Có TK 152, 153, 111,…
- Khi thanh lý hợp đồng, căn cứ vào quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượngxây lắp đã hoàn thành bàn giao, kế toán phản ánh số chi phí thực tế:
Nợ TK 621, 622, 623, 627
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu có
Có TK 141 (1413): giá trị xây lắp giao khoán nội bộ
- Trường hợp giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả lớn hơn số đã tạmứng, ghi nhận hay thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán:
Nợ TK 141 (1413 Chi tiết đơn vị) Có TK 111, 112, 3388,…
- Trường hợp số đã tạm ứng lớn hơn giá trị giao khoán nội bộ, số thừa phảithu hồi ghi:
Nợ TK 111, 112, 334, 1388,…
Có TK141 (1413 Chi tiết đơn vị)
Đơn vị giao khoán sử dụng TK141 (1413)- được mở chi tiết cho từng đơn vịnhận khoán để phán ánh quan hệ nội bộ với đơn vị nhận khoán, đồng thời phải mởsổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mụccông trình trong đó phản ánh theo cả giá thầu và giá giao khoán, chi tiết theo từngkhoản mục chi phí.
Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.8: hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơnvị giao khoán trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế
toán riêng
TK111,112,334, 1388TK152,153,
TK621, 622, 623, 627
TK1331Tạm ứng vật tư, vốn và
bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán
Quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Thuế GTGT được khấu trừThu hồi số đã tạm ứng lớn TK 111, 112, 3388,…
Trang 31Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phâncấp quản lý tài chính
Kế toán tại đơn vị giao khoán sử dụng TK136 (1362 – phải thu về khối lượnggiao khoán nội bộ) để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư, tiền, khấuhao tài sản cố định… cho các đơn vị nhận khoán nội bộ, chi tiết theo từng đơn vị.Đồng thời tài khoản này cũng sử dụng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành nhậnbàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng Tài khoản nàychỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán
- Khi tạm ứng cho đơn vị nhận khoán nội bộ ghi: Nợ TK 136 (1362 Chi tiết đơn vị nhận khoán) Có TK 111, 112, 152,153, 311,…
- Khi nhận khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ do đơn vị nhận khoán bàngiao, căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ, kế toán đơn vị giao khoánghi:
Nợ TK 154 (1541 Chi tiết công trình): giá trị giao khoán nội bộ Nợ TK 1331: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nếu có
Có TK 136 (1362 Chi tiết đơn vị nhận khoán): tổng giá trị xâylắp giao khoán nội bộ phải trả
- Thanh toán bổ sung số thiếu cho đơn vị nhận khoán: Nợ TK 136 (1362, Chi tiết đơn vị nhận khoán) Có TK 111, 112, 336…
- Trường hợp số đã tạm ứng lớn hơn số phải trả, phần chênh lệch khi thu hồighi:
Nợ TK 111, 112, 334, 1388…
Có TK 136 (1362 Chi tiết đơn vị nhận khoán)
Trang 32* Hạch toán tại đơn vị nhận khoán
Đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và khôngđược phân cấp quản lý tài chính thì cần phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắpnhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục.
Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và đượcphân cấp quản lý tài chính thì sử dụng TK336 (3362 “phải trả về khối lượng xâylắp nội bộ”) để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng xây lắpnhận khoán nội bộ với đơn vị giao khoán
- Khi nhận tạm ứng, kế toán đơn vị nhận khoán ghi: Nợ TK 152, 153, 111, 112…
Có TK 336 (3362)
- Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các TK 621, 622,623, 627, và 154 (1541) Khi hoàn thành bàn giao kế toán đơn vị nhận khoán ghi:
+ Nếu đơn vị cấp dưới không hạch toán kết quả riêng:
Nợ TK 336 (3362 ): giá trị xây lắp nhận khoán nội bộ bàn giao
Có TK 1541:giá thành công trình nhận khoán bàn giao cho đơnvị giao khoán
+ Nếu đơn vị cấp dưới hạch toán kết quả riêng:
Sơ đồ 1.9: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiđơn vị giao khoán (trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy
khoán nội bộ Nhận khối lượngxây lắp giao khoán
hoàn thành
Thuế GTGT đượckhấu trừ (nếu có)
Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trịgiao khoán
Giá trị giao khoán nội bộ
TK 111, 112, 336
Bổ sung số tạm ứng thiếu
Trang 33BT1: phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao Nợ TK 632
Có TK 154 (1541)BT2: ghi nhận giá thanh toán nội bộ
Nợ TK 336 (3362): Tổng số phải thu đơn vị cấp trên về khối lượnggiao khoán nội bộ bàn giao
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331: thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp nếu có
Khoản chênh lệch giữa số đã tạm ứng với giá trị công trình nhận khoán nộibộ bàn giao sẽ được thanh toán bổ sung hoặc nộp lại
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK111, 112, 152, 153
Nộp lại số nhận tạm ứng thừa
Kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp (đvị cấp dưới hạc toán
Trang 342.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Cty TNHH Thông Hiệp được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 2102000118 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tưtỉnh Bắc Ninh cấp ngày 09/01/2001
Tên giao dịch của công ty: Công ty Thông Hiệp –(TNHH)Tên viết tắt:Thông Hiệp Co.,LTD
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ (Bốn tỷ Việt Nam Đồng)
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Từ Sơn – dốc Sặt – xã Đồng Quang – huyệnTừ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
Nghành nghề kinh doanh chính của công ty TNHH Thông Hiệp :+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Xây dựng các công trình dân dụng.
+ Xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trìnhngầm dưới đất, dưới nước, công trình đường ống cấp thoát nước, trạm bơm.
+ Đổ và hoàn thiện bê tông.
+ Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng, hoàn thiện công trìnhxây dựng
Mặc dù mới được thành lập trong một khoảng thời gian không lâu (hơn 3năm và những ngày đầu mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với
Trang 35chủ trương, đường lối đúng đắn cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộcông nhân viên trong công ty, công ty đã vượt qua được khó khăn ban đầu, từngbước phát triển và ngày càng đứng vững trên thị trường: Công ty đã xây dựngnhiều công trình, trong đó có cả những công trình có giá trị hàng tỷ đồng, doanhthu năm sau cao hơn năm trước, vốn và tài sản được bảo toàn và bổ xung, tài chínhluôn lành mạnh và luôn đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thu nhập của ngườilao động được tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cảithiện, chất lượng lao động ngày càng cao.
2.1.2 Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Hiện nay các công trình của Công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chếđấu thầu Khi nhận được thông báo mời thầu, Công ty tiến hành lập dự toán côngtrình để tham gia dự thâu Nếu thắng thầu, Công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tưkhi trúng thầu Công ty lập dự án, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư Và sau đó tiếnhành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vàonhằm đảm bảo chất lượng công trình Căn cứ vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hànhkhoán gọn cho các đội thi công có thể là cả công trình hoặc khoản mục công trình.Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.
Quy trình hoạt động của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 2.1 sơ đồ sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Thông Hiệp
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty
Cty Thông Hiệp là một đơn vị kinh doanh, xuất phát từ yêu cầu kinh doanhphải có hiệu quả và để quản lý tốt quá trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy
Nghiệm thu và bàn giaoQuyết toán và thẩm
định kết quảThanh lý
hợp đồng
Trang 36quản lý của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng với bộmáy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.
Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của Công ty thống nhất từ trênxuống dưới, Giám Đốc Công ty điều hành qúa trình sản xuất kinh doanh thôngqua các văn bản, quyết định, nội quy…Còn các phòng ban, các đội xây dựng cótrách nhiệm thi hành các văn bản đó.
Đứng đầu mỗi phòng ban, đội xây dựng đều có các trưởng phòng đội trưởng.Công việc của toàn Công ty được tiến hành một cách thuận lợi do đã được phânchia ra thành các thành phần cụ thể và giao cho các bộ phận chuyên trách khácnhau Các trưởng phòng, đội trưởng sẽ thay mặt cho phòng mình, đội mình nhậnphần việc được giao, sau đó sắp xếp cho các nhân viên của mình những công việccụ thể tuỳ theo trình độ và khả năng của họ Đồng thời có trách nhiệm theo dõigiám sát và nắm bắt kết quả hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao.
Chức năng của các phòng ban.
Ban Giám Đốc:
Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơquan chức năng, trước các nhà đầu tư, và trước cán bộ công nhân viên trong toàncông ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Giám Đốc: Phó giám đốc là những người giúp Giám Đốc trong việc điều
hành sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, trước
pháp luật những công việc được phân công.
Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi
công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty,giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.
Phòng kỹ thuật – vật tư – thiết bị (KT-VT-TB).
Chỉ đạo các đơn vị trong công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹthuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kếđược duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.
Trang 37Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội sản xuất theoquy định của công ty, của chủ đầu tư Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khốilượng tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật.
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị, lậpkế hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sảnxuất đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ.
Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn công ty
Phòng kế toán : Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty, thực hiện
công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thựckịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốcsoạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội sản xuất
Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức
lao động của công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chínhsách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động Ngoài ra còn thựchiện các công việc hành chính như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghịtiếp khách Đồng thời là nơi nhận công văn, giấy tờ, giữ con dấu của công ty.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công tyGIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật-vật tư-thiết bị
Phòng kế toán
Phòng tổ chức-hành chínhPhòng
kế hoạch
Các đội thi công
Trang 392.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHHTHÔNG HIỆP
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung quan trọng của tổchức công tác kế toán trong doanh nghiệp Việc vận dụng mô hình tổ chức bộ máykế toán thích hợp với diền kiện cụ thể của từng doanh nghiệp về tổ chức sản xuất,tính chất và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phân cấp quản lý đã chiphối nhiều đến việc sử dụng cán bộ, nhân viên kế toán, việc thực hiện chức năngphản ánh giữa giám đốc và kế toán Vận dụng mô hình tổ chức nào (tập trung hayphân tán hay vừa tập trung vừa phân tán) đều xuất phát từ yêu cầu cụ thể của từngdoanh nghiệp ở công ty Thông Hiệp bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hìnhtập trung
Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồsau:
Sơ đồ 2.3: cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
: Mối quan hệ chức năng : Mối quan hệ qua lại
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung toàn
bộ công tác kế tóan của công ty, tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán
Kế toán vật tư, công cụ
Kế toán tiền lương,TSCĐ
Thủ quỹ
Trang 40của Công ty, tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, lập sổ kế toán tổng hợp haybáo cáo quyết toán.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán: Là người theo dõi tình hình
thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Theo dõi tình hình thanh toán của công tyvới các nhà cung cấp , với khách hàng, nhà đầu tư.
Kế toán vật tư công cụ:Theo dõi tình hình nhập xuất của các loại vật liệu vàcông cụ dụng cụ trong kỳ Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trìnhđối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và kế toán TSCĐ: Hàng
tháng lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán truởng ký duyệt để làmcăn cứ lập phiếu chi và phát lương Tính ra số BHXH cho từng cán bộ công nhânviên Đồng thời kế toán viên này còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cốđịnh.
Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu chi được Giám đốc, kế toán trưởng kýduyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuốingày, cuối tháng Phát tiền lương hàng tháng tới từng nguời lao động
Ngoài phòng kế toán thì ở đội thi công xây dựng còn có các nhân viên kếtoán làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh tế phát sinh ở bộ phận mình quản lý
Các đội trưởng quản lý và theo dõi tình hình lao động, trên cơ sở bảng chấmcông do các tổ gửi đến lập bảng thanh toán tiền lương cho đội Sau đó gửi vềphòng kế toán làm căn cứ để phát trả lương và kế toán chi phí nhân công Sau khihoạt động kinh tế phát sinh, các nhân viên kế toán thu thập chứng từ ban đầuchuyển về phòng kế toán và mở sổ theo dõi số lượng vật liêu, số công lao động, sốchi phí sử dụng máy tiêu hao, để thông tin cho kế toán được chính xác
Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, sẽ tiến hành kiểm tra, phânloại, xử lý chứng từ, ghi sổ, tổng hợp, cung cấp thông tin cho việc quản lý và phântích kế toán.