Giáo trình Thị trường chứng khoán nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước và chính sách pháp luật với thị trường chứng khoán; thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam và một số nước; định giá, đăng ký, thông tin và kinh doanh chứng khoán; những giải pháp cơ bản thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Trang 1
BO GIAO THONG VAN TAI
TRUONG CAO DANG GIAO THONG VAN TAI TRUNG UONG |
GIAO TRINH
Môn học: Thị trường chứng khoán NGHÈÊ: KÉ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CÁP
Hà Nội — 2017
Trang 2
Muc luc
Loi nói
đÀ | Ù5:05150616111550588515G14516300333853ÿ185355.08331ESSSVEESESIGESSRSESSSoĂRG 4
1 Thị trường chứng khoán - -< <3 ‡S S3 sx+ 5
2 Bản chat và đặc điểm của thị trường chứng
3 Chức năng và vai trò của thị trường chứng 4 Những hạn chế (tiêu cực của thị trường chứng
Chương 2: Hàng hoá và phân loại thị trường chứng khoán
1 Hàng hoá của thị trường chứng khốn - . - «<< 28
Ds Phan loai thi trường chứng
KHUẤT cu ueunnekasssdenstisbnnii gio SiE106066000000100 5061000008 30
Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp 1 Giá cả chứng KHOAovoyzrczaesevtrgsee6g55364I053 g5 182058043/3/2540809324 9938 20401 ÿ/354.012080 32 5: Phát hành chứng KHORTiccci535599096014612SYEGGQDĐNSXSNWSRIGSSNSĐUNS GtXSfetgtsti 33 3 Khai niệm va chic nang thị trường chứng khoán sơ GÑỂbtroseesoseaneel 36
Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp
Trang 3Chương 5: Đầu tư và phân tích chứng khoán
1 Đầu tư chứng khoán - ¿+ 2 221132322111 E22211 122211121 xse 55 2 Phân tích chứng khoán - + 2 22 2223221122135 ce 62
Tài liệu tham khảo - -. - c1 S3 set 73
LOI NOI DAU
Giáo trình thị trường chứng khoán được biên soạn tại Trường CÐ GTVTTW I Giáo trình đã đáp ứng nhu cầu tài liệu, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ
giáo viên và sinh viên trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị
trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 10 năm ra đời và phát triển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng phong phú hơn Mặt khác, về mặt lý luận nhiều vấn đề về thị trường chứng khoán được nhận thức sâu hơn và rõ hơn Chính vì vậy, việc biên soạn giáo trình thị trường chứng khoán lần này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường CD GTVTTWI cũng như yêu cầu của xã hội
Giáo trình bao gồm có 5 chương
Chương 1: Bản chất va vai trò của thị trường chứng khoán Chương 2: Hàng hoá và phân loại thị trường chứng khoán
Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp
Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp Chương 5: Đầu tư và phân tích chứng khoán
Trang 4Giáo trình thị trường chứng khoán được biên soạn lần này là kết quả của sự kết hợp kê thừa những ưu điểm của lần biên soạn trước đồng thời và làm phong phú thêm nội dung khoa học rút ra từ lý luận và thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, da dang va ra
t phức tạp, do vậy mặc dù tập thê tác giả đã hết sức cô gắng để hoàn thành giáo
trình vối chất lượng cao, song giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn
Chương 1: Bản chất và vai trò của thị trường chứng khoán
1 Thị trường chứng khoán 1.1 Khái niệm về chứng khoán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích lũy trong xã hội không
ngừng tăng lên và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn Trong xã hội xuất hiện một số người cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, đồng thời lại có một
số người khác có vôn nhàn rỗi tạm thòi muốn cho vay đề lấy lãi Ban đầu, những
người này thường tìm gặp nhau một cách trực tiếp, dựa trên quan hệ quen biết cá nhân đê giải quyết các nhu cầu vê' vốn cho mình Tuy nhiên sau đó, khi cung và
cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay và cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ cá nhân tỏ ra không đáp ứng được nữa, thực tế khách quan đòi hỏi phải có một
thị trường cho cung và cầu vốn gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau
Thị trường đó chính ià thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các
hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hòa các quan hệ
cung và cầu về vôn Thị trường tài chính định hướng các nguồn tiết kiệm chủ yếu từ các hộ gia đình tới các cá nhân và tô chức cần thêm vôn để sử dụng ngoài thu
Trang 5nhập hiện tại Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào đầu tư, tạo nên đòn bây cho phát triển kinh tê Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường
von
- Thi trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn (thường có thời hạn dưới I năm) Thị trường tiền tệ là nơi diễn
ra các hoạt động cúa cung và cầu về vốn ngắn hạn và là nơi đỏ Ngân hàng trung
ương thực thi nghiệp vụ thị trường mờ nhằm kiểm soát lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại và điều tiết lượng tiền cung ứng Thị trường tiền tệ có một số đặc điểm chú yếu sau: + Giai đoạn luân chuyển vốn ngắn hạn Các khoản vay hay các chứng khoán có kỳ hạn thanh toán dưới l năm đều được xem là công cụ cùa thị trường tiền tệ
+ Thị trường tiền tệ đặc trưng bởi hình thức tài chính gián tiếp, đóng vai trò trung
gian tài chính giữa người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại
+ Các công cụ thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối cao
- Thị trư ờ n g vôn Thị trường vốn là thị trưừiig mua bán, trao đổi các cõng cụ tài
chỉnh Irung và dài hạn Thị trường vốn là nơi điỗn ra các hoạt động cùa cung và
cầu về vốn trung và dài hạn Thị trường này cung cấp tài chính cho các khoán đầu tư dài hạn của chính phù, cùa các doanh ¡1H liệp và của các hộ gia (lình Thị trường vốn có một số đặc điểm sau:
+ Giai đoạn luân chuyển vốn dài hạn
+ Các công cụ chủ yếu của thị trường vốn gồm có các công cụ vay nợ và các
chứng khoán có kỳ hạn thanh toán trên 1 năm Nhìn chung, so với các công cụ của
thị trường tiền tệ, các công cụ của thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn nhung lại mang lại mức lợi tức cao hơn cho các nhà đầu tư
Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được
hình thành trước do ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao
và ban đầu nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn Sau đó, cùng với sự phát triển
kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao và thị trường vốn đã ra đòi để đáp ứng các nhu cầu vốn này Đe huy động được các nguồn vốn
Trang 6dai hạn, bên cạnh việc di vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và một sô' công ty còn thực hiện huy động thông qua phát hành các chứng khoán Khi một bộ phận các chứng khoán có giá nhất định được phát hành
thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó Vì vậy,
thị trường chứng khoán đã ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vôn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán các loại Thị trường chứng
khoán ban đầu phát triển một cách tự phát va sơ khai, xuất phát từ nhu cầu đơn lẻ
Vào giữa thế kỷ XV, tại những thành phó trung tâm ở phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê đề trao đổi, mua bán các vật tư hàng hóa lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dan và hình thành một khu chợ riêng Cuôì thế kỷ XV, để thuận tiện hđn cho việc làm ăn, khu chợ trỏ thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành
những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điểm của gia đình Vanber ở Bruges (Bì), tại đó có một báng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là sở giao dịch Vào năm
1547, thành phô' ở Bruges (Bi) m 4t di su phon thịnh do eo bién Even bị lấp cát
nên mậu dịch thị trường ỏ đây bị sụp đồ và được chuyển qua thị trường Auvers (Bì), ở đây thị trường phát triển rá t nhanh và vào giữa thê kỷ XVI, một quan chức đại thần Anh quốc đã đến quan sát đề về thiết lập mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là sỏ giao dịch chứng khoán London Các mậu
dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu Sự
phát triển thị trường ngày càng m ạnh cả về lượng và chất với sô' thành viên tham
gia đông đảo với nhiều nội dung khác nhau Vì vậy, theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hóa,
thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai, thị trường chứng
khoán, với đặc điểm riêng của từng thị trường thuận lợi cho hoạt động giao dịch của những người tham gia thị trường Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà lan, các nước
Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ Các phương thức giao dịch ban đầu được
Trang 7diễn ra ngoài tròi với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ ngoài trời được chuyền vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán được chính thức thành lập
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quà và chất lượng cho giao dịch Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính đê truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử Cho đến nay, trên thế giới đả có khoảng trẽn 160 sỏ giao dịch chửng
khoán phân bố trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960- 1970 và những nước như Ba lan, Hungari,
Séc, Nga, Trung quốc vào những năm đầu 1990, Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thê giới cho thấy giai đoạn đầu thị trường phát
triển một cách tụ phát vối sự tham gia của các nhà đầu cơ Dần dần vê sau mới có
sự tham gia của công chúng đầu tư Khi phát triển đến mức độ nhất định, thị
trường bất đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý
nhà nước và hình thành hệ thống pháp lý đê điều chỉnh hoạt động của thị trường
1.2 Khái niệm về thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động
của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành
nguồn vốn lón tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tô chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư Thị
trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua
được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và â thị trường thứ cấp khi có
sự mưa đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Do vậy, thị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi Hàng
hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên l năm Các trái phiếu có thoi han dudi 1
năm là hàng hóa của thị trường tiền tệ Vị trí của thị trường chứng khoán trong hệ
Trang 8thông th ị trường tài chính có thể được biểu thị khái quát qua sơ đồ sau: Thị trường chửng khoán có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, ngưòi cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các tru n g gian tài chính
+ Thị trường chửng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu cùa thị trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán + Thị trường chứng khoán về cơ bàn là một thị trường liên tục, sau khi các chứng
khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua bán nhiều lần trên
thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho những người đầu tư có
thể chuyên chứng khoán họ nắm giữ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn 1.3 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
Điêu hành thị trường là các hoạt động được tiên hành nhằm đuy trì sự vận hành bình thường của thị trường, hoạt động này thường được tiên hành bởi các chủ thể có quyên lực nhất định
Giảm sát thị trường là việc tiên hành theo dõi kiêm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo tính công
bằng và hiệu quả của thị trường
Thị trường chứng khốn ln ln tồn tại tính hai mặt của nó, đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực Những mặt tiêu cực của nó có thể gây tác động xâu đến thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội Đó chính là các hành vi gian lận, lừa đảo
trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả Vì
vậy cần phải có một cơ chế điều hành và giám sát chặt chẽ mọi mặt hoạt động của
thị trường chứng khoán
Thi trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các ngun vốn cho
đâu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đâu tư nói
Trang 9và lợi ích khác nhau; các giao dịch các san phẩm tài chính được thực hiện với giá
trị rất lớn Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ
xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đâu tw; ton that cho thị trường và cho
toàn bộ nên kinh tê
Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy của thị
trường chứng khoán, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết đề
đảm bảo được tính hiệu quả, công băng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường,
bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những
người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển
kinh tế Mỗi thị trường có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp
với các tính chất và đặc điểm của riêng nó
Tại mỗi nước, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tô chức
ở nhiều cấp độ khác nhau Nhìn chung các tô chức tham gia quản lý và giám sát thị
trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản
a Cae co quan quan Ly của chính phủ
Day là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính phủ
chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám
sát thị trường Các cơ quan này có thâm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản
trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của chính phủ gồm có uỷ ban chứng khoán
và một số bộ, ngành có liên quan
Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau:
- Thực hiện các quy định, quy chế về quản lý ngành chứng khoán của chính
Trang 10- Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường như đăng ký, lưu ký chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết, và phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này,
xử lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không tự xử lý được
- Thanh tra đối với các cá nhân hay tổ chức đề bảo vệ lợi ích chung của công
chúng trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật
Bên cạnh uỷ ban chứng khoán, một số bộ, ngành cũng có chức năng tham gia quản lý một số lĩnh vực có liên quan tới thị trường chứng khoán Ví dụ: bộ tài
chính quản lý các vấn đề về kế toán, kiểm toán phục vụ phát hành và công khai
thông tin công ty, phát hành trái phiếu quốc tế ; ngân hàng nhà nước quản lý các
ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh chứng khoán, đề ra các nguyên tắc để phân tách nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán; bộ tư pháp có
liên quan tới việc xử lý các trường hợp gian lận trên thị trường chứng khoán b Các tổ chức tự quản
Xét về mặt lịch sử, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được
thực hiện bởi các tổ chức tự quản trước, rồi sau đó mới có sự can thiệp của chính
phủ Các tổ chức tự quản là các tổ chức hình thành cùng với sự phát triển của thị
trường chứng khoán, thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường Các tố chức tự quản thực hiện quản lý và giám sát thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của các tổ chức quản lý và giám sát thị trường của chính phủ
Một tô chức tự quản hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc:
- Các quyết định điều hành đưa ra phải đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh thực tế,
hoạt động giám sát thị trường phải có hiệu quả
- Chi phi diéu hanh, giám sát thị trường phải thu được từ các hoạt động trên thi
trường chứ không phải do ngân sách cấp
Hoạt động điều hành và giám sát thị trường chứng khoán của các tỏ chức tự
Trang 11và tiễn hành xử lý các trường hợp vi phạm Nhìn chung, các tổ chức tự quản gồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Sở giao dịch là tô chức tự quản bao gồm các cơng ty chứng khốn thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên Sở Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau:
- Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên sở thông qua việc đưa ra và
đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường sở giao dịch
- Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách
hàng của họ Khi phát hiện các vi phạm sở giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng các
biện pháp cưỡng chế thích hợp Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng đến
các quy định của ngành chứng khoán, sở giao dịch có thể báo cáo lên uỷ ban chứng khoán để giải quyết
- Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch phải được thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan đến ngành chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tỖ chức của các cơng ty chứng khốn được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh
doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của thị trường chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và
giám sát thị trường chứng khoán như sau:
- Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung Các công ty muốn tham gia thị trường này phải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đưa ra
- Đưa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên trong các
lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này
- Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các công ty chứng khoán thành viên đề tìm ra các vi phạm, sau đó chuyên các kết quả điều tra tới cơng ty
chứng khốn đó để giải quyết
Trang 12- Đại diện cho ngành chứng khoán, hiệp hội dưa ra các đề xuất và gợi ý với
những cơ quan quản lý thị trường chứng khoán của chính phủ về các vấn để tổng quát trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức của chính phủ và các tổ chức tự quản là hai hình thức điều hành và
giám sát thị trường chứng khoán Ở các nước khác nhau, sự áp dụng các hình thức cũng khác nhau Tuy nhiên để đảm bảo cho thị trường chứng khoán được điều
hành và giám sát có hiệu quả cần phải có sự kết hợp hai hình thức này trên cơ sở
phù hợp với điều kiện của từng nước
1.4 Các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán 1.4.1 Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tô chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán — hàng hóa của thị trường chứng khoán
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiêu chính phủ và trái phiếu địa phương
- Công ty là nhà phát hành các cô phiếu và trái phiếu công ty
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu,
chứng chỉ thụ hưởng, phục vụ cho hoạt động của họ
1.4.2 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán Nhà đầu tư có thể chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có
tổ chức
a Các nhà đầu tư cá nhân:
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán
trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình
b Các nhà đầu tư có tổ chức
Trang 13Nhà đầu tư có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Các tô chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính
trên thị trường chứng khốn là các cơng ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư
có ưu điểm nồi bật là có thể đa đạng hóa các đanh mục đầu tư, và các quyết định
đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm
1.4.3 Nhà môi giới — Công ty chứng khốn
Cơng ty chứng khốn là những cơng ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có
thé đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành,
môi giới, tự doanh, và tư vấn đầu tư chứng khoán
Để có thê thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được
một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền
1.5 Cơ cấu thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán chính thức được thê hiện bằng sở giao dịch chứng khốn
Thơng thường một thị trường chứng khoán bao gồm hai thị trường cùng tham gia
(cầu trúc thị trường chứng khoán) là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp
Là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động
giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo sự tăng thêm qui mô đầu tư vốn Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn
tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính Thị trường sơ cấp là
thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành
Thị trường thứ cấp
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp thu
sau lần bán đầu tiên Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại
các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp
Trang 14Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng
loại thị trường Bởi lẽ, việc phát hành cô phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế
Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm
thậm chí hàng ngàn tỉ đơ la chứng khốn được mua đi bán lại, nhưng không làm
tăng thêm qui mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới
Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang
chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng
khoán Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như hai
bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường
thứ cấp là động lực Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có chứng khoán dé lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nều không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyền các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người
đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nên kinh tế
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý
thuyết Trong thực tế tô chức thị trường chứng khốn khơng có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp Nghĩa là, trong một thị trường chứng
khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ
cấp Vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại
Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường
phát hành là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo
Trang 15Thứ nhất Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo hình thức "Câu lạc bộ" tự nguyện của các thành viên Trong hình thức này, các thành viên của sở giao dịch (hội viên) tự tô chức và tự quản lý sở giao dịch chứng khoán theo pháp luật không
có sự can thiệp của nhà nước Các hội viên của Sở giao dịch bầu ra Hội đồng quản
trị và Hội đồng quản trị bau ra ban điều hành
Thứ haiSở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một công ty cỗ phần có các cổ đông là các công ty thành viên Đây là hình thức phổ biến nhất hiện
nay Sở giao dịch chứng khoán tổ chức dưới hình thức này được hoạt động theo luật công ty cổ phần, phải nộp thuế cho nhà nước và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do chính phủ lập ra Cơ quan chuyên môn này là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán là Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên
bầu ra và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán do Hội đồng quản trị đề cử
Thứ baSở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới dạng một công ty cỗ phần
nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của nhà nước Đây là hình thức phổ biến ở hầu hết các nước Châu á Cơ cấu tô chức và quản lý điều hành cũng tương
tự như hình thức trên nhưng trong thành phần Hội đồng quản trị có một số thành
viên do uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám sát điều hành Sở giao dịch chứng khoán quốc gia bổ nhiệm
Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán do chính phủ thành lập Uỷ ban chứng khoán quốc gia có nhiệm vụ xác định
loại doanh nghiệp nào được phép phát hành chứng khoán và loại chứng khoán nào được mua bán Uỷ ban này cấp giấy phép và kiểm tra hoạt động của các công ty
môi giới và thực hiện các công việc quản lý nhà nước khác
Hội đồng quản trị và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán Tắt cả các quyết định đều được Hội đồng quản trị đưa
ra Hội đồng này bao gồm các cơng ty chứng khốn thành viên của sở giao dịch
chứng khoán, các thành viên liên doanh thậm chí có một số không phải là thành viên của sở giao dịch chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào Hội
Trang 16đồng quản trị có quyền quyết định nhưng thành viên nào được phép buôn bán tại sở giao dịch, những loại chứng khoán nào đủ tiêu chuẩn được phép niêm yết tại phòng giao dịch Hội đồng này có quyền đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc niêm yết một
chứng khoán nào đó Hội đồng quản trị có quyền kiểm tra quá trình kinh doanh của
các thành viên sở giao dịch Nếu phát hiện vi phạm, Hội đồng quản trị có quyền
phạt hoặc đình chỉ việc kinh doanh của thành viên trong một thời gian nhất định
hoặc trục xuất không cho phép mua bán trên sở giao dịch Nếu phát hiện vi phạm,
Hội đồng quản trị có quyền phạt hoặc đình chỉ việc kinh doanh của thành viên trong một thời gian nhất định hoặc trục xuất không cho phép mua bán trên sở giao
dịch chứng khoán nữa
Thanh viên sở giao dịch chứng khoán
Thành viên sở giao dịch chứng khoán có thể là các cá nhân hoặc các công ty chứng
khoán Để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán trước hết công ty phải được công ty có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động Phải có
số vốn tối thiểu theo quy định, có chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khốn Ngồi ra công ty còn phải thoả mãn các yêu
cầu của từng sở giao dịch chứng khốn cụ thể Một cơng ty chứng khoán có thể là
thành viên của nhiều sở giao dịch chứng khoán khác nhau nhưng không được là thành viên của thị trường chứng khoán phi tập trung và ngược lại công ty chứng khoán có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ khác nhau trên thị trường chứng
khoán
Giám sát thị trường chứng khoán
Để đảm bảo cho các giao dịch được công bằng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, Sở giao dịch chứng khoán có một bộ phận chuyên theo dõi giám sát các giao dịch
chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch chứng khoán Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận giám sát là kiểm tra theo đõi và ngăn chặn kịp
thời các hoạt động tiêu cực như gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch lòng
vòng, giao dịch có dàn xếp trước
Trang 17Lịch sử loài người đã ra đời và tồn tại hàng ngàn năm nay Trong đó lịch sử phát
triển xã hội loài người đã trải qua các hình thái xã hội khác nhau từ thấp đến cao
ứng với mỗi hình thái xã hội khác nhau thì có một lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất khác nhau tương ứng với chúng xã hội muốn tồn tại thì phải lao động sản
xuất ra hàng hoá, của cải vật chất phục vụ nhu cầu con ngudi
Trong đó thị trường chứng khoán là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng
hoá Thị trường chứng khoán nguyên thuỷ đã tồn tại hàng trăm năm nay Vào
khoảng giữa thế kỷ XI ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây,
các thương gia thường tụ tập tại các quán Cafe để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hố (nơng sản, khống sản, ngoại tệ và giá khoán động .) Điểm đặc biệt là tại các cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói đê trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản, hay bất cứ một loại giấy tờ nào Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau, hợp đồng
mua bán, trao đổi Không biết do sự phát triển của các thương gia hay hiệu quả của
kiểu “thương lượng” này mà số lượng người tham gia ngày càng đông lên Đến cuối thời Trung cổ, phiên chợ riêng này trở thành một thị trường và khoảng cách
các phiên chợ ngày càng rút ngắn Những qui ước trao đổi dần dần được tu bổ
thành các qui tắc có giá trị bắt buộc đối với người tham gia Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu được hình thành
Đến 1986 ở một số nước, các giá trị động sản đã lần lượt được yết giá trên hệ thống vi tính các (yết giá liên tục) như vậy việc yết giá cô phiếu, trái phiếu, không còn được tập trung nữa, không được giao dịch dưới dạng giao miệng Các nhà giao
dịch sẽ truyền lệnh cho công ty chứng khốn của mình thơng qua điểm cuối mạng
vi tính
Năm 1991, hệ thống RELIT đã tiêu chuẩn hoá tiến trình thanh toán tiền và giao
dịch chứng khoán Sau khi đã giao dịch thương lượng trên thị trường
Thành lập các thị trường biến tướng: 1986 ở Pháp lập thị trường Matif, 1987 thị
trường Monep Các thị trường này lập ra cho các nhà quản lý hồ sơ chứng khoán
phòng ngừa các rủi ro liên quan đến biến động về cô phiếu, tỉ lệ lãi suất, tỉ giá hối đoái Và thị trường này cũng có mục đích tăng vốn khả duy trên thị trường giao
Trang 18ngay qua khả năng kinh doanh chênh lệch giá Và đây cũng là thị trường thực sự trong thời đại mới
Sự hình thành của “TTCK” trên thế giới vào thé ki 15 và cùng với thăng trầm của
lịch sử nó vẫn tổn tại đến ngày nay Sau nhiều năm chờ đợi và chuẩn bị vào ngày
11.7.1998 Chính phủ nước ta đã ký nghị định 18/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán Và ngày đó cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
2 Bản chất và đặc điểm của thị trường chứng khoán
2.1 Bản chất
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bản trao đổi các loại chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đôi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán ,và như vậy , thực chất đây là quá trình vận động của tư bản ,chuyền từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh
Thị trường chứng khốn khơng giống với các thị trường các hàng hố thơng thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt ,, là
quyền sở hữu về tư bản Loại hàng hoá này cũng có gid tri va gid tri sir dung Niw vậy, có thể nói , bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó, giá cả của chứng khoản chứa đựng thông tin về chỉ phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán
là hình thức phát triển bậc cao của nên sản xuất và lưu thơng hàng hố
2.2 Đặc điểm
- Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và người cần vốn, người cung
cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không có trung gian tài
chính
- Đặc điểm của thị trường chứng khoán cơ bản là một thị trường liên tục Sau
khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Nó có thê được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các
nhà đầu tư có thể chuyền chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ
muôn
Trang 19- Là một thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người tự do tham gia vào thị trường Không hề có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán Giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung và cầu giữa người bán, người
mua
- Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh
bạch trong giao dịch tài chính Vì tính minh bạch nên những người tham gia đều
nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường Và
những người tham gia có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có
thể giao dịch tự do, hiệu quả
- Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm của thị trường chứng
khoán, tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư
Việc kinh doanh tự do và minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung — cầu Bằng cách này, thì các nhà đầu tư có thể chuyên đổi những cổ
phần họ sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khốn khác khi họ muốn
thơng qua cơ chế định giá đang được hoạt động
3 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
3.1 Chức năng của thị trưởng chứng khoán
3.1.1 Chức năng huy đông vốn dầu tư cho nên kinh tế
Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyền các nguồn vốn
từ nơi thừa đến nời thiếu Thị trường chứng khoán cung cấp phương tiện huy động
số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các công ty sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tu phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới, é Chức năng
này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chửng khoán Nhò vào sự hoạt động của thị trường chứng khốn mà các cơng ty có thể
huy động được một số lượng lớn vốn đầu tư dài hạn Khi các nhà đầu tư mua
chửng khốn do các cơng ty phát hành, sỏ tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mờ rộng sản xuất xã hội Trong quá
trinh nny thi trường rhrtng klionn (tã ró nhĩìng tnc
Trang 20TTCK tao ra một môi trường dau tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất và thời hạn, độ rủi ro và cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho các loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể
trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyền đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là
yêu tố cho thấy được tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động, và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán được giao dịch trên thị trường
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua những đặc điểm của thị trường chứng khoán về giá chứng khoán và
hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp, chính xác, giúp cho việc đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm
Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén, chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng và nền kinh tế tăng trưởng Và ngược lại giá chứng khoán giảm cho thay các dầu hiệu tiêu cực của nền kinh tế
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và cũng là một công cụ
quan trọng nhằm giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua
TTCK, chính phủ có thé mua, bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách và biện pháp tác động
vào TTCK Nhằm định hướng đầu tư bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh
tê
Trang 213.2 Vai trò của thị trường chứng khoán
Đối với nhà đầu tư
TTCK cung cấp cho công chúng các sản phẩm đầu tư phong phú, giúp đa dạng hóa
danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro Các loại chứng khoán này khác nhau về tính
chất, thời gian đáo hạn và độ rủi ro, bởi vậy, nó cho phép nhà đầu tư lựa chọn được loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình Ví dụ, nếu
NĐT ưa thích rủi ro, kỳ vọng lãi suất sinh lời cao thì có thể chọn mua cổ phiếu và
ngược lại, với những NĐT tìm kiếm sự an toàn, chấp nhận mức lãi suất thấp sẽ
thiên về lựa chọn trái phiếu Chính phủ,
Tham gia vào TTCK rất dễ dàng, thủ tục đơn giản, bất kể bạn là NĐT nhỏ lẻ với tài chính eo hẹp hay NĐT có tổ chức với nguồn vốn lớn Đây được coi là kênh đầu
tư tối ưu giúp tạo ra được lợi nhuận cao so với các kênh đầu tư án toàn khác
Đối với các doanh nghiệp
Đầu tiên, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức
huy động vốn bằng việc phát hành cô phiếu hoặc trái phiếu, giúp doanh nghiệp tránh được các khoản vay ngân hàng với lãi suất cao Doanh nghiệp có chứng khoán được niêm yết trên TTCK chắc chắn có uy tín hơn đối với công chúng, và chứng khoán cũng có tính thanh khoản hơn Nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, sử dụng vốn tiết kiệm, linh hoạt và có hiệu quả hơn
Việc mở cửa TTCK còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nguồn vốn trên thị trường
quốc tế Đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước
Điều thuận lợi nữa là khi chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có
thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh doanh và các chứng khoán đó sẽ
được chuyền nhượng thành tiền khi cần thiết thông qua TTCK
Thứ hai, TTCK là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường Sự hình thành thị giá
chứng khoán của một doanh nghiệp đã bao hàm hiệu quả hoạt động của doanh
Trang 22một doanh nghiệp cao hay thấp thé hiện ở khả năng mang lại cỗ tức cho các cỗ đông của doanh nghiệp đó
Từ đó, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp TTCK giúp tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp
Đối với Nền kinh tế
Thứ nhất, TTCK tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thê tích tụ, tập
trung và phân phối vốn, chuyền thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế Thêm vào đó, TTCK giúp tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân Nhờ có TTCK, Chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không bị áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn hạn chế
Thứ hai, TTCK được coi như “phong vũ biểu” của nền kinh tế, hay nói cách khác,
TTCK có thể phản ánh một cách chính xác triển vọng nên kinh tế cho giai đoạn sắp
tới Theo giới phân tích thì TTCK sẽ đi trước sự thay đôi của nên kinh tế 6 tháng
Cụ thể là, giá chứng khoán tăng sé cho thay một nền kinh tế phát triển, còn ngược lại, giá chứng khoán giảm lại dự báo không máy tốt đẹp về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai Ví dụ điển hình là sự sup đồ của TTCK vào năm 1929- day là
nhân tố chính dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930
Đối với Việt Nam, TTCK còn hỗ trợ tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước và cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một co cau thị trường
vốn Việt Nam cân đối hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế 4 Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán với tài chính doanh nghiệp
Việc hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán (TTCK) là bước phát triển
tất yếu của nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK để làm cầu nói giữa một bên là các nhà đầu
tư (bao gồm các tô chức kinh tế - xã hội và dân chúng) với bên kia là các doanh
nghiệp cần vốn kinh doanh và Nhà nước cần vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tiền để thỏa mãn các nhu cầu chung của đất nước)
Trang 23Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Chứng khoán thì: “7ổ ehứe phát hành khi
niêm vết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng
khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh doanh và khả năng tài
chính, số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán ” 5 Những hạn chế (tiêu cực) của thị trường chứng khoán
5.1 Đầu cơ chứng khoán
Đầu cơ là gì?1
Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán
phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng
Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao Nếu như bạn là một nhà đầu
cơ không chuyên nghiệp thì dễ bị thua lỗ trong các vụ đầu cơ nhưng với những
người dần biết kiếm lợi nhuận dần dần trở thành những tay đầu cơ chuyên nghiệp Tuy vậy, hoạt động đầu cơ vẫn mang lại những lợi ích cho cả người đầu cơ và cả
thị trường Với người đầu cơ, họ có khả năng thu được món lợi lớn hơn nhờ việc
biến động giá mạnh của chúng Với thị trường, hoạt động đầu cơ mang lại những
lợi ích như:
+ Cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn
+ Làm tăng tính thanh khoản cho thị trường
+ Làm cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dụng các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh đoanh chênh lệch giá đề loại trừ rủi ro
+Thé nào là đầu cơ chứng khoán?2
+ Đầu cơ chứng khoán là một kiểu đầu cơ mà đối tượng chịu tác động của nó là các loại cổ phiếu (mã chứng khoán)
+ Người đầu cơ sẽ lợi dụng tính tự phát của thị trường, nhanh thu lãi mà nhiều
người đã thay đôi cuộc chơi bằng cách tạo sức ép về quan hệ cung cầu, đây hết số
cổ phiếu trên thị trường vào tay một vài người Khi đó, thị trường cổ phiếu đột
ngột khan hiếm và giá cỗ phiếu bắt đầu tăng lên (làm giá) + Chiến thuật đầu cơ chứng khoán3
Trang 24Chiến thuật mua trước bán sau
- Đây là chiến thuật đơn giản đối với nhà đầu tư cá nhân có sẵn cổ phiếu và tiền
mặt trong tài khoản Giả sử, hiện tại giá cỗ phiêu đó đang giảm Bạn dự đoán trong phiên giao dịch ngày mai nó sẽ tăng giá thì thông thường, bạn sẽ quyết định mua
thêm 1 lượng cô phiếu tương đương với lượng cô phiếu mà bạn đang có
- Trước khi phiên giao dịch ngày mai kết thúc, bạn sẽ bán cổ phiếu mà bạn đã mua
hôm nay đi Như vậy, lượng cổ phiếu bạn nắm giữ vẫn giữ nguyên nhưng bạn lại
hưởng được phần chênh lệch giá cả giữa giá lên và giá mua hôm trước
Chiến thuật lướt phiên giao dịch
- Vẫn giống như chiến thuật 1, bạn vẫn phải có một lượng cổ phiếu nhất định Chiến thuật này được áp dụng khi thị trường cỗ phiếu đang ở giai đoạn tích lũy hay mức giá cô phiếu giao động ở biên độ hẹp
Ví dụ: Cổ phiếu ABC giao động trong xu hướng tích lũy trong khoảng thời gian
gần đây, có thể áp dụng chiến này Ban đầu, xác định vùng kháng cự của cô phiếu
ABC, có nghĩa là giá cỗ phiếu ABC sẽ điều chỉnh giảm khi chạm vùng này
Khi ABC chạm vùng giá 13,300 sẽ điều chỉnh giảm và về vùng 11,800 sẽ bật tăng
và trong phiên NTL đao động trong khoảng giá này Nhà đầu tư có thể mua ở vùng
quanh 11,800 và trên một vài bước giá Nếu có sẵn cổ phiếu thì có thể bán ở vùng quanh 13,300 và dưới l vài bước giá
Chiến thuật bán khống
- Cụ thể, khi bạn đã xác định cổ phiếu đang có xu hướng giảm dần, thay vì bán số cổ phiếu đi thì bạn sẽ nhờ người quen cũng nắm trong tay cổ phiếu đó, bán số cổ
phiếu của họ với mức giá đã giảm Phần chênh lệch giữa cổ phiếu trước đó và lương cổ phiếu bạn mới mua vào chính là lượng tiền tăng lên Tuy nhiên, chiến
thuật này khá rủi ro nếu không tính toán kỹ thì bạn có thê sẽ không có lời
5.2 Mua bán nội gián
Giao dịch nội gián là việc mua hoặc bán chứng khoán của một công ty đại chúng bởi một người có thông tin bi mat, quan trọng về cổ phiêu đó Giao dịch nội gián
có thể là bất hợp pháp hoặc hợp pháp tùy thuộc vào thời điểm người trong cuộc
thực hiện giao dịch
Trang 25Ví dụ về giao dịch nội gián
Vào tháng 9 năm 2017, cựu nhân viên phân tích tài chính Brett Kennedy của công ty Amazonđã bị buộc tội giao dịch nội gián Các nhà chức trách cho biết Kennedy đã cung cấp thông tin Maziar Rezakhani về thu nhập quí đầu năm 2015 của
Amazon trước khi báo cáo này được phát hành Rezakhani đã trả cho Kennedy
10.000 USD cho thông tin này
(Theo investopedia.com)
Các qui định về xử lí vi phạm giao dịch nội gián ở Việt Nam
"Người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nêu mua, bán chứng
khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật"
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán thì chịu mức phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng và bị tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán
(Theo khoản 1, điều 26 Luật Giao dịch chứng khoán 2010)
" Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quï đại chúng chưa được công bó mà nếu được công bồ có thể ảnh hưởng lớn đến giá
chứng khốn của cơng ty đại chúng hoặc quï đại chúng đó mà sử dụng thông tin
này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ
300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm"
(Theo Diéu 210 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Như vậy đối với hành vi giao dịch nội gián có thể sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi
5.3 Bán khống
Trang 26Ban khống chứng khoán (Short Sales) là hình thức giao dịch chứng khoán mà người bán không sở hữu Thay vào đó, họ mượn chứng khoán để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua và trả lại chứng khoán này khi giá chứng khoán giảm
Quá trình thực hiện bán khống chứng khoán2 Bán khống chứng khoán gồm 3 bước cơ bản:
(1) Mượn cổ phiếu nào đó khi dự báo giá sẽ giảm trong tương lai, thường thông qua môi giới
(2) Bán cô phiếu lập tức trên thị trường
(3) Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu và thực
hiện chuyền số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu
Tuy nhiên, nếu giá cỗ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì người thực hiện bán khống bị lỗ do phải mua lại cô phiếu với giá cao hơn để hoàn trả lại khoản đã mượn để bán
Ví dụ về bán khống chứng khoán
Giả sử các cổ phiếu của công ty ABC có thị giá 10.000 đồng/cô phiếu Người X dự
báo giá cô phiếu này tương lai sẽ giảm và muốn bán khống thông qua việc mượn
10.000 cô phiếu của người B nhờ giới thiệu của nhân viên mơi giới chứng khốn
Tổng giá trị số cổ phiếu mượn về là 100.000.000 đồng, tuy nhiên, người X chưa phải bỏ ra khoản tiền nào cho việc này mà thay vào đó sẽ nhận được 100.000.000
đồng tiền mặt nhờ bán cô phiếu trên thị trường
Sau đó, giá cổ phiếu công ty ABC rớt giá đúng như suy luận của người X còn
§.000 đồng/cổ phiếu Thời điểm này, người X thực hiện mua lại 10.000 cổ phiếu với tông số tiền thực hiện là 80.000.000 đồng Như vậy, người X có lời 20.000.000
đồng từ việc bán khống cổ phiếu ABC
Ở một diễn biến khác, người X sẽ bị lỗ 20.000.000 đồng nếu cổ phiếu công ty ABC tăng lên 12.000 đồng/cô phiếu
Trang 27Chương 2: Hàng hoá va phân loại thị trường chứng khoán
1 Hàng hoá của thị trường chứng khoán
1.1 Khái quát chung
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế làm nây sinh nhu cầu về vốn ngày càng lớn manh, nhất là nhu cầu vốn dai hạn Để đáp ứng nhu cầu vốn các đoanh nghiệp và
nha nước đã phát hành loại chứng chỉ xác nhận nợ để vay vốn công chúng, loại chứng chi này được gọi là trái phiếu Mặt khác với sự ra đời của công ty cô phần
da nay sinh một phương điện huy động vốn góp vào Công ty là Cổ phiếu Đây là chứng chỉ xác nhận phần sở hữu của công ty tương ứng với phần góp vốn vào công
ty Người nắm giữ cỗ phiếu có quyền chủ sở hữu một phần công ty, nghĩa là công
Trang 28ty sẽ chia cả lợi nhuận lẫn rủi ro của mình cho người đó và đương nhiên cé phiếu chỉ có giá trị khi công ty đó có giá trị, giá trị công ty tăng lên thì giá cổ phiếu tăng va ngược lại
Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận người ta bỏ tiền ra đầu tư dưới
hình thức cho vay trực tiếp hay góp vốn vào công ty cổ phần và cũng là bằng chứng đưa lại cho người ta những quyền nhất định, trong đó quyền cơ bản là được
hưởng những khoản thu nhập Ngày nay cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng
khoán chủ yếu, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều loại chứng khoán mới rất đa dạng
Từ những vấn đề trên ta thấy: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi
ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát
hành Chứng khoán được thê hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sô hoặc
dữ liệu điện tử
1.2 Các loại chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Theo Luật chứng khoán, hiện
nay trên thị trường có các loại chứng khoán sau:
- Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cô phần của tổ chức phát hành Cổ phiếu bao gồm cổ
phiếu thường và cô phiếu ưu đãi Đây là loại chứng khốn phơ biến nhất trên thị
trường;
- Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyên và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà trái phiêu được phân chia thành những loại khác nhau;
- Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với
một phần vốn góp của quỹ đại chúng;
- Quyền mua cô phần là loại chứng khốn do cơng ty cổ phần phát hành nhằm
mang lại cho cô đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định;
Trang 29- Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cô phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cô phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong
thời kỳ nhất định;
- Quyền chọn mua là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời
gian nhất định với mức giá được xác định trước;
- Quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chon quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước;
- Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng
khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định
vào ngày xác định trước trong tương lai;
- Hợp đồng góp vốn đầu tư là hợp đồng góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa các
nhà đầu tư với tổ chức phát hành hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận và được phép chuyền đổi thành chứng khoán khác
2 Phân loại thị trường chứng khoán
2.1 Căn cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán
Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia
làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
(1) Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu Thị
trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành
(2) Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông,là nói
đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu
Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp
2.2 Căn cứ vào loại hàng hoá
Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cỗ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh
Trang 302.3 Căn cứ trên phương diện pháp lý
thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập
trung
(1) Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy
định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biêu hay
đặc biệt được biệt lệ
Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thâm quyền cho phép
bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định
Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm Loại chứngkhoánnày được miễn giấp phép của cơ quan có
thâm quyền
(2) Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khốn nằm ngồi sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới,
những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát
từ Hội đồng Chứng khoán Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những
chứng khốn khơng được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán 2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch
Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị
trường giao ngay và thị trường giao sau
(1) Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau đó một
vài ngày theo thoả thuận
(2) Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp
đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai
Trang 31Chương 3 Thị trường chứng khoán sơ cấp và giá cả chứng khoán
1 Khái niệm và chức năng thị trường chứng khoán sơ cấp 1.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyên sang nhà phát
hành qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành
1.2 Chức năng và đặc điểm
* Thị trường chứng khoán sơ cấp là bộ phận câu thành hữu cơ và không thể tách
rời của thị trường chứng khoán Thị trường sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của thị trường chứng khoán
Trang 32* Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành
* Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền
kinh tế Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng
khoán Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân
cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán Thị trường sơ cấp là một kênh phan bd vốn có hiệu
quả Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn
vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh
tế
* Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới
* Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các
nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành)
* Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó
hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
* Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường thứ cấp
2 Phát hành chứng khoán
2.1 Các tổ chức được phát hành chứng khoán
2.1.1 Chính phủ
Qua thực tế ở nhiều nước cho thấy, Chính phủ từ trung ương đến địa phương là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường Điều này là dé hiểu
vì không phải lúc nào chính phủ cũng có thể bù đắp được sự thiếu hụt vốn xảy ra
khá thường xuyên trong chỉ tiêu của mình bằng cách yêu cầu ngân hàng trung ương in thêm tiền mặt Chính phủ cũng không thé đơn giản tài trợ cho các thiếu hụt
của mình bằng cách tăng nguồn thu từ thuế Mặc dù về cơ bản lãi và gốc của trái
phiếu chính phủ cuối cùng cũng sẽ được thanh toán bằng các nguồn thu của chính phủ, trong đó thuế chiếm phần quan trọng Tuy nhiên, đối với các công trình dự án
Trang 33quan trọng, đòi hỏi lượng vốn ban đầu lớn, việc tăng nguồn thu của chính phủ từ thuế cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn ban đầu Bên cạnh đó, việc tăng
thuế đột ngột cũng sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ đối với nền kinh tế
2.1.2 Doanh nghiệp: Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho
phép được phát hành chứng khoán để huy động vốn Theo pháp luật Việt Nam
(Luật Doanh nghiệp năm 2005), có 4 loại hình doanh nghiệp: * Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chỉ được phát hành trái phiếu;
* Công ty cổ phần: được phép phát hành cả cô phiếu và trái phiếu;
* Công ty hợp danh; * Doanh nghiệp tư nhân
2.1.3 Quỹ Đầu tư
QuŸ đầu tư đóng vai trò rất lớn trên thị trường chứng khoán sơ cấp Đề giúp các
nhà đầu tư nhỏ có thé da dạng hóa đầu tu, phan tan dau tư và giảm chi phí đầu tư,
các công ty quản lý quỹ liên tục thành lập các quỹ đầu tư mới và phát hành các
chứng chỉ quỹ ra công chứng hoặc quỹ đầu tư dạng công ty phát hành cổ phiếu để
huy động vốn
2.2 Mục đích phát hành chứng khoán
Phát hành chứng khoán là hình thức đưa ra lưu hành chứng khoán mới để huy động vốn (tư bản) cần thiết cho người phát hành chứng khoán và trao cho người mua (chủ sở hữu chứng khoán) quyền nhận thu nhập dưới dạng lợi tức nhất định (nhận ngay khi mua phiếu hoặc sau một thời gian nhất định)
Chứng khoán được phát hành đưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi số, xác
nhận các quyên và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành Tổ chức phát hành chứng khoán là doanh nghiệp cần huy động
vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay Chính phủ huy động vốn đẻ trang trải
nhu cầu chỉ tiêu của ngân sách nhà nước Việc phát hành các loại chứng khoán có
thể chuyên nhượng được và lượng chứng
khoán phát hành bán cho những người mua (người đầu tư) ngoài tổ chức phát hành
đạt mức pháp luật quy định gọi là phát hành chứng khốn ra cơng chúng Khác với
quan hệ mua, bán lại chứng khoản, quan hệ phát hành chứng khoán được thiết lập
Trang 34trực tiếp giữa người gọi vốn (tổ chức phát hành) và người đầu tư nên việc phát hành chứng khoán làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế Để bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư và bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện bắt buộc đối với việc phát hành chứng khoán Ví dụ: tổ chức phát hành chứng khoán phải có mức vốn điều lệ đạt mức tối thiểu, thành viên hội đồng
quản trị và giám đốc (tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lí kinh doanh (Xf
Chứng khoán)
2.3 Điều kiện và phương thức phát hành chứng khoán
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán rộng rãi cho
các nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành để huy động vốn từ đông đảo công chúng
đầu tư Hình thức huy động vốn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi mà một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn vẫn còn nằm trong dân, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn ở trong tình trạng đói
vốn và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước cũng như vay ngân hàng còn hạn chế
- Hiện nay trong bất kỳ thị trường nào, dù là đã phát triển hay đang phát triển, yêu
cầu đầu tiên đối với hoạt động phát hành là phải có sự quản lý, giám sát của nhà
nước để đảm bảo hiệu quả, công bằng và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư Ở Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý Nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thực hiện chức năng giám sát và
điều chỉnh việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng đề được niêm yết trên thị trường
- Mỗi nước có những quy định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Tuy nhiên, để phát hành chứng khốn ra cơng chúng thơng thường tổ
chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau
Về quy mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối
thiểu ban đầu và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất địnhvề vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và đo số lượng công chúng tham gia
Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty được thành lập và
hoạt động trong vòng một thời gian nhất định( thường khoản từ 3-5 năm)
Trang 35Về đội ngũ quản lý công ty: Công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và
trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận
không thấp hơn mức quy định và trong một số năm liên tục nhất định ( thường từ
2- 3 năm)
Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án kha thi trong việc sử dụng nguồn
vốn huy động được
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn giảm về hoạt động sản xuất kinh doanh Ở Việt Nam, theo quy định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khốn và thơng tư
01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành cỗ
phiếu, Trái phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau
Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam
Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất
Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản
lý kinh doanh
Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cỏ phiếu, trái
phiếu
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100
người đầu tư ngồi tơ chức phát hành; trường hợp vốn cô phần của tổ chức phát
hành; trường hợp vốn cô phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cỗ phần của tô chức phát hành
Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tô chức phát hành và
phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kẻ từ ngày kết thúc đợt phát hành
Trường hợp cô phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì
phải có tô chức bảo lãnh phát hành
3 Giá cả chứng khoán
3.1 Giá trị thời gian của tiền
Trang 36Giá trị thời gian của tiền là khái niệm cho rằng khoản tiền sẵn có tại thời điểm
hiện tại có giá trị cao hơn số tiền tương tự trong tương lai do khả năng sinh lời tiềm năng của nó
Bản chất
Thực tiễn của các hoạt động kinh tế đã chỉ rõ rằng giá trị hiện tại của tiền luôn thay
đổi ở những thời kì khác nhau
Chẳng hạn, nếu ta có 1 triệu đồng đem đầu tư hoặc cho vay với lãi suất 7%/năm thì sau một năm số tiền nhận được là 1.07 triệu đồng Nói cách khác 1 triệu đồng hôm
nay sẽ có giá trị 1,07 triệu đồng Sau một năm nếu lãi suất là 7%/năm
Điều này hàm ý nói rằng: Tiền tệ có giá trị theo thời gian, 1 đồng mà ta nhận được
tại thời điểm ngày hôm nay có gia tri hon 1 đồng nhận được tại một thời điểm nào
đó trong tương lai (nếu lãi suất đầu tư > 0)
Ý nghĩa
Khi xem xét giá trị tiền tệ cần xét theo cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian
Trên góc độ tài chính, giá trị tiền ở các thời điểm khác nhau không thể cộng lại đơn
giản với nhau được Đây là vấn đề hết sức quan trọng, chỉ phối nhiều đến quyết
định đầu tư và các quyết định tài chính khác
Công thức xác định
Giá trị thời gian của tiền thể hiện qua yếu tó lãi suất Nó thé hiện quan hệ tỉ lệ giữa
tiền lãi trong một đơn vị thời gian với số vốn gốc trong thời gian đó
Lãi suất = Tiền lãi / Vốn gốc
Đơn vị thời gian: có thể là I năm, 1 quí, 1 tháng, 6 thang
3.2 Giá chứng khoán
Giá trần giá sàn là gì? Nó được hiểu nôm na là giá cao nhất và giá thấp nhất đề giới
hạn thị trường Nhà đầu tư không thé mua cao hơn gia tran va ban thấp hơn giá sàn
Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà cô phiếu có thể tăng lên
Nhà đầu tư muốn đặt lệnh cũng chỉ có thể giới hạn trong mức này
Trang 37Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động
Giá sàn = Giá tham chiếu - Biên độ dao động Quy tắc làm tròn giá
Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE, HNX và UpCom lần lượt là
7%, 10% và 15% Vấn đề là khi Giá tham chiếu nhân với biên độ dao động đa
phần là sẽ ra số lẻ Vậy nên chúng ta có quy tắc làm tròn dé xử lý van dé nay Mua Khớp lệnh Ban Gá MâQ% T0 Thì $n đứgH j 642 M2 6á! M! 6á M +61 KMI 6á2 K2 6á3 K3 ao TB The m0 0 Chúng ta cùng xem một ví dụ cụ thé Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 79.80
Biên độ dao động của sàn HOSE là 7% tuong duong voi 5,586 Theo cach tinh ly
thuyết thì giá trần là 79.80*(1+7%) = 85.386 va gia san la 79.80*(1-7%) = 74.214 Giá cổ phiếu BVH lớn hơn 50,000đ nên bước giá mỗi lần nhảy phải chia hết cho
100 Giá trần và giá sàn cũng không ngoại lệ
Hai giá trị 5.500 và 5.600 là 2 giá trị gần với 5.586 nhất và thỏa mãn chia hết cho
100 Một quy định nữa là giá trị biên độ dao động làm tròn không được lớn hơn
giá trị ban đầu Vậy chỉ có giá trị 5,500 là thích hợp nhất
Vậy giá trần của cô phiếu BVH là 79.80+5.500 = 85.3 và giá san là 79.80-5.500 =
74.3 Chúng ta thây hoàn toàn khớp với bảng giá điện tử như trên
Trang 38Tóm lại, chúng ta cần nhớ những quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động sau:
Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia hết
Giá trí biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn
3.3 Định giá chứng khốn
Cơng thức xác định giá cổ phiếu là những công cụ giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực của một cô phiếu Từ đó ra quyết định đầu tư, nếu giá bán trên thị trường thấp
hơn đáng kể giá trị định giá đó, sau đó đợi chờ và bán ra khi giá tiệm cận giá trị
thực và thu về lợi nhuận
Định giá cỗ phiếu là gì?
Dinh giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cô phiếu
Nói nôm na: Dinh giá cỗ phiếu là ta đánh giá xem cô phiếu đó đáng giá bao nhiêu
tiền
Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu đó nếu giá cỗ phiếu thấp hơn dang ké so với giá trị ta định giá Ví dụ ta định giá cổ phiếu sữa Vinamilk (mã VNM) xứng
đáng giá 200.000 đồng, nhưng bán trên thị trường 150.000 đồng thì ta tiến hành mua cổ phiếu VNM và chờ đợt cho đến khi VNM đến 200.000 đồng, ta sẽ bán ra
và tiếp tục lấy tiền đó đi mua cô phiếu khác
Điều này cũng như ta định giá miếng đất hay chiếc xe máy vậy thôi Ví dụ xe SH
đáng giá 75 triệu đồng, xe Wave giá 20 triệu đồng Nếu SH ai đó bán 40 triệu thì ta
mua vào, và sẽ bán lại sau; và nếu ai đó mua Wave giá 40 triệu thì ta sẽ bán nó (nếu ta sở hữu chiếc Wave) và sẽ tìm mua chiếc xe khác
- Giá trị thực là giá trị ta phải tính tốn thơng qua các phương pháp định giá cổ
phiếu
- Giá thị trường là giá mà các nhà đầu tư mua bán trên thị trường hiện nay thông
qua các sàn (chợ) HOSE, HNX, UPCOM Tất cả các giao dịch thực hiện online Thông thường, thị giá trị thật sẽ xấp xỉ với giá thị trường (gọi là thị trường hiệu quả), tuy nhiên vẫn có I số ít tầm 5%-20% sẽ có giá trị thực lớn hơn hoặc nhỏ hơn
so với giá thị trường
Trang 39Giá thị trường >= Giá trị thực: Ta không mua va ban cô phiếu ra
Giá trị trường < Giá trị thực đáng kể thì ta sẽ tiền hành MUA vào
Chương 4: Thị trường chứng khoán thứ cấp 1 Khái quát thị trường chứng khoán thứ cấp
1.1 Khái niệm và chức năng thị trường chứng khoán thứ cấp
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường thị sơ cấp Thị trường đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành Đây là nơi trao đôi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành Nhà
Trang 40dau tu mua di ban lai chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá Đặc điểm của thị trường thứ cấp
- Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo
Việc mua bán chứng khoán được thực hiện chủ yếu thông qua cạnh tranh Giá chứng khoán hình thành trên cơ sở cung cầu, không một người hoặc một tô chức nào đó có quyền áp đặt, hoặc định giá độc đoán theo ý mình được
Thông tin trên thị trường đều được công bồ kịp thời và công khai cho mọi thành viên trên thị trường và công chúng
~ Thị trường có tính liên tục
Thị trường thứ cấp là thị trường có tính liên tục bởi thị trường này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư mua bán chứng khoán một cách thường xuyên
Các chứng khoán niêm yết được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, các
chứng khoán chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường phi tập trung (Over The
Counter market market - TC market)
Tại thị trường này, các giao dịch được thực hiện theo những thủ tục và nguyên tắc
xác định, đảm bảo một khối lượng lớn các giao dịch có thể được giải quyết một
cách nhanh chóng
- Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán
Sơ cấp
Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị
trường chứng khoán thứ cấp nhất là đối với cổ phiếu
- Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu và tiền cho nhau
Cấu trúc của thị trường thứ cấp
Dựa theo tiêu thức nhất định có thể chia thị trường thứ cấp thành các loại thị
trường khác nhau Có một số cách phân chia chủ yếu sau đây thường được sử dụng:
- Theo tính chất tô chức của thị trường: có thể chia thành thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng khoán phi tập trung