Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Trang 1Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học Quản lý,
đặc biệt là cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình làm chuyên đề Tốt nghiệp
Em cũng xin cám ơn ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, đặc biệt là các côchú, các chị trong phòng Nguồn vốn Kế hoạch Tổng hợp đã nhiệt tình hướngdẫn, chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Do còn hạn chế về mặt nhận thức, khả năng phân tích và tổng hợp cácvấn đề cũng như sự vận dụng lý luận vào thực tiễn nên bài viết còn nhiềuthiếu sót, các giải pháp đưa ra còn thiếu khả quan, rất mong nhận được sự phêbình, đóng góp chân thành từ quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn./
Trang 2NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 4Bảng 2.3 Phân tích dư nợ theo loại tiền năm 2007 so năm 2006 43
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh ngoại hôi và TTQT 45
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động tài chính 46
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003-2007 48
Bảng 2.8 Thực trạng huy động vốn theo loại tiền của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ 2003 – 2007 50
Bảng 2.9 Thực trạng huy động vốn theo tính chất nguồn huy động của NHNo & PTNT Nam Hà Nội năm 2003 – 2007 54
Bảng 3.1 Kế hoạch cụ thể cho các chỉ tiêu huy động vốn năm 2008 77
Bảng 3.2 Cơ cấu chi tiết cho từng loại dư nợ cụ thể 78
Biểu 2.1 Biểu đồ tăng trưởng HĐV giai đoạn 2003 – 2007 40
Biểu 2.2 Biểu cơ cấu theo loại tiền 2003-2007 50
Sơ đồ 1.1: Quy trình lập kế hoạch 17
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Nam Hà Nội 38
Sơ đồ 2.2 Quy trình lập kế hoạch nguồn vốn tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội 60
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU……….1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……… 4
1.1 Tổng quan về hệ thống kế hoạch của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.1 Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Hệ thống kế hoạch của ngân hàng thương mại 9
1.1.2.1 Xét theo góc độ thời gian 10
1.1.2.2 Xét trên góc độ nội dung 10
1.1.2.3 Xét theo góc độ nghiệp vụ 11
1.2 Kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 12
1.2.1 Khái niệm về kế hoạch nguồn vốn 12
1.2.2 Các loại kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 13
1.2.3 Vai trò của kế hoạch nguồn vốn 16
1.3 Lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại 18
1.3.1 Khái niệm lập Kế hoạch 18
1.3.2 Bộ máy lập kế hoạch nguồn vốn 19
1.3.3 Nguyên tắc lập kế hoạch nguồn vốn 21
1.3.4 Quy trình lập Kế hoạch nguồn vốn 22
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại 26
1.4.1 Các yếu tố chủ quan 26
1.4.2 Các yếu tố khách quan 31
Trang 62.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam
Hà Nội 34
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 36
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 38
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 39
2.2.1 Về công tác huy động vốn 39
2.2.2 Về công tác Tín dụng 42
2.2.2.1 Dư nợ tại địa phương: 43
2.2.2.2 Dư nợ hộ Trung ương: 44
2.2.3 Về công tác Kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ 45 2.2.4 Về công tác Kế toán Tài Chính 46
2.3 Thực trạng lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 47
2.3.1 Thực trạng kế hoạch Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 47
2.3.3 Thực trạng về quy trình lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 60
Trang 72.4 Đánh giá về công tác lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 65
Trang 8PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI……… 75
3.1 Định hướng hoàn thiện lập kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 75
3.1.1 Mục tiêu 75_Toc197882678 3.1.2 Định hướng phát triển 76
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 79
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch nguồn vốn 80
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại kế hoạch 81
3.2.3 Phát triển công nghệ 83
3.2.4 Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng ……….84
3.2.5 Một số giải pháp khác 85
3.3 Một số kiến nghị 86
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 86
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 88
3.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 89
3.4 Những tiền đề nhằm thực hiện những kiến nghị trên 90
KẾT LUẬN……… 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế với thế giới, kinh tế nước ta trong mấynăm gần đây đã phát triển nhanh và tương đối ổn định, thu nhập của ngườidân ngày càng được nâng cao Năm 2007, là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, cùng với nền chính trị ổn định chính làđiều kiện thuận lợi thu hút các công ty lớn, các tập đoàn tài chính xuyên quốcgia đầu tư vào Việt Nam Hàng loạt các doanh nghiệp, các tổ chức xuất hiện ởViệt Nam và ngành Ngân hàng cũng không loại trừ khỏi xu thế đó Cùng với
sự xuất hiện của các tổ chức này là các dòng vốn đầu tư ồ ạt chảy vào Việtnam Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiện trên thị trườngtài chính Việt Nam nhằm huy động, thu hút các dòng vốn đó, và cả nguồn tiền
dư thừa trong dân cư
Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay thì công tác huyđộng vốn vẫn còn gặp phải một số khó khăn, tồn tại nhưng đây cũng chính lànguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Bởi các ngân hàng đều kinh doanhtheo phương thức “vay để cho vay”, do vậy để thu được lợi nhuận từ hoạtđộng cho vay, các ngân hàng phải huy động được một nguồn vốn lớn Mặtkhác, đứng trước xu thế của nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng này đều đangphải cố gắng phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể tồn tại vàphát triển trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nóichung, và với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nam Hà Nộinói riêng, thì công tác huy động vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việcphát triển ngân hàng và xây dựng thương hiệu AGRIBANK Do vậy ngânhàng luôn luôn quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn để huy độngvốn từ các nguồn trong xã hội một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất mà chi phí
Trang 10huy động thấp nhất, nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh củangân hàng Trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Nam Hà Nội em thấy vấn đề này hết sức thiết thực và có ýnghĩa thực tiễn cao Được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Cô giáoPGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, bản thân em đã có được sự tiếp cận bướcđầu hợp lý để tìm hiểu các thông tin tổng quan về công tác lập kế hoạch nóichung cũng như đi sâu vào tìm hiểu công tác lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội Được sự chỉ bảo vàgiúp đỡ của các anh chị,cô chú trong phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợpcũng đã giúp em bước đầu làm quen với công việc của một cán bộ lập kếhoạch và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vì vậy, em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được trình bày thành ba phần:
Phần I: Một số vấn đề chung về kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàngThương mại
Phần II: Thực trạng lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tạiNHNo & PTNT Nam Hà Nội
Mục đich nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản về lập kế
hoạch và phân tích thực trạng lập kế hoạch nguồn vốn của NHNo & PTNTNam Hà Nội đề xuất ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kếhoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là toàn bộ hệ thống văn bản chính
sách về công tác lập kế hoạch của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Trang 11Phạm vi nghiên cứu: Do còn có những điều kiện khách quan và chủ
quan nên phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chỉ tập trung vào công tác lập kếhoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp luận biện
chứng theo phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp diễndịch, quy nạp…cùng với các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê… đểlàm rõ bản chất của vấn đề
Do sự hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên Chuyên đề thực tậpcủa em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của Cô và các anh chị, cô chú trong phòng Nguồn vốn
- Kế hoạch Tổng hợp đề chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Tường Thị Nhung
Trang 12PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hệ thống kế hoạch của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại
Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Vậy mà vẫn
có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì? Rõ ràng, các ngân hàng
có thể được định nghĩa qua chức năng (các dịch vụ) mà chúng thực hiện trongnền kinh tế như dịch vụ tiền gửi, bao thanh toán, cho vay, bảo lãnh,cho thuê tàichính, dịch vụ tư vấn tài chính, … Vấn đề là ở chỗ không chỉ chức năng củacác ngân hàng đang thay đổi mà chức năng của các đối thủ cạnh tranh chínhsách của ngân hàng cũng không ngừng thay đổi Thực tế là, rất nhiều tổ chứctài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giớichứng khoán, quĩ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắngcung cấp các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đối phó vớicác đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộngphạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứngkhoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quĩ tương hỗ và thực hiệnnhiều dịch vụ mới khác
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế Cácngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò màchúng thực hiện trong nền kinh tế
Xét trên góc độ những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì
“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực
Trang 13hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế”1
Khái niệm này về ngân hàng được coi là khái niệm ngân hàng và cũngđược coi là khái niệm của ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng có đặc tính nổi bật nhất là chỉlàm những nghiệp vụ ngân hàng có tính ngắn hạn Mà hoạt động ngân hàng làhoạt động thương mại nên những ngân hàng cho vay ngắn hạn như vậy đượcgọi là ngân hàng thương mại
Như vậy ngân hàng thương mại là loại ngân hàng quan trọng hơn hếttrong hệ thống ngân hàng Vậy vai trò của ngân hàng thương mại là như thể nào?Tại sao lại nói nó là ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống ngân hàng?
Ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trunggian thanh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho các ngân hàng
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ chủ yếu không phải vốn tự
có, mà chủ yếu kinh doanh bằng vốn của những người gửi tiền qua vai tròtrung gian tín dụng, làm môi giới cho các nhà đầu tư và những người có tíchluỹ Ngân hàng thương mại nắm trong tay một bộ phận lớn nhất của cải xã hộidưới dạng giá trị nhưng không có quyền sở hữu chúng, mà các ngân hàngthương mại chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc đòi hỏi ngânhàng thương mại phải chịu trách nhiệm vật chất đồi với những người chủ sởhữu thực sự của các tài sản này và sử dụng tài sản vốn đúng với điều kiệnràng buộc sao cho có hiệu quả nhất
Ngân hàng thương mại còn là một trung gian tài chính Đây chính làchức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại và nó có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trunggian tài chính là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi
1 PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Thống Kê, 2006, trang 11.
Trang 14nguồn từ những người có thể vì lý do nào đó không dùng nó một cách sinh lợisang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi Nói một cách khác, ngânhàng thương mại tập hợp tài lực của khách hàng này và đem chuyển cho
người khác sử dụng theo phương thức kinh doanh “vay để cho vay” Như
vậy, xuất hiện một nét đặc thù chính của ngân hàng khi đóng vai trò là trunggian tài chính: thu thập những đồng tiền có sẵn và đem cho vay đối với nhữngngười cần có tiền để sử dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt …
Chức năng thứ hai của ngân hàng thương mại là chức năng làm trunggian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Tức là ngân hàng tiếnhành nhận tiền vào tài khoản hoặc chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản.Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá và dịch vụ Do đó,bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán Toàn bộ
hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các tài khoản tiềngửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay
Một số nghiệp vụ hoạt động chính của hệ thống ngân hàng cũng như ngân hàng thương mại
Ngoài thực hiện các chức năng trên, ngân hàng thương mại còn có cácnghiệp vụ, các dịch vụ ngân hàng Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàngthương mại là: Nghiệp vụ huy động vốn; đầu tư vốn; kinh doanh chứngkhoán; kinh doanh ngân hàng quốc tế; làm dịch vụ cho khách hàng và cácdịch vụ khác
Trang 15cho các hoạt động tín dụng ( cho vay ), các hoạt động đầu tư và thực hiện cácdịch vụ ngân hàng khác.
Ngân hàng có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồmnhững khoản mà người dân gửi vào, các khoản ngân hàng đi vay từ các tổchức trong nền kinh tế như vay Ngân hàng Nhà nước, vay các ngân hàngthương mại khác, vay các tổ chức tín dụng, vay trên thị trường vốn, vay trênthị trường tiền tệ … Đặc điểm của loại tiền gửi là chúng phải được thanhtoán, kể cả khi chúng là những khoản tiền gửi có kỳ hạn hay là những khoảntiền gửi không có kỳ hạn, hay chưa đến hạn Do đó chi phí tiền gửi thườngcao hơn lãi trả cho tiền gửi và nó là đối tượng cần phải dự trữ bắt buộc.Nhưng đây chính là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàngthương mại vì tiền gửi luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn của các ngânhàng
* Nghiệp vụ tín dụng
Hoạt động tín dụng chính là các hoạt động bao gồm việc cung cấp cáckhoản nợ thương mại, các khoản nợ theo chỉ định và theo kế hoạch của ngânhàng, và cả các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Nếu nguồn vốn chính là mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng thươngmại thì tín dụng lại là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các ngân hàngthương mại, nó phản ánh hoạt động đặc trưng của từng ngân hàng, đó chính làhoạt động cho vay, hoạt động đầu tư Trong nghiệp vụ tín dụng, mục đích củacác ngân hàng luôn là kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tíndụng của các cá nhân cũng như của các tổ chức trong xã hội Khi đó ngânhàng sẽ cung cấp cho đối tác của mình những điều kiện cần thiết để họ thựchiện các hoạt động theo mục đích của họ và trên cơ sở tìm kiếm thu nhập, lợinhuận Đối tác của ngân hàng là các cá nhân, là các doanh nghiệp,tổ là các
Trang 16chức hay chính phủ… có nhu cầu, sẽ nhận được sự tài trợ của ngân hàng nếucác đối tác đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng.
Hình thức tài trợ ở đây có thể là cho vay tiêu dùng, cho vay thươngmại, tài trợ cho các dự án…Trong đó, cho vay thương mại chính là hình thức
mà ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu thương phiếu, mà thực tế là cho vayđối với người bán hay cho vay trực tiếp đối với khách hàng là người mua.Dựa trên điều kiện thực tế hiện nay, khi mà thu nhập của người tiêu dùngngày càng tăng cao cùng với sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngânhàng tới các nhà tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng của ngân hàng Bêncạnh việc cho vay ngắn hạn, các ngân hàng thương mại hiện nay ngày càngnăng động trong việc tài trợ cho các dự án trung và dài hạn, đặc biệt là tài trợcho xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ cao, cho vay bất động sản, kinhdoanh chứng khoán…
* Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện làtrao đổi ngoại tệ (mua bán ngoại tệ) Ngân hàng sẽ đứng ra mua bán một loạitiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Trong thị trường tàichính hiện nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thựchiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầuphải có trình độ chuyên môn cao
* Nghiệp vụ cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Khi các cá nhân, các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấyngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho kháchhàng của họ Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng đểlấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng, khách hàng chỉ cần manggiấy đó đến ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được tiền Các tiện ích của thanh
Trang 17toán không dùng tiền mặt là an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chiphí, đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cácdoanh nhân Khi các ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được
mở rộng phạm vi, nó sẽ càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân Điều này
đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàngthanh toán hộ Như vậy một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó
là tài khoản tiền gửi giao dịch, nó cho phép người gửi tiền viết séc thanh toáncho việc mua hàng hoá và dịch vụ Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới nàyđược xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong ngành ngânhàng Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều hình thức, thểthức thanh toán được phát triển như Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toánbằng thẻ…
Mặt khác, các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn cácdoanh nghiệp và nhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệchặt chẽ với nhiều khách hàng Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ vàkhả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàngdịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chicho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạmthời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi kháchhàng cần tiền mặt để thanh toán
1.1.2 Hệ thống kế hoạch của ngân hàng thương mại
Kế hoạch kinh doanh là công cụ điều hành kinh doanh trong toàn hệthống ngân hàng thương mại Kế hoạch được coi là công cụ để thiết lập cũngnhư thực hiện các chỉ tiêu, các quyết định kinh doanh của tổ chức
Chúng ta có thể hiểu công tác kế hoạch theo nhiều cách khác nhau Kếhoạch chính là một quá trình liên tục, được tính từ khi chuẩn bị xây dựng cho
Trang 18đến khi tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp đitheo những mục tiêu đã định Chúng ta cũng có thể hiểu kế hoạch là mộtphương thức, cách thức quản lý doanh nghiệp, tổ chức theo những mục tiêu
đã đề ra, bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của nhàlãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, tổ chức vào các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra
1.1.2.1 Xét theo góc độ thời gian
Nếu xét về góc độ thời gian thì hệ thống kế hoạch của một tổ chức baogồm:
+ Kế hoạch dài hạn: là những kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở nên.
Nó thường nhấn mạnh về các ràng buộc tài chính, được xây dựng dựa trên cơ
sở ngoại suy từ quá khứ, để đưa ra những dự báo trong môi trường kinhdoanh mà doanh nghiệp, tổ chức đã tham gia
+ Kế hoạch trung hạn: Là những kế hoạch cho thời kỳ từ 1 năm đến 5
năm Nó thường đưa ra những định hướng ngắn hơn cho doanh nghiệp, cụ thểcho kế hoạch dài hạn
+ Kế hoạch ngắn hạn: Là những kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm Nó
chỉ ra tiến độ, những hành động có thời gian dưới 1 năm, và nó chỉ ra cáchthức sử dụng cụ thể các nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức để thực hiệnmục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn
1.1.2.2 Xét trên góc độ nội dung
Nếu xét trên góc độ nội dung thì kế hoạch của doanh nghiệp, tổ chứcđược chia thành kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp
+ Kế hoạch chiến lược: Các kế hoạch chiến lược được xây dựng bởi
những nhà quản lý cấp cao nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho doanhnghiệp, cho tổ chức Kế hoạch chiến lược thường được xây dựng cho khoảng
Trang 19thời gian từ 2,3 năm trở nên, cũng có một số trường hợp có thể lên tới 10năm Do đó, kế hoạch chiến lược thường là những kế hoạch thể hiện nhữngtầm nhìn xa về vị thế của doanh nghiệp trong tương lai, nó tác động tới cácmảng hoạt động lớn, liên quan tới toàn bộ tương lai của tổ chức; nó cũng chỉ
ra những định hướng lớn cho phép doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã
đề ra
+ Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch bao gồm những chi tiết cụ thể hoá
của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý,hàng tháng và hàng tuần, thậm chí cả hàng ngày như kế hoạch nhân công, kếhoạch tiến độ, kế hoạch nguyên vật liệu tồn kho… Kế hoạch tác nghiệp đượcđặt ra nhằm mục đích bảo đảm cho mọi người trong tổ chức đều hiểu về cácmục tiêu của tổ chức và xác định rõ trách nhiệm của họ liên quan như thế nàotrong việc thực hiện các mục tiêu đó và tiến hành các hoạt động như thế nào
để đạt được những kết quả theo như dự kiến Như vậy, kế hoạch tác nghiệpchỉ có một phạm vi hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó của tổ chức
1.1.2.3 Xét theo góc độ nghiệp vụ
Nếu xét theo góc độ các nghiệp vụ, dịch vụ thì kế hoạch của ngân hàngchia thành:
+ Kế hoạch nguồn vốn: Chính là kế hoạch thể hiện các chỉ tiêu về
nguồn vốn, đặc biệt là về công tác huy động vốn của ngân hàng Bất cứ mộtngân hàng nào đều phải xây dựng cho mình kế hoạch nguồn vốn, bởi vốnchính là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của mọingân hàng, cũng như mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức
+ Kế hoạch dư nợ: Đây chính là kế hoạch được thể hiện công tác cho
vay, sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu về dư nợ, nợ quá hạn,
nợ xấu… Nó được xây dựng dựa trên cơ sở phân loại khách hàng A,B,C và
Trang 20các nhu cầu ây vốn bổ sung trong kỳ kế hoạch, sở giao dịch và các chi nhánhtổng hợp theo các chương trình hoặc các dự án sản xuất kinh doanh có hiệuquả đã được thẩm định
+ Kế hoạch tài chính: là bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh doanh,các chỉ tiêu tài chính phải phản ánh các mục tiêu kinh doanh Đồng thời kếtquả thực hiện các chỉ tiêu tài chính là cơ sở để định hướng, điều chỉnh cácmục tiêu kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận cao nhất Nó thể hiện tình hình thựchiện kế hoạch tài chính năm hiện hành của toàn hệ thống và tổng hợp các chinhánh; đánh giá chung về thực hiện kế hoạch, phân tích các yếu tố ảnhhưởng…
1.2 Kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về kế hoạch nguồn vốn
Như chúng ta đã biết công tác huy động vốn rất quan trọng đối với hệthống ngân hàng cũng như các ngân hàng thương mại, nó chính là nghiệp vụlàm cơ sở cho các hoạt động khác của ngân hàng như hoạt động cho vay, đầu
tư, kinh doanh chứng khoán… Để công tác huy động vốn có hiệu quả cao thìcác ngân hàng thường đưa ra các kế hoạch của mình về việc huy động vốn
Do vậy chúng ta có thể đưa ra khái niệm kế hoạch nguồn vốn như sau:
Kế hoạch nguồn vốn là một loại kế hoạch bao gồm các phương thức, cáchthức quản lý doanh nghiệp, tổ chức theo những mục tiêu đề ra, nó bao gồmtoàn bộ các hành vi can thiệp có chủ định của nhà lãnh đạo và nhà quản lýdoanh nghiệp, của tổ chức vào lĩnh vực nguồn vốn của đơn vị nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đặt ra
Trang 211.2.2 Các loại kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Phân theo loại tiền:
Nguồn vốn của một ngân hàng thương mại bao gồm tiền nội tệ và tiềnngoại tệ Do đó, nếu phân theo loại tiền thì kế hoạch nguồn vốn của ngânhàng thương mại bao gồm có kế hoạch nội tệ và kế hoạch ngoại tệ
+ Kế hoạch nội tệ: chính là kế hoạch về đồng tiền nội tệ của quốc gia
đó Nó bao gồm tất cả các khoản tiền, các khoản đầu tư bằng đồng nội tệ củađất nước đó, như các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, các khoản đầu tư củacác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng khác trong nước,hoặc các khoản vay từ Ngân hàng Nhà nước, từ các ngân hàng thương mạikhác…Kế hoạch nguồn nội tệ sẽ cho chúng ta biết tình hình nguồn vốn nội tệtheo từng kỳ hạn (năm, quý) của ngân hàng là bao nhiêu, và nó được hìnhthành từ những nguồn nào, nó chiếm bao nhiêu phần trăm (%) so với tổngnguồn huy động của ngân hàng
+ Kế hoạch ngoại tệ Là kế hoạch nhằm thu hút các khoản tiền bằng
các đồng tiền của các nước khác Các khoản tiền, khoản đầu tư này được đưavào nước ta thông qua các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam, hay từ việc buôn bán, kinh doanh quốc tế…Nó còn bao gồm cảcác khoản tiền uỷ thác đầu tư của các tổ chức kinh tế, tổ chức phi kinh tế trênthế giới nhằm tài trợ, hay đầu tư vào Việt Nam như Ngân hàng Thế giới WB,quỹ tiền tệ thế giới IMF, các nguồn vốn ODA, hay FDI… Để thu hút cácnguồn ngoại tệ này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đều phải xây dựngcho mình kế hoạch về nguồn ngoại tệ hợp lý, nhằm thu hút tối đa nguồn ngoại
tệ này để tăng nguồn vốn cho ngân hàng mình, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa ngân hàng mình, nhưng không bị phụ thuộc quá nhiều vào chúng…
Trang 22 Phân theo các tổ chức:
Nếu phân theo các tổ chức nguồn vốn của bất kỳ một ngân hàng thươngmại nào đều bao gồm tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xãhội, tiền vay các tổ chức tín dụng khác và tiền uỷ thác đầu tư Do đó hệ thống
kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm kế hoạch về tiền gửidân cư, kế hoạch về tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội, kế hoạch về tiềnvay các tổ chức tín dụng khác và kế hoạch về tiền uỷ thác đầu tư
+ Kế hoạch về Tiền gửi dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụngchính là các khoản tiền tiết kiệm Trong điều kiện có khả năng tiếp cận vớingân hàng, người dân có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảotoàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm Nhằm thu hút ngày càng nhiềutiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thóiquen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động,đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn
Do đó kế hoạch về tiền gửi dân cư của ngân hang chính là kế hoạch xâydựng nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều lượng tiền gửi của dân cư vàongân hàng mình
+ Kế hoạch tiền gửi các tổ chức kinh tế - xã hội
Các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có những khoản thu bằng tiền
sẽ được chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuậntiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thucủa người gửi tiền, các ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn Mộtmặt là giúp người gửi tăng thu, mặt khác nó cũng là phương thức để các ngânhàng tăng nguồn vốn của mình Khi người gửi tiền gửi tiền có kỳ hạn thì họkhông được sử dụng các hình thức thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửinày Nếu cần chi tiêu thì người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuy
Trang 23không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, nhưng tiềngửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn.
+ Kế hoạch tiền vay các tổ chức tín dụng.
Tiền vay của các tổ chức tín dụng chính là nguồn các ngân hàng vaymượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng.Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ vềcác khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngânhàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đangthiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Nhưvậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác, từ các tổ chức tín dụng là đểđáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiểu trường hợp nó bổsung hoặc thay thế cho nguồn vay từ Ngân hàng Nhà nước Điều đặc biệt làkhoản vay này có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng cácchứng khoán của kho bạc Cuối cùng thì kết quả là dự trữ của ngân hàng chovay giảm đi, và của ngân hàng đi vay thì tăng lên
+ Kế hoạch tiền uỷ thác đầu tư.
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác chovay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ … Các hoạtđộng này đã tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng Cùng với sự phát triển cácmối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêuphát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới ngânhàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu Kết quả là hình thành nên nguồn
uỷ thác đầu tư, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng thương mại Do vậycác ngân hàng hiện nay đều xây dựng cho mình kế hoạch về tiền uỷ thác đầutư
Trang 24 Phân theo kỳ hạn:
Nếu phân theo kỳ hạn thì hệ thống kế hoạch của ngân hàng thương mạibao gồm:
+ Kế hoạch dài hạn (5 năm – 10 năm)
Là loại hình kế hoạch mang tính chiến lược được xây dựng trên cơ sởchủ trương, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nướcthông qua Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc và các chỉ tiêu tăng trưởng củanền kinh tế quốc dân, của ngành ngân hàng gắn với đề án cơ cấu lại của từngngân hàng thương mại
+ Kế hoạch năm:
Là loại hình kế hoạch mang tính bắt buộc được xây dựng trên cơ sở cácmục tiêu, phương hướng và các chỉ tiêu do Hội đồng quản trị phê duyệt hàngnăm Chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn hàng năm là cơ sở để xây dựng kế hoạchlợi nhuận ( là chỉ tiêu quản lý bắt buộc và được phê duyệt riêng trong kếhoạch tài chính năm ), là căn cứ đánh giá thi đua và mức độ hoàn thành kếhoạch hàng năm của đơn vị
nợ để thực hiện kế hoạch năm
1.2.3 Vai trò của kế hoạch nguồn vốn
Kế hoạch nguồn vốn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chỉ đơn thuần
là những chỉ tiêu pháp lệnh cứng nhắc, chỉ là sự phân phối theo các nhu cầu
về vốn của kế hoạch tổng thể, hiện nay thì điều này không còn phù hợp với cơchế thị trường Trong cơ chế mới, kế hoạch nguồn vốn đã mang vai trò khác,
Trang 25không còn mang tính pháp lệnh nữa mà nó mang tính định hướng phát triển,thuyết phục gián tiếp, đưa ngân hàng phát triển theo đúng hướng đã địnhthông qua những bản kế hoạch mang tính chủ động và gián tiếp.
Kế hoạch nguồn vốn giúp cho ngân hàng phác thảo những ý tưởng vànhững định hướng các tiến triển của ngân hàng bằng cách chỉ ra những rủi ro
mà ngân hàng có thể gặp phải và những cơ hội có thể xảy ra Các khung tổngquát do kế hoạch nguồn vốn thiết lập là những công cụ chỉ đạo và điều hànhviệc huy động vốn và sử dụng vốn, nó giúp ngân hàng khắc phục những bấttrắc trong việc huy động vốn, bảo quản và sử dụng vốn cũng như các hoạtđộng kinh doanh khác của ngân hàng, do sự thiếu thông tin hoặc méo móthông tin thị trường
Kế hoạch nguồn vốn còn làm nổi bật những dữ kiện quan trọng, nhữngyếu tố then chốt của thành công mà phù hợp với môi trường kinh doanh vàthực trạng về các khả năng và nguồn lực của ngân hàng Từ đó định hướngđược sự quan tâm của ngân hàng đúng hướng
Kế hoạch nguồn vốn còn giúp cho việc gắn kết các hoạt động của ngânhàng, đảm bảo hiệu quả và tính phù hợp trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng Tức là công tác kế hoạch tạo ra khả năng tác nghiệp kinh tế trong ngânhàng Kế hoạch nguồn vốn phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năngkhác nhau nhằm thực hiện mục tiêu tối thiếu chi phí, đem lại hiệu quả caonhất cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, kế hoạch nguồnvốn còn tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liênquan chặt chẽ với nhau, từ đó nó sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh khác
sẽ không bị rối loạn và ít tốn kém hơn
Trang 261.3 Lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm lập Kế hoạch
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhàdoanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanhnghiệp ở mức độ nào
Có nhiều cách hiểu về chức năng lập kế hoạch Xét trên góc độ ra quyếtđịnh thì “lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tươnglai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ”.2
Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và có kếtthúc rõ ràng Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứngvới những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức Xét trên góc
độ này, lập kế hoạch được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắnbằng việc xác định các phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụthể của tổ chức
Mặt khác, như chúng ta đã biết kế hoạch là một văn bản thể hiện ý đồphát triển của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thông qua các giải phápthực thi Do đó, lập kế hoạch là việc đưa ra những phương án hoạt động chodoanh nghiệp trong tương lai Các phương án này là sự kết hợp khác nhaugiữa các yếu tố nguồn lực hiện có và các nguồn lực có thể huy động đượctrong tương lai của doanh nghệp dựa trên những cơ hội, những thách thức củamôi trường bên ngoài tác động tới doanh nghiệp Từ các phương án đó, doanhnghiệp sẽ quyết định lựa chọn một phương án tối ưu nhất và có tính khả thinhất và phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp để làm sao đạt đượchiệu quả cao nhất
Nói tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn cácphương thức để đạt được các mục tiêu đó Nếu không có kế hoạch, nhà quản
2 PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Giáo trình Khoa học quản lý I – NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004, trang 333
Trang 27lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của
tổ chức một cách có hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng vềcái họ cần tổ chức và khai thác Và nếu không có kế hoạch các nhà quản lý
và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, sẽ khôngbiết khi nào và ở đâu họ phải làm gì
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trườngtiền tệ, nên công tác lập kế hoạch của ngân hàng thương mại cũng giống nhưcủa một doanh nghiệp, tất cả đều vì mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong kinhdoanh là Tối đa hoá lợi nhuận
1.3.2 Bộ máy lập kế hoạch nguồn vốn
Như chúng ta đã biết đối với ngân hàng thương mại hay các tổ chức tàichính thì nguồn vốn là rất quan trọng Do vậy, tất cả mọi ngân hàng thươngmại hay các tổ chức tài chính đều phải xây dựng cho mình một bộ máy lập kếhoạch nguồn vốn Bộ máy này bao gồm cơ cấu tổ chức của bộ máy và đội ngũcán bộ nhân viên
Đầu tiên là cơ cấu tổ chức của bộ máy Tuỳ theo quy mô của từng ngânhàng, của từng tổ chức tài chính mà bộ máy lập kế hoạch nguồn vốn có thểkhác nhau Nhưng nhìn chung cơ cấu bộ máy lập kế hoạch thường bao gồmphòng Kế hoạch tổng hợp của Trụ sở chính, phòng kế hoạch tổng hợp của cácchi nhánh cấp I, cấp II, của phòng giao dịch Các phòng giao dịch, các chinhánh sẽ dựa trên tình hình kinh doanh của phòng giao dịch, của chi nhánh,của địa bàn nơi phòng giao dịch, chi nhánh hoạt động mà phòng kế hoạch đưa
ra bản kế hoạch nguồn vốn sao cho phù hợp với khả năng của mình và bản kếhoạch đó phải có tính khả thi và phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra Đểbản kế hoạch trở thành một bản kế hoạch hợp pháp, nó phải được ban lãnh
Trang 28đạo các cấp phê duyệt trở thành một văn bản có tính pháp lý Khi đó kế hoạchnày có thể thực thi Nhưng để bản kế hoạch này thực thi có hiệu quả nhất thìnhất thiết phải có sự phối hợp giữa phòng kế hoạch với các phòng ban khác.Như vậy, bộ máy lập kế hoạch của ngân hàng không chỉ bao gồm phòng kếhoạch các cấp mà nó còn bao gồm cả ban lãnh đạo, và sự phối hợp của cácphòng ban khác trong phòng ngân hàng.
Tiếp theo đó là nguồn nhân lực của bộ máy lập kế hoạch Nguồn nhânlực của bộ máy lập kế hoạch rất quan trọng, nó chính là nhân tố chính, quantrọng nhất của công tác lập kế hoạch Như chúng ta đã biết, con người là nhân
tố quan trọng nhất, điều hành mọi hoạt động của tổ chức, của ngân hàng Nếumột ngân hàng có cơ cấu tổ chức bộ máy lập kế hoạch tốt, hoàn chỉnh màkhông có đội ngũ cán bộ lập kế hoạch có trình độ cao, có trình độ chuyênmôn cao thì bản kế hoạch mà họ lập ra cũng không có tính hiệu quả cao,không có tính khả thi cao Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch ở đây bao gồm toàn
bộ các cán bộ nhân viên làm việc ở phòng kế hoạch Đây chính là nguồn nhânlực chính của bộ máy lập kế hoạch, là những người chịu trách nhiệm xâydựng bản kế hoạch nguồn vốn Bên cạnh nguồn nhân lực này, nguồn nhân lựccủa bộ máy lập kế hoạch còn có ban lãnh đạo của ngân hàng, còn có các cán
bộ nhân viên các phòng ban khác trong ngân hàng Ban lãnh đạo ngân hàng làngười sẽ phê duyệt bản kế hoạch đó Còn các cán bộ nhân viên các phòng bankhác là người phối hợp với các cán bộ phòng kế hoạch xây dựng và tổ chứcthực thi kế hoạch đó
Trang 291.3.3 Nguyên tắc lập kế hoạch nguồn vốn
Kế hoạch kinh doanh là công cụ điều hành kinh doanh trong toàn hệthống Ngân hàng thương mại, do đó việc lập kế hoạch cần phải thực hiện theocác nguyên tắc sau:
Thứ nhất là nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này yêu cầu đảm bảo
sự phân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chứcthực hiện kế hoạch giữa các cấp, các phòng ban chức năng trong một tổ chức,doanh nghiệp thống nhất Tính thống nhất trong công tác kế hoạch doanhnghiệp, tổ chức nhằm đạt mục tiêu hướng tới mục đích chung của doanhnghiệp cũng như vì sự phát triển của từng bộ phận cấu thành của tổ chức
Thứ hai, là nguyên tắc tham gia Nguyên tắc này có nghĩa là các thành
viên trong doanh nghiệp, trong tổ chức đều tham gia những hoạt động cụ thểtrong công tác kế hoạch, không phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của họ.Công tác kế hoạch có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp,trong tổ chức sẽ cho phép người lao động tham gia trực tiếp vào công việc kếhoạch phát huy được tính chủ động của mình đối với hoạt động của doanhnghiệp, của tổ chức
Thứ ba, đó là nguyên tắc linh hoạt Chúng ta nên coi mỗi phương án
kế hoạch là một kịch bản chứ không nên quan niệm đó là một văn bản pháp
lý Tương ứng với mỗi kịch bản là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồnlực, thị trường và các điều kiện kinh doanh khác Ngoài kế hoạch chính cầnxây dựng những bộ phận kế hoạch dự phòng để có thể tạo dựng trong kếhoạch một khả năng thay đổi phương hướng khi những sự kiện không lườngtrước xảy ra
Thứ tư là nguyên tắc khả thi Nếu tất cả ba nguyên tắc trên đều thoả
mãn nhưng tính khả thi của kế hoạch đó không có thì kế hoạch đó cũng khôngthể thực thi được Do đó một kế hoạch kinh doanh cần phải tuân theo nguyên
Trang 30tắc khả thi Nguyên tắc này thể hiện ở tính khả thi ở các mục tiêu kế hoạch đặt
ra Các mục tiêu này phải đòi hỏi sự cố gắng của người chịu trách nhiệm thựchiện nhưng lại không được quá cao so với khả năng của doanh nghiệp và phảisát thực và có thể đạt được Muốn được như vậy thì hệ thống các mục tiêu kếhoạch đuợc đưa ra phải được xây dựng trên quá trình phân tích các chỉ tiêukinh tế, chính trị, xã hội đồng thời nó phải được dựa trên những đánh giá mộtcách khách quan, chính xác về thực lực của doanh nghiệp
1.3.4 Quy trình lập Kế hoạch nguồn vốn
Bất cứ một kế hoạch nào cũng được lập theo các bước sau:
Sơ đồ 1.1 : Quy trình lập kế hoạch.
Đánh giá các phương án và lựa chọn
phương án tối ưu
Ra quyết định và thể chế hoá quyết định
Thiết lập các mục tiêu
Nghiên cứu - dự báo và thiết lập các tiền đề
Xây dựng các phương án
Trang 31Bước 1: Nghiên cứu - dự báo và thiết lập các tiền đề.
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch Để lậpmột kế hoạch thành công, có tính khả thi thì những nhà lập kế hoạch cần phảinghiên cứu và dự báo về những tác động của môi trường bên ngoài có nhữngthuận lợi hay có những bất lợi gì đối với việc thực hiện kế hoạch Các nhà lập
kế hoạch cũng cần phải hiểu biết và nắm chắc về những điểm mạnh, diểm yếucủa doanh nghiệp mình, về sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh Từ đó cóthể đưa ra những bản kế hoạch hợp lý, có tính khả thi, giúp doanh nghiệpmình có thể tận dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp mình, tận dụngnhững thuận lợi của môi trường bên ngoài và khắc phục những điểm yếu củamình, tránh được những đe doạ từ môi trường bên ngoài, cũng như những mối
đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa mình
Tiền đề lập kế hoạch chính là các dự báo, các chính sách cơ bản có thể
áp dụng Nó chính là các giả thiết cho việc lập kế hoạch Các tiền đề này cóthể là về địa bàn hoạt động, quy mô hoạt động, mức giá, sản phẩm gì, triểnkhai công nghệ gì, mức chi phí, mức lương sẽ trả cho công nhân, mức cổ tức
và các khía cạnh khác của các lĩnh vực tài chính, xã hội, chính trị khác
Tiền đề cũng có thể là các dự báo, các chính sách còn chưa ban hành.Các tiền đề được giới hạn theo các giả thiết có tính chất chiến lượchoặc cấp thiết để dẫn đến một kế hoạch Các tiền đề này có ảnh hưởng nhiềunhất tới sự hoạt động của kế hoạch đó Sự nhất trí về các tiền đề là điều kiệnquan trọng để lập kế hoạch phối hợp Do đó không nên đòi hỏi những kếhoạch và ngân quỹ từ cấp dưới khi chưa có, trước hết, những chỉ dẫn chonhững người đứng đầu các bộ phận của mình
Trang 32Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Mục tiêu chính là một trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp muốnđạt tới, tuỳ thuộc vào nguồn lực của tổ chức, chúng ta phải xác định được tất
cả các mục tiêu có thể có của kế hoạch Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định
rõ thời hạn thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể Mặc dùmỗi một tổ chức đều có cả hai loại mục tiêu là mục tiêu định tính và mục tiêuđịnh lượng, nhưng mục tiêu định lượng có vẻ rõ ràng hơn và dễ thực hiệnhơn
Nếu xét trên khía cạnh thứ tự ưu tiên thực hiện mục tiêu thì các mụctiêu của tổ chức có thể được chia thành mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàngthứ hai Những mục tiêu hàng đầu liên quan đến sự sống còn, sự thành đạtcủa tổ chức, đó chính là các mục tiêu về lợi nhuận, doanh số hay thị phần.Còn các mục tiêu hàng thứ hai lại liên quan đến tính hiệu quả của tổ chức Nócũng rất quan trọng tới sự thành công của một tổ chức, nhưng không phải lúcnào những mục tiêu này cũng ảnh hưởng tới sự sống còn của tổ chức Nhữngmục tiêu này có thể thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng đối với nhữngsản phẩm, dịch vụ của tổ chức, tới sự phát triển sản phẩm mới hay tính hiệuquả của công tác quản lý hành chính của tổ chức đó
Trước đây, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân
và khu vực Nhà nước thường chú trọng hơn tới các mục tiêu hàng đầu, đểnhằm duy trì sự tồn tại và thành đạt của tổ chức mình Nhưng những năm gầnđây, các tổ chức này dường như đều chú trọng tới các mục tiêu hàng thứ hai
để thu hút khách hàng, được coi là ảnh hưởng về lâu dài đến sự sống còn của
tổ chức và cả các mục tiêu hàng đầu với sự ảnh hưởng trực tiếp và trước mắthơn
Trang 33Cho dù có xác định mục tiêu nào là quan trọng hơn, cần chú trọngnhiều hơn, thì điều quan trọng là phải xác định được các mục tiêu thật rõ ràng,
có thể đo lường được và phải có tính khả thi
Cuối cùng chúng ta cần phải lựa chọn mục tiêu ưu tiên cho một kếhoạch nào đó bởi chúng ta luôn bị giới hạn về nguồn lực Mặt khác bất cứ một
tổ chức nào cũng đều có rất nhiều mục tiêu, và nhiều khi những mục tiêu nàymâu thuẫn về mặt lợi ích với nhau, do đó chúng ta cần phải lựa chọn một sốmục tiêu ưu tiên cho một kế hoạch nào đó
Bước 3: Xây dựng các phương án
Sau khi nghiên cứu các tiền đề, và đưa ra các mục tiêu, chúng ta cầnxây dựng các phương án hành động để thực hiện những mục tiêu Về nguyêntắc chúng ta phải xác định tất cả những phương án có thể có Nhưng trên thực
tế, chúng ta không thể xác định tất cả các phương án có thể có, bởi vì chúng ta
bị giới hạn về nguồn lực, giới hạn về thông tin… Do đó chúng ta cần phântích rõ các nguồn lực hiện có của mình để xây dựng được các phương án cótính khả thi
Mỗi một phương án mà chúng ta xây dựng cần trả lời được hai câu hỏi:+ Các giải pháp để thực thi phương án
+ Nguồn lực để thực thi phương án được lấy ở đâu?
Như vậy, chỉ có những phương án có triển vọng nhất mới được đưa raphân tích
Bước 4: Đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi đã xây dựng được các phương án các nhà lập kế hoạch cần tìm
ra các phương án tối ưu nhất, phương án khả thi nhất Do đó chúng ta cầnphải đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu đã đề
ra và phải trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định
Trang 34Tuỳ theo từng loại kế hoạch mà các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đưa ra để làmcăn cứ đánh giá là khác nhau Chúng ta có thể dung các chỉ tiêu về hiệu quả,hiệu lực của phương án để đánh giá các phương án Chúng ta cần phải phântích mức độ rủi ro của phương án tức là chúng ta xác định mức độ mạo hiểmcủa phương án đó, để so sánh các phương án đó với nhau, từ đó sẽ xác địnhđược phương án tối ưu nhất.
Bước 5: Ra quyết định và thể chế hoá quyết định
Sau các bước trên, chúng ta đã xác định được phương án tối ưu nhất.Lúc này, chúng ta cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lựckhác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch Và như vậy chúng ta đã có mộtbản kế hoạch
Để bản kế hoạch này có thể được thực thi thì chúng ta, những nhà lập
kế hoạch, cần đệ trình bản kế hoạch này lên cấp trên, để cấp trên xem xét, đưa
ra quyết định có thực thi kế hoạch này hay không Khi cấp trên đã quyết địnhthì bản kế hoạch này sẽ được thể chế hoá thành văn bản Bước tiếp theo sẽ làviệc xây dựng các kế hoạch phụ trợ và lượng hoá kế hoạch bằng ngân quỹ để
kế hoạch có thể thực thi một cách nhanh chóng
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại
Bất cứ một tổ chức nào hay một doanh nghiệp nào đều chịu tác động từcác yếu tố bên trong và cả bên ngoài tổ chức, hay còn gọi là các yếu tố kháchquan và chủ quan
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
Thứ nhất là các quan điểm của lãnh đạo Điều này có ảnh hưởng khá
lớn tới công tác lập kế hoạch nói chung cũng như công tác lập kế hoạch
Trang 35nguồn vốn nói riêng Khi các quan điểm của các lãnh đạo không rõ ràng, cácvăn bản chỉ đạo không cụ thể, chung chung sẽ gây khó khăn cho các cán bộlập kế hoạch nguồn vốn Bởi khi đó, họ sẽ không biết chắc chắn được quanniệm của ban lãnh đạo là như thế nào, họ sẽ khó có thể xây dựng được bản kếhoạch phù hợp với quan điểm, với mong muốn của các nhà lãnh đạo Do đó,các quan điểm của các nhà lãnh đạo ngân hàng phải rõ ràng, sáng suốt, cácvăn bản chỉ đạo, hướng dẫn của họ về công tác lập kế hoạch nói chung cũngnhư lập kế hoạch nguồn vốn nói riêng phải chính xác, cụ thể Từ đó sẽ tạothuận lợi cho các cán bộ kế hoạch có thể lập được những bản kế hoạch phùhợp hơn, có tính khả thi cao hơn, có hiệu quả thiết thực cao hơn.
Thứ hai là kế hoạch cho lập kế hoạch Bất cứ một doanh nghiệp, một tổ
chức, một ngân hàng nào hay một cá nhân nào khi tiến hành một hoạt độngnào dù nhỏ hay to, dù đơn giản hay phức tạp … đều phải xảy dựng cho mìnhmột kế hoạch Công tác lập kế hoạch nguồn vốn cũng vậy Chúng ta phải xâydựng một kế hoạch cho việc lập kế hoạch nguồn vốn thật cụ thể, rõ ràng, phảichỉ ra các mục tiêu, phương thức, cách thức … mà chúng ta sẽ thực hiện côngtác lập kế hoạch Khi chúng ta đã có bản kế hoạch này thì công tác lập kếhoạch nguồn vốn sẽ được thực hiện theo đúng hướng, đạt đuợc những mụctiêu đã định trước
Thứ ba đó chính là nhóm yếu tố thuộc bộ máy tổ chức và quản lý của
ngân hàng như mô hình kinh doanh của ngân hàng, bộ máy lập kế hoạch củangân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh doanh củangân hàng, vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng… Việcứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào việc tạo ra các sảnphẩm, dịch vụ mới sẽ đa dạng hoá các hình thức, các dịch vụ của ngân hàng
Từ đó giúp ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách
Trang 36hàng, sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đặc biệt là các khách hàng tiềmnăng, khả năng thu hút vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn…
Nguồn lực và cơ cấu của bộ máy lập kế hoạch của ngân hàng cũng ảnhhưởng tới việc huy động nguồn vốn Bởi vì, một tổ chức có cơ cấu hợp lý sẽgiúp cho tổ chức đó dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh của mình Nhưngmặt khác, như chúng ta đều biết bất cứ một doanh nghiệp nào, một tổ chứcnào có cơ cấu tổ chức hợp lý, hoàn hảo mà không có con người lãnh đạo thì
nó cũng chỉ là một bộ máy, nó không thể vận hành, không thể đạt được nhữngmục tiêu đã đặt ra, đối với ngân hàng cũng vậy Đặc biệt là trong khâu lập kếhoạch thì vai trò của các cán bộ công nhân viên là rất quan trọng, đây chính lànhững người vạch ra các kế hoạch phát triển của ngân hàng dựa trên nhữngđặc điểm, tình hình của môi trường bên ngoài cũng như nguồn lực bên trongngân hàng Do đó trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng có ảnh hưởnglớn tới sự phát triển của ngân hàng
Thứ tư là nhóm yếu tố bao gồm các công cụ cho lập kế hoạch nguồn
vốn như phương pháp, quy trình và hệ thống thông tin Các phương pháp lập
kế hoạch nguồn vốn phải là các phương pháp rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản…màtất cả mọi người đều có hiểu và thể thực hiện được Không được dùng cácphương pháp mang tính chất “đánh đố”, chung chung… Bởi nếu các phươngpháp này không dễ hiểu thì mọi người sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu vàhiểu những phương pháp đó, nó sẽ gây cản trở cho công tác thực hiện kếhoạch Như vậy, kế hoạch sẽ rất khó có thể thực hiện thành công và đạt hiệuquả cao
Không những vậy, quy trình và hệ thống thông tin cũng có ảnh hưởngtới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng Nếu quy trình lập kếhoạch không rõ ràng thành từng bước cụ thể, không mạch lạc và không chỉ rađược các công việc trong các bước của quy trình và hệ thống thông tin không
Trang 37chính xác, không cụ thể thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới công tác lập kếhoạch Điều này sẽ gây khó khăn cho các cá nhân, các cán bộ tham gia côngtác lập và thực hiện kế hoạch nói chung và kế hoạch nguồn vốn nói riêng Họ
sẽ không biết được tại bước này của quy trình họ phải làm những công việc
gì Đối với các cán bộ lâu năm, đã có kinh nghiệm thì điều này có thể khôngphải là khó khăn đối với họ Nhưng đối với các cán bộ, các cá nhân có thể làmới vào nghề, có thể là các cán bộ ở các phòng ban khác tham gia vào côngtác thực hiện kế hoạch, họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa có nhiềukiến thức chuyên môn, nên việc thông tin thiếu chính xác là rất khó khăn đốivới họ trong việc thực hiện kế hoạch Và ngược lại, nếu quy trình lập kếhoạch rõ ràng, hệ thống thông tin chính xác…sẽ có những tác động tích cựctới công tác lập kế hoạch nguồn vốn Nó sẽ giúp các cán bộ tham gia công táclập và thực hiện kế hoạch nguồn vốn hiểu rõ hơn về kế hoạch đó, giúp họthực hiện thành công kế hoạch…
Thứ năm là nhóm các yếu tố tạo động lực cho lập và thực hiện kế
hoạch Đó chính là nhóm các yếu tố tác động tới lợi ích của mọi người, mọi
cá nhân tham gia công tác lập và thực hiện kế hoạch như: lợi nhuận mà họ sẽthu được khi mà lập kế hoạch và thực hiện thành công kế hoạch đó, và việcphân phối lợi nhuận thu được từ việc thực hiện kế hoạch đó cho mọi người cócông bằng hay không …Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố phân phối lợinhuận thu được từ việc thực hiện thành công kế hoạch đó tới mọi người, mọi
cá nhân tham gia Bởi tất cả mọi người khi tham gia bất cứ một công việcnào, họ đều mong muốn mình sẽ được nhận phần thu nhập tương xứng vớisức lao động mà họ bỏ ra Nếu như việc phân phối lợi nhuận thu được từ côngtác lập và thực hiện kế hoạch đó không công bằng giữa mọi người, họ sẽkhông còn tin tưởng vào bộ máy quản lý nữa, họ sẽ cảm thấy thất vọng vàkhông muốn tham gia vào công tác lập và thực hiện kế hoạch nữa Ngược lại,
Trang 38lợi nhuận thu đó được phân phối một cách công bằng giữa các cá nhân thamgia vào công tác lập và thực hiện kế hoạch, họ sẽ cảm thấy thu nhập mà họđược nhận xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra, nhưng điều quan trọng là
họ thấy mình được đối xử bình đẳng, công bằng Điều này sẽ tạo cho họ độnglực, khuyến khích họ tiếp tục tham gia tích cực vào công tác lập và thực hiện
kế hoạch
Thứ sáu là phối hợp trong lập kế hoạch và truyền thông Đây cũng là
một yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngânhàng Một bản kế hoạch đã được xây dựng, đã được ban lãnh đạo thông quanhưng nếu không truyền thông, không thông báo cho các đơn vị, các phòngban khác để họ cùng phối hợp thực hiện thì bản kế hoạch đó cũng khôngthành công Một bản kế hoạch thành công, có hiệu quả chính là bản kế hoạch
có sự tham gia của tất cả mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng, chứ khôngphải chỉ là các cán bộ phòng kế hoạch Do vậy cần phải truyền thông để mọingười hiểu và cùng thực hiện kế hoạch đó
Thứ bảy là việc kiểm soát bao gồm cả kiểm soát trong khâu lập kế
hoạch và cả trong khâu thực hiện kế hoạch Chúng ta phải kiểm soát trongkhâu lập kế hoạch để xem việc lập kế hoạch nguồn vốn có theo đúng quytrình lập kế hoạch hay không, xem có những khó khăn nào cần khắc phục haykhông, nghiên cứu về thị trường mục tiêu… Bởi một bản kế hoạch được lậprất hoàn chỉnh, có tính khả thi rất cao, nhưng nó vẫn chỉ là một bản kế hoạchtrên lý thuyết mà thực tế đôi khi không giống như những giả định của chúng
ta khi lập kế hoạch, khi thực hiện trên thực tế, có thể sẽ có những khó khănnhất định Do vậy, chúng ta cần kiểm soát khâu lập kế hoạch nhất là khâunghiên cứu thị trường mục tiêu để có thể để xây dựng được bản kế hoạch hợp
lý nhất, đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc của việc lập kế hoạch nguồnvốn, có hiệu quả nhất Không những thế, chúng ta phải kiểm soát cả khâu
Trang 39thực hiện kế hoạch, xem việc thực hiện kế hoạch có đúng như bản kế hoạchhay không, xem trong quá trình thực hiện kế hoạch này có những khó khănnào cần khắc phục không, có cần phải điều chỉnh không Nếu các cách thức,hay phương thức thực hiện kế hoạch mà bản kế hoạch đưa ra không phù hợpvới thực tế khu vực mà ngân hàng hoạt động thì chúng ta cần phải điều chỉnhsao cho phù hợp để kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra các yếu tố liên quan tới lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nhưquy mô hoạt động của ngân hàng lớn hay nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng và thị phầnhoạt động của ngân hàng, khả năng phát triển và mở rộng thị trường cũng nhưlĩnh vực kinh doanh của ngân hàng … cũng ảnh hưởng tới công tác lập kếhoạch nguồn vốn của ngân hàng Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao, cóthị phần hoạt động cao thì sẽ tạo ra lòng tin, tạo ra uy tín đối với khách hàngcủa mình, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, và uy tín của ngânhàng cũng ngày càng được nâng cao, khả năng cạnh tranh của ngân hàng vớicác ngân hàng khác cũng được nâng cao hơn Ngược lại một ngân hàng cóquy mô hoạt động nhỏ, thị phần nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng thấp thì chứng tỏ ngânhàng đó vẫn còn yếu kém trong việc huy động vốn, chưa tạo ra được lòng tincho khách hàng của mình đối với ngân hàng mình…Khi đó ngân hàng sẽ phảiđiều chỉnh lại kế hoạch nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình lúc đó củangân hàng Như vậy, tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng tới công tác lập
kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng
1.4.2 Các yếu tố khách quan
Trước tiên là nhóm các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của tổ
chức bao gồm các nhân tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thấtnghiệp, tỷ giá cũng như thu nhập của dân cư… Tất cả các nhân tố trên đều có
Trang 40tác động tới hoạt động của tổ chức, của doanh nghiệp Tuỳ theo từng nhân tố
mà tác động của nó tới hoạt động của ngân hàng là tích cực hay tiêu cực Ví
dụ như nhân tố lạm phát nếu lạm phát cao hơn so với tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế, giá cả các mặt hàng tăng cao, khi đó lượng tiền lưu thông ở bênngoài thị trường cần nhiều hơn, lượng tiền tiết kiệm sẽ bị giảm đi, do đó nó sẽtác động tiêu cực tới việc huy động vốn của ngân hàng Hay khi nền kinh tếphát triển với tốc độ cao, thu nhập của người dân cao hơn, người dân sẽ cónhu cầu tiết kiệm một phần thu nhập của mình, điều này sẽ tác động tích cựctới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, từ đó nó sẽ có ảnh hưởng tới côngtác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng
Nhóm yếu tố thứ hai là nhóm yếu tố ảnh hưởng tới môi trường chính
trị, pháp luật như chính sách tiền tệ, chính sách thuế của nhà nước, mức độ ổnđịnh của tình hình chính trị đất nước, hay thái độ của nhà nước đối với vấn đề
sở hữu, cạnh tranh độc quyền cũng như mối quan hệ và ảnh hưởng của nhànước đối với doanh nghiệp, đối với tổ chức… Nếu một quốc gia có nền chínhtrị ổn định thì sẽ thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư cả trong
và ngoài nước, dòng tiền đầu tư sẽ chảy về nước đó nhiều hơn Các ngân hàng
sẽ ngày càng phát triển nhờ nhu cầu gửi tiền, chuyển tiền của các nhà đầu tư
đó Mặt khác các chính sách của nhà nước cũng sẽ tác động tới việc huy độngvốn của ngân hàng, tuỳ theo nội dung của từng chính sách mà các ngân hàngphải xây dựng cho mình chính sách phát triển của ngân hàng mình cho phùhợp với chính sách mà nhà nước đã ban hành nhằm thúc đẩy các ngân hàngphát triển vì sự tồn tại của mình, vì sụ phồn thịnh của ngân hàng mình, củađất nước
Nhóm yếu tố thứ ba là nhóm yếu tố về văn hoá – xã hội như lối sống,
nhận thức của dân chúng, môi trường xã hội, trình độ dân trí, chất lượng cáchoạt động giáo dục, y tế… Cũng giống như hai nhóm nhân tố trên thì nhóm