Như đã nói ở trên, việc trở thành một mắt xích trong chuỗigiá trị toàn cầu là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.Tuy nhiên, để trở thành một mắt xích trong chuỗi
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CÁC LÀNG NGHỀ GỐM Ở HẢI DƯƠNG 5
1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị 5
1.1.1 Chuỗi giá trị theo Micheal E.Porter 5
1.1.2 Chuỗi giá trị theo R Kaplinsky và M.Morris 10
1.1.3 Ứng dụng mô hình chuỗi giá trị vào phân tích hoạt động 18
của một số ngành 18
1.2 Tổng quan về các làng nghề gốm ở Hải Dương 22
1.2.1 Các làng nghề gốm cổ ở Hải Dương 22
1.2.2 Các làng nghề gốm hiện nay ở Hải Dương 26
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU 28
2.1 Giới thiệu về làng nghề gốm Chu Đậu 28
2.1.1 Vị trí địa lý 28
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề gốm Chu Đậu 28 2.2 Mô hình chuỗi giá trị trong hoạt động của làng nghề 31
2.2.1 Thiết kế sản phẩm 31
2.2.2 Sản xuất gốm Chu Đậu 36
2.2.3 Marketing sản phẩm 43
2.2.4 Tiêu thụ sản phẩm 46
2.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận của sản phẩm gốm Chu Đậu 50
2.3.1 Phương pháp tính lợi nhuận trong chuỗi giá trị 50
2.3.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận của một số sản phẩm 51
gốm Chu Đậu chính 51
Trang 2CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA
LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU 55
3.1 Cơ hội và thách thức của làng nghề gốm Chu Đậu trong thời kỳ hội nhập kinh tế 55
3.1.1 Cơ hội 55
3.1.2 Thánh thức 58
3.2 Phương hướng phát triển của làng nghề 59
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của làng nghề 60
3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 60
3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 61
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 1 84
PHỤ LỤC 2 86
PHỤ LỤC 3 88
Trang 3Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc xínghiệp Gốm Chu Đậu thuộc Tổng công ty Thương Mại Hà Nội, cùng toàn thểcán bộ công nhân viên tại xí nghiệp đã tạo mọi điều kiện trong quá trình tôi đikhảo sát thực tế, cung cấp nhiều tài liệu quan trọng, giúp tôi có thể hoàn thànhđược bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đãluôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình viết khóa luận
Tuy đã nỗ lực cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thứcthực tiễn và khả năng nghiên cứu nên bài viết không tránh khỏi những thiếusót Do đó, tôi rất mong nhận được các đánh giá đóng góp từ các thầy cô giáo
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hà Bích Liên
Trang 4DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Asia DHRRA Asia Development of Human Resources in Rural Areas:
mạng lưới phát triển nguồn nhân lực nông thôn Châu ÁCBCNV Cán bộ công nhân viên
ILO International Labour Organization: tổ chức lao động quốc tếMIP – GTZ Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
SMRN – CV Sustainalbe Management of Natural Resources in Centre
Vietnam Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung Việt Nam
USAID United State Agency for International Development: cơ
quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ
Trang 5DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1 So sánh hai loai hình chuỗi giá trị 19
Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng của xí nghiệp gốm Chu Đậu từ năm 2008 – 2010 48
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gốm của xí nghiệp so với kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước 50
Bảng 2.3 Chi phí sản xuất ra một sản phẩm bình tỳ bà 53
Bảng 2.4 Chi phí sản xuất ra một sản phẩm ấm chén Chu Đậu 54
Bảng 2.5 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận trên một sản phẩm gốm 55
Hình 1.1 Chuỗi giá trị theo M.E Porter 6
Hình 1.2 Hệ thống giá trị của M.E Porter 9
Hình 1.3 Bốn liên kết cơ bản trong chuỗi giá trị giản đơn 10
Hình 1.4 Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất 12
Hình 1.5 Chuỗi giá trị kết hợp 13
Hình 1.6 Sơ đồ chuỗi giá trị bơ Đắc Lăk 21
Hình 2.1 Chuỗi giá trị gốm Chu Đậu 32
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp gốm Chu Đậu 38
Hình 3.1 Sơ đồ xưởng sản xuất gốm Chu Đậu 61
Hình 3.2 Tổ chức không gian sản xuất theo dòng giá trị 68
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, mở ra cơ hộitham gia vào thị trường quốc tế cho nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt làcác quốc gia đang và kém phát triển Trong xu thế đó, chuỗi giá trị toàn cầuđang trở thành mạng lưới liên kết và kết nối các quốc gia với nền kinh tế thếgiới Vị trí của mỗi quốc gia, doanh nghiệp trong mạng giá trị phản ánh khảnăng cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp đó Vì vậy, việc trở thành mộtmắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu là một yêu cầu tất yếu Có thể nói, chuỗigiá trị không chỉ gia tăng giá trị của sản phẩm mà còn gia tăng cơ hội pháttriển cho các quốc gia, doanh nghiệp tham gia liên kết trong một mạng lướichung Nghiên cứu về chuỗi giá trị vì thế mà mang ý nghĩa đặc biệt đối vớicác quốc gia đang và kém phát triển trên con đường hội nhập
Một trong những mặt hàng được coi là có lợi thế cạnh tranh của ViệtNam là mặt hàng thủ công mỹ nghệ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng
có truyền thống lâu đời của Việt Nam, tận dụng được nguồn nguyên liệu cósẵn và giá nhân công rẻ Mặt hàng này được xuất khẩu khá sớm so với cácmặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước,đồng thời có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề kinh
tế xã hội tại nông thôn Trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm là mộtmặt hàng truyền thống, được nhiều khách hàng quốc tế đánh giá cao Mặthàng này cần được tập trung phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnhxuất khẩu Trong 5 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất khẩu 129,7 triệuUSD sản phẩm gốm sứ, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng15,65% so với cùng kỳ năm ngoái và Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu
Trang 7chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,89 triệu USD,
chiếm 11,48% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này (Tổng cục thống kê, 2010).
Khi nhắc đến nghệ thuật gốm Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đếngốm Bát Tràng Nhưng ít ai biết rằng, nếu xét về lịch sử và tính thuần Việt thìgốm Chu Đậu vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao hơn Gốm Chu Đậuđược đánh giá là mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, sáng nhưgương, kêu như chuông Chu Đậu là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp của ViệtNam và thế giới, với đỉnh cao nghệ thuật Sản phẩm gốm Chu Đậu có được vẻđẹp dung dị của con người Việt Nam, của nền văn minh sông Hồng với họatiết cỏ, cây, hoa lá, côn trùng
Gốm Chu Đậu cổ từng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từthế kỷ XV – XVI, tuy nhiên sau đó lại bị thất truyền Sau hơn 550 năm, gốmChu Đậu đã và đang được hồi sinh với việc xây dựng một xí nghiệp sản xuấtgốm ngay tại Chu Đậu Việc phục dựng lại làng nghề gốm cổ Chu Đậu bướcđầu đã đạt được những thành công đáng kể qua việc phỏng chế lại được một
số mẫu gốm cổ, xuất khẩu sang thị trường thế giới, và được khách hàng quốc
tế đánh giá cao Như đã nói ở trên, việc trở thành một mắt xích trong chuỗigiá trị toàn cầu là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.Tuy nhiên, để trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, trước hếtdoanh nghiệp đó cần hoàn thiện chuỗi giá trị trong doanh nghiệp, nâng caohiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, tận dụng tối đa những lợi thế màdoanh nghiệp có được Xí nghiệp gốm Chu Đậu cần tận dụng những lợi thế cósẵn, tiếp thu, áp dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, để nângcao hiệu quả hoạt động, tạo được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường thếgiới
Trang 8Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài:
“ Phân tích hoạt động của làng nghề gốm Chu Đậu bằng mô hình chuỗi giá trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu chính của đề tài là phân tích hoạt động của làng nghề gốm
bằng mô hình chuỗi giá trị, thông qua đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệuquả hoạt động của làng nghề Để thực hiện mục tiêu này, các nhiệm vụ cụ thểcần phải thực hiện của đề tài là:
Xác định, tìm hiểu rõ cơ sở lý luận về chuỗi giá trị theo quan điểmcủa các nhà kinh tế học trên thế giới
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của một số làng nghềgốm ở Hải Dương
Khảo sát thực tế hoạt động của làng nghề, để thấy rõ hơn hoạt độngsản xuất của làng nghề Từ đó áp dụng cở sở lý thuyết về chuỗi giá trị để phântích hoạt động của làng nghề gốm Chu Đậu
Xác định cơ hội, thách thức của làng nghề, từ đó đưa ra một số giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất của làng nghề
gốm Chu Đậu
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Nghiên cứu quá trình phục dựng lại làng nghề gốmsau nhiều năm thất truyền từ năm 1980 đến nay và hoạt động sản xuất củalàng nghề gốm từ năm 2008 đến 2010
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động của làng nghề tại Nam Sách,Hải Dương và một số cửa hàng bán lẻ sản phẩm gốm Chu Đậu
Về nội dung: do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứunhững tác nhân trong hoạt động của xí nghiệp gốm
Trang 9Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận về duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng cácphương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp vàvận dụng lý thuyết chuỗi giá trị của R.Kaplinsky và M.Morris để nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể bao gồm:
Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp cả trong nước và ngoàinước như sách, tạp chí, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu về chuỗi giátrị
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tôi đã trực tiếp trao đổi,phỏng vấn Giám đốc và một số nhà quản lý bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ
Ngoài lời mở đầu, kết luận cũng như phụ lục, khóa luận tốt nghiệpđược chia thành ba chương:
Chương I:Khái quát về chuỗi giá trị và các làng nghề gốm ở Hải Dương Chương II: Phân tích hoạt động của làng nghề gốm Chu Đậu
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của làngnghề gốm Chu Đậu
Trang 10CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CÁC
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HẢI DƯƠNG1.1 Tổng quan về chuỗi giá trị
1.1.1 Chuỗi giá trị theo Micheal E.Porter
1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Bất kỳ một sản phẩm nào trước khi tới tay người tiêu dùng cũng đều làkết quả của một chuỗi các hoạt động, từ quá trình thiết kế, sản xuất, chế biến,buôn bán, dịch vụ Do đó, để tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cầnphải quan tâm đến tất cả các hoạt động từ thiết kế, sản xuất, marketing, phânphối và hỗ trợ sản phẩm Mỗi một hoạt động này có thể đóng góp vào việc tạonên sự khác biệt cơ bản với đối thủ cạnh tranh Sự khác biệt này có thể xuấtphát từ nhiều nhân tố như: việc cung ứng các nguyên liệu thô chất lượng cao,sản phẩm được thiết kế tốt hơn, hay hệ thống phân phối hiệu quả Trong việcphân tích lợi thế cạnh tranh nguồn lực của doanh nghiệp, cần có một phươngpháp để kiểm tra tất cả các hoạt động của doanh nghiệp và nghiên cứu xemchúng có tương tác với nhau như thế nào là rất quan trọng Và chuỗi giá trịchính là một công cụ thích hợp
Theo giáo sư Micheal E.Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động từkhâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính
và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Thể hiệnqua hình 1.1
Trang 11Cơ sở hạ tầngQuản trị nguồn nhân lựcPhát triển công nghệCung ứng
Logistics Sản xuất Logistics Marketing Dịch Đầu vào đầu ra và bán vụ hàngHoạt động hỗ trợ
Hình 1.1 Chuỗi giá trị theo M.E Porter
Nguồn: M.E.Porter, 1985.
1.1.1.2 Các hoạt động của chuỗi giá trị 1.1.1.2.1 Các hoạt động chính
Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi vật
lý của các sản phẩm, bán và chuyển giao cho người mua, cũng như các hoạtđộng hỗ trợ sau bán hàng Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, các hoạt độngchính có thể được chia làm năm hoạt động là logistic đầu vào, sản xuất,logistic đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng Mỗi một hoạt
Trang 12động có thể chia thành những hoạt động riêng biệt, phụ thuộc vào đặc trưngcủa ngành và chiến lược của doanh nghiệp Ví dụ như: Đối với các nhà phânphối, thì hoạt động logistic đầu vào và logistic đầu ra là các hoạt động thenchốt Đối với một ngân hàng tham gia vào việc cho doanh nghiệp vay vốn thìhoạt động marketing và bán hàng là chìa khóa tạo nên lợi thế cạnh tranh…
Logistic đầu vào (Inbound Logistic): Là một chuỗi các hoạt động từviệc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào của sản phẩm như: xử lý nguyên vậtliệu, sắp xếp nguyên liệu vào kho, quản lý kho nguyên liệu, kế hoạch chuyênchở nguyên liệu và liên hệ lại với các nhà cung cấp
Sản xuất: Là các hoạt động chuyển nguyên liệu đầu vào thành sảnphẩm cuối cùng Bao gồm các hoạt động như: chế biến, đóng gói, bảo dưỡngtrang thiết bị…
Logistic đầu ra (Outbound Logistic): gồm những hoạt động kết hợpthu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua
Marketing và bán hàng: Là những hoạt động liên quan đến việcquảng cáo, khuyến mại, lựu chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trọngkênh và định giá
Dịch vụ khách hàng: Cung cấp những dịch vụ để làm tăng hoặc duytrì giá trị của sản phẩm như: cài đặt, sửa chữa, đào tạo và điều chỉnh lại sảnphẩm cho phù hợp…
1.1.1.2.2 Các hoạt động bổ trợ
Hoạt động bổ trợ hỗ trợ cho hoạt động chính và các hoạt động kháctrong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, công nghệ, nguồn nhân lực, và cácchức năng khác của doanh nghiệp Những nét đứt trong hình 1.1 thể hiện rằngviệc cung ứng đầu vào, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực liên kếtvới các hoạt động cụ thể trong hoạt động chính cũng như hỗ trợ toàn bộ
Trang 13chuỗi Trong khi cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp chỉ bổ trợ toàn bộ chuỗi chứkhông liên kết với các hoạt động riêng biệt trong hoạt động chính.
Hoạt động cung ứng: Liên quan đến chức năng cung ứng các yếu tốđầu vào sản xuất như nguyên liệu sản xuất, vật tư và các mặt hàng khác, cũngnhư các tài sản máy móc, trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, thiết bị vănphòng và các tòa nhà
Phát triển công nghệ: phát triển công nghệ liên quan tới các bíquyết, thủ tục, công nghệ được sử dụng Việc phát triển công nghệ có thể hỗtrợ nhiều hoạt động tạo giá trị có liên quan đến công nghệ như hệ thống thôngtin liên lạc trong việc xử lý các đơn đặt hàng, hay tự động hóa trong phòng kếtoán Phát triển công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên lợi thếcạnh tranh của hầu hết ngành công nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động như tuyển dụng,đào tạo, phát triển và quản trị tiền lương cho người lao động trong công ty
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: cơ sở hạ tầng doanh nghiệp khôngchỉ hỗ trợ cho một hoặc nhiều hoạt động chính mà còn hỗ trợ cho cả tổ chức.Các ví dụ cả những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tàichính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị
cơ sở vật chất Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vịhoạt động, chúng ta có thể thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữatrụ sở chính và các cơ sở hoạt động Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàncãi nhiều nhất về lý do tại sao nó lại thay đổi quá thường xuyên đến vậy
1.1.1.3 Hệ thống giá trị
Chuỗi giá trị trên cho thấy lợi thế cạnh tranh được tạo ra do sự kết hợpthành một chuỗi có hệ thống của các hoạt động riêng rẽ trong doanh nghiệp,đảm bảo sự liên kết giữa các khâu, doanh nghiệp có thể đối đa hóa giá trị vàgiảm đến mức tối thiểu chi phí, từ đó tạo ra sản phẩm dịch vụ với giá trị gia
Trang 14tăng cao khiến người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn chi phí thực để
sản xuất ra sản phẩm dịch vụ đó Chênh lệnh này tạo ra phần lợi nhuận cho
doanh nghiệp Nhưng khi doanh nghiệp mở rộng qui mô, doanh nghiệp không
thể tự mình tiến hành tất cả các khâu trong quá trình sản xuất Doanh nghiệp
phải tính tới việc mua các yếu tố đầu vào từ các nguồn cung cấp khác, phân
chia công việc và cuối cùng là để đảm bảo tiêu thụ họ phải thông qua kênh
phân phối của các thương gia Điều đó có nghĩa rằng các doanh nghiệp
chuyển một phần hoạt động mà mình không có lợi thế sang cho doanh nghiệp
khác Xuất phát từ đó, M.E.Porter đã phát triển chuỗi giá trị của mình vượt
qua phạm vi một doanh nghiệp và gọi là hệ thống giá trị (value system) Hệ
thống giá trị bao gồm liên kết giữa nhiều chuỗi giá trị của các doanh nghiệp
với nhau trong việc sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ khâu cung cấp
nguyên liệu thô đến khi phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng
Hình 1.2 Hệ thống giá trị của M.E Porter
Nguồn: M.E.Porter, 1985.
Khái niệm hệ thống giá trị đã gần giống với chuỗi giá trị theo phương
pháp tiếp cận toàn cầu hiện nay Tuy nhiên, lý thuyết “chuỗi giá trị” của
M.E.Porter chủ yếu phục vụ cho quản trị doanh nghiệp và hoạch định chiến
a
Trang 15Sản xuất
Logistic đầu vàoChuyển đổi vật chất đầu vàoĐóng gói…
lược tối đa hóa giá trị gia tăng thu về nhờ tối thiểu hóa chi phí chứ chưa làmsáng tỏ được những tác động của vị thế doanh nghiệp với đối tác trong việctạo ra giá trị, giá trị gia tăng và lợi nhuận thu về Trong thời gian gần đây,khái niệm chuỗi giá trị được đưa ra bởi Raphael Kaplinsky và Mike Morrisđược thừa nhận rộng rãi và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay
1.1.2 Chuỗi giá trị theo R Kaplinsky và M.Morris
1.1.2.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
1.1.2.1.1 Chuỗi giá trị giản đơn
Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưasản phẩm hay dịch vụ từ chỗ ý tưởng, thông qua các công đoạn sản xuất, chếbiến (bao gồm sự kết hợp các hoạt động chế biến vật lý với các dịch vụ cungứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất), cung cấp hàng hóa đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng và dịch vụ sau bán hàng, thanh lý hay tái chế
Hình 1.3 Bốn liên kết cơ bản trong chuỗi giá trị giản đơn
Trang 16Nguồn: R Kaplinsky và M.Morris, 2000.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy chuỗi giá trị giản đơn bao gồm các khâu: khâuthiết kế, nghiên cứu sản phẩm, khâu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất,sau đó là khâu tiếp thị, phân phối và cuối cùng là các hoạt động hậu mãi, táichế Sản phẩm của khâu trước là đầu vào của khâu sau và mỗi khâu lại bổsung giá trị cho thành phẩm cuối cùng Sản xuất chỉ là một trong các khâu tạogiá trị gia tăng cho sản phẩm Quan điểm về chuỗi giá trị của hai tác giả nàynhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thiết kế, chế biến sản phẩm thậmchí cả hoạt động tái chế, mỗi khâu là một mắt xích giúp gia tăng giá trị chosản phẩm và trên thực tế cho thấy các mắt xích trong chuỗi thường có tácđộng tương hỗ lẫn nhau nên mối quan hệ này được biểu hiện bằng mũi tên haichiều
1.1.2.1.2 Chuỗi giá trị mở rộng
Trên thực tế, chuỗi giá trị phức tạp hơn nhiều so với chuỗi giá trị giảnđơn được nhắc ở trên Nó không chỉ chịu tác động của bốn mắt xích (thiết kế,sản xuất, marketing, tiêu thụ và tái chế) mà nó chịu tác động của hàng loạt cácthể chế và các ngành phụ trợ Chuỗi giá trị lúc này còn phát triển thêm nhiềuliên kết khác nhau Mỗi khâu lại chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ các hoạtđộng khác Về cơ bản, mỗi công đoạn trong chuỗi giá trị cũng cần phải cóhàng loạt đầu vào để tồn tại như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn, thiết bị,dịch vụ phụ trợ
Chuỗi giá trị đồ gỗ là một ví dụ của chuỗi giá trị mở rộng Các liên kếttrong chuỗi giá trị gỗ được phát triển bắt đầu từ hoạt động gieo hạt, cung cấphóa chất, bơm nước để trồng rừng, sau đó gỗ được khai thác và đưa về làmnguyên liệu trong các nhà máy sản xuất nội thất Doanh nghiệp sản xuất sửdụng máy móc, các chất liệu phụ trợ như keo dính, sơn… để làm ra sản phẩmnội thất Và tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường, sản phẩm đồ nội thất được
Trang 17phân phối qua các khâu trung gian khác nhau rồi đến tay người tiêu dùng cuốicùng Chuỗi giá trị gỗ nội thất được thể hiện trong hình 1.4.
Tóm lại, chuỗi giá trị mở rộng là chi tiết hóa các hoạt động và các khâucủa chuỗi giá trị giản đơn Mức độ chi tiết càng cao thì sẽ càng thấy rõ nhiềubên tham gia và khi liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau sẽ hình thànhkhái niệm “ chuỗi giá trị kết hợp”
Hình 1.4 Chuỗi giá trị đồ gỗ nội thất
Trang 18Người mua
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ nước ngoài
Trang 19Ngành Lâm Nghiệp
tự doanh Các cổ đông
nước ngoài
Bên cạnh những liên kết đa dạng trong một chuỗi giá trị, những nhàsản xuất trung gian trong một chuỗi giá trị có thể cung cấp đầu vào cho một
số chuỗi giá trị khác nhau Lúc này nhà sản xuất trung gian đóng vai trò mắtxích liên kết trong nhiều chuỗi giá trị khác nhau Tóm lại, chuỗi giá trị kếthợp là sự kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại đó nhà sản xuất chính có thể thamgia vào việc gia tăng giá trị trong những chuỗi khác nhau Như chuỗi giá trị ởhình 1.5 ta thấy chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy và bột giấy, ngành sảnxuất đồ gỗ nội thất và ngành khai thác khoáng sản là những chuỗi đơn lẻ,nhưng nguyên liệu cung cấp cho các ngành này đều bắt nguồn từ ngành lâmnghiệp
Hình 1.5 Chuỗi giá trị kết hợp
Nguồn: R.Kaplinsky và M.Morris, 2000.
Trang 20Qua hình 1.5 ta thấy ngành lâm nghiệp có vai trò chủ chốt trong chuỗi,
vì nó kiểm soát nguyên liệu sản xuất trong chuỗi kết hợp Ngành này khôngchỉ tham gia vào chuỗi giá trị của ngành sản xuất đồ gỗ nội thất mà còn thamgia vào chuỗi giá trị của các ngành mỏ, ngành giấy với vai trò là bên cung cấpnguyên liệu đầu vào Ở từng thời điểm thì chuỗi giá trị kết hợp này tạo ra thịphần khác nhau cho các ngành Sau đó, thị phần này có thể sẽ thay đổi nếu có
sự biến đổi một loại công nghệ hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpmắt xích nào trong chuỗi
Cách tiếp cận chuỗi giá trị theo cách kết hợp đã phần nào phản ánhđược thực tế hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay trên toàn cầu Quátrình toàn cầu hóa đã trở thành một tất yếu khách quan Các doanh nghiệp,các quốc gia không ngừng tìm kiếm những nguồn cung rẻ hơn trên thị trườngthay vì tự sản xuất với chi phí cao hơn; Giảm bớt những công đoạn mà mìnhkhông có lợi thế, và tập trung vào các công đoạn mà mình có lợi thế, tạo sựkhác biệt hóa cho sản phẩm, gia tăng tối đa giá trị sản phẩm
1.1.2.2 Đặc điểm của chuỗi giá trị
1.1.2.2.1 Điều hành trong chuỗi giá trị
“ Điều hành có thể được định nghĩa là sự điều phối phi thị trường củacác hoạt động kinh tế Sự điều phối này được thực hiện thông qua việc mộthãng hay một số hãng đặt ra những tiêu trí mà các doanh nghiệp khác phảituân theo Hãng hay các hãng thực hiện việc chi phối này được gọi là hãngđầu tàu” Đây là hãng khởi đầu các dòng chảy của các nguồn lực và thông tindọc theo chuỗi thông qua phát triển sản phẩm, marketing và tiếp thị sản phẩmcuối cùng Nếu như trong một chuỗi mà không có sự điều hành thì chỉ là mộttập hợp các hãng có mối quan hệ bình thường và trao đổi dựa trên thị trường.Tại mỗi công đoạn trong chuỗi, khi tiến hành sản xuất đều phải trả lời ba câuhỏi:
Trang 21 Sản xuất cái gì? (thiết kế sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, quy cáchphẩm chất)
Sản xuất như thế nào? (quy trình kỹ thuật, hệ thống chất lượng,những tiêu chuẩn về môi trường và sử dụng nhân công như thế nào?)
Sản xuất bao nhiêu và lịch trình sản xuất như thế nào?
Nhưng thực tế cho thấy không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sảnphẩm tốt với giá cả phù hợp là có thể tham gia vào thị trường thế giới mà còn
có những tiêu chí khác buộc phải tuân thủ theo, đó là vì các thị trường khácnhau lại có những đòi hỏi khác nhau Cơ sở để nảy sinh yêu cầu quản lý trongchuỗi chính là khách hàng, hay nói đúng hơn chính là rủi ro Trong nghiêncứu “Governance in Golobal Value Chains: An Analytic Framework”, đồngtác giả Gary Gereffi và Timothy Sturgeon (học viện Công nghệMassachusetts) đã xác định ba nhân tố quan trọng tác động đến vai trò quản lý
và sự biến động trong chuỗi giá trị toàn cầu: mức độ phức tạp của hoạt độngkinh doanh, ngành kinh doanh, khả năng phối hợp các hoạt động trong chuỗi
và mức độ cạnh tranh của các nhà cung cấp
1.1.2.2.2 Nâng cấp
Quá trình nâng cấp là quá trình các chủ thể kinh tế: quốc gia, doanhnghiệp, người lao động chuyển từ hoạt động tạo ra giá trị thấp sang nhữnghoạt động có giá trị cao hơn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu Khái niệmnâng cấp đề cập đến sự chuyển dịch mà một hay một nhóm các hãng thựchiện để nâng cao vị trí cạnh tranh của mình trong chuỗi giá trị
Vấn đề then chốt trong quá trình nâng cấp chính là khả năng sáng tạonhằm đảm bảo sự đổi mới không ngừng trong sản phẩm cũng như trong cảquy trình Thế nhưng chỉ đổi mới thôi chưa đủ Bởi nếu tăng khả năng, tốc độđổi mới chậm hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ giảm thị phần và giá trị gia tăngthu về Hiện tượng này được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hóa” Do đó,
Trang 22sự đổi mới phải được đặt trong mối quan hệ với môi trường cạnh tranh, vàquá trình này được gọi là nâng cấp R.Kaplinsky và M.Morris (2000) đã xemxét khái niệm nâng cấp trên một phạm vi rộng lớn, cả trong phạm vi một mắtxích trong chuỗi lẫn những hoạt động diễn ra trong một chuỗi Theo ông, mộtdoanh nghiệp có thể theo đuổi một trong bốn loại hình nâng cấp sau nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh của mình:
Nâng cấp quy trình: tức là nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trìnhsản xuất hay cung cấp dịch vụ cả từng mắt xích, tác nhân trong chuỗi (ví dụnhư giảm phế liệu, chi phí hao tổn…) cũng như giữa các liên kết trong chuỗi(ví dụ như mạng lưới phân phối nhanh gọn, kịp thời…) hoặc chuyển từ sảnxuất thủ công sang sản xuất hàng loạt hay từ sản xuất hàng loạt sang sản xuấtnhững sản phẩm có sự khác biệt hóa
Nâng cấp sản phẩm: chuyển sang sản xuất sản phẩm mới, tinh vihơn hoặc cải tiến sản phẩm cũ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh và đem lại giá trịcao hơn
Nâng cấp trong nội bộ chuỗi: có nhiều khả năng nâng cấp tồn tạitrong chuỗi giá trị cụ thể như làm tăng giá trị gia tăng bằng cách thay đổi cáchphối hợp các hoạt động trong doanh nghiệp (ví dụ: quyết định tự đảm nhậnhay chuyển công việc kế toán, dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp khác ngoàichuỗi) hay chuyển bớt hay nhận thêm một phần hoạt động cho các doanhnghiệp khác trong chuỗi (nâng cấp chức năng) Ngoài ra nếu một nhà sản xuấtnào đó có thể lôi kéo các hãng đầu tàu lớn và có tên tuổi hơn vào danh sáchkhách mua hàng để mở rộng hay nâng giá bán của mình lên (nâng cấp mạng)
Nâng cấp liên chuỗi: chuyển sang một chuỗi giá trị mới dựa trênnhững kỹ năng kinh nghiệm học hỏi được từ việc tham gia vào một chuỗi
1.1.2.3 Phân loại chuỗi giá trị
Trang 23Dựa trên đặc điểm, tính chất của từng ngành, có thể chia chuỗi giá trịthành hai loại theo đối tượng chi phối là: chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối
và chuỗi giá trị do người mua chi phối
Chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối là những chuỗi mà trong đócác nhà sản xuất lớn hay các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò trung tâmtrong việc điều phối mạng lưới sản xuất Đó là những ngành sử dụng nhiềuvốn và công nghệ như sản xuất ô tô, máy bay, máy tính, bán dẫn, và các máymóc hạng nặng
Chuỗi giá trị do người mua chi phối là những chuỗi do những hãngbán lẻ, tiếp thị và những nhà sản xuất có tên tuổi đóng vai trò then chốt trongviệc thiết lập một mạng lưới sản xuất ở nhiều nước xuất khẩu, thường là cácnước đang phát triển Loại chuỗi này thường tồn tại ở những ngành sử dụngnhiều lao động và sản xuất hàng tiêu dùng như: may mặc, đồ chơi, đồ điện tử,
và hàng thủ công Các công ty sắp xếp để những phần việc có hàm lượng laođộng cao được đặt ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ Việc nàycũng phù hợp với chính sách hình thành khu chế xuất ở các nước đang pháttriển Trong chuỗi này, việc sản xuất ra thành phẩm được thực hiện ở cácnước đang phát triển theo đúng như chỉ dẫn, tiêu chuẩn và yêu cầu của kháchhàng nước ngoài
Ta có thể thấy rõ hơn sự phân biệt giữa hai loại hình chuỗi qua bảng1.1
Tuy nhiên, trên thực tế không có sự phân chia rõ ràng giữa hai loại hìnhchuỗi giá trị này Nó phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi để xácđịnh xem người mua hay chính doanh nghiệp là tác nhân chi phối trong chuỗi
Trang 24Bảng 1.1 So sánh hai loai hình chuỗi giá trị
Chu i giá tr do nhà ỗi giá trị do nhà ị do nhà
s n xu t chi ph i ản xuất chi phối ất chi phối ối
Chu i giá tr do ng ỗi giá trị do nhà ị do nhà ười i mua chi ph i ối
May mặc, giày dép, đồ chơi
Quy n s h u ền sở hữu ở hữu ữu
c a công ty s n ủa công ty sản ản xuất chi phối
xu t ất chi phối
Công ty đa quốc gia Doanh nghiệp địa phương,
thường đặt ở các nước đang
phát triển
Liên k t chính ế cạnh Dựa trên đầu tư Dựa trên thương mại
C u trúc liên ất chi phối
Do vậy để phát huy hết được lợi thế cạnh tranh của mình, các quốc gia, các
Trang 25doanh nghiệp cần hiểu rõ sự tương tác giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị củangành hàng đó Do đó, việc phân tích hoạt động của các ngành hàng bằng môhình chuỗi giá trị ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết Hiện nay, có rấtnhiều tổ chức nghiên cứu về chuỗi giá trị trong một số ngành ở một vài nướcđang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á như: nghiên cứu chuỗi giá trịngành thủy sản của USAID, nghiên cứu chuỗi giá trị gà đồi ở Campuchia,chuỗi giá trị Chè Thái Nguyên của tổ chức Asia DHRRA (Development ofHuman Resources in Rural Areas), nghiên cứu chuỗi giá trị tiểu ngành cao su,mật ong, bơ ở Việt Nam của Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiênnhiên miền Trung (SMRN – CV)… Dưới đây là một vài nghiên cứu kể trên.
1.1.3.1 Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành thủy sản ở Indonesia
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa
Kỳ (USAID) vào năm 2007 Indonesia là một quần đảo lớn trên thế giới, với17.508 đảo và có đường bờ biển dài 81.000 km Tuy nhiên, ngành côngnghiệp thủy sản của Indonesia vẫn còn non trẻ so với các nước Châu Á lánggiềng Trong năm 2006, Indonesia xuất khẩu thủy sản sang 126 nước vàdoanh thu ước tính đạt 2,1 tỷ đô la Trong đó, xuất khẩu chủ yếu sang thịtrường Mỹ (chiếm 12,54% tổng sản lượng xuất khẩu), tiếp đến là TrungQuốc, Nhật Bản và các nước trong khối liên minh Châu Âu Việc đánh giáchuỗi giá trị là bước đầu tiên để hiểu và để nhận biết các cơ hội cũng như các
hạn chế trong ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia (Ingrid Ardjosoediro
và Franz Goetz, 2007).
USAID đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị tôm, thủy sản nước ngọt
và hải sản ở Indonesia Qua việc nghiên cứu các chuỗi giá trị thủy sản ởIndonesia, USAID đã đưa ra một số nhân tố kìm hãm sự phát triển của ngànhthủy sản của Indonesia Đó là:
Tình trạng nghèo đói vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng biển
Trang 26 Phụ thuộc nhiều vào môi giới và các thương nhân trong việcmarketing sản phẩm.
Khả năng giới hạn của đội thuyền địa phương trong việc ngăn cảnnhững người đánh bắt cá từ bên ngoài
Khả năng giới hạn của các tổ chức sản xuất và cơ quan quản lý tàichính của làng trong việc điều hành và thực thi các hoạt động
Mâu thuẫn về nhu cầu của cùng một loại tài nguyên - mâu thuẫntiềm năng hoặc sẵn có bên trong hoặc giữa các cộng đồng láng giềng về việctiếp cận với nguồn tài nguyên có hạn
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị thủy sản ở Indonesia nhằm đạt được bamục tiêu chính:
Củng cố và đẩy mạnh vị thế cạnh tranh của Indonesia trên thịtrường Life Fish Grouper
Cải thiện và củng cố mặt hàng tôm của Indonesia trên thị trường thếgiới Bằng việc thiết lập một thương hiệu “Tôm được sản xuất an toàn” khôngnhững giúp Indonesia củng cố được vị trí trên thị trường thế giới mà còn cóthể so sánh được với các quốc gia sản xuất tôm chủ đạo như Thái Lan, TrungQuốc
Cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản nước ngọt trên thịtrường Jakarta
1.1.3.2 Phân tích chuỗi giá trị bơ ở Đắc Lắk
Nghiên cứu này được thực hiện bởi chương trình phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa (MIP – GTZ) phối hợp với sở khoa học và công nghệ ĐắcLăk, viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hội Nông dân ĐắcLăk…
Bơ là trái cây rất đặc biệt và khác hẳn với những loại cây khác vì nóchứa hàm lượng dầu và protein cao Bơ là trái cây duy nhất bao gồm những
Trang 27Nông
dân
Người thu gom
Người bán buôn Hà Nội
Người bán buôn
Người bán buôn Mekong Delta
Siêu thị
Bán rong
Người tiêu dùng
Giá VND/Kg vào mùa
chính
1000 - 2500 1200 - 4500 2500 – 10.000 4500 – 15.000
thành phần sau: protein, chất béo, vitamin, chất khoáng, muối, đường trongcarbohydrates và nước Cây bơ được du nhập vào Việt Nam vào năm 1940 domột người Pháp mang tới phát triển Hiện nay, cây bơ được trồng ở nhữngvùng cao nguyên thuộc các tỉnh miền Nam như: Đồng Nai, Bà Rịa – VũngTàu, Lâm Đồng, Đắc Lăk và tỉnh Phú Thọ ở miền Bắc Bơ Việt Nam rất ítđược trồng trong quy mô vườn thương mại, mà chủ yếu trồng trong vườn saunhà hoặc trồng rải rác trên những vườn cà phê để cung cấp bóng mát và hàngrào chắn gió Dưới đây là sơ đồ chuỗi giá trị bơ của tỉnh Đắc Lăk:
Hình 1.6 Sơ đồ chuỗi giá trị bơ Đắc Lăk
Nguồn: Chương trình phát triển MPI – GTZ SME, 2006.
Cuộc nghiên cứu này đã chỉ rõ những trở ngại cũng như cơ hội pháttriển của các mắt xích trong chuỗi Đồng thời cũng đưa ra nhiều kiến nghị,giải pháp về phát triển thị trường, thương hiệu, chất lượng bơ, các phươngpháp canh tác, phân loại, bảo quản, làm sạch, đóng gói bơ… để phát huy được
Trang 28những lợi thế đang có trong việc phát triển bơ trong tương lai (Chương trình phát triển MPI – GTZ SME, 2006).
Tóm lại, qua các lý thuyết về chuỗi giá trị của M.E.Porter vàR.Kaplinsky & M.Morris ta thấy lý thuyết về chuỗi giá trị của R.Kaplinsky vàM.Morris đã dựa trên nền tảng, quan điểm của M.E.Porter về chuỗi giá trị vàphát triển để phù hợp hơn với xu thế toàn cầu hóa hiện nay Các lý thuyết vềchuỗi giá trị của R.Kaplinsky và M.Morris cũng được sử dụng rộng rãi trongcác nghiên cứu của các tổ chức ILO, DHRRA, USAID… Vì vậy, trong quátrình nghiên cứu, tôi sẽ áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị của R.Kaplinsky vàM.Morris để phân tích hoạt động của làng nghề gốm Chu Đậu
1.2 Tổng quan về các làng nghề gốm ở Hải Dương
1.2.1 Các làng nghề gốm cổ ở Hải Dương
1.2.1.1 Làng gốm cổ xóm Hống
Làng gốm sản xuất xóm Hống có niên đại từ cuối thế kỷ XIII đếnkhoảng đầu thế kỷ XIV Làng sản xuất gốm này nằm ở xã Hưng Đạo, huyệnChí Linh, tỉnh Hải Dương Xóm Hống nằm sát sông Thương, cách Phả Lạikhoảng 5 km đường sông, đến đây bắt đầu vào khu vực Lục Đầu, là điểm giaohội giữa các sông lớn như sông Thương, sông Thái Bình, sông Cầu Với vị trínhư vậy, việc xây dựng lò nung ở xóm Hống rất thuận tiện cho việc vậnchuyển nguyên vật liệu và sản phẩm Về kỹ thuật sản xuất: đồ gốm ở đâyđược chế tạo bằng bàn xoay, nặn bằng tay Hoa văn gốm xóm Hống được inkhuôn, khắc chìm, vẽ dưới men, cạo men và vẽ hoa nâu Người xóm Hống đã
sử dụng bao nung để bảo vệ các sản phẩm gốm men trong khi nung Loại hìnhgốm men ở xóm Hống khá đa dạng, bao gồm các loại bát (10 loại), đĩa (6loại), lọ, bình, ống nhổ, và ấm… Hoa văn trang trí trên gốm xóm Hống gồmcác loại chính như: hoa văn trang trí hình cánh cúc, miệng trang trí cắt khấchình cánh hoa, trang trí hoa lá cách điệu in nổi, hoa văn khắc chìm
Trang 291.2.1.2 Làng gốm cổ Chu Đậu
Làng gốm cổ Chu Đậu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV, phát triển rực rỡvào các thế kỷ XV – XVI, suy thoái vào thế kỷ XVII Gốm Chu Đậu đa phầnđược tráng men Men gốm Chu Đậu có những màu như: celadon, trắng, xanh,cobalt, nâu
Về kỹ thuật tạo dáng và trang trí, đồ gốm Chu Đậu chủ yếu là được làmbằng bàn xoay Bên cạnh kỹ thuật bàn xoay, ở Chu Đậu còn sử dụng những
kỹ thuật khác như in khuôn và nặn bằng tay Trang trí hoa văn tại Chu Đậuphổ biến nhất là vẽ thủ công Điều đó đã thêm phần sáng tạo cho sản phẩmgốm Chu Đậu Hoa văn trang trí của chu đậu rất phong phú và đa đạng, trangtrí hoa lá cách điệu, trang trí hoa văn hình học, trang trí hình động vật, trangtrí hình người và phong cảnh trang trí chữ Hán, trang trí khắc chìm, trang trímiệng cắt hình cánh hoa, trang trí hoa văn đắp nổi và in nổi Loại hình gốm
đa dạng và phong phú gồm nhiều loại bát đĩa, bình lọ, hộp gốm tước…
1.2.1.3 Làng gốm cổ Hợp Lễ
Làng gốm này có niên đại từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII Hợp lễthuộc xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Thôn Hợp Lễkhông lớn, nằm cách thị xã Hải Dương khoảng 6 -7 km đường chim bay vềphía Nam Hợp Lễ nằm cạnh sông Đò Đáy nên rất thuận tiện trong giao thông
để chuyên chở nhiên liệu, nguyên liệu cho việc sản xuất gốm và vận chuyểnsản phẩm đi khắp các nơi khác bán
Men gốm Hợp Lễ gần giống với Chu Đậu, kỹ thuật tạo dáng cơ bản củaHợp Lễ vẫn là bàn xoay, bên cạnh kỹ thuật bàn xoay thì các kỹ thuật tạo dángkhác như in khuôn, nặn bằng tay cũng được sử dụng, các kỹ thuật trang tríhoa văn của Hợp Lễ thường dùng khá phong phú Những kỹ thuật vẽ dướimen, in khuôn, cạo lõm, đắp nổi đều được những nghệ nhân làm gốm ở Hợp
Trang 30Lễ sử dụng nhuần nhuyễn Họ biết kết hợp khá tinh tế giữa loại hình kỹ thuậttrang trí hoa văn cũng như các kỹ thuật trang trí khác nhau, tạo thành nhữngsản phẩm gốm đẹp… Trong kỹ thuật nung, người thợ Hợp Lễ đã sử dụng baonung nhằm tạo ra những hiệu quả tốt nhất Trang trí hoa văn trên gốm Hợp Lễbao gồm một số kiểu chính như: hoa văn lá cách điệu, sóng nước in nổi, hoa
lá cách điệu in nổi, trang trí chữ và hoa ở giữa lòng bát, trang trí hoa cúc cạolõm Có rất nhiều loại hình gốm men bao gồm các loại bát đĩa, bình, lọ, âu,chậu, ấm… đa phần sản phẩm của Hợp Lễ là đồ gốm gia dụng thông thường,nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
1.2.1.5 Các truyền thống giữa các làng gốm cổ
Giữa các làng gốm khác nhau thì các truyền thống khác nhau Ở mỗilàng, đồ gốm được sản xuất với những mục đích khác nhau Đồ gốm ở lànggốm Chu Đậu sản xuất chủ yếu là để xuất khẩu Điều đó thấy rõ khi hầu hếtnhững sản phẩm của Chu Đậu đều tìm thấy ở các địa điểm nước ngoài, nhất làthấy có mặt ở những con tàu đắm, mà nhiều nhất là ở con tàu đắm Cù LaoChàm Ngoài ra, những đồ gốm Chu Đậu cũng thấy có mặt ở nhiều địa điểmtrong nước kể cả các vùng ở Hải Dương Như vậy, Chu Đậu còn cung cấp cho
cả nhu cầu nội địa Tuy nhiên, ta phải thấy rằng làng gốm Chu Đậu có một vaitrò to lớn đối với xuất khẩu, nhất là trong các thế kỷ XV, XVI Vì chủ yếu
Trang 31được dành cho xuất khẩu, nên đồ gốm Chu Đậu có yêu cầu là phải được chếtạo tốt hơn, đẹp hơn.
Ngược lại làng gốm Hợp Lễ sản xuất gốm phục vụ yêu cầu tiêu dùngtrong nước Ở Hợp Lễ cũng có tìm thấy một số gốm giống gốm ở Chu Đậuhay Cậy Ngói nhưng rất ít, có thể những sản phẩm ấy không phải là do sảnxuất từ Hợp Lễ mà do trao đổi với Chu Đậu hay Cậy Ngói
Nhìn chung gốm hoa lam Hợp Lễ không làm kỹ như gốm ở Chu Đậu,trang trí ở Hợp Lễ theo phong cách riêng, đơn giản và thô phác hơn nhiều.Khác với Chu Đậu, ở đây chúng ta khó tìm ra những phong cách trang tríkhác nhau Chỉ có thể nói rằng đồ gốm Hợp Lễ làm thành một phong cáchriêng, một truyền thống riêng khác với Chu Đậu Mặc dù không có những đồgốm đẹp như ở Chu Đậu, sản phẩm gốm Hợp Lễ vẫn có nhiều người hamchuộng, có thể gốm hợp và vừa túi tiền với đa số tầng lớp bình dân
Còn ở làng gốm Cậy Ngói, chúng ta gặp ở đây nhiều đồ gốm cao cấpnhư ở Chu Đậu, mặt khác Cậy Ngói cũng có nhiều đồ gốm gần với Hợp Lễ.Điều đó cũng nói lên rằng Cậy Ngói có tính trung gian giữa Chu Đậu và Hợp
Lễ, vừa sản xuất theo yêu cầu xuất khẩu, vừa sản xuất theo yêu cầu nội địa
Trong quá trình phát triển lâu dài của các làng gốm sứ cổ Hải Dương,
từ Trần sang Lê, Nguyễn, chúng ta không thể không thừa nhận sự ảnh hưởngcủa kỹ thuật, nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc, chúng ta không thể không nhìnthấy ảnh hưởng của các lò Long Tuyền hay Diệu Châu hay các lò gốm ởQuảng Đông, Quảng Tây Những ảnh hưởng đó biểu hiện trên cả loại hìnhcũng như hoa văn trang trí gốm
Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó không làm mất đi phong cách dân tộctrên gốm sứ Hải Dương, không kể những loại thuần túy Việt Nam như bìnhvôi, ngay ở những loại hình có nguồn gốm Trung Quốc, người thợ gốm HảiDương cũng đã dần dần cải biến và cuối cùng không còn giống hình thức ban
Trang 32đầu nữa Chẳng hạn như bình ngọc hồ xuân Trung Quốc đã biến thành bình tỳ
bà hay bình chích chòe Chu Đậu
Hơn nữa, gốm sứ ở Việt Nam đã được buôn bán, trao đổi đến nhiềuvùng trên thế giới, trong nhiều thời kỳ khác nhau Ngoài bình gốm Nam Sách
ở Thổ Nhĩ Kỳ, các đồ gốm được tìm thấy ở Ai Cập, Iran, hay Vịnh Ba Tư đều
là gốm Hải Dương Nhiều vùng ở Nhật Bản, khai quật khảo cổ học cũng tìmđược nhiều mảnh gốm Việt Nam, phần lớn trong số đó đều được sản xuất ởHải Dương Ngay trong những bát Việt Nam dùng để uống chè trong trà đạoNhật Bản còn lại ngày nay, chúng tôi thấy những chiếc chắc chắn là được sảnxuất tại Chu Đậu hay Cậy Ngói Tất nhiên, không phải tất cả các đò dùngtrong trà đạo Nhật Bản có nguồn gốc từ Việt Nam đều là làm tại Hải Dương
mà còn được làm từ những trung tâm gốm khác
Như vậy gốm Hải Dương là gốm thương mại được trao đổi rộng rãitrên thế giới, nhất là trong vùng Trung Cận Đông, Đông Nam Á và Nhật Bản.Thời kỳ buôn bán thịnh vượng nhất của các làng gốm cổ Hải Dương là thế kỷ
XV - XVI Con tàu đắm tìm thấy ở Cù Lao Chàm, chứa một số lượng gốm sứkhổng lồ là minh chứng hùng hồn cho sự phát triển ngoại thương thế kỉ XV.Trong số gốm tìm được ở con tàu này đa phần được sản xuất tại Hải Dương
1.2.2 Các làng nghề gốm hiện nay ở Hải Dương
Gốm Hải Dương phát triển rực rỡ vào các thế kỷ XV – XVI, sản xuấthàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiềunước trên thế giới Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các làngnghề gốm ở Hải Dương đã bị thất truyền Hiện nay, nhờ sự nỗ lực của nhữngnghệ nhân tâm huyết với nghề cùng với Tổng công ty Thương Mại Hà Nội,hai dòng gốm Cậy và gốm Chu Đậu đã và đang được phục dựng và sản xuất
Hiện tại, ở làng gốm Cậy chỉ duy nhất còn lại một lò đốt gốm cổ củagia đình ông Vũ Xuân Năm Gần nửa thế kỷ theo đuổi nghiệp làm gốm cổ,
Trang 33giờ đây ông Năm luôn duy trì một xưởng gốm với gần 10 người thợ Hiệnnay, mỗi năm xưởng gốm của ông Năm cho ra lò gần 2.000 sản phẩm gốmchủ yếu là các loại: chân đèn thời Trần, Lý, con nghê, lục bình, bát, ấm Cácsản phẩm này thường được xuất khẩu, hoặc bán cho các siêu thị và nhữngngười sành gốm trong cả nước Dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội,
cơ sở của ông Năm có sản phẩm “chum sành rùa dâng kiếm” được trưng bày.Ông Năm được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận là một trong mườinghệ nhân toàn quốc có “Bàn tay vàng” Đây thực sự là niềm động viên to lớn
để ông bước tiếp trên con đường tìm lại thời "vàng son" của nghệ thuật gốm
cổ làng Cậy
Với việc thành lập xí nghiệp gốm Chu Đậu của Tổng công ty ThươngMại Hà Nội, đã và đang phục dựng được dòng gốm Chu Đậu Hiện nay, gốmChu Đậu đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, tiếp nối truyềnthống gốm cổ Chu Đậu
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ
GỐM CHU ĐẬU2.1 Giới thiệu về làng nghề gốm Chu Đậu
2.1.1 Vị trí địa lý
Trang 34Chu Đậu là một thôn thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh HảiDương Chu Đậu có bốn xóm là xóm Đình, xóm Bến, xóm Ngoài và xóm VănChỉ Thôn Chu Đậu phía Đông giáp cánh đồng sau Chùa, phía Tây giáp Bến
Cũ (nay là thùng đấu), phía Bắc giáp sông Kè và Đồng Yến, phía Nam giápthôn Mỹ Xá (xã Minh Tân) và sông Thái Bình
Chu Đậu nằm ngay bên bờ sông Thái Bình, cách thị trấn Nam Sáchkhoảng 4km về phía Đông, cách thị xã Hải Dương độ 7km về phía Đông –Nam Sông Thái Bình, sông Kè, Bến Cũ đã tạo cho trung tâm Chu Đậu một vịtrí rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đi các nơi Và cũng nhờ vào vịtrí thuận lợi này mà người ta có thể vận chuyển nguyên liệu là nhiên liệu từcác nơi khác đến cho các lò gốm ở trung tâm Chu Đậu
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp, có niên đại vào khoảngthế kỷ XIII - XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV - XVI Sang thế kỷ XVII,gốm Chu Đậu bị thất truyền, nguyên nhân gây ra thất truyền cho gốm ChuĐậu là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Mạc tại vùng châu Nam Sách
Chuyện hồi sinh của làng gốm cổ Chu Đậu bắt nguồn từ một lá thư của
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, ngài Makoto Anabuki gửi ông NgôDuy Đông, Bí thư tỉnh uỷ Hải Hưng (tỉnh Hải Dương ngày nay) vào năm
1980 Trong bức thư, ông có đề cập đến một lọ hoa lam cổ cao 54 cm củaViệt Nam tại bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đượcmua bảo hiểm với giá 1triệu USD Trên bình có ghi 13 chữ Hán "Thái Hoàbát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút" Nghĩa là năm TháiHoà thứ 8 (1450), thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi ÔngAnabuki đã nhờ ông Bí thư tỉnh uỷ xác định cho ngài vào thời vua Lê NhânTông có Nam Sách châu không? Ở đâu? Bà (hay cô) Bùi Thị Hý là người như
Trang 35thế nào? Học kỹ thuật vẽ gốm ở đâu? Hồi đó sản xuất gốm đặt ở đâu? Điềunày rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp
và vai trò của người phụ nữ Việt Nam nói riêng
Lá thư đó trở thành chất xúc tác để tìm ra gốm Chu Đậu, cùng vớinhững sưu tập gốm mỹ nghệ của nghệ nhân gốm thế kỷ XVI, Đặng HuyềnThông đã gợi mở cho các nhà khảo cổ học về một lò gốm mỹ nghệ ở NamSách xưa Nhiều cuộc khai quật được tổ chức tại thôn Chu Đậu từ năm 1986đến 1991
Năm 1986, các nhà khảo cổ học Hải Dương đã bổ những nhát cuốcđầu tiên xuống lòng đất Chu Đậu, mở ra một thời kỳ nghiên cứu sôi động tại
di chỉ này Trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã mở hai hố ở phía Tâylàng Chu Đậu Hai hố này cách đê sông Thái Bình 100 m và cách nhau 15 m.Trong lần khai quật đầu tiên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm cổvật quí giá với nhiều loại hình như bát, đĩa, bình, lọ, chén, hộp gốm, con kê,bao nung… Bên cạnh gốm men hoa lam còn có nhiều loại men màu khác và
cả những đồ không tráng men Kết quả đợt khai quật này chỉ rõ Chu Đậu làmột làng xuất gốm men rất lớn ở Hải Dương
Cuộc khai quật lần thứ hai được tiến hành vào năm 1987 với hai hai hốkhai quật gần hai hố khai quật vào năm 1986 Năm 1989, các nhà khảo cổ họclại tiếp tục tiến hành cuộc khai quật Chu Đậu lần thứ ba Trên diện tích 50m2khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được hàng ngàn đồ gốm cổ, có chỗ gốmnằm chồng chất lên nhau thành từng đống Vào cuối năm 1990, di chỉ ChuĐậu được khai quật lần thứ tư Đây là cuộc khai quật hợp tác giữa Bảo tàngHải Dương, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Adelaide ởAustralia
Năm 1993, tại eo biển Philipin, người ta đã trục vớt một con tàu đắm ởthế kỷ XV, trong đó có 3000 đồ gốm và được xác định là gốm Chu Đậu Năm
Trang 361997, Nhà nước ta cũng trục vớt được một con tàu đắm tại Cù Lao Chàm vớikhoảng 340 ngàn hiện vật, trong đó có 240 ngàn hiện vật còn lành lặn Cácnhà khoa học xác định, con tàu chở hiện vật gốm mỹ nghệ từ Chu Đậu Đếnnay, các học giả nghiên cứu về đồ gốm mỹ nghệ đều thừa nhận rằng, gốmChu Đậu là dòng gốm đẹp trên thế giới vào thế kỷ XIV- XVII Gốm Chu Đậu
cổ hiện đang được trưng bày ở nhiều bảo tàng trên thế giới như: bảo tàngIstabul (Thổ Nhĩ Kỳ), bảo tàng Anbe & Victoria (Anh), bảo tàng Giacacta(Indonesia)… Và nhiều bộ sưu tập gốm của các cá nhân ở các nước:NhậtBản, Philipin, Úc, Mỹ…
Năm 2001, nhận thấy vai trò quan trọng trong việc khôi phục làng nghềgốm cổ Chu Đậu kết hợp với du lịch làng nghề, Tổng công ty Thương Mại HàNội đã đầu tư giai đoạn một là 24 tỷ đồng xây dựng xí nhà xưởng, cơ sở vậtchất, trang thiết bị hiện đại, thành lập xí nghiệp gốm Chu Đậu nhằm khôiphục lại dòng gốm cổ đã thất truyền Năm 2003, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu
lô hàng đầu tiên sang Tây Ban Nha Năm 2004, gốm Chu Đậu đã khánh thànhgian trưng bày với 1000 m2 để trưng bày giới thiệu các sản phẩm phục chếcác mẫu mã cổ Với những nỗ lực của mình gốm Chu Đậu đã được Đại tướngTổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tặng cho 9 chữ vàng: “Gốm Chu Đậu tinh hoavăn hoá Việt Nam”
Hiện nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu không ngừng cải tiến mẫu mã sảnphẩm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Đồng thời khôi phục lại nhiềumẫu mã gốm cổ, nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để đạt năm tiêu chuẩn của đồgốm: “ mỏng như giấy, sáng như gương, trong như ngọc, trắng như ngà, kêunhư chuông”
2.2 Mô hình chuỗi giá trị trong hoạt động của làng nghề
Dựa theo lý thuyết về chuỗi giá trị của R.Kaplinsky và M.Morris, xemxét hoạt động sản xuất gốm Chu Đậu theo một chuỗi các hoạt động liên kết
Trang 37với nhau từ khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất, đến việc phân phối sản phẩmđến người tiêu dùng Chuỗi giá trị gốm Chu Đậu được thể hiện qua hình 2.1.
2.2.1 Thiết kế sản phẩm
Sản phẩm gốm cổ Chu Đậu từng nổi tiếng với kiểu dáng độc đáo, cáchoa văn họa tiết tinh xảo Sản phẩm tiêu biểu đặc sắc nhất của gốm là chiếcbình Hoa lam và bình Tỳ bà (còn được gọi là bình cha, bình mẹ), tượng trưngcho tín ngưỡng phồn thực âm dương - trời đất - vợ chồng Bình Tỳ bà mangdáng hình cây đàn tỳ bà đại diện cho tính âm, đất Mẹ, hiện thân cho ngườiphụ nữ dịu dàng, hiền thục, nết na Họa tiết lông chim lạc Việt quanh miệngbình thể hiện truyền thống con Rồng cháu Tiên Vai bình vẽ họa tiết ngũ hành(kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) Thân bình thể hiện 4 mùa tứ quý (tùng, trúc, cúc,mai) và cảnh sông nước vùng đồng bằng Bắc Bộ Phần chân bình được tạobởi những họa tiết cánh sen Bình hoa lam thể hiện cho tính dương, là chồng,
là cha, là trụ cột, nền tảng, chỗ dựa vững chắc cho gia đình và cao hơn nữa làtrời đất vũ trụ Hoa văn được trang trí bằng bông cúc đại đóa thể hiện chongười chính nhân quân tử Gốm Chu Đậu mang đậm nét văn hóa Việt Namnói chung, và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng
Hiện nay, bằng sự nỗ lực cố gắng của các chuyên gia và những ngườitâm huyết với việc phục dựng lại gốm Chu Đậu, xí nghiệp đã phục chế lạiđược nhiều sản phẩm như: bình tỳ bà, chân đèn, lư hương, bình hoa, nậmrượu với những đặc trưng về tạo hình, hoa văn và màu men Bên cạnh đó, xínghiệp cũng có bộ phận thiết kế, tạo mẫu, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độcđáo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn giữ được những nét tinhhoa của gốm cổ, tạo ra những sản phẩm “ Chu Đậu của thế kỷ XXI”
Hình 2.1 Chuỗi giá trị gốm Chu Đậu
Trang 38Xuất khẩu
Thị trường
nội địa
Người tiêu dùng
Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa trên lý thuyết của R.Kaplinsky và M.Morris
2.2.1.1 Các sản phẩm gốm chính
2.2.1.1.1 Bình tỳ bà (xem phụ lục 3, H1)
Bình tỳ bà là tên gọi mà nhiều người nghiên cứu gốm sứ Việt Nam đặtcho loại bình có hình gần giống với cây đàn tỳ bà, thường được trang trí bằng
Trang 39men trắng hoa lam Dựa theo hình dáng, có thể chia loại bình này thành haikiểu:
Kiểu I: Chân đế thấp, thân bình có thiết diện dọc gần giống vớidáng đàn tỳ bà, cổ bình vuốt thon nối liền với miệng mình loe ra thành hìnhphễu
Kiểu II: Hình dáng của thân và đế bình tương tự như kiểu I, nhưngphần miệng bình không loe thành hình phễu mà chỉ vuốt hơi loe nhẹ từ cổ ra
2.2.1.1.2 Bình hoa lam (xem phụ lục 3, H1)
Bình hoa lam hay còn gọi là bình củ tỏi, có phần trụ vững chắc, miệngbình thẳng đứng, mang tính dương thể hiện người chồng, người cha là trụ cột,nền tảng, là chỗ dựa vững chắc
2.2.1.1.3 Độc bình (xem phụ lục 3, H2)
Cùng với bình tỳ bà và bình hoa lam, độc bình cũng là một sản phẩm
có từ lâu đời Độc bình Chu Đậu với những hoa văn sơn thủy hữu tình sắc nét
và tinh xảo đậm phong cách Á Đông Thời xưa người ta thường sử dụng độcbình để điều hòa thời tiết còn ngày nay độc bình trở thành vật trang trí, trưngbày trong gia đình Miệng bình loe dạng phễu, miệng vuốt xuôi thẳng xuống
cổ bình Cổ bình cao thanh chạy dài từ phần miệng xuống đến phần thân, giưathân bình và cổ bình có vai bẻ ngang Thân bình thuôn thóp xuống đến đế.Chân đế có thể đứng hoặc hơi choãi và thấp so với toàn bộ bình Cổ bình vàthân bình có tỷ lệ xấp xỉ nhau Ở phần cổ bình có trang trí hoa văn đúc nổi vàđối xứng nhau
2.2.1.1.4 Đồ thờ (xem phụ lục 3, H3)
Bát hương có dạng phổ biến là miệng loe vát, dưới miệng cổ thắt lại tạothành cổ đứng Thân bát phình tròn và ngắn, ở dưới có gắn chân nhỏ, trênthân trang trí dạng băng hoa văn chạy quanh thân Loại bát này thường được
Trang 40tráng men celadon với nhiều sắc độ khác nhau Đa số không trang trí hoa văn.
Có loại trang trí hình bát quái ở phía ngoài Bên cạnh các dạng phổ biến trêncòn có dạng dựng đứng, miệng vẽ tròn ở phía ngoài, đáy bằng có ba chân gắn
ở dưới
Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như bát, chén, lọ, tước, bình vôi
và nhiều sản phẩm cách điệu khác
2.2.1.2 Hoa văn trang trí
Hoa văn trang trí của gốm Chu Đậu rất phong phú và đa dạng, với một
số kiểu trang trí chính như: hoa lá cách điệu, hình người, hình phong cảnh,hình động vật, khắc chìm, đắp nổi và in nổi
2.2.1.2.1 Trang trí hoa lá cách điệu
Đây là kiểu trang trí phổ biến trên các đồ gốm Chu Đậu Các loại hoanhư sen, cúc, trúc, mai, mẫu đơn, hoa bốn cánh là những loại hoa hay được
sử dụng trong trang trí hoa lá Hoa thường đc trang trí kết hợp với là thànhtừng dải Hoa lá cách điệu được sắp xếp rất hợp lý trong trang trí, được bố tríđăng đối với nhau tạo nên sự cân đối hài hòa trong bố cục
2.2.1.2.2 Trang trí hoa văn hình học
Kiểu trang trí này không được sử dụng nhiều nhưng rất đặc sắc Loạihoa văn này thường được trang trí kết hợp với hoa văn hoa lá cách điệu nhưmột loại họa tiết xen kẽ nhằm loại bỏ những khoảng trống không cần thiết, tạonên sự chặt chẽ của bố cục Hoa văn hình học dạng ô trám thường được sửdụng, các ô trám kết lại với nhau thành mảng trang trí Trong các ô trámthường trang trí các chấm nhỏ hoặc các hình bông hoa bốn cánh
Ngoài dạng trang trí hình ô trám, hoa văn hình học còn có dạng khácnhư hoa văn gạch chéo hay một số dạng khác nhau của các hình hồi văn,thường được bố trí ở diềm ngoài hoặc trong miệng của sản phẩm