MỤC LỤC
Trong lần khai quật đầu tiên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm cổ vật quí giá với nhiều loại hình như bát, đĩa, bình, lọ, chén, hộp gốm, con kê, bao nung… Bên cạnh gốm men hoa lam còn có nhiều loại men màu khác và cả những đồ khụng trỏng men. Năm 2001, nhận thấy vai trò quan trọng trong việc khôi phục làng nghề gốm cổ Chu Đậu kết hợp với du lịch làng nghề, Tổng công ty Thương Mại Hà Nội đã đầu tư giai đoạn một là 24 tỷ đồng xây dựng xí nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thành lập xí nghiệp gốm Chu Đậu nhằm khôi phục lại dòng gốm cổ đã thất truyền. Dựa theo lý thuyết về chuỗi giá trị của R.Kaplinsky và M.Morris, xem xét hoạt động sản xuất gốm Chu Đậu theo một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau từ khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất, đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Hiện nay, bằng sự nỗ lực cố gắng của các chuyên gia và những người tâm huyết với việc phục dựng lại gốm Chu Đậu, xí nghiệp đã phục chế lại được nhiều sản phẩm như: bình tỳ bà, chân đèn, lư hương, bình hoa, nậm rượu với những đặc trưng về tạo hình, hoa văn và màu men. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng có bộ phận thiết kế, tạo mẫu, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn giữ được những nét tinh hoa của gốm cổ, tạo ra những sản phẩm “ Chu Đậu của thế kỷ XXI”. Năm 2010, công trình đầu tư nâng cấp xí nghiệp Chu Đậu giai đoạn II gồm những hạng mục: xây mới xưởng sản xuất số hai rộng 1.500 m2, xây không gian nhà thư pháp rộng 10.000 m2, trong đó có nhà thư pháp, nhà thờ tổ nghề gốm; đồng thời chỉnh trang khu nhà trưng bày sản phẩm với hàng chục ngàn chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan.
Ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc phục dựng lại làng gốm cổ Chu Đậu, xí nghiệp đã tìm kiếm, tuyển mộ các chuyên gia, nghệ nhân tài danh trong các làng gốm cổ truyền đến xí nghiệp để cộng tác, nghiên cứu để phục dựng lại các sản phẩm gốm cổ. Trong đó họa sĩ Vũ Đình Nhâm – trưởng ban ứng dụng trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội, chủ tịch Câu lạc bộ gốm sứ Việt Nam và họa sĩ Hạ Bá Định nguyên là trưởng phòng thiết kế tạo dáng nhà máy sứ Hải Dương là một trong số hàng chục nhân tài đã giúp xí nghiệp nghiên cứu các sản phẩm gốm cổ, đồng thời truyền dạy kỹ thuật cơ bản và bí quyết trong từng công đoạn chế tác, nhằm đào tạo, hỗ trợ họ trở thành những tay thợ đầu đàn trong các lò gốm gia đình trong tương lai. Với những khuôn in này, người thợ gốm Chu Đậu đã có thể tăng năng suất của mình lên đáng kể, cũng như tiết kiệm được khá nhiều công lao động, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và hệ quả cuối cùng là tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đây là bức tranh lớn nhất trong quần thể những bức tranh về những làng nghề gốm sứ Việt Nam trên “con đường Gốm sứ ven Sông Hồng” do họa sĩ Phạm Thị Liên (Bạch Liên) thiết kế, được sự tư vấn, phê duyệt của họa sĩ Trần Khánh Chương – chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trong nước, xí nghiệp đã mở rộng mạng lưới bán hàng thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương như: cửa hàng 111 Lê Duẩn, cửa hàng Bát Tràng, cửa hàng Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), cửa hàng tại công ty Việt Tiên Sơn (Chí Linh, Hải Dương), hai cửa hàng tại xã Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương, đại lý Đức Anh (Lán Bè, Hải Phòng). Thông thường, khách hàng đến cửa hàng đặt hàng sản phẩm, tạm ứng trước 30% giá trị hàng hóa, cửa hàng chịu trách nhiệm chuyển đơn đặt hàng xuống xưởng sản xuất của xí nghiệp, vận chuyển hàng hóa từ xưởng sản xuất về cửa hàng và phân phối cho khách hàng.
Với mục tiêu nhằm phục dựng lại làng gốm Chu Đậu, xí nghiệp gốm Chu Đậu không những đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống lại đỉnh cao của nghệ thuật gốm xưa, mà xí nghiệp còn mở rộng, quảng bá sản phẩm trong nước bằng việc mở các đại lý bán hàng ở các tỉnh, tham gia các hoạt động Festival gốm sứ. Cổ vật có giá trị nhất là chiếc bình gốm men trắng, hoa lam, dáng bình củ tỏi, cao 54 cm được trang trí hoa sen và cúc dây, do nghệ nhân Bùi Thị Hý vẽ vào năm 1450, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Topkapi Saray (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) và được bảo hiểm hàng triệu đôla. Do tài liệu của xí nghiệp cung cấp chỉ có thông tin đầy đủ về hai sản phẩm này, nên trong phần này tôi chỉ ước lượng chi phí, doanh thu trờn một sản phẩm và lợi nhuận của hai sản phẩm này để thấy rừ được giỏ trị gia tăng do các tác nhân trong chuỗi mang lại.
Thứ nhất về kiểu dáng: gốm Chu Đậu có rất nhiều kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm gốm đều căng phồng, mỏng, cứ không dày đặc, thô ráp như gốm của Trung Quốc. Thứ hai về màu men: sản phẩm Chu Đậu có màu men ngà đặc trưng chứ không trắng như một số sản phẩm gốm khác, đạt được một trong các đỉnh cao của nghề gốm là đạt được năm tiêu trí: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, sáng như gương, kêu như chuông. Thứ ba về họa tiết của gốm Chu Đậu: những hoa văn trang trí trên gốm Chu Đậu khiến người xem cảm nhận được hồn Việt thông qua những hoa văn, hình ảnh muông thú, cỏ cây hoa lá đặc trưng của nền văn minh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sản phẩm gốm Chu Đậu có được vẻ đẹp dung dị của con người Việt Nam, của nền văn minh sông Hồng với họa tiết cỏ, cây, hoa lá, côn trùng. Bố cục của một sản phẩm gốm Chu Đậu thường chia làm ba phần, như sản phẩm bình tỳ bà của gốm Chu Đậu, phần cổ bình có họa tiết lá chuối, thể hiện hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, thể hiện độc lập, chủ quyền của người Việt. Phần chân bình có họa tiết cánh sen, thể hiện rằng người dân Việt Nam lấy đạo Phật làm gốc.
Phần thân bình thì có các họa tiết đa dạng, thể hiện đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. • Trong xu thế hội nhập như hiện nay, phương hướng để phát triển gốm Chu Đậu mà xí nghiệp đề ra là gì?. Trước hết, để đề ra những giải pháp để phát triển sản phẩm, cần xác định rừ mục tiờu của xớ nghiệp.
Mục tiờu tiờn quyết khi thành lập xớ nghiệp là nhằm hồi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu đã bị thất truyền sau nhiều năm. Mục tiêu thứ hai là nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng, cải. Thứ ba, khôi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu, trở thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng trong cả nước và thế giới.
Hiện nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã thực hiện được hai mục tiêu đầu, và đang xúc tiến thực hiện mục tiêu thứ ba, với việc thúc đấy mạng lưới các cửa hàng tại các địa phương trong cả nước và xúc tiến mở rộng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay với sự giúp đỡ của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội – Hapro đã tạo điều kiện cho xí nghiệp gốm Chu Đậu quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại nhiều hội chợ quốc tế. Trong những lần tham gia hội chợ, xí nghiệp đã kí được khá nhiều hợp đồng với bạn hàng quốc tế. Đặc biệt, trong hội chợ quốc tế tổ chức tại Hà Nội (Vietnam EXPO 2010) xí nghiệp đã nhận được những tín hiệu đáng mừng từ thị trường Pháp – một thị trường tiềm năng.
Trong thời gian tới, xí nghiệp sẽ tổ chức nghiên cứu thị trường này, hi vọng có thể mở rộng ra thị trường Pháp trong thời gian tới. Đối với thị trường trong nước, xí nghiệp cũng mở rộng một số cửa hàng ở những tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, xí nghiệp cũng đang lên kế hoạch đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm sao cho bắt mắt, tiện lợi thu hút được sự chú ý của khách hàng.