ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU
3.1. Cơ hội và thách thức của làng nghề gốm Chu Đậu trong thời kỳ
hội nhập kinh tế
3.1.1. Cơ hội
Nhà gốm sử học Joh Guy và Joh Stevenson trong tác phẩm nổi tiếng
“Vietnamese ceramics, a separate tradition” đã nói rằng, gốm Việt Nam có lịch sử lâu đời và phát triển theo một truyền thống riêng, khác biệt với mọi cường quốc gốm sứ khác, kể cả với Trung Quốc láng giềng, luôn được thế giới mệnh danh là một siêu cường về gốm sứ. Với lịch sử phát triển lâu đời cùng với những lợi thế về đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề cao và tâm huyết với nghề, nguồn nguyên liệu phù hợp, gốm Việt Nam ngày càng tạo dựng được vị thế trên thị trường thế giới.
Còn tại thị trường Séc, hiện tại hàng gốm sứ Việt Nam chưa thâm nhập vì quá ít doanh nghiệp quan tâm, nên mặt hàng gốm sứ Trung Quốc hầu như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, Séc lại là một thị trường dễ tính, dễ thâm nhập và là cửa ngõ tốt để gốm sứ Việt Nam vào châu Âu.
Gốm Chu Đậu được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XV, XVI, được bạn bè quốc tế biết đến thông qua những cổ vật còn được lưu giữ tại nhiều bảo tàng trên thế giới, và qua những cuộc đấu giá cổ vật trục vớt từ những con tàu đắm. Cùng với sự phát triển của gốm Việt Nam hiện nay, gốm Chu Đậu đang đứng trước những cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường thế giới. Thêm vào đó, xí nghiệp gốm Chu Đậu, dưới sự giúp đỡ của tổng công ty Thương Mại Hà Nội, có cơ hội tham gia nhiều hội chợ quốc tế. Việc tham gia các hội chợ quốc tế trong nước cũng như ở một số nước khác như Pháp, Nhật Bản, Nga... giúp cho gốm Chu Đậu được quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, gốm Chu Đậu không chỉ được đẩy mạnh xuất khẩu mà còn được phát triển ở thị trường trong nước. Ngoài ra, việc tổ chức nhiều cuộc triển lãm trong nước, tham gia festival gốm sứ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bình Dương, thiết lập hệ thống chuỗi cửa hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại nhiều địa phương trong cả nước đã giúp người tiêu dùng trong nước đã bắt đầu quen thuộc với thương hiệu gốm Chu Đậu, một dòng gốm mang đậm nét văn hóa Việt, vừa được khôi phục trong 8 năm qua. Mở ra cơ hội cho gốm Chu Đậu mở rộng thị trường trong nước đầy tiềm năng.
Hơn nữa, làng nghề gốm Chu Đậu nhận được rất nhiều sự hỗ trợ khi tham gia vào Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Hiệp hội làng nghề Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận và tự nguyện của các làng nghề và tổ chức kinh doanh, các nghệ nhân cùng những người tâm huyết cùng hợp sức thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
• Hiệp hội góp phần xây dựng và thực hiện quy hoạch cụm (khu công nghiêp) chống ô nhiễm môi trường trong làng nghề; Góp phần nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nghề mới, làng nghề mới; Tôn vinh nghệ nhân, góp phần xây dựng chính sách khen thưởng, các danh hiệu và biện pháp suy tôn nghệ nhân, tổ chức việc giữ nghề và truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp trẻ.
• Bên cạnh đó, Hiệp hội còn trợ giúp các tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề trong việc đăng ký kinh doanh, lập dự án sản xuất, kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, tìm mặt hàng kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới... nâng cao giá trị kinh tế, giá trị văn hóa của sản phẩm. Tuyên truyền giúp hội viên chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật của kinh doanh, nâng cao kỹ năng quản lý, phát triển cơ sở bền vững; Góp phần cùng cơ quan chức năng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh; Đóng góp ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc hoạch định các thể chế, chính sách liên quan đến làng nghề.
• Hiệp hội làng nghề Việt Nam còn giúp hội viên xây dựng, bảo vệ thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, tạo điều kiện cho hội viên tham gia các hoạt động xúc tiến tương mại, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kinh doanh phục vụ hội viên, như dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn về thị trường, pháp luật, đầu tư, công nghệ. Tổ chức nghiên cứu nâng cao giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống; tổ chức các hội thảo, sưu tầm, biên soạn, xuất bản tác phẩm văn học nghệ thuật về làng nghề, về sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, về nghệ nhân. Góp sức xây dựng, quy hoạch các làng nghề thành điểm du lịch văn hóa; Thực hiện các hình thức quảng bá và triển khai các chuyến du lịch đến các làng nghề cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.
• Đặc biệt là xây dựng quan hệ hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, nhằm thu hút sự hợp tác tương trợ của các tổ chức nói trên, bổ xung nguồn nhân lực cho Hiệp hội; Tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội thảo giữa hội viên với các đai biểu hiệp hội nước ngoài, giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm về duy trì, phát triển làng nghề, phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu; Tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho các hội việc tham quan, khảo sát, hội chợ triển lãm ở nước ngoài, nhằm tìm cơ hội xúc tiến thương mại, bán hàng, ký kết các hợp đồng kinh doanh...
Ngoài ra, môi trường thể chế, chính sách của nhà nước ta tiếp tục tạo ra những thuận lợi đáng kể cho việc xuất khẩu gốm sứ. Đặc biệt với sự giúp đỡ của công ty Thương Mại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ, khôi phục làng nghề gốm Chu Đậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các cuộc hội chợ, đẩy mạnh xuất khẩu.
3.1.2. Thánh thức
Hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội cho gốm Việt Nam nói cung và gốm Chu Đậu nói riêng. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức cho việc mở rộng thị trường gốm Việt Nam trên thế giới.
Trước hết, gốm Việt Nam đang phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu. Gốm sứ Việt Nam đang cạnh tranh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ, cuộc cạnh tranh này không chỉ ở sản phẩm gốm thủ công mà còn từ các nhà máy sản xuất hàng loạt sản phẩm mô phỏng. Việt Nam là một trong 5 quốc gia xuất khẩu gốm sứ hàng đầu trên thế giới, đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên nếu so sánh tổng giá trị xuất khẩu thì Việt Nam kém hơn 3,5 lần. Một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch này chính là do thị phần của gốm sứ Trung Quốc ở thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều nhờ giá rẻ và mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Để cạnh tranh được với gốm sứ Trung Quốc, gốm Việt Nam nói chung
và gốm Chu Đậu nói riêng cần phải tiết kiệm tất cả các chi phí cần thiết, tạo nên sức cạnh tranh về giá so với sản phẩm gốm Trung Quốc. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu, giá gas, chi phí vận chuyển ngày càng tăng mạnh làm cho các làng nghề sản xuất gốm đang đứng trước thách thức trong việc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh với gốm sứ Trung Quốc.
Thứ hai, gốm Chu Đậu không chỉ gặp phải sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mà ngay ở thị trường trong nước cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của gốm sứ Trung Quốc. Mặc dù đã mở rộng các chuỗi cửa hàng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng do mới được khôi phục nên thị trường trong nước còn hạn chế. Trong khi đó, gốm sứ Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường nước ta từ rất sớm. Với đặc điểm giá rẻ, hình thức, mẫu mã đa dạng, đặc biệt là tiện dụng trong việc tiêu thụ sản phẩm, gốm sứ Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị phần rộng lớn trên thị trường nội địa. Do đó, để khai thác được thị trường nội địa đầy tiềm năng, gốm Chu Đậu cần nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, đem thương hiệu “gốm Chu Đâu – tinh hoa văn hóa Việt” đến với đông đảo người tiêu dùng.
Với những cơ hội và thách thức như trên, xí nghiệp gốm Chu Đậu cần tiến hành các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất gốm, tận dụng được những cơ hội trước mắt, khắc phục những khó khăn, thách thức, để ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ trong nước cũng như trên thế giới.
3.2. Phương hướng phát triển của làng nghề
Giá trị truyền thống của các làng nghề gốm Việt Nam và làng nghề gốm Chu Đậu nói riêng chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Việc khôi phục lại được làng nghề gốm cổ này có ý nghĩa rất to lớn đối với nền văn hóa Việt Nam. Trong chuyến khảo sát thực tế tại xí nghiệp gốm Chu Đậu, phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình, trợ lý giám đốc xí nghiệp gốm Chu
Đậu. Ông cho biết: “Sau nhiều bằng chứng về giá trị, sự phát triển hưng thịnh của gốm Chu Đậu trong thế kỷ XV – XVI, Tổng công ty Thương mại Hà Nội dưới sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hải Dương thành lập nên xí nghiệp gốm Chu Đậu với mục tiêu: trước hết là hồi phục làng nghề gốm Chu Đậu cổ, mang đậm tinh hoa văn hóa Việt Nam; Thứ hai, việc xây dựng xí nghiệp gốm Chu Đậu ngay tại làng gốm cổ Chu Đậu tạo nên công ăn việc làm cho nhiều người dân trong làng, giúp cải thiện phát triển đời sống nhân dân trong vùng; Thứ ba, việc khôi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu góp phần xây dựng tỉnh Hải Dương trở thành một trung tâm gốm sứ nổi
tiếng trên cả nước và thế giới.” (xem phụ lục 1)
Để thực hiện những mục tiêu trên, phương hướng hoạt động của làng nghề như sau:
• Xây dựng một xí nghiệp gốm Chu Đậu ngay tại làng gốm cổ Chu Đậu, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong vùng. Thêm vào đó, đào tạo, dạy nghề cho thanh niên trong vùng với hi vọng thế hệ trẻ với những hiểu biết của mình sẽ khôi phục lại được làng gốm Chu Đậu phát triển hưng thịnh, xứng đáng với lịch sử phát triển của làng nghề
• Gốm cổ Chu Đậu từng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XV – XVI, do đó cần phát huy truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước. Tạo dựng được thương hiệu gốm Chu Đậu mang đậm tinh hoa văn hóa Việt. Bên cạnh đó, cần mở rộng phát triển thị trường trong nước, quảng bá thương hiệu gốm Chu Đậu đến rộng rãi người dân trong cả nước. • Sự phát triển của làng nghề gốm Chu Đậu, góp phần xây dựng hình ảnh của
tỉnh Hải Dương, khôi phục lại được danh tiếng của một trung tâm sản xuất gốm sứ lớn của cả nước.
Với việc xác định được những phương hướng kể trên, xí nghiệp gốm Chu Đậu dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhân dân trong vùng,
cần thực hiện các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất của xí nghiệp, từng bước đạt được những mục tiêu đề ra.
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của làng nghề
3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
Việc khôi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu và phát triển thương hiệu của dòng gốm này là trách nhiệm của xí nghiệp gốm Chu Đậu. Song, việc tăng cường sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước và phát huy tác dụng của hiệp hội liên quan đến gốm sứ có ý nghĩa và tác dụng hết sức quan trọng.
Đối với các cơ quan nhà nước, cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ mặt hàng gốm sứ, giải quyết các vấn đề cụ thể như: quy hoạch mặt bằng cho sản xuất, tạo điều kiện trong việc xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước; Tổ chức hội chợ thương mại, festival gốm sứ, tạo điều kiện cho xí nghiệp tham gia. Cụ thể:
• Chính quyền tỉnh Hải Dương cần có những đề án quy hoạch vùng đất nguyên liệu làm gốm, đề ra những chính sách khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn sinh thái, đảm bảo an ninh, trật tự. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có cơ sở khai thác tại huyện Chí Linh, có tiềm năng kinh tế, năng lực tài chính, có nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản đầu tư thăm dò, khai thác tài nguyên đất trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, với địa phương.
• Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch làng nghề cũng như việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng.
• Cần có biện pháp chỉ đạo đối với các hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm gốm Chu Đậu nói riêng và gốm Việt Nam nói chung ra thị trường thế giới, ký kết các hiệp định song phương, đa
phương, tham gia các tổ chức kinh tế tự do đối với các mặt hàng mình có thế mạnh, củng cố và tìm thị trường xuất khẩu, đặt các văn phòng đại diện, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài.
3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô
3.3.3. 1. Giải pháp đối với các hội, hiệp hội
Trước hết, cần phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của hiệp hội, đặc biệt là trong những lĩnh vực sau:
• Tổ chức, đào tạo, phổ biến kiến thức, cập nhật khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tư vấn về thị trường nước ngoài, về cung cầu trên thế giới, về tình hình chính sách áp dụng trên thế giới, về kỹ năng quản lý doanh nghiệp... • Bảo vệ các tác nhân tham gia chống những hành vi tranh chấp thị trường, xâm
phạm lợi ích doanh nghiệp...
• Tiến hành xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường...
Hơn nữa, hiệp hội cần tăng cường tổ chức các buổi hội thảo về gốm sứ, nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu, cũng như vị thế của gốm sứ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, cần xúc tiến việc xây dựng Bảo tàng gốm sứ Việt Nam, nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa, mỹ thuật của gốm sứ Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
3.3.3.2. Giải pháp đối với xí nghiệp
3.3.3..1. Tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
Như đã phân tích ở trên, để sản xuất ra một sản phẩm gốm là tổng hợp của một chuỗi các hoạt động từ thiết kế sản phẩm, sản xuất và đóng gói. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, cần có sự liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị từ khâu thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ. Nâng cao sự liên kết
Tổ tạo khuôn Tổ xử lý đất
Tổ tạo hình sản phẩm
Tổ trang trí họa tiết Phòng
Kỹ thuật
Tổ phủ men sản phẩm Nung
Tổ đóng gói trong chuỗi giúp gia tăng giá trị gia tăng ở mỗi khâu, đem lại giá trị gia tăng cao hơn nữa cho mỗi sản phẩm.
Trước hết, khâu thiết kế sản phẩm cần liên kết với các khâu phân phối sản phẩm, nghiên cứu thị trường, để có thể thiết kế được những mẫu mã, kiểu