CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ GỐM CHU ĐẬU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của làng nghề gốm chu đậu bằng mô hình chuỗi giá trị (Trang 31 - 58)

Mại Hà Nội, đã và đang phục dựng được dòng gốm Chu Đậu. Hiện nay, gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, tiếp nối truyền thống gốm cổ Chu Đậu.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀGỐM CHU ĐẬU GỐM CHU ĐẬU

2.1. Giới thiệu về làng nghề gốm Chu Đậu

2.1.1. Vị trí địa lý

Chu Đậu là một thôn thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu Đậu có bốn xóm là xóm Đình, xóm Bến, xóm Ngoài và xóm Văn Chỉ. Thôn Chu Đậu phía Đông giáp cánh đồng sau Chùa, phía Tây giáp Bến

Cũ (nay là thùng đấu), phía Bắc giáp sông Kè và Đồng Yến, phía Nam giáp thôn Mỹ Xá (xã Minh Tân) và sông Thái Bình.

Chu Đậu nằm ngay bên bờ sông Thái Bình, cách thị trấn Nam Sách khoảng 4km về phía Đông, cách thị xã Hải Dương độ 7km về phía Đông – Nam. Sông Thái Bình, sông Kè, Bến Cũ đã tạo cho trung tâm Chu Đậu một vị trí rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Và cũng nhờ vào vị trí thuận lợi này mà người ta có thể vận chuyển nguyên liệu là nhiên liệu từ các nơi khác đến cho các lò gốm ở trung tâm Chu Đậu.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp, có niên đại vào khoảng thế kỷ XIII - XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV - XVI. Sang thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất truyền, nguyên nhân gây ra thất truyền cho gốm Chu Đậu là cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Mạc tại vùng châu Nam Sách.

Chuyện hồi sinh của làng gốm cổ Chu Đậu bắt nguồn từ một lá thư của Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản, ngài Makoto Anabuki gửi ông Ngô Duy Đông, Bí thư tỉnh uỷ Hải Hưng (tỉnh Hải Dương ngày nay) vào năm 1980. Trong bức thư, ông có đề cập đến một lọ hoa lam cổ cao 54 cm của Việt Nam tại bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, được mua bảo hiểm với giá 1triệu USD. Trên bình có ghi 13 chữ Hán "Thái Hoà bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút". Nghĩa là năm Thái Hoà thứ 8 (1450), thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi. Ông Anabuki đã nhờ ông Bí thư tỉnh uỷ xác định cho ngài vào thời vua Lê Nhân Tông có Nam Sách châu không? Ở đâu? Bà (hay cô) Bùi Thị Hý là người như thế nào? Học kỹ thuật vẽ gốm ở đâu? Hồi đó sản xuất gốm đặt ở đâu? Điều này rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của người phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Lá thư đó trở thành chất xúc tác để tìm ra gốm Chu Đậu, cùng với những sưu tập gốm mỹ nghệ của nghệ nhân gốm thế kỷ XVI, Đặng Huyền Thông đã gợi mở cho các nhà khảo cổ học về một lò gốm mỹ nghệ ở Nam Sách xưa. Nhiều cuộc khai quật được tổ chức tại thôn Chu Đậu từ năm 1986 đến 1991.

Năm 1986, các nhà khảo cổ học Hải Dương đã bổ những nhát cuốc đầu tiên xuống lòng đất Chu Đậu, mở ra một thời kỳ nghiên cứu sôi động tại di chỉ này. Trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã mở hai hố ở phía Tây làng Chu Đậu. Hai hố này cách đê sông Thái Bình 100 m và cách nhau 15 m. Trong lần khai quật đầu tiên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm cổ vật quí giá với nhiều loại hình như bát, đĩa, bình, lọ, chén, hộp gốm, con kê, bao nung… Bên cạnh gốm men hoa lam còn có nhiều loại men màu khác và cả những đồ không tráng men. Kết quả đợt khai quật này chỉ rõ Chu Đậu là một làng xuất gốm men rất lớn ở Hải Dương.

Cuộc khai quật lần thứ hai được tiến hành vào năm 1987 với hai hai hố khai quật gần hai hố khai quật vào năm 1986. Năm 1989, các nhà khảo cổ học lại tiếp tục tiến hành cuộc khai quật Chu Đậu lần thứ ba. Trên diện tích 50m2

khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được hàng ngàn đồ gốm cổ, có chỗ gốm nằm chồng chất lên nhau thành từng đống. Vào cuối năm 1990, di chỉ Chu Đậu được khai quật lần thứ tư. Đây là cuộc khai quật hợp tác giữa Bảo tàng Hải Dương, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Adelaide ở Australia.

Năm 1993, tại eo biển Philipin, người ta đã trục vớt một con tàu đắm ở thế kỷ XV, trong đó có 3000 đồ gốm và được xác định là gốm Chu Đậu. Năm 1997, Nhà nước ta cũng trục vớt được một con tàu đắm tại Cù Lao Chàm với khoảng 340 ngàn hiện vật, trong đó có 240 ngàn hiện vật còn lành lặn. Các nhà khoa học xác định, con tàu chở hiện vật gốm mỹ nghệ từ Chu Đậu. Đến

nay, các học giả nghiên cứu về đồ gốm mỹ nghệ đều thừa nhận rằng, gốm Chu Đậu là dòng gốm đẹp trên thế giới vào thế kỷ XIV- XVII. Gốm Chu Đậu cổ hiện đang được trưng bày ở nhiều bảo tàng trên thế giới như: bảo tàng Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ), bảo tàng Anbe & Victoria (Anh), bảo tàng Giacacta (Indonesia)… Và nhiều bộ sưu tập gốm của các cá nhân ở các nước: NhậtBản, Philipin, Úc, Mỹ…

Năm 2001, nhận thấy vai trò quan trọng trong việc khôi phục làng nghề gốm cổ Chu Đậu kết hợp với du lịch làng nghề, Tổng công ty Thương Mại Hà Nội đã đầu tư giai đoạn một là 24 tỷ đồng xây dựng xí nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thành lập xí nghiệp gốm Chu Đậu nhằm khôi phục lại dòng gốm cổ đã thất truyền. Năm 2003, gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Tây Ban Nha. Năm 2004, gốm Chu Đậu đã khánh thành gian trưng bày với 1000 m2 để trưng bày giới thiệu các sản phẩm phục chế các mẫu mã cổ. Với những nỗ lực của mình gốm Chu Đậu đã được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tặng cho 9 chữ vàng: “Gốm Chu Đậu tinh hoa văn hoá Việt Nam”.

Hiện nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời khôi phục lại nhiều mẫu mã gốm cổ, nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để đạt năm tiêu chuẩn của đồ gốm: “ mỏng như giấy, sáng như gương, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”.

2.2.Mô hình chuỗi giá trị trong hoạt động của làng nghề

Dựa theo lý thuyết về chuỗi giá trị của R.Kaplinsky và M.Morris, xem xét hoạt động sản xuất gốm Chu Đậu theo một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau từ khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất, đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Chuỗi giá trị gốm Chu Đậu được thể hiện qua hình 2.1.

Sản phẩm gốm cổ Chu Đậu từng nổi tiếng với kiểu dáng độc đáo, các hoa văn họa tiết tinh xảo. Sản phẩm tiêu biểu đặc sắc nhất của gốm là chiếc bình Hoa lam và bình Tỳ bà (còn được gọi là bình cha, bình mẹ), tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực âm dương - trời đất - vợ chồng. Bình Tỳ bà mang dáng hình cây đàn tỳ bà đại diện cho tính âm, đất Mẹ, hiện thân cho người phụ nữ dịu dàng, hiền thục, nết na. Họa tiết lông chim lạc Việt quanh miệng bình thể hiện truyền thống con Rồng cháu Tiên. Vai bình vẽ họa tiết ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Thân bình thể hiện 4 mùa tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai) và cảnh sông nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phần chân bình được tạo bởi những họa tiết cánh sen. Bình hoa lam thể hiện cho tính dương, là chồng, là cha, là trụ cột, nền tảng, chỗ dựa vững chắc cho gia đình và cao hơn nữa là trời đất vũ trụ. Hoa văn được trang trí bằng bông cúc đại đóa thể hiện cho người chính nhân quân tử. Gốm Chu Đậu mang đậm nét văn hóa Việt Nam nói chung, và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Hiện nay, bằng sự nỗ lực cố gắng của các chuyên gia và những người tâm huyết với việc phục dựng lại gốm Chu Đậu, xí nghiệp đã phục chế lại được nhiều sản phẩm như: bình tỳ bà, chân đèn, lư hương, bình hoa, nậm rượu với những đặc trưng về tạo hình, hoa văn và màu men. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng có bộ phận thiết kế, tạo mẫu, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà vẫn giữ được những nét tinh hoa của gốm cổ, tạo ra những sản phẩm “ Chu Đậu của thế kỷ XXI”.

Thiết kế sản phẩm

Sản xuất

Cửa hàng Đại lý Phòng mẫu

Trung tâm xuất khẩu phía Bắc

Xuất khẩu Thị trường nội địa

Người tiêu dùng

Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa trên lý thuyết của R.Kaplinsky và M.Morris

2.2.1.1. Các sản phẩm gốm chính

2.2.1.1.1. Bình tỳ bà (xem phụ lục 3, H1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bình tỳ bà là tên gọi mà nhiều người nghiên cứu gốm sứ Việt Nam đặt cho loại bình có hình gần giống với cây đàn tỳ bà, thường được trang trí bằng

men trắng hoa lam. Dựa theo hình dáng, có thể chia loại bình này thành hai kiểu:

• Kiểu I: Chân đế thấp, thân bình có thiết diện dọc gần giống với dáng đàn tỳ bà, cổ bình vuốt thon nối liền với miệng mình loe ra thành hình phễu

• Kiểu II: Hình dáng của thân và đế bình tương tự như kiểu I, nhưng phần miệng bình không loe thành hình phễu mà chỉ vuốt hơi loe nhẹ từ cổ ra.

2.2.1.1.2. Bình hoa lam (xem phụ lục 3, H1)

Bình hoa lam hay còn gọi là bình củ tỏi, có phần trụ vững chắc, miệng bình thẳng đứng, mang tính dương thể hiện người chồng, người cha là trụ cột, nền tảng, là chỗ dựa vững chắc.

2.2.1.1.3. Độc bình (xem phụ lục 3, H2)

Cùng với bình tỳ bà và bình hoa lam, độc bình cũng là một sản phẩm có từ lâu đời. Độc bình Chu Đậu với những hoa văn sơn thủy hữu tình sắc nét và tinh xảo đậm phong cách Á Đông. Thời xưa người ta thường sử dụng độc bình để điều hòa thời tiết còn ngày nay độc bình trở thành vật trang trí, trưng bày trong gia đình. Miệng bình loe dạng phễu, miệng vuốt xuôi thẳng xuống cổ bình. Cổ bình cao thanh chạy dài từ phần miệng xuống đến phần thân, giưa thân bình và cổ bình có vai bẻ ngang. Thân bình thuôn thóp xuống đến đế. Chân đế có thể đứng hoặc hơi choãi và thấp so với toàn bộ bình. Cổ bình và thân bình có tỷ lệ xấp xỉ nhau. Ở phần cổ bình có trang trí hoa văn đúc nổi và đối xứng nhau.

2.2.1.1.4. Đồ thờ (xem phụ lục 3, H3)

Bát hương có dạng phổ biến là miệng loe vát, dưới miệng cổ thắt lại tạo thành cổ đứng. Thân bát phình tròn và ngắn, ở dưới có gắn chân nhỏ, trên thân trang trí dạng băng hoa văn chạy quanh thân. Loại bát này thường được tráng men celadon với nhiều sắc độ khác nhau. Đa số không trang trí hoa văn. Có loại trang trí hình bát quái ở phía ngoài. Bên cạnh các dạng phổ biến trên

còn có dạng dựng đứng, miệng vẽ tròn ở phía ngoài, đáy bằng có ba chân gắn ở dưới.

Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như bát, chén, lọ, tước, bình vôi... và nhiều sản phẩm cách điệu khác.

2.2.1.2. Hoa văn trang trí

Hoa văn trang trí của gốm Chu Đậu rất phong phú và đa dạng, với một số kiểu trang trí chính như: hoa lá cách điệu, hình người, hình phong cảnh, hình động vật, khắc chìm, đắp nổi và in nổi...

2.2.1.2.1. Trang trí hoa lá cách điệu

Đây là kiểu trang trí phổ biến trên các đồ gốm Chu Đậu. Các loại hoa như sen, cúc, trúc, mai, mẫu đơn, hoa bốn cánh... là những loại hoa hay được sử dụng trong trang trí hoa lá. Hoa thường đc trang trí kết hợp với là thành từng dải. Hoa lá cách điệu được sắp xếp rất hợp lý trong trang trí, được bố trí đăng đối với nhau tạo nên sự cân đối hài hòa trong bố cục.

2.2.1.2.2. Trang trí hoa văn hình học

Kiểu trang trí này không được sử dụng nhiều nhưng rất đặc sắc. Loại hoa văn này thường được trang trí kết hợp với hoa văn hoa lá cách điệu như một loại họa tiết xen kẽ nhằm loại bỏ những khoảng trống không cần thiết, tạo nên sự chặt chẽ của bố cục. Hoa văn hình học dạng ô trám thường được sử dụng, các ô trám kết lại với nhau thành mảng trang trí. Trong các ô trám thường trang trí các chấm nhỏ hoặc các hình bông hoa bốn cánh.

Ngoài dạng trang trí hình ô trám, hoa văn hình học còn có dạng khác như hoa văn gạch chéo hay một số dạng khác nhau của các hình hồi văn, thường được bố trí ở diềm ngoài hoặc trong miệng của sản phẩm.

Loại trang trí này tương đối phổ biến, động vật được trang trí thường là chim, cá, hươu nai, tôm, ngựa, rồng, phượng, linh thú... Những trang trí này thường được kết hợp với hoa lá hay phong cảnh làm cho những họa tiết thêm phần sống động. Cùng với một đề tài trang trí nhưng người thợ gốm biết biến hóa trong việc sử dụng, lúc được mô tả chận thực, có lúc lại phóng khoáng đầy tính cách điệu, tạo cho trang trí của gốm Chu Đậu một nét riêng, không lặp lại một cách nhàm chán.

2.2.1.2.4. Trang trí hình người và phong cảnh

Phong cảnh trang trí trên đồ gốm Chu Đậu thường là cảnh sơn thủy cỏ cây, mang phong cách của tranh thủy mạc đầy chất Á Đông. Có những trang trí mộc mạc nhưng cũng có những trang trí chi tiết tạo cảm giác đó là một tác phẩm hội họa thực thụ chứ không chỉ còn mang tính trang trí đơn thuần.

Trang trí người và trang trí phong cảnh được lồng vào nhau nhuần nhuyễn, tạo cảm giác thiên nhiên với con người luôn hòa quyện với nhau.

2.2.1.2.5. Trang trí khắc chìm

Ngoài kiểu trang trí bằng vẽ hoa lam thì kiểu trang trí khắc chìm cũng rất phổ biến ở Chu Đậu. Các trang trí chủ yếu là hoa lá cách điệu hay nhiều đường thẳng cắt nhau tạo thành các ô vuông nhỏ. Kiểu trang trí này thường được tráng men ngọc hay men nâu.

2.2.1.2.6. Trang trí miệng cắt hình cánh hoa

Kiểu trang trí này thường gặp trên bát, đĩa. Miệng bát, đĩa được cắt gọt cẩn thận thành hình cánh hoa. Những cánh hoa được thể hiện ở đây thường là hoa sen. Hai bên cánh hoa, vuốt tròn mềm mại. Chính giữa cánh hoa, người thợ gốm cắt gọt tạo thành mũi của cánh. Với kiểu trang trí này, khi cầm sản phẩm, sẽ có cảm giác như đang có một bông hoa trên tay.

2.2.1.2.7. Trang trí hoa văn đắp nổi và in nổi

Hoa văn đắp nổi, in nổi cũng được sử dụng trong trang trí của gốm Chu Đậu. Loại họa tiết hay gặp nhất là hình các quẻ bát quái đắp nổi chạy xung quanh bát hương. Các quẻ này được in ngang thân bát hương, có kích thước lớn so với phần thân. Ngoài loại hoa văn hình bát quái, còn có hoa văn đắp nổi hình hổ phù. Những họa tiết này thường được trang trí trên vai bình, vò.

2.2.2. Sản xuất gốm Chu Đậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng của xí nghiệp gốm Chu Đậu

Xí nghiệp gốm Chu Đậu được thành lập theo quyết định số 406/04/TCT/TCCB – quyết định ngày 12 tháng 11 năm 2004 của Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội nhằm phục dựng lại làng nghề sản xuất gốm Chu Đậu.

Xí nghiệp gốm Chu Đậu được thành lập tại xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương với diện tích 35.000 m2, với số vốn đầu từ ban đầu là 24 tỷ đồng, bao gồm khu trưng bày sản phẩm, xưởng sản xuất và các phòng ban.

Năm 2010, công trình đầu tư nâng cấp xí nghiệp Chu Đậu giai đoạn II gồm những hạng mục: xây mới xưởng sản xuất số hai rộng 1.500 m2, xây không gian nhà thư pháp rộng 10.000 m2, trong đó có nhà thư pháp, nhà thờ tổ nghề gốm; đồng thời chỉnh trang khu nhà trưng bày sản phẩm với hàng chục ngàn chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ du khách trong và

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của làng nghề gốm chu đậu bằng mô hình chuỗi giá trị (Trang 31 - 58)