CUỘC PHỎNG VẤN ÔNG NGUYỄN THANH BÌNH

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của làng nghề gốm chu đậu bằng mô hình chuỗi giá trị (Trang 87 - 89)

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có dịp được đi khảo sát thực tế tại xí nghiệp gốm Chu Đậu – xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm gốm Chu Đậu tại số 111, đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trong đợt khảo sát thực tế tại xí nghiệp gốm Chu Đậu, tôi đã có cơ hội quan sát về quy trình sản xuất gốm của xí nghiệp, quan sát vẻ đẹp của các sản phẩm, phỏng vấn, giao lưu với một số thợ làm gốm và đặc biệt là được phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình, trợ lý giám đốc xí nghiệp gốm Chu Đậu. Dưới đây là nội dung chính của cuộc phỏng vấn.

Ông có thể cho biết đặc điểm nào để phân biệt giữa gốm Chu Đậu và các dòng gốm khác của Việt Nam?

Gốm Chu Đậu mang đậm nét văn hóa việt, điều đó được thể hiện từ màu men, kiểu dáng, đến các họa tiết của gốm Chu Đậu. Sản phẩm tiêu biểu nhất của gốm Chu Đậu là bình hoa lam và bình tỳ bà còn được gọi là bình cha, bình mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực âm dương, trời đất, vợ chồng. Sản phẩm gốm Chu Đậu diễn tả đời sống hàng ngày của khu vực đồng bằng sông Hồng. Cụ thể:

Thứ nhất về kiểu dáng: gốm Chu Đậu có rất nhiều kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm gốm đều căng phồng, mỏng, cứ không dày đặc, thô ráp như gốm của Trung Quốc. Có được như vậy là do cấu tạo đặc biệt của xương gốm Chu Đậu.

Thứ hai về màu men: sản phẩm Chu Đậu có màu men ngà đặc trưng chứ không trắng như một số sản phẩm gốm khác, đạt được một trong các đỉnh cao của nghề gốm là đạt được năm tiêu trí: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, sáng như gương, kêu như chuông.

Thứ ba về họa tiết của gốm Chu Đậu: những hoa văn trang trí trên gốm Chu Đậu khiến người xem cảm nhận được hồn Việt thông qua những hoa văn, hình ảnh muông thú, cỏ cây hoa lá đặc trưng của nền văn minh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sản phẩm gốm Chu Đậu có được vẻ đẹp dung dị của con người Việt Nam, của nền văn minh sông Hồng với họa tiết cỏ, cây, hoa lá, côn trùng...

Bố cục của một sản phẩm gốm Chu Đậu thường chia làm ba phần, như sản phẩm bình tỳ bà của gốm Chu Đậu, phần cổ bình có họa tiết lá chuối, thể hiện hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, thể hiện độc lập, chủ quyền của người Việt. Phần chân bình có họa tiết cánh sen, thể hiện rằng người dân Việt Nam lấy đạo Phật làm gốc. Phần thân bình thì có các họa tiết đa dạng, thể hiện đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, phương hướng để phát triển gốm Chu Đậu mà xí nghiệp đề ra là gì?

Trước hết, để đề ra những giải pháp để phát triển sản phẩm, cần xác định rõ mục tiêu của xí nghiệp. Mục tiêu tiên quyết khi thành lập xí nghiệp là nhằm hồi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu đã bị thất truyền sau nhiều năm. Mục tiêu thứ hai là nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng, cải

thiện phát triển đời sống nhân nhân. Thứ ba, khôi phục lại làng nghề gốm Chu Đậu, trở thành một trung tâm gốm sứ nổi tiếng trong cả nước và thế giới.

Hiện nay, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã thực hiện được hai mục tiêu đầu, và đang xúc tiến thực hiện mục tiêu thứ ba, với việc thúc đấy mạng lưới các cửa hàng tại các địa phương trong cả nước và xúc tiến mở rộng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của làng nghề gốm chu đậu bằng mô hình chuỗi giá trị (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w