1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác mời thầu ở ban quản lý dự án tỉnh lạng sơn

65 601 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 95,21 KB

Nội dung

Mục lục Mục lục 1 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN 4 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU 4 1. Các khái niệm 4 1.1. Khái niệm và thực chất của

Trang 1

1.1 Khái niệm và thực chất của đấu thầu 4

1.2 Các khái niệm liên quan 4

2 Các loại hình đấu thầu 10

2.1 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 10

2.2 Đấu thầu mua sắm hàng hoá 11

2.3 Đấu thầu xây lắp 11

3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu: 11

3.1 Nhóm 1 – Đấu thầu rộng rãi (Điều 18- Luật ĐT) 11

3.2 Nhóm 2 – Các hình thức lựa chọn khác: 12

4 Phương thức đấu thầu : 14

5 Vai trò của đấu thầu đối với xây dựng cơ bản 15

5.1 Đối với chủ đầu tư 15

5.2 Đối với các nhà thầu 15

5.3 Đối với Nhà nước 16

6 Hiệu quả mời thầu 16

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢNLÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN 18

I Vài nét về ban quản lý dự án tỉnh lạng sơn 18

1 Đặc điểm bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án: 18

1.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án Tỉnh Lạng sơn 19

2 Cơ cấu hoạt động: 19

2.1 Trưởng Ban quản lý Dự án: 19

2.2 Phó Ban quản lý Dự án: 20

Trang 2

II Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt nam 21

III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢN LÝ DỰÁN TỈNH LẠNG SƠN 24

1 Việc tổ chức đấu thầu xây lắp của Dự án được thực hiện theo: 251.1 Giới thiệu khái quát về Dự án: 26

1.4 Nguồn vốn đầu tư 40

1.5 Điều kiện tài chính và phương thức thanh toán 40

1.6 Độ dài thời gian xây dựng công trình 41

1.7 Các yêu cầu về chất lượng vật liệu, thiết bị dịch vụ 41

1.8 Yêu cầu mỗi nhà thầu chỉ có một đơn dự thầu: 41

1.9 Chi phí tham gia đấu thầu: 41

1.10 Các yêu cầu về khảo sát hiện trường: 42

1.11 Loại tiền bỏ thầu : Việt nam đồng 42

2 Yêu cầu tối thiểu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu 42

3 Nội dung và yêu cầu nộp hồ sơ đấu thầu 45

3.1 Nội dung Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu: 45

3.2 Một số yêu cầu về hồ sơ đấu thầu : 45

3.2.1 Thời hạn nộp Hồ sơ đấu thầu: 45

3.2.2 Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu: 45

3.2.3 Thủ tục giải quyết hồ sơ đấu thầu nộp muộn hoặc nộp saiđịa chỉ: 46

3.2.4 Sửa đổi và rút hồ sơ đấu thầu: 46

Trang 3

3.2.5 Về thư giảm giá: 46

3.2.6 Loại bỏ Hồ sơ đấu thầu về sự hợp lệ: 47

3.2.7 Xử lý vi phạm: 48

4 Mở Thầu, Xét thầu và trao hợp đồng : 50

4.1 Thủ tục mở thầu 50

4.2 Thủ tục đánh giá hồ sơ đấu thầu: 51

4.3 Thủ tục giải thích, làm rõ hồ sơ đấu thầu trong quá trình đánh giá 52

4.4 Việc công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng 53

4.5 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng 53

5 Danh sách các công ty tham gia đấu thầu 54

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC MỜITHẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁNTỈNH LẠNG SƠN 55

I ÁP DỤNG MÔ HÌNH O.D.C VÀO QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN 55

II ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VỐN TRONG ĐẤU THẦUXÂY DỰNG CƠ BẢN 58

III NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT THẦU 60

IV LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC XÉT THẦU THÍCH HỢP 62

1 Phương pháp cho điểm: 62

2 Phương pháp xếp hạng: 63

3 Phương pháp hệ số: 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 4

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNGĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢNI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm và thực chất của đấu thầu.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bênmời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

- Thực chất: đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinhtế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện Phương pháp này làđòi hỏi sự so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹthuật hay tài chính) hay sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy mộtnhà thầu có đủ khả năng Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổchức thực hiện tốt nhất.

Đấu thầu là một hoạt động tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã đượcsử dụng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy rằngđấu thầu nếu được thực hiện có thể tiết kiệm được đáng kể so với nhữngphương pháp giao thầu Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố chínhbảo đảm sự thành công của các dự án Đấu thầu nói chung là một phạm trùkinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá, không cósản xuất và trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu.

1.2 Các khái niệm liên quan.

- Dự án: Là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộcông việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó Dự án bao gồm dự án đầu tư và dựán không đầu tư.

Trang 5

- Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được tăngtưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịchvụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

- Chủ đầu tư: Là cá nhân hay tổ chức pháp nhân được giao trách nhiệmtrực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Tổng mức đầu tư: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xâydựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹthuật.

- Tổng dự toán công trình: Bao gồm những khoản chi phí có liên quanđến khảo sát thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đấtđai, đền bù giải toả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

- Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp được thựchiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợppháp là chi phí theo đúng hợp đồng đãký kết và thiết kế dự toán được phêduyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kếtoán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.

- Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợppháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việcđấu thầu.

- Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấuthầu Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cánhân, nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thăàu xây lắp, là nhà chung cấptrong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọntư vấn là nhà đầu tư trong đấu thầu chuyển chọn đối tác đầu tư.

- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án đượcphân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy môhợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.

Trang 6

- Hồ sơ dự thầu: Là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơmời thầu.

- Mở thầu: Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy địnhtrong hồ sơ mời thầu.

- Xét thầu: Là quá trình phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xétchọn bên trúng thầu.

- Giá gói thầu: Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạchđấu thầu của dự án trên cở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán đượcphê duyệt.

- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đãtrừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiệngói thầu.

- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giádự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnhcác sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Giá trung thầu: Là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩmquyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thưởngthoả hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu Giá trúng thầukhông lớn hơn giá gói thầu trong kinh tế đấu thầu được duyệt.

Trước khi tìm hiểu các phần tiếp theo của đấu thầu xây lắp, ta cầnthống nhất cách hiểu một số thuật ngữ thường dùng Những thuật ngữ nàyđược giải thích theo Qui chế đấu thầu (ban hành kèm theo Nghị định số43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ) và Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng(ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ) theođó thì:

- "Xét thầu" là quá trình phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu để xétchọn bên trúng thầu.

Trang 7

- "Bên mời thầu" là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tưcó dự án cần đấu thầu.

- "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư" là:

+ Hội đồng quản trị hoặc Ban quản trị nếu vốn đầu tư thuộc sở hữucủa công ty hoặc hợp tác xã.

+ Một số tổ chức hoặc một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặcđược uỷ quyền theo Luật định, nếu vốn đầu tư là vốn Nhà nước.

- "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách phápnhân để tham gia đấu thầu, nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấuthầu tuyển chọn tư vấn.

- "Gói thầu" là một phần công việc của dự án đầu tư được phân chiatheo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án, có qui mô hợp lý và bảo đảmtính đồng bộ của dự án để tổ chức lựa chọn nhà thầu Gói thầu cũng có thể làtoàn bộ dự án.

- "Tư vấn đầu tư và xây dựng" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu vềkiến thức kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xétquyết định kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.

- "Xây lắp" là những công việc có liên quan đến quá trình xây dựng vàlắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình

- "Vật tư thiết bị" bao gồm thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị lẻ, thànhphẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và vật liệu.

- "Sơ tuyển" là bước chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực đểtham dự đấu thầu

- "Nộp thầu" là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu được qui định trong hồ sơmời thầu.

- "Mở thầu" là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được qui địnhtrong hồ sơ mời thầu.

Trang 8

- "Danh sách ngắn" là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọnqua các bước đánh giá hồ sơ dự thầu.

- "Dự án đầu tư" là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạomới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăngtrưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịchvụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

- "Công trình xây dựng" là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liềnvới đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thànhbằng vật liệu xây dựng, thiết bị vào lao động.

Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mụccông trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tínhđến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án.

- "Chủ đầu tư" là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giaotrách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của Phápluật.

+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hoặc dự án có cổphần chi phối hay cổ phần đặc biệt của Nhà nước thì chủ đầu tư là doanhnghiệp Nhà nước (tổng công ty, công ty), cơ quan Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức quản lý dự án được người có thẩmquyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đâutư.

+ Đối với các dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn, công tycổ phần hoặc hợp tác xã, chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác xã.

+ Đối với các dự án đầu tư của tư nhân, chủ đầu tư là người sở hữuvốn.

+ Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chủ đầu tư là cácbên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh); là Hội đồngquản trị (đối với xí nghiệp liên doanh); là tổ chức cá nhân người nước ngoài

Trang 9

bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và dự ánBOT).

- "Tổng mức đầu tư" là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xâydựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹthuật Tổng dự toán công trình bao gồm những khoản chi phí có liên quanđến khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đềnbù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

- "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đãthựchiện trong quá trình đầu tư dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp làchi phí theo đúng hợp đồng đãký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhànước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư.

Trong cuốn "Điều kiện hợp đồng đối với công trình xây dựng" doHiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo còn giải thích thêm mộtsố thuật ngữ khác như:

- "Nhà thầu phụ" là người được gọi trong hợp đồng là người thầu phụcho một bộ phận công trình hoặc người mà một bộ phận công trình đượcgiao cho thầu phụ với sự đồng ý của kỹ sư và những người thừa kế hợp phápcủa người đó chứ không phải người được uỷ quyền của người đó.

- "Hồ sơ đấu thầu" là bản chào giá mà nhà thầu đề nghị với chủ côngtrình để thi công và hoàn thiện công trình và sửa chữa những sai sót theođúng những qui định của hợp đồng, như giấy chấp nhận trúng thầu đãchấpnhận.

- "Giấy chấp nhận trúng thầu" là sự chấp nhận chính thức hồ sơ đấuthầu của chủ công trình.

Trang 10

2 Các loại hình đấu thầu

Để đạt được mục tiêu của công tác đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh,công bằng, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đặc thù về hàng hoávà dịch vụ cần mua, hoạt động đấu thầu được chia làm 3 lĩnh vực chủ yếu.

2.1 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn

Trong đầu tư để thực hiện tốt tất cả các quá trình từ bước xác định dựán, chuẩn bị báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đến tổ chứcthực hiện giám sát quá trình xây dựng … cần có đội ngũ chuyên gia có kinhnghiệm và có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới để làmcông tác tư vấn, phục vụ cho các quá trình này Do đó nhà tài trợ trong quátrình đấu thầu thường yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn.Đối tượng chọn để mua là các dịch vụ tư vấn của các chuyên gia bao gồmcác công việc:

Tư vấn chuẩn bị đầu tư:

+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

+ Thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thiTư vấn thực hiện đầu tư :

+ Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán + Thẩm định thiết kế và tổng dự toán

+ Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầuCác tư vấn khác :

+ Vận hành trong thời gian đầu

+ Thực hiện chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lýdự án

Trong quá trình tuyển chọn tư vấn, các nhà thầu cạnh tranh nhau bằngviệc cung cấp các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn có thểthực hiện được tốt nhất các yêu cầu của bên mua Các nhà thầu hay chính là

Trang 11

các nhà tư vấn khi tham gia dự thầu thường không phải nộp bảo lãnh dự thầunhư các lĩnh vực mua sắm khác bởi uy tín và trách nhiệm đối với công việccủa các nhà tư vấn.

2.2 Đấu thầu mua sắm hàng hoá

Đây là một trong những loại hình đấu thầu thực hiện đầu tư nhằm lựachọn các nhà cung cấp hàng hoá có đủ chất lượng theo yêu cầu của cơ quanmua sắm với chi phí hợp lý nhất cùng với dịch vụ thuận lợi đối với ngườimua Cũng như trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, các nhà thầu cung cấphàng hoá luôn cạnh tranh nhau bằng uy tín của mình.

2.3 Đấu thầu xây lắp

Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm lựa chọnnhà thầu thực hiện các công việc xây lắp của dự án Như vậy đấu thầu xâylắp có thể hiểu là quá trình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình xâydựng Trong lĩnh vực xây lắp, các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh nhau bằnggiải pháp kỹ thuật, chất lượng công trình và giá cả đặc biệt, giải pháp thưchiên luôn la yếu tố quan trọng để giành thắng lợi Tuy nhiên với các trườnghợp yêu cầu kỹ thuật không cao thì giá lại là yếu tố quan trọng giúp nhà thầuthắng thầu.

3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu:

3.1 Nhóm 1 – Đấu thầu rộng rãi (Điều 18- Luật ĐT)

Đây là hình thức lựa chọn ra sự cạnh tranh cao nhất do vậy sẽ đưa tớihiệu quả tốt nhất Theo hình thức này Bên mơi thầu phải thông báo mời thầuít nhất 10 ngày trên tờ báo về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhànước và phải dành đủ thời gian cho nhà thầu chuẩn bị HSDT của mình theoyêu cầu của HSMT ( tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30ngày đối với đấu thầu quốc tế ) Mọi nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ theo quyđịnh tại Điều 7 và Điều 8 của luật, đều có thể đăng ký tham dự cuộc thầu.

Trang 12

Theo hình thức này, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, trong HSMTkhông đươcj nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhàthầu hoặc nhằm lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu nào đó.

3.2 Nhóm 2 – Các hình thức lựa chọn khác:

- Đấu thầu hạn chế (Điều 19 – Luật ĐT)

Hình thức này đươc áp dụng cho một số gói thầu khi có tính đặc thùnhư yêu cầu của nhà tài trợ, chỉ có một số nhất định nhà thầu có khả năngđáp ứng yêu cầu của gói thầu do gói thầu có yêu cầu về kỹ thuật.

Đối với hình thức nàyn yêu cầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu tham dự,trương hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyềnxem xét, quyết định.

HSMT trong đấu thầu hạn chế cũng phải đảm bảo tính cạnh tranh nhưHSMT đối với đấu thầu rộng rãi.

- Chỉ định thầu (Điều 20- Luật ĐT)

Đây là hình thức cho phép lựa chọn một nhà thầu được xác định là cóđủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và theo quytrình do Chính phủ quy định Theo đó, Bên mời thầu vẫn phải đưa ra các yêucầu đối với gói thầu ( tương tự như HSMT) để nhà thầu chuẩn bị đề xuất(tương tự như HSMT) Tiếp do bên mời thầu vẫn phải đánh giá đề xuất củanhà thầu so với các yêu cầu của gói thầu, nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt kếtquả chỉ định thầu theo quy định và mời nhà thầu này vào thương thảo hợpđồng để ký kết Đồng thời, dự toán đối với gói thầu phải được duyệt theo quyđịnh để có cơ sở cho việc quyết định chỉ định thầu.

Do sự hạn chế về cạnh tranh của hình thức này nên nó chỉ dươc ápdụng trong một số trường hợp hết sức đặc biệtnhư đối với trường hợp sự cốbất khả kháng( do thiên tai địch họa, hoặc sự cố cần khắc phục ngay); bí mậtquốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng, các gói

Trang 13

thầu có giá trị nhỏ, yêu cầu cần đảm bảo tính tương thích của thiết bị,côngnghệ.

Như vậy, viêc thực hiện chỉ định thầu cũng được tiến hành qua cácbước như một cuộc đấu thầu Tuy không tốn thời gian để đánh giá so sánhcác HSDT nhưng cũng phải đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và vẫn phảitiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để gắn trách nhiệm của 2 bên.

- Mua sắm trực tiếp(Điều 21- Luật ĐT)

Hình thức này đươc áp dụng trên cơ sở hợp đồng thông qua đấu thầuđã được ký trước đó không quá 6 tháng khi có nhu cầu mua sắm với nội dungtương tự, với đơn giá không vượt đơn giá tương ứng đã ký trong hợp đồngtrước đó Hình thức này cũng được áp dụng đối với gói thầu tương tự thuộccùng một dự án hoặc các dự án khác.

- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa (Điều 22 -Luật ĐT)

Hình thức này áp dụng cho gói thầu dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hànghóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩnhóa và tương đương về chất lượng Nghĩa là, khi áp dụng hình thức này, chỉcần so sánh về giá giữa các báo giá ( nhưng yêu cầu tối thiểu phải có 3 báogiá từ 3 nhà thầu khác nhau).

- Tự thực hiện (Điều 23- Luật ĐT)

Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lựcvà kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dụ án do mình quản lý và sửdụng Nhưng điều kiện cần là phải có dự toán được duyệt theo quy định vàđơn vị tư vấn giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư vềtổ chức và tài chính.

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 24 -Luật ĐT ):

Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu đặc biệtkhông thể áp dụng được một trong các hình thức nêu trên Khi đó chủ đầu tư

Trang 14

cần lập phương án lựa chọn nhà thầu sao cho đảm bảo mục tiêu cạnh tranhvà hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, tùy theo đặc thù của từng gói thầu mà người có thẩm quyềncho phép áp dụng thông qua việc phê duyệt Kế hoạch Đầu tư của Dự án( hoặc kế hoạch đầu tư đối với một vài gói thầu thực hiện trước) để làm cơ sởpháp lý cho chủ đầu tư triển khai thực hiện Theo Điều 60, người có thẩmquyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cho phép áp dụng hìnhthức lựa chọn nhà thầu nào đó trong Kế hoạch Đầu tư.

4 Phương thức đấu thầu :

Theo Điều 26 Luật Đấu thầu quy định có các phương thức đấu thầusau:

- Phương thức một túi hồ sơ:

Theo phươnng thức này các HSDT ( nộp đúng hạn ) đều được mởcông khai trong buổi mở thầu, bao gồm các nội dung cơ bản của HSDT vàgiá dự thầu Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,xây lắp, gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế.

- Phương thức hai túi hồ sơ:

Theo phương thức này trong buổi mở thầu đầu tiên người ta chỉ mởcông khai các nội dung về mặt kỹ thuật của mỗi HSDT nộp đúng hạn Sau đóngươi ta tiếp tục mở HSDT về mặt tài chính của các HSDT được đánh giá làđáp ứng về mặt kỹ thuật Đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thìđề xuất tài chính của nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ đươc mở để xemxét.

- Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn:

Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xâylắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, dạng Ở giai đoạn 1nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính ( chưa có giá ) để làm cơ

Trang 15

sơ thảo luận với Bên mời thầu Ơ giai đoạn 2 các nhà thầu mới nộp HSDTchính thức có giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

5 Vai trò của đấu thầu đối với xây dựng cơ bản

Để thực hiện các công việc của quá trình xây dựng cơ bản chủ đầu tưcó thể lựa chọn các phương thức: Tự làm, giao thầu hoặc đấu thầu So vớicác phương thức tự làm và phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu cónhững ưu diểm nổi bật, mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ đầu tư và cả cácnhà thầu Mục tiêu của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh côngbằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thíchhợp đảm bảo cho lợi ích kinh tế của dự án Đấu thầu có vai trò hết sức to lớnđối với không chỉ các doanh nghiệp xây lắp mà còn đối với chủ đầu tư và đốivới cả Nhà nước.

5.1 Đối với chủ đầu tư

Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đượccác yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất.

Đấu thầu giúp thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình,tiết kiệm vốn đầu tư, thực hiện và bảo đảm đúng tiến độ công trình.

Hình thức đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư,tránh thất thoát, lãng phí vốn.

Thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu giúp chủ đầu tư chủ động,tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhà xây dựng trong xây dựng công trình.Đấu thầu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa cácđơn vị xây dựng.

5.2 Đối với các nhà thầu

Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu.Do đó nhà thầu muốn thắng thầu phải tự nâng cao năng lực, nâng cao chấtlượng sản phẩm của mình.

Trang 16

Đấu thầu giúp phát huy tính tối đa tính chủ động, tích cực trong việctìm kiếm các thông tin về công trình mời thầu, về chủ đầu tư, về các cơ hộitham gia dự đấu thầu.

Tạo cơ hội cho các nhà thầu khẳng định vị thế của mình trên thịtrường, chứng minh khả năng, ưu thế của doanh nghiệp trước đối thủ cạnhtranh.

Đấu thầu giúp nhà thầu đầu tư có trọng điểm giúp nâng cao năng lựcvà công nghệ Hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũcán bộ.

Đấu thầu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu mớixuất hiện trên thị trường vì nếu thành công sẽ mang lại cơ hội để phát triển.

5.3 Đối với Nhà nước

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình có quymô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp đấu thầu là phương thức hiệu quả để xâydựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của đất nước.

Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệuquả nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà nước.

Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế cho nên nó tạora môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xâydựng Việt Nam.

Công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng ngàycàng hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo môi trường tốtcho các doanh nghiệp hoạt động.

6 Hiệu quả mời thầu

Chủ dự án thực hiện công tác đấu thầu với mục đích lựa chọn đượcnhà thầu phù hợp thực hiện các công việc đầu tư của đơn vị mình, theo đó thì“hiệu quả đấu thầu” là:

Trang 17

- Khả năng xem xét và lựa chọn được nhà thầu tin tưởng;- Khả năng tiết kiệm chi phí về vốn đầu tư;

- Khả năng dự án thực thi đúng tiến độ, chất lượng;

- Khả năng thực thi quyền làm chủ của chủ đầu tư: kiểm tra, giámsát;

- Khả năng được hưởng những nghĩa vụ sau dự án: bảo trì, hướngdẫn;

- Khả năng khác: nâng cao trình độ quản lý, kinh nghiệm, hạn chếrủi ro…

Trang 18

- Phòng Tổ chức - Hành chính- Phòng Kế toán

- Phòng Tư vấn Giám sát- Phòng Dự án

- Phòng Giải phóng Mặt bằng

Trang 19

Sơ đồ tổ chức Ban quản lý Dự án

P Dự án

Trưởng ban

P Giải phóng mặt bằng

P Tổ chức - Hành chínhP.Kế toán

P Tư vấn giám sát

1.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án Tỉnh Lạng sơn

2 Cơ cấu hoạt động:

2.1 Trưởng Ban quản lý Dự án:

Trưởng ban là người điều hành cao nhất trong Ban Quản lý Dự án theochức năng nhiệm vụ đã được Sở GTVT giao Trưởng ban sẽ chịu tráchnhiệm với cấp trên, trước cơ quan Nhà nước, trực tiếp là Sở GTVT và toànthể cán bộ nhân viên trong Ban về kết quả hoạt động của Ban trong thực thicác nhiệm vụ được giao Trưởng Ban phân công và giao một bộ phận côngviệc của Ban cho các Phó Ban phụ trách điều hành các phòng chuyên môn vàCBCNV trong Ban thực hiện công việc đó

Trang 20

2.2 Phó Ban quản lý Dự án:

Phó ban là người giúp việc trực tiếp cho Trưởng ban quản lý Dự ántheo từng lĩnh vực được phân công, ủy nhiệm và chịu trách nhiệm trướcTrưởng ban và pháp luật về công việc được giao.

2.3 Phòng Tổ chức – Hành chính:

Phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàngtuần, hàng tháng của Ban Và phân công công việc theo hướng quy định rõtrách nhiệm, quyền hạn, thời gian và yêu cầu cụ thể của từng công việc.Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của các công việc của Ban để báocáo với Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách

Quản lý, cung cấp, xác nhận các số liệu, chứng từ liên quan đến tàichính của công ty Để phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra giám sát, trình duyệttheo vụ việc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đôt xuất của Trưởng ban hoặccơ quan chức năng.

2.5 Phòng Tư vấn - Giám sát:

Phòng có trách nhiệm tư vấn cho Trưởng ban các Dự án đang thi cônghoặc các Dự án chuẩn bị thi công Có trách nhiệm giám sát các dự án mà Ban

Trang 21

Quản lý Dự án đang triển khai để báo cáo kịp thời cho Trưởng ban va cácPhó ban phụ trách dự án đó.

2.6 Phòng Dự án:

Có trách nhiệm khảo sát, đánh giá các dự án được Chính phủ hoặc Ủyban Nhân dân Tỉnh giao, báo cáo cho Trưởng ban hoặc các Phó ban đươc ủyquyền lên kế hoạch cho công tác mời Thầu.

2.7 Phòng Giải phóng - Mặt bằng:

Có trách nhiệm lên phương án đền bù cho các Dự án sắp được triểnkhai Khi lên phương án đền bù xong phải báo cáo Trưởng ban hoặc Phó banphụ trách

II Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việtnam

Chế độ đấu thầu ra đời trên cơ sở của chế độ bán đấu giá Nó đượcnghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước cónền kinh tế phát triển.

Vào cuối những năm 30 và đầu năm 40 cùng với sự phát triển của thịtrường kinh tế tư bản trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi chế độ bán đấu giá cũngphải được áp dụng rộng rãi Nhưng bán đấu giá chưa có đủ cơ sở để thựchiện trong lĩnh vực có đặc thù riêng như: chuyển giao công nghệ, xây dựngcơ bản, mua sắm trang thiết bị do vậy mà đấu thầu đã ra đời Đấu thầu rađời và được áp dụng là một tất yếu khách quan.

Ở Việt Nam từ 1988 trở về trước, quá trình đầu tư xây dựng cơ bảnđược thực hiện theo Điều lệ Xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số232/CP ngày 06/6/1981 các doanh nghiệp xâp lắp theo phương thức tự làmvà giao nhận thầu xây dựng Hai phương thức trên có một số ưu khuyết điểmnhất định như:

Trang 22

- Đối với phương thức tự làm: tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi côngtheo đúng ý đồ của mình, đảm bảo cả về thời gian và chất lượng công trình.

Nhưng phương thức tự làm mang tính chất tự cung, tự cấp, một phầnnào đó để bỏ qua các thiếu sót trong thủ tục xây dựng cơ bản, vì vậy hìnhthức này không tạo điều kiện để lập nên các tổ chức chuyên nghiệp, dẫn đếnnăng suất và hiệu quả xây lắp không cao Hơn nữa hoạt động xây lắp khôngphải là hoạt động cơ bản của chủ đầu tư, do đó mức độ quan tâm cũng như sốvốn bỏ ra để mua sắm thiết bị máy móc phục vụ cho thi công là hạn chế độingũ cán bộ quản lý cũng như công nhân kỹ thuật, không được tạo điều kiệnđể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức này chỉ có thể áp dụngcho những công trình qui mô nhỏ, yêu cầu về kỹ thuật đơn.

- Còn phương thức giao nhận thầu: có cơ sở để hạ giá thành công trìnhxây dựng Mặt trái của giao nhận thầu là hiện tượng mua bán thầu, cho nêncó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm Chính vì vậy, việc thựchiện phương thức giao nhận thầu gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Nhiềuhiện tượng cửa quyền, tiêu cực diễn ra trong quá trình đầu tư Kết quả là cónhững công trình phải thi công với bất cứ giá nào, chất lượng công trìnhgiảm sút rõ rệt, hiệu quả kém, có công trình thi công xong đưa vào sử dụngthì phát hiện ra không đảm bảo chất lượng hoặc không phát huy hiệu quả.

Những năm gần đây với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,chúng ta đang chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước Cùng với các hoạt động khác, hoạt độngxây dựng cũng trở nên sôi động và hình thành nên thị trường rộng lớn, đòihỏi rất khắt khe cả về trình độ khoa học kỹ thuật, con người và tài chính.

Đứng trước sự đòi hỏi của cơ chế kinh tế mới, nhằm khắc phục nhữngtồn tại của các phương thức tự làm và giao thầu đã sử dụng trước đây, vớimục đích: phát triển toàn diện nền kinh tế Vào tháng 11/1987, trong Quyếtđịnh 217-HĐBT có đưa ra một số điều qui định về đấu thầu, nhưng không có

Trang 23

văn bản hướng dẫn cụ thể, nên hiệu quả của việc thực hiện chế độ đấu thầulúc đó là không đáng kể.

Ngày 09/5/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản Trong đóĐiều 7 của Quyết định có ghi: "Từng bước thực hiện đấu thầu trong xâydựng, trước mắt tổ chức đấu thầu thí điểm công tác xây lắp đối với công táckhảo sát thiết kế công trình Tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tưcách pháp nhân, có đủ cán bộ thành thạo nghề nghiệp và có cơ sở vật chất kỹthuật để thực hiện khuyến khích việc thi tuyển phương án thiết kế xây dựng".Nhằm đáp ứng yêu cầu qui định của Hội đồng Bộ trưởng, ngày10/01/1989 Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03/BXD-VKT đã ra đời.Nhưvậy có thể nói chế độ đấu thầu bắt đầu từ đây và có cơ sở pháp lý để pháttriển

80-Trong thực tế Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03 còn rất nhiều khiếmkhuyết Đến ngày 07/11/1990 HĐBT ban hành điều lệ quản lý xây dựng cơbản theo Nghị định 385 nhằm sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý xây dựng cơbản theo Nghị định 232/CP ngày 06/6/1981.

Ngày 12/02/1990 Bộ trưởng xây dựng ban hành bản hướng dẫn cụ thểthực hiện chế độ đấu thầu số 24/BXD-VKT Qui chế này được thực hiệntrong 4 năm, trong điều kiện nền kinh tế có rất nhiều biến động, đòi hỏi chếđộ đấu thầu ngày càng phải hoàn thiện do đó phát sinh nhiều vấn đề cầnnghiên cứu và giải quyết Ngày 30/3/1994 Bộ trưởng Bộ xây dựng một lầnnữa ban hành "Qui chế đấu thầu xây lắp" số 60/BXD-VKT thay cho số24/BXD-VKT.

Đến ngày 20/10/1994 Chính phủ ra Nghị định số 177/CP về quản lýxây dựng cơ bản thay cho Nghị định 385-HĐBT ngày 07/11/1990 TrongNghị định 177/CP có ghi rõ "Những công trình có vốn đầu tư từ 500 triệu trởlên đều phải tổ chức đấu thầu"

Trang 24

Đến ngày 16/7/1996 Chính phủ đã ban hành điều lệ quản lý đầu tư vàxây dựng theo Nghị định số 42/CP, ban hành qui chế đấu thầu theo Nghịđịnh 43/CP Ngày 23/8/1997 Chính phủ lại ban hành Nghị định 92 và Nghịđịnh 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quichế đấu thầu ban hành theo Nghị định 42 và 43/CP ngày 16/7/1996

Đến ngày 01/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số88/1999/NĐ-CP , về Quy chế Đấu thầu Ngày 05/5/2000 Chính phủ banhành Nghị Định số 14/2000/NĐ-CP và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP để sửađổi bổ sung cho Quy chế Đấu thầu

Đến ngày 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Đấu Thầu Luật Đấu Thầugồm 66 chương với 77 điều Luật Đấu Thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 4 năm 2006

Như vậy, Luật Đấu Thầu đi vào nước ta như một tất yếu khách quan.Bởi trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động đều không thể thiếu yếu tố cạnhtranh, có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được mọi ngành, mọi đơn vị kinh tế cơsở, nên cạnh tranh trên thị trường xây dựng cơ bản lại càng cần thiết Đấuthầu biểu hiện về mặt nội dung của cạnh tranh trên thị trường cơ bản Đấuthầu đã, đang và sẽ là phương thức cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện vàthực hiện cùng với sự chuyển đổi và đi lên với các ngành kinh tế khác của cảnước.

III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢNLÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN

Để đánh giá chất lượng công tác tổ chức mời thầu của Ban Quản lý Dựán Tỉnh Lạng sơn Ta có thể khảo sát quá trình mời thầu công trình:

Khái quát dự án và thông tin gói thầu:

Trang 25

1 Việc tổ chức đấu thầu xây lắp của Dự án được thực hiện theo:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 07/02/2003 của quốc hộikhoá XI, kỳ họp thứ 4.

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ vềQuản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CPngày 01/9/1999 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung một số điều bằngcác Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và nghị định số66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ.

- Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 và Thông tư số01/2004/TT-BKH ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫnthực hiện Quy chế Đấu thầu.

- Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 của Bộ Xây dựnghướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày01/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phídự án đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số: 2230/QĐ-GTVT-KHĐT ngày 22/7/2004 của Bộtrưởng Bộ GTVT V/v Đầu tư nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 4B đoạn (km0-km33+500) Lạng Sơn - Na Dương, tỉnh Lạng Sơn.

- Quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật số: 3641/QĐ-GTVT ngày29/11/2004 của Bộ GTVT về việc phê duyệt TKKT dự án nâng cấp cải tạoQuốc lộ 4B đoạn đoạn (km0-km33+500) Lạng Sơn - Na Dương, tỉnh LạngSơn.

- Quyết định số 4224/QĐ-BGTVT ngày 08/11/2005 của Bộ trưởng BộGTVT về việc phê duyệt Tổng dự toán dự án nâng cấp, cải tạo QL4B đoạnđoạn (km0-km33+500) Lạng Sơn - Na Dương, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đầu tư: Sở giao thông vận tải Lạng Sơn

Hình thức quản lý dự án: Chủ nhiệm điều hành dự án

Trang 26

1.1 Giới thiệu khái quát về Dự án:1.1.1 Vị trí

Đoạn tuyến (km0-km33+500) Lạng Sơn - Na Dương Quốc lộ 4B,thuộc địa phận TP Lạng Sơn, huyện Cao Lộc và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơnvới tổng chiều dài L = 33.244km

- Điểm đầu km0: Đầu cầu Kỳ Lừa, thuộc địa phận TP.Lạng Sơn.- Điểm cuối km33+500: Cuối thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình

1.1.2 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

Trên cơ sở đường hiện có Nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấpIV miền núi theo TCVN4054-85 với các thông số kỹ thuật chủ yếu sau:

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu : Rmin = 60m- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu : Rmin=1000m- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu : Rmin = 300m- Độ dốc tối đa : id max = 8%

- Chiều rộng nền đường : Bnền = 7.5- Chiều rộng mặt đường : Bmặt = 5.5

- Chiều rộng lề đường : Blề = 2x1.0m (phần gia cố bằng đá thải2x0.5m).

Các đoạn đi qua Thành phố và thị trấn quy mô mặt cắt ngang theo quyhoạch được duyệt như sau:

+ Đoạn qua Thành phố Lạng Sơn (km0-km3+700): Bnền = 27m, Bmặt= 2x7.5m, dải phân cách giữa rộgn 2.0m, vỉa hè 2x5.0m.

+ Đoạn qua thị trấn Lộc Bình (km20+600-km24+800): Quy mô mặtcắt ngang được chia làm 2 đoạn:

Trang 27

Đoạn km20+600-km21+600 và km23+00-km24+800: Bnền = 18m,Bmặt = 9m, vỉa hè 2x4.5m, phân cách giữa xe cơ giới và xe thô sơ bằng vạchsơn.

Đoạn km21+600-km23+00: Bnền = 22.5m, Bmặt = 10.5m, vỉa hè2x6.0m, phân cách giữa phần xe cơ giới và xe thô sơ bằng vạch sơn.

- Đoạn qua thị trấn Na Dương (km30-km33+500): Bnền = 18m, Bmạt =9m, vỉa hè 2x4.5m, phân cách giữa phần xe cơ giới và xe thô sơ bằng vạchsơn.

- Mặt đường bê tông nhựa thiết kế với Eyc  1270 daN/cm2 đối vớinhững đoạn đường đô thị và Eyc  1150daN/cm2 đối với đường ngoài đô thị.

- Công trình trên tuyến: Cầu cống thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT với:+ Tải trọng thiết kế : H30-XB80

+ Khổ cầu, cống : Phù hợp chiều rộng nền đường

+ Tần suất thiết kế : P = 2% đối với cầu trung P = 1% đối vớicầu trong thành phố P = 4% đối với cầu nhỏ, cống và nền đường.

- Xây dựng các công trình ổn định nền đường và gia cố bảo vệ máitadluy như tường chắn, xây ốp mái taluy.

- Nút giao thông cùng mức cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với tiêuchuẩn tuyến đường, đường giao thông vuốt nối tạo êm thuận.

- Hệ thống an toàn giao thông hoàn thiện theo điều lệ báo hiệu đườngbộ 22TCVN 237-01 của Bộ GTVT

Trang 28

- 17 đỉnh không cắm cong

1.1.3.2 Cắt dọc

Thiết kế cao độ đường đỏ đảm bảo tần suất tinh toán thuỷ văn và chiềudày tăng cường áo đưeờng, cốt san nền theo quy hoạch của được duyệt đốivới đường đô thị Độ dố dọc lớn nhất Id max = 8.0%

+ Lề đường 2x1.0m, phần gia cố đá thải 2x0.5m

- Mặt cắt ngang đoạn km20+600-km21+600, km23-km24+800: Thịtrấn Lộc Bình

+ Bnền = 18m+ Bmặt = 9.0m

+ Vỉa hè 2x4.5m (đoạn khó khăn 3m)

- Mặt cắt ngang đoạn 21+600-km23: Thị trấn Lộc Bình+ Bnền = 22.5m

+ Bmặt = 10.5m

+ Vỉa hè 2x6.0m (đoạn khó khăn 3m)

- Mặt cắt ngang đoạn km30-km33+500 (Thị trấn Na Dương):

Trang 29

+ Bnền = 18m+ Bmặt = 9.0m+ Vỉa hè 2x4.5m

- Độ dốc ngang mặt đường : imặt = 2%- Độc dốc ngang lề đường : ilề = 4%

- Ta luy nền đắp: Đắp với ta luy 1/15, những đoạn đắp cao được giấtcấp rộng 2m, mỗi cấp cao H = 6m

- Taluy nền đào: Đào với ta luy 1/0.75-1/1.0 tuỳ theo địa chất từngđoạn, các đoạn đào cao có giật cấp, chiều cao mỗi cấp từ 6m-12m tuỳ thuộcvào điều kiện địa chất, trên mỗi cấp bố trí bậc rộng 2.0m.

1.1.4 Kết cấi nền, áo đường:

1.1.4.1 Nền đường:

Sau khi đào bỏ lớp đất hữu cơ, bùn yếu (tại vị trí cục bộ qua ruộng aotrũng), đánh cấp, đắp đất đầm chặt đạt K  0.95 Riêng với lớp đất dày 30cmsát dưới đáy móng đường được đầm chặt đạt K  0.98 (cả nền đăps và nềnđào).

1.1.4.2 Áo đường

mặt đường cũ E  daN/cm2) có chiều dày các lớp áo đường từ trên xuốngdưới như sau:

+ BTN hạt trung dày 5cm

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2

+ Bù vênh trên mặt đường cũ bằng BTN hạt mịn.

- Kết cấu 2: Mặt đường tăng cường đoạn km4+925-km7+75,km22+725-km24+475 (E  daN/cm2) có chiều dày các lớp áo đường từ trênxuống dưới như sau:

+ BTN hạt trung dày 7cm

Trang 30

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.+ CPĐD loại dày 13cm

+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐD loại 1

- Kết cấu 3: Mặt đường tăng cường đoạn km1+600-km2+375,km3+650-km+925, km7+75-km9+375, km 11+825-km21+675 Cường độmặt đường cũ E  640daN/cm2 ), có chiều dày các lớp áo đường từ trênxuống như sau:

+ BTN hạt trung dày 7cm

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.+ CPĐD loại 1 dày 10cm

+ CPĐD loại 2 dày 13cm

+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐD loại 2.

- Kết cấu 4: Mặt đường tăng cường đoạn km30+225-km33+500(Cường độ mặt đường cũ E  640daN/cm2), có chiều dày các lớp áo đườngtừ trên xuống dưới như sau:

+ BTN hạt nhựa trung dày 7cm

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2+ CPĐD loại 1 dày 7 cm

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2+ CPĐD loại 1 dày 17cm

+ CPĐD loại 2 dày 17cm

+ Bù vênh trên mặt cũ bằng CPĐD loại 2

- Kết cấu 5: Mặt đường cạp rộng, làm mới ( Cường độ mặt đường cũE400daN/cm2), có chiều dày các lớp áo đường từ trên xuống dưới như sau:

+ BTN hạt trung dày 7cm

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2

Trang 31

+ CPĐD loại 1 dày 15cm+ CPĐD loại 2 dày 20 cm

1.2 Phạm vi đấu thầu: 1.2.1 Phạm vi đấu thầu:

Gói thầu số 1: Km0-Km7 - Thuộc dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 4Bđoạn (km0-km33+500) Lạng Sơn - Na Dương, tỉnh Lạng Sơn - địa phận tỉnhLạng Sơn Theo đúng Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt.

(Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt tại Quyết định duyệt thiết kế kỹthuật số:3641/QĐ-GTVT ngày 29/11/2004 của bộ GTVT).

Việc lập thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu trúng thầu đảmtrách thực hiện theo công văn số:5732BGTVT-CGĐ ngày 21/10/2004của bộ Giao thông vận tải quy định về nhà thầu phụ thực hiện công táckhảo sát thiết kế bản vẽ thi công các gói thầu xây lắp và Chi phí côngtác khảo sát thiết kế BVTC đối với các gói thầu theo công văn số 6626/BGTVT-CGĐ ngày 22/11/2004 của Bộ giao thông vận tải:

- Chi phí khác (Đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn…) doChủ đầu tư đảm nhiệm và hạng mục Cây xanh, chiếu sáng, lát hè khôngthuộc phạm vi đấu thầu này.

1.2.2 Quy mô Công trình:

Trang 32

Trên cơ sở đường hiện có Nâng cấp, cải tạo đạto tiêu chuẩn đường cấpIV miền núi theo TCVN4054-85 với các thông số kỹ thuật chủ yếu sau:

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu : Rmin = 60m.- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu :Rmin = 1000m.- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu : Rmin = 300m.

+ Khổ cầu, cống: Phù hợp chiều rộng nền đường

+ Tần suất thiết kế: P= 2% đối với cầu trung P= 1% đối với cầu trongthành phố P = 4% đối với cầu nhỏ, cống và nền đường

- Xây dựng các công trình ổn định nền đường và gia cố bảo vệ máitaluy như tường chắn, xây ốp mái taluy

- Nút giao thông cùng mức cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với tiêuchuẩn tuyến đường, đường giao nối tạo nên êm thuận

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w