1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và thương mại Thống nhất.

69 766 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 102,33 KB

Nội dung

Lời mở đầu Qua 5 năm học ở trường Đại học KTQD Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt trang bị cho em những kiến thức cơ bản về lý luận, mục tiêu, công cụ. Vận dụng những quy luật, những n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPTỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Hà Nội – 2007

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

*************************

Trang 2

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Hà Nội - 2007

BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

- KHKT: Khoa học kỹ thuật

- TMTN: Thương mại Thống nhất- KTQD: Kinh tế quốc dân

- CBCNV: Cán bộ công nhân viên- H ĐQT: Hội đồng quản trị

Mục lục

Lời mở đầu

Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động sản suất

kinh doanh của ngành in I Tổng quan ngành in

1 Các khái niệm

2 Vai trò của ngành in

Trang

Trang 4

3 Các nhân tố tác động đến hoạt động sản suất kinh doanh ngành in

II Nhiệm vụ, chức năng của Công ty cổ phần in và TMTN

1 Nhiệm vụ của Công ty cổ phần in và TMTN 2 Chức năng và quyền hạn của Công ty cổ phần in và TMTN

Chương 2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty cổ phần in và TMTN

I Tổng quan về Công ty cổ phần in và TMTN 1 Giới thiệu về Công ty

2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

II Thực trạng về năng suất lao động của Công ty cổph ần in và TMTN

1 Thực trạng về năng suất lao động của Công ty 2 Những tồn tại về hoạt động sản suất kinh

doanh của Công ty

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm

nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần invà Thương mại Thống nhất.

I Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và TMTN

91414193232324449495458581 Đầu tư theo chiều sâu

2 Đầu tư theo chiều rộng

II Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và TMTN.

1 Kiến nghị với Nhà nước2 Kiến nghị với ngành in

3.Kiến nghị với Công ty cổ phần in và TMTN

Kết luận

Tài liệu tham khảo

5860606061626466

Trang 5

Nhận xét của Đơn vị thực tập

Trang 6

Lời mở đầu

Qua 5 năm học ở trường Đại học KTQD Thầy, Cô giáo đãgiảng dạy, truyền đạt trang bị cho em những kiến thức cơ bản vềlý luận, mục tiêu, công cụ Vận dụng những quy luật, nhữngnguyên tắc, những phương pháp quản lý kinh tế Với phươngchâm: “Học đi đôi với hành” Thử vận dụng những kiến thức đãđược học trong chuyên ngành đào tạo vào giải quyết một số vấnđề thực tiễn cụ thể tại Công ty mà mình lựa chọn nơi thực tập.Vậndụng từ lý thuyết đã học để ứng dụng vào thực tế nên được đithực tập tại các cơ sở là vấn đề thiết yếu Thực tập giúp cho sinhviên nâng cao được chuyên ngành để khi ra trường không bỡ ngỡvới thực tế, hoặc những sinh viên đã và đang làm việc thì họ học

Trang 7

hỏi, rút được nhiều kinh nghiệm từ nơi mình thực tập để về cơquan mình đóng góp những vấn để mà mình đã học được, pháthuy được năng lực của mình Làm chuyên đề thực tập giúp chosinh viên bám sát, nắm vững từng vấn đề cụ thể, hiểu kỹ hơn mộtsố lĩnh vực trong chuyên ngành đã học Giúp cho sinh viên ôn lạithuần thục tài liệu phục vụ đã học chuyên ngành.

Vào thực tập tại Công ty cổ phần in và thương mại Thống nhất,em đã chịu khó quan sát, tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu tổ chức, cánhân ở Công ty họ đã làm việc như thế nào? Các quyết định củanhững người quản lý trong các lĩnh vực khác nhau như: kế hoạch,kỹ thuật, kinh doanh, tiền tệ, được áp dụng trên lý thuyết khoahọc quản lý như thế nào vào thực tế? Để vận dụng những kiếnthức đã học, nghiên cứu một vấn đề thực tiễn ở Công ty cổ phầnin và TMTN tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp lý luậnđã học để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn ở Công ty cổ phầnnhững vấn đề còn tồn tại trong tổ chức, trong quản lý của Công tyđược phù hợp hơn nhằm góp phần tăng thêm kiến thức hiểu biếttừ học lý thuyết đến ứng dụng với thực hành và góp một phầnthực tế để áp dụng trong bài tập chuyên đề thực tập của mình, emrất mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vàophần tăng năng suất lao động trong lĩnh vực in ấn của Công ty Vì

thế em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằmnâng cao năng suất lao động của Công ty cổ phần in và thươngmại Thống nhất” Khi làm chuyên đề tốt nghiệp mặc dù đã cố

gắng hết sức, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi thiếu sót.Vì vậy em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của các Thầy, Côtrong trường và những người có quan tâm đến đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn, cácthầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội vàtập thể CBCNV trong Công ty cổ phần in và Thương mại ThốngNhất Đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ thựctập trong thời gian qua.

Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2006

Trang 8

Kết cấu của chuyên đề.

Ngoài phần: mở đầu, kết luận,chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH IN.

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT.

Trang 9

Chương3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINHDOANH CỦA NGÀNH IN.

I Tổng quan ngành in.1 Các khái niệm.

- Khái niệm về in:

In là sự nhân bản các thông tin theo một số lượng nhất định, sựnhân bản này được thực hiện trên máy in, mực được truyền từkhuôn in sang vật liệu in.

- Khái niệm về in offset:

Trang 10

Là quá trình truyền mực từ máng mực xuống trục bản in, quatrục cao su, rồi truyền mực lên giấy in, sau đó mực in bám chắclên giấy [15]

2 Vai trò của ngành in

Ngay sau khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng và thống nhất,ngành công nghiệp in đã nhanh chóng đổi mới Nhập máy mócthiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ về in đã được chuyển từ intypô sang in offset Đó là một sự chuyển đổi đúng đắn, mauchóng và rất hiệu quả Một cuộc cách mạng và công nghệ in nólàm cho ngành in tiến bộ lên rất nhiều Nguyên Thủ tướng Võvăn Kiệt đã nhận xét:

“ Ngành công nghiệp in phát triển nhanh, có tiến bộ và đã đạt

được độ cao, rất đáng khích lệ” [11]

Hiện nay nhiều xí nghiệp trong nước đã có những dây chuyền,máy móc thiết bị đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về giácả, số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng Nhiều ấn phẩm rađời ngày càng đẹp và mẫu mã đa dạng về hình thức, phát triểnnhiều thể loại, sách, báo và tạp chí của các nhà xuất bản Đặc biệtlà số lượng tem nhãn phục vụ cho các ngành sản xuất tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu Có được kết quả đó là do các Công ty đãmạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, trong công tác tổchức và quản lý sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đadạng hóa sản phẩm, tạo ra thế mạnh cho từng xí nghiệp Bên cạnhđó coi trọng việc đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ trẻ có trình độtay nghề cao, để kịp thời đáp ứng với nền công nghiệp đang pháttriển như hiện nay và kèm cặp các đồng nghiệp mới vào ngành,mới tiếp xúc với nghề, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiếp thunhững dây chuyền công nghệ in mới nhất, hiện đại nhất hiện nay,để đáp ứng với yêu cầu phát triển toàn ngành đã có những bướctiến đáng kể về vật chất kỹ thuật và công nghệ Trên cả nước ta cóhàng nghìn máy in offset và hàng nghìn các loại máy gia công sauin, hiện nay ngành công nghiệp in có rất nhiều máy in và dâychuyền gia công hiện đại được sản xuất trong những năm gần đâyvới mức độ tự động hóa hoàn toàn, tinh vi và độ chính xác tuyệtđối đã được đưa vào sản xuất Ngoài ra chúng ta còn đưa vào cácthiết bị chế bản, máy phân mầu điện tử Trước kia việc chế bảnkhuôn in tốn rất nhiều thời gian, là nguyên nhân kéo dài quá trìnhhoàn thiện sản phẩm thì ngày nay công nghệ chế bản đã được

Trang 11

khắc phục hoàn toàn các điểm yếu của công nghệ chế bản khuônin như trước đây Nó còn giải quyết nhiều vấn đề phức tạp về mẫumã, sự mềm mại của tầng thứ, đảm bảo các chi tiết hình ảnh vàđộ nét Đưa chất lượng sản phẩm in nâng lên rất rõ rệt, đáp ứngmọi yêu cầu về in ấn cho mọi khách hàng trong cả nước.

Ngành in là một ngành công nghiệp, góp phần quan trọng trongtiến trình truyền đạt thông tin, trao đổi thông tin giúp cho mọingười hiểu biết đúng và kịp thời những vấn đề trong mọi lĩnh vựccủa xã hội.

Từ trước tới nay quá trình in ấn rất lạc hậu, máy móc thô sơ, cũkỹ, sản phẩm ra đời rất xấu, chữ nhòe nhoẹt, khó đọc Đến thờiđiểm này nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưangành in phát triển lên một tầm cao mới.

Ngành in đóng góp một vai trò to lớn trong công cuộc đổi mớiđất nước bằng những ấn phẩm ra đời, phục vụ kịp thời các nhucầu thông tin về trao đổi, học tập, nghiên cứu các lĩnh vực như:chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục và các vấn đềkhác của toàn xã hội trên đất nước Nó không chỉ đòi hỏi thờigian ra được sản phẩm mà nó còn phải đạt được chất lượng kỹthuật tốt, chất lượng thẩm mỹ cao

3 Các nhân tố tác động đến hoạt động sản suất ngành in.

3.1 Lao động và việc làm:

Lao động và việc làm gắn bó với nhau vì lực lượng lao động là

người có việc làm và người không có việc làm, do đổi mới cơ chếquản lý, phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi và nhân tốmới để các ngành, các cấp, các đơn vị, các tổ chức xã hội và toàndân, chủ động tạo chỗ làm việc mới, để giải quyết một bước yêucầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổnđịnh tình hình kinh tế - xã hội Tuy nhiên, do dân số nước ta tăngnhanh nên sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách [8]Do vậy Công ty cổ phần in và TMTN rất quan tâm đến việc làmcho người lao động, nhân tố này ảnh hưởng đến khách hàng nhiềuhay ít, công nghệ sản suất hiện đại hay không, uy tín của Công tycao hay thấp, Làm tốt vấn đề này là tạo nhiều việc làm, đảm bảođời sống vật chất cũng như tinh thần cho 245 CBCNV trong Côngty.

3.2 Khách hàng:

Trang 12

Là mọi thành phần, mọi lứa tuổi, trình độ, giới tính, địa dư,mức thu nhập để phù hợp với chi phí bỏ ra, sở thích riêng củatừng khách hàng

Khách hàng về lĩnh vực in ấn rất đa dạng và phong phú nó tùythuộc vào điều kiện cụ thể, hoàn cảnh mà đặt in những mặt hàngphù hợp với yêu cầu đó In ấn là lĩnh vực chuyển tải thông tin chomọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức trong xã hội.

Trong quá trình khách hàng đến đặt hàng Mỗi khách hàng cómột đặc trưng riêng, phản ánh nhu cầu riêng của họ trong lĩnh vựcin như sự lựa chọn co chữ, phông chữ, kiễu chữ, mầu sắc giấy,màu bìa, màu mực, chất lượng giấy Các yêu cầu này nhà sảnxuất phải đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng Và khách hàngcũng nghe bộ phận kỹ thuật của Công ty góp ý về tiêu chuẩn, quycách, nguyên tắc trình bầy sản phẩm của ngành in Đúng vềnguyên tắc kỹ thuật và đẹp thẩm mỹ văn hóa

Khách hàng chính hiện nay của Công ty là: nhà xuất bản Khoahọc kỹ thuật, nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Phụ nữ, nhàxuất bản Kim đồng.

3.3 Nhà cung ứng:

Là các cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức nhậpkhẩu hàng hóa từ nước ngoài cung cấp vật tư, dịch vụ hàng hóacho Công ty trong lĩnh vực in ấn Có 3 loại vật tư chính của Côngty in là: giấy in, mực in và bản in, ngoài ra còn có các loại hóachất, phụ gia và các loại nguyên vật liệu khác, để gia công saukhi in Các nhà cung ứng phải xác định các tiêu chí như: Sốlượng giấy in, số lượng mực in, bản in, chủng loại giấy, mực,bản Chất lượng kỹ thuật của từng loại vật tư, số lượng, thờigian giao vật tư cho Công ty để kịp tiến độ sản xuất

Để quyết định mua vật tư Công ty cổ phần in và TMTN phảixác định rõ từng đặc điểm của từng nguồn hàng vật tư, thiết bị đểlựa chọn các tổ chức cung ứng tốt nhất về chất lượng, về sốlượng, về uy tín, về độ tin cậy cao và về giá cả phải phù hợp vàđúng so với thị trường.

Những tổ chức thường xuyên cung ứng đầu vào cho Công ty là: - Về giấy in: Công ty giấy Bãi bằng, Công ty giấy Tân mai,Công ty giấy Việt trì

Trang 13

- Về bản in: Công ty xuất nhập khẩu thiết bị ngành in Bản inĐiazô Trung quốc; Bản đục lỗ của tiệp khắc; Bản tráng màngĐiazô Việt nam

- Về mực in: Mực in Trung quốc, Mực in Nhận bản

- Các loại hóa chất dùng cho phơi bản hay dùng của Trung Quốcsản xuất

3.4 Quy luật cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh

Quy luật cạnh tranh:

Là một quy luật của nền kinh tế thị trường, yêu cầu quy luậtcạnh tranh là các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biệnpháp để độc chiếm thị trường về sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thuđược lợi nhuận kinh doanh, kinh tế cao nhất trong phạm vi chophép.

Các phương pháp cơ bản để cạnh tranh:

- Thu nhỏ chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp mình, dướimức chi phí lao động xã hội trung bình tạo ra sản phẩm, bằng cácgiải pháp áp dụng KHKT công nghệ tiên tiến và khoa học tổchức quản lý lao động.

- Sử dụng tích cực các yêu tố về thị hiếu, tâm lý khách hàng đểđưa ra sớm các sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.

- Sử dụng sức ép phi kinh tế (baọ lực, hành chính) để độc chiếmhoặc chiếm ưu thế trên thị trường

- Sắp xếp trật tự thị trường.

- Hàng loạt sản phẩm ra đời [12] Đối thủ cạnh tranh:

Là các tổ chức, cá nhân in ấn trên toàn miền bắc Các tổ chức inra được cùng một sản phẩm cho cùng một khách hàng với mứcgiá tương tự như các loại sách giáo khoa, sách tạp chí, tem nhãn,bao bì, các loại lịch Có quy cách đẹp, màu mực trang nhã phùhợp với nội dung của sản phẩm, phù hợp với mọi người đọcchính ấn phẩm đó

Các tổ chức cùng in một hay một số sản phẩm như tranh nghệthuật, ảnh nghệ thuật, tem nhãn cao cấp

Các Công ty có uy tín nhất trong cả nước như có các loại máymóc hiện đại lớn và in cùng một lúc được nhiều màu, điều khiểnbằng màn hình tinh thể lỏng, sản xuất ra tranh, ảnh tầng thứ vàtranh, ảnh màu rõ nét

Trang 14

Ở miền bắc Công ty in tiến bộ là đối thủ cạnh tranh hàng đầucủa Công ty.

3.5 Nhu cầu tiêu dùng và cung cấp thị trường.

Nhu cầu

Là đã có một khối lượng cầu nhất định, đòi hỏi phải có một thứhàng hóa nào đó trên thị trường một số lượng nhất định để thỏamãn nhu cầu đó.

Nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng

- Ảnh hưởng đến mức giá cả đối với nhu cầu thị trường.

- Ảnh hưởng của khối lượng cung ứng tiền tệ đối với nhu cầu thịtrường và nhu cầu tiêu dùng.

- Mức thu nhập của người tiêu dùng - Tỷ suất lợi tức.

- Mức độ cung ứng hàng tiêu dùng và dịch vụ - Văn hóa và tâm lý người tiêu dùng.

Cung cấp thị trường.

Toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng bước vào trao đổi thịtrường.

Nhân tố ảnh hưởng của cung cấp thị trường

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Biến đổi giá cả.

- Biến đổi cơ cấu ngành.

- Trình độ quan hệ kinh tế đối ngoại [13]

Công ty đã cử đội ngũ maketing ngiên cứu nhu cầu tiêu dùng vàsự cung cấp trên thị trường in ấn như thế nào để có kế hoạch,phương pháp triển khai in ấn các loại hàng hóa của Công ty chophù hợp với nhu cầu tiêu dùng và thị trường tại thời điểm hiệntại.

3.6 Môi trường pháp lý.

Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành củacác cơ quan hành chính Nhà nước, được hình thành trong hoạtđộng quản lý hành chính Nhà nước, là phương tiện quan trọng đểghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý, là hình thức để cụ thểhóa pháp luật, phương tiện điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộcphạm vi quản lý của Nhà nước Chính vì vậy, quan tâm đúng mứctới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của văn bản sẽgóp phần tích cực vào tăng cường hiệu lực của quản lý Nhà nướcvà nhằm thực hiện công cuộc cải cách hành chính Nhà nước [7]

Trang 15

Tất cả mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức dù hoạt động trongnhững lĩnh vực gì, hoạt động công ích hay kinh doanh mặt hàngnào đều phải chấp hành đúng các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính phủ đềra thì Công ty phải thực hiện đúng trong từng thời kỳ Các nghịquyết, các nội quy của Bộ văn hóa - Thông tin Công ty cũng phảibám sát làm theo và ra các nội quy, quy định cho Công ty đúng vàtương ứng phù hợp cho người lao động thực hiện trong Công tycủa mình, phải hiểu biết về những mặt hàng được phép in vànhững hàng không được phép in như các tài liệu phản động, cáctranh, ảnh đồi trụy, kích dục

Công ty phải nghiên cứu kỹ các đơn đặt hàng để sản xuất đúngvới luật xuất bản.

3.7 Nguồn nhân lực, tiềm năng và vốn của Công ty in.

Trong lĩnh vực in ấn, Công ty có tiềm năng phản ánh năng lựccủa Công ty như: năng lực KHKT, khoa học quản lý, hành chínhtổ chức, lập kế hoạch, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, kếtoán tài chính

Nghiên cứu, xem xét cân nhắc đi đến quyết định bỏ ra chi phíthấp và thu được lợi nhuận cao cho Công ty.

- Nhân lực:

+ Trình độ Cán bộ KHKT in.

+ Trình độ Cán bộ quản lý các lĩnh vực

+ Trình độ tay nghề công nhân trực tiếp sản suất

+ Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán của đội ngũ tiếp thị vớikhách hàng.

- Tiềm năng:

+ Kỹ thuật chất lượng sản phẩm + Uy tín của Công ty

+ Hệ thống tổ chức quản lý, quy mô kinh doanh của Công ty.

- Vốn:

Được thực hiện như năng lực tài chính, sự lành mạnh uy tín củaCông ty đối với nhà cung ứng, như thanh toán đủ tiền mua vật tưvới số lượng lớn như: mực in, bản in, giấy in

Trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp rõ ràng, công khaiminh bạch, lành mạnh.

Trả tiền công sòng phẳng, rõ ràng cho những người hợp đồnglao động ngắn hạn, hợp đồng theo thỏa thuận khi Công ty có nhu

Trang 16

cầu thuê lao động ở bộ phận gia công sau in, đúng định mức đúngnhư đã thỏa thuận với người đã hợp đồng.

II Nhiệm vụ, chức năng của Công ty cổ phần in và TMTN.Người làm kinh tế nào cũng muốn đạt được thành công, trởthành nhà quản lý giỏi, tài năng, nhưng chỉ mong muốn thì rấtkhó thành sự thật, nếu trước đây làm kinh tế chủ yếu dựa vàokinh nghiệm, vận may, thì trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệtnhư hiện nay, làm kinh tế nhất là quản lý kinh tế đòi hỏi nhiềuhơn thế Quản lý kinh tế luôn biến đổi muôn hình muôn vẻ chứkhông phải là hình thức bất biến, phù hợp mọi thời điểm, mọi tổchức, mọi cá nhân Bí quyết thành công của người quản lý kinhtế là sự hội tụ trình độ, năng lực, sự lao động không mệt mỏi vànhững kỹ xảo được nâng lên thành nghệ thuật quản lý [1]

1 Nhiệm vụ của Công ty cổ phần in và TMTN:

Là một Doanh nghiệp sản suất kinh doanh về lĩnh vực in ấn Incác loại tài liệu như sách giáo khoa, sách chính trị, sách kinh tế,sách văn hóa, các loại tranh, ảnh nghệ thuật, tranh quảng cáo,tranh cổ động, các loại lịch: lịch tờ treo tường, lịch bàn và các loạilịch quyển Blốc treo tường như lịch đại, lịch trung, lịch tiểu vàcác loại tem nhãn, các loại tài liệu mà xã hội yêu cầu để học tập,nghiên cứu, truyền đạt, giảng dạy, trang trí

Do đặc thù của ngành in, in phải đẹp, dễ đọc nên phải thay đổivề công nghệ, về trình độ con người và phát triển để kịp thời theokịp với phát triển của đất nước Trước đây trong lĩnh vực in, chủyếu làm bằng phương pháp in typô chế bản sắp bằng chữ chì, sảnsuất hoàn toàn bằng thủ công vừa nặng nề về bê khuôn in vừa độchại bằng chì Sau khi in xong giai đoạn gia công sau khi in đãphải làm thủ công hoàn toàn, rất lâu và tốn nhiều thời gian màhình thức rất thô, xấu, chữ nhòe không rõ nét và rất xấu, mấtnhiều công lao động nên giá thành rất đắt Đến nay ban lãnh đạoCông ty đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi ở sách, vở, các phươngpháp in của chuyên gia, kiến thức và áp dụng phương pháp côngnghệ in của nước ngoài nên đã làm thay đổi từ công nghệ in typôsang công nghệ in offset đem lại sự phát triển nhanh chóng chongành in, in nhanh, in đẹp, mà rất nhàn cho người lao động, mất ítthời gian mà năng suất lao động tăng lên, nên giá thành sản phẩmgiảm.

1.1 Quản lý nhân sự

Trang 17

Công ty được quyền xem xét phê duyệt, quyết định việc thànhlập, giải thể, sát nhập các phân xưởng, phòng chức năng của Côngty và thành lập các tổ sản xuất Bổ nhiệm, đề bạt các chức vụTrưởng, phó phòng chức năng, quản đốc, phó quản đốc phânxưởng và đề bạt tổ trưởng tổ sản xuất Công ty có quyền thuêngoài lao động của Công ty, để gia công sau in lúc Công ty cónhiều việc, có hàng đột xuất để rút ngắn thời gian, kịp tiến độ sảnxuất để giao hàng đúng kỳ hẹn với khách hàng

1.2 Quản lý khoa học kỹ thuật:

Trong điều kiện cách mạng KHKT hiện nay, quản lý kỹ thuật cóý nghĩa rất lớn Quản lý kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện thực hiện tốtcác khâu quản lý, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp.

a Ý nghĩa.

+ Quản lý kỹ thuật bảo đảm tăng chất lượng là kỹ thuật (Hệthống máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp côngnghệ ) Quản lý kỹ thuật nhằm phát huy cao độ tác dụng củanhững nhân tố này làm tăng độ chính xác, bền, đẹp và thông sốkỹ thuật khác của sản phẩm.

+ Quản lý kỹ thuật là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suấtlao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất.

+ Quản lý kỹ thuật là biện pháp chủ yếu để thúc đẩy tiến bộkhoa học kỹ thuật, tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới.

3 Công tác bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị

4 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra kỹ thuật 5 Công tác thúc đẩy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hơn sảnsuất

6 Công tác đo lường 7 Công tác định mức

8 Công tác an toàn lao động.

9 Công tác quản lý hồ sơ, văn kiện và tài liệu kỹ thuật Từ các nội dung trên ta thấy :

Trang 18

Quản lý kỹ thuật bao gồm phạm vi rất rộng, từ khâu chuẩn bị kỹthuật cho đến suốt trong quá trình sản xuất, cuối cùng ra sảnphẩm, nhập kho, cho tới khâu thủ tục đưa đến tay người tiêudùng [9]

Quản lý kỹ thuật cuả Công ty là quản lý chất lượng sản phẩm.Nhiệm vụ cơ bản là dự kiến những nguyên nhân gây ra in sảnphẩm nhưng bị phế phẩm, phân tích những nguyên nhân đó và đềra những biện pháp khắc phục.

- Công ty có trách nhiệm tổ chức quản lý vận hành khai thác cóhiệu quả và an toàn các thiết bị hiện có không ngừng cải tiến đổimới thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đểtăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm khôngngừng cải tiến hình thức trình bày về mỹ thuật trong từng ấnphẩm, để đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo, tạp chí cho mọi đối

tượng, mọi người đọc trong cả nước một cách nhanh nhất 1.3 Kế hoạch và lập kế hoạch.

+ Kế hoạch kinh tế quốc dân là việc bố trí, sắp xếp những hoạtđộng chủ yếu của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế KHKTvà xã hội Trong một thời kỳ tương lai nhất định

Thời gian qua với các kế hoạch mà đường lối, chiến lược, chínhsách phát triển kinh tế được cụ thể hóa thành mục tiêu chươngtrình hành động cho thời gian nhất định.

+ Kế hoạch là chức năng quản lý mang tính cương lĩnh, là khâuquan trọng trong quá trình biến đổi đường lối thành hiện thực Kếhoạch là chức năng định hướng, liên kết, cân đối vì thống nhấtmọi hành động trong hệ thống quản lý

+ Kế hoạch là công cụ điều hành thống nhất hoạt động sản suấtkinh doanh

+ Kế hoạch là đòn bẩy quan trọng, có động lực mạnh mẽ, huyđộng được mọi tiềm năng phát triển kinh tế có mục tiêu đúng đắn,cùng với sự quan tâm đến lợi ích của con người.

+ Kế hoạch là bước trung gian giữa hoạt động chính sách và tổchức thực hiện

+ Kế hoạch là cơ sở, căn cứ quan trọng bảo đảm tính đồng bộliên tục và hệ thống của tất cả các công vụ chính sách.

+ Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinhtế phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang ngày cànggia tăng [12]

Trang 19

Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn cácphương thức để đạt được các mục tiêu đó Nếu không có kếhoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai thác con ngườivà các nguồn lực khác của tổ chức một cách hiệu quả Thậm chíkhông có một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác.Không có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ có rất ítcơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào? ở đâu?và phải làm gì? Lập kế hoạch quả thật rất quan trọng [ 5 ]

Công ty cổ phần in và TMTN có lập kế hoạch cụ thể về sản suấtkinh doanh, kế hoạch về lĩnh vực đầu tư các loại máy móc, trangthiết bị, 5 năm, 10 năm và dài hạn Giám đốc bàn giao từng côngviệc cụ thể cho từng phòng chức năng cụ thể, phân xưởng sảnxuất từng công đoạn cụ thể

1.4 Tài chính

Tài chính là những quan hệ trong phân phối thu nhập quốc dân,trên cơ sở các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng cho tái sảnxuất xã hội Tăng trưởng kinh tế và thực hiện chức năng của nhànước

+ Quản lý tài chính là quản lý tài lược của nền kinh tế quốc dân.+ Quản lý tài chính là quản lý phân phối kinh tế quốc dân

+ Quản lý tài chính ảnh hưởng đến nhiều mặt của quá trình vận

hành kinh tế quốc dân [13]

Công ty nhận vốn và tài sản của Nhà nước (trước đây Công ty làmột doanh nghiệp Nhà nước) để hoạt động sản suất kinh doanh vàđầu tư phát triển Công ty có trách nhiệm và nhiệm vụ bảo toànvốn, sử dụng vốn có hiệu quả là tạo ra được lợi nhuận trong hoạtđộng sản suất kinh doanh, và thực hiện các khoản tiền đúng phápluật của Nhà nước

1.5 Vật tư thiết bị

Vật tư là những sản phẩm của lao động dùng để sản xuất Đó lànguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng thiết bị máy móc, dụng cụ,phụ tùy thay thế quản lý nguyên vật liệu trong nội bộ Công tycổ phần in và TMTN.

+ Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu + Tổ chức quản lý kho

+ Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu [9]

Các chỉ tiêu của kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của Công tycổ phần in và TMTN

Trang 20

- Xác định nguyên vật liệu của Công ty cổ phần in và TMTN vàxác định nguyên vật liệu cần dùng ở Công ty chủ yếu là giấy in,bản in và mực in, khi làm hợp đồng kinh tế, nhận in hàng hóanào đó của khách hàng thì phải tính toán số lượng in là baonhiêu, tổng số là bao nhiêu tấn giấy? bao nhiêu tạ mực? và baonhiêu bản in?

- Định lượng nguyên vật liệu dự trữ: Để sản suất được thôngsuốt không bị ngừng, phòng vật tư của Công ty phải mua mộtlượng vật tư dự trữ trong kho để phục vụ kịp thời cho phân xưởngin và phân xưởng sách lúc có hàng đột xuất.

- Công ty được phép mua bán, khai thác các nguồn vật tư, trongvà ngoài nước để phục vụ in ấn cho Công ty Hiện nay các thiết bịngành in hiện đại chủ yếu phải nhập ngoại như: Máy phơi bản,máy hiện bản, máy chế tạo khuôn in, máy in offset nhiều màu,máy xén giấy, máy đóng sách, máy gấp sách, máy khâu chỉ, máyvào bìa Các nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sảnxuất lĩnh vực in là: giấy in, mực in, bản in và các loại hóa chất,phụ gia khác, thông thường đã sản xuất được trong nước, riêng vềgiấy in, mực in tốt phải nhập ngoại.

1.6 Công tác đào tạo huấn luyện:

Giáo dục đào tạo bồi dưỡng là các hoạt động nhằm nâng caonăng lực cho CBCNV trong việc đóng góp vào hoạt động củaNhà nước Nhằm cung cấp cho họ kiến thức năng lực cụ thể hoặcgiúp họ bù đắp những kiến thức thiếu hụt trong quá trình thựchiện công việc

Đào tạo nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế vàquản lý kinh tế, về Nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức,quản lý chuyên môn, về ngoại ngữ tin học Mà CBCNV chưa có,chưa đủ hoặc chưa cập nhật được kiến thức mới, kiến thức naylựa chọn phù hợp với từng đối tượng về trình độ, về vị trí côngtác, về yêu cầu công việc [13]

Hàng năm Công ty lập kế hoạch phê duyệt, quyết định đảm bảokinh phí để gửi CBCNV đi đào tạo ở các trường Đại học, Caođẳng, Trung cấp trong cả nước nhằm nâng cao trình độ choCBCNV về các mặt lý luận, khoa học quản lý, KHKT nghiệp vụ,tiếp thu công nghệ mới như: chế tạo khuôn in offset, vận hànhmáy in offset nhiều màu, điều khiển máy in bằng màn hình tinhthể lỏng, hiện hình và phơi bản bằng máy tự động, sử dụng máy

Trang 21

khâu sách, máy gấp, máy vào bìa tự động hoàn toàn Với đội ngũCBCNVcó trình độ về nghiệp vụ nên đã đáp ứng được yêu cầucủa thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.

2 Chức năng và quyền hạn của Công ty cổ phần in vàTMTN.

2.1 Khái niệm chung về Công ty: Là tên một doanh nghiệp hay

một loại hình doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp thì đượcthành lập thông qua góp vốn của các thành viên Nó chi phốithành lập và tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp [14]

2.2 Đặc điểm của Công ty cổ phần:

- Sở hữu: Là cơ sở vốn chung.

- Tính chất chịu trách nhiệm: Công ty chịu trách nhiệm hữu hạnvà có tư cách pháp nhân

- Tư cách pháp lý: Là pháp nhân kinh doanh

2.3 Chế độ thành lập Công ty: Theo luật doanh nghiệp 1999

- Hội tụ ít nhất là 3 cổ đông

- Phải có điều lệ Công ty gồm các nội dung:+ Tên, địa chỉ trụ sở của Công ty

+ Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

+ Vốn điều lệ, loại cổ phần được quyền chào bán của từngloại, mệnh giá

+ Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của Công ty (nếu có)+ Đối với Công ty kinh doanh các nghành nghề phải có chứngchỉ hành nghề, phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ nghành nghề củamột trong số những người quản lý Công ty.

2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ

đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc Đối với Công ty có trên 11thành viên còn có thêm “ Ban kiểm soát” [14].

Tổ chức là chức năng thứ hai của quá trình quản lý Trong thựctế khi chiến lược đã được xác lập thì phải tạo được khuôn khổ ổnđịnh về mặt cơ cấu và nhân sự cho thực hiện chiến lược Đó

chính là phần việc của công tác tổ chức.

Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) cómối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theonhững cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt độngcủa tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định

Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức

Trang 22

Khi xem xét cơ cấu tổ chức các nhà nghiên cứu thường đề cậpđến yếu tố cơ bản như:

+ Chuyên môn hóa công việc

+ Phân chia tổ chức thành các bộ phận + Quyền hạn và trách nhiệm

+ Cấp bậc và phạm vi quản lý

+ Tập trung và phân quyền trong quản lý.

+ Phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của cơ cấu [14] Trong Công ty bộ máy quản lý tổ chức điều hành, được sắp xếprất gọn nhẹ và hiệu quả, rất thuận lợi trong quá trình phân bổ vàđiều hành công việc.

Các phòng ban được chỉ định quền hạn và chức năng riêng biệtcủa mình trong Công ty.

Sơ đồ cơ cấu Tổ chức của Công ty cổ phần in và TMTN

Trang 23

Phân xưởng cơ điện

Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần in và TMTN gồm có:

- Đại hội đồng cổ đông

Trang 24

- Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát.

- Một Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành quản lý chung.

- Có 3 phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc trong từng lĩnh vựcriêng biệt

- Có 4 Phòng chức năng:

+) Phòng Tổ chức - Hành chính

+) Phòng Sản suất - Kỹ thuật - Chất lượng

Tổ chế bản điện tử (trực thuộc phòng Sản suất - Kỹ thuậtChất lượng)

+) Phòng Tài chính kế toán+) Phòng Vật tư tiêu thụ - Có 3 phân xưởng sản suất:

+) Phân xưởng in+) Phân xưởng sách +) Phân xưởng cơ điện

- Có một Trung tâm thương mại - dịch vụ [2]

Chức năng và quyền hạn của từng bộ phận.

1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, bao gồmtất cả cổ đông có quyền biểu quyết.

Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghiã vụ sau:

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán củatừng loại.

Bầu, miễn mhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Bankiểm soát.

- Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT - Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty.

- Quyết định bổ sung và sửa đổi điều lệ của Công ty - Thông qua báo cáo Tài chính của Công ty hàng năm.

- Thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định bántài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng số giá trị tài sảnđược ghi trong sổ kế toán của Công ty.

- Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ Công tyvà luật doanh nghiệp.

- Quyết định mua lại hơn 10 % tổng số cổ phần của mỗi loại.

Trang 25

2 Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất, đại diện cho quyền

lợi và lợi ích của Công ty, thành viên HĐQT do Đại hội đồng cổđông bầu (cổ đông lớn nhất được bầu vào HĐQT)

Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ.

- Quyết định chiến lược của Công ty.

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán củatừng loại.

- Quyết định phương án đầu tư.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và Cán bộ quản lýquan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi íchkhác của Cán bộ quản lý đó

- Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức,hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh củaCông ty,

- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.

- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại luật này và điều lệCông ty.

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phầnđược chào bán của từng loại

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường và công nghệ, thôngqua mua, bán, vay, cho vay, hợp đồng khác có giá trị bằng hoặclớn hơn 50 % tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán củaCông ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ Côngty

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty con, chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại diện - Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty Định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng.

- Duyệt chương trình nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội cổ đông Triệu tập đại hội cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội cổ đông quyết định.

- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại [14]

3 Ban kiểm soát.

Trang 26

Tiến hành hoạt động kiểm soát đối với hoạt động quản lý và cácnghiệp vụ kế toán trong Công ty Ban kiểm soát có 3 thành viêndo Đại hội đồng cổ đông bầu trong đó ít nhất thành viên phải cóchuyên môn Kế toán Trưởng ban kiểm soát là cổ đông của Côngty.

4 Giám đốc điều hành.

Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty để duy trì và phát triển Công ty, có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm.

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc.

- Quyết định về tất cả vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngàycủa Công ty.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT Tổ chức thực hiệnkế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.

- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nộibộ của Công ty Trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức.

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao độngtrong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệmcủa Giám đốc.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điềulệ của Công ty và quy định của Công ty và quy định của HĐQT.

5 Các Phó giám đốc.

Là những người điều hành hoạt động hàng ngày của Công tytừng lĩnh vực riêng biệt Có trách nhiệm và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Các phó giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm.

1.2 Quản lý tổ chức:

Theo dõi công tác chính trị tư tưởng, chính trị nội bộ, chịutrách nhiệm về biên chế tổ chức sản suất đối với các phòng chức

Trang 27

năng và các phân xưởng, theo dõi đề bạt nâng lương choCBCNV Tuyển người làm việc trong Công ty, thực hiện cácchính sách với đối tượng nghỉ hưu, thôi việc theo đúng chế độcủa Nhà nước, chế độ của Công ty

Quản lý hành chính về các văn bản pháp lý của Nhà nước, củaBộ văn hóa - thông tin và quản lý các văn bản của Công ty, soạnthảo, hướng dẫn, truyền đạt các nội quy, quy định của Công ty đểduy trì chế độ làm việc, sinh hoạt trong nội bộ của Công ty Hànhchính là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội.Đưa pháp luật vào đời sống CBCNV trong Công ty, phục vụ lợiích công và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Công ty.

2 Phòng Sản suất - Kỹ thuật - Chất lượng.

Lập kế hoạch sản suất hàng năm, kế hoạch sản suất dài hạn, kếhoạch sản suất ngắn hạn của Công ty Thực hiện công tác tiếp thịkhai thác nguồn hàng, tìm cách để đàm phán, giao tiếp với kháchhàng tạo ra uy tín, tin cậy cho Công ty, tiếp thị được nhiều kháchhàng cho Công ty càng tốt Quản lý công nghệ kỹ thuật sản suất.Chế tạo ma-két sản suất từ bộ phận đầu của quá trình in nhưhướng dẫn phiếu sản suất cho tổ chế bản điện tử, phương phápchế bản giấy can, quy cách trình bày sản phẩm và hướng dẫn bộphận chế bản in offset, cụ thể là bình bản từ cách kẻ, vẽ ma kétcho khuôn khổ, kích thước, số lượng giấy can và phơi bao nhiêubản để ứng với màu mực của sản phẩm, cuối cùng là hướng dẫnquy trình in màu mực gì? Số lượng bao nhiêu? Phòng sản suất -Kỹ thuật - Chất lượng có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng nângcao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản suất Trưởng phòng làmột trong những thành viên Hội đồng thi nâng lương của Công tyvà là Chủ tịch hội đồng nâng lương.

Phòng có một tổ trực tiếp sản suất là tổ Chế bản điện tử dophòng quản lý, hướng dẫn chế bản trang in, bình và mi trang trênmáy vi tính để in ra giấy can giao cho phân xưởng in theo quycách của khách hàng yêu cầu Kiểm tra, soát bài chính xác tuyệtđối trình bày trang trí khuôn in, trang in phải trung thành với bảnmẫu của khách hàng và thẩm mỹ văn hóa.

3 Phòng Tài chính kế toán.

Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh của Công ty Thực hiệnđúng các chế độ Tài chính kế toán do Nhà nước quy định, thựchiện chế độ giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động Kế toán tài

Trang 28

kinh doanh bình thường và đảm bảo lượng tiền để đủ cấp thu, chitrong lúc Công ty cần, phát lương, thưởng và các chế độ phụ cấpcho CBCNV kịp thời hàng tháng, quý, năm và các ngày lễ tết củađất nước Phục vụ tốt để đảm bảo tốt đời sống hằng ngày cho toànthể CBCNV trong Công ty Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụquyết toán về: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong một kì, trongmột năm sản xuất và nộp ngân sách cho Nhà nước đầy đủ, đúngpháp luật quy định.

4 Phòng Vật tư tiêu thụ

Phòng có chức năng là cung ứng Vật tư đáp ứng kịp thời chosản xuất Ngành in có ba loại nguyên vật liệu chính là giấy in,mực in và bản in Ngoài ra có các loại hóa chất, phụ gia và cácloại dụng cụ khác phục vụ cho sản xuất Phòng phải theo dõi địnhmức sử dụng vật tư, quản lý nguyên vật liệu, quản lý kho chứahàng hóa bán thành phẩm và thành phẩm và các vật tư dự phòngcho Công ty Phòng có trách nhiệm đi giao hàng cho khách hàngđúng địa chỉ, đúng thời gian Theo dõi hệ thống sổ sách kế toánvật tư, số lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty.

Ngoài các phòng chức năng Công ty còn thành lập một Trung

tâm Thương mại - Dịch vụ Địa điểm: số 24 phố Lý quốc sư,

quận Hoàn kiếm, Hà nội có nhiệm vụ trao đổi, mua bán các loạimáy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên, nhiên vật liệu, văn hóa phẩmvề ngành in Để phục vụ nhu cầu in ấn các loại tài liệu cho các cơsở in trong cả nước

Công ty có 3 phân xưởng sản xuất là :

1 Phân xưởng in offset Được thực hiện trên 2 bước.

Bước 1: Chế tạo khuôn in

Trong bất kỳ một phương pháp in nào giai đoạn chế bản in làrất quan trọng Nó vừa là khâu đầu tiên, vừa là khâu quyết địnhđến nội dung của một sản phẩm ấn loát Bởi vậy chất lượng bảnin quyết định đến vấn đề kinh tế của cơ sở in nhưng đồng thời làmột trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong yếu tố chính trị,xã hội Do đó việc nâng cao chất lượng bản in cả về kỹ thuật vànội dung là một việc hết sức cần thiết.

a Bình bản

Sau khi nhận được ma két từ phòng Sản suất - Kỹ thuật - Chấtlượng giao sang Bộ phận bình bản nghiên cứu, kẻ vẽ, đo đếm đểbố trí đúng mẫu mã của khách hàng yêu cầu và đúng nguyên tắc,đúng tiêu chuẩn của ngành đề ra Sau khi kẻ, vẽ ma két xong

Trang 29

người thợ lấy dao trổ dán chặt giấy can mà tổ chế bản điện tửgiao sang vào tờ suppo và kiểm tra thật chính xác, ta được mộtbản bình hoàn chỉnh.

Sơ đồ 1 Công nghệ bình bản in offset.

b Phơi bản PS dương

Sau khi có một bản bình hoàn chỉnh ta đưa vào máy phơi cảmquang (lộ sáng) bằng đèn halozen tia cực tím Sau khi chiếu sángta tiến hành hiện hình bằng dung dịch xút ăn da (NaOH), tiếptheo người thợ sửa phim bằng tút bản những phần tử phụ khôngin, rồi tiến hành thấm ướt bề mặt và gôm bản để bảo vệ phần tửin và phần tử không in ta được một bản in hoàn chỉnh Ngày naycông nghệ phơi bản trong công nghệ chế tạo khuôn in đang đượchiện đại hóa Các bước gia công bản đã được rút ngắn, thời giansản suất bản không kéo dài như trước, bản tiền cảm quang đượcsản suất đồng loạt theo quy trình công nghệ tiên tiến đã khiến chochất lượng bản in PS dương đồng nhất hơn.

Sơ đồ 2 Công nghệ phơi bản in offset.

Kẻ, vẽ ma kétDán chặt giấy can

vào tờ suppo

Kiểm tra, soát bài

Tờ bình hoàn thiệnNghiên cứu ma két

Trang 30

Bước 2 Quy trình in offset.

Quy trình in được tổ chức theo đúng yêu cầu về số lượng tờ in,

đúng chủng loại giấy in, đúng kích thước, đúng màu mực theoma két khách hàng đã đặt, đảm bảo chất lượng tờ in gọn gàng,sạch đẹp, rõ nét Đảm bảo tiến độ sản suất để kịp thời gian giaobán thành phẩm cho phân xưởng sách.

Sau khi in xong trước khi đưa sang gia công sách, tờ in cầnkiểm tra để loại bỏ những tờ không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đểtránh sai hỏng, lãng phí nguyên vật liệu, thời gian gia công sau in.

Sơ đồ 3 Quy trình in offset

Chiếu sáng (lộ sáng)

Tút bản

Gôm bảnSấy bản

Kiểm tra khuôn in

Trang 31

In thử

Kiểm tra kích thước theo mẫu

Quy trình in sản phẩmCăn, chỉnh bản in

2 Phân xưởng sách (quy trình gia công sau in).

2.1 Chuẩn bị xén giấy: cho phân xưởng in offset, tiếp nhận bán

thành phẩm (tờ in) của phân xưởng in offset để đóng, xén, lồng,gấp, vào bìa Hoàn thiện các loại ấn phẩm như đếm, bao gói, dántem nhãn sản phẩm đúng như mẫu mã của khách hàng đã đặt màphòng Sản suất - Kỹ thuật - Chất lượng đã giao sang

Khi nhận bán thành phẩm từ phân xưởng in, phân xưởng sáchkiểm tra phải đạt các tiêu chuẩn sau.

a Kiểm tra tờ in:

- Tờ in không bị rách, nhăn, gấp mép, không có vết bẩn, không bị dây dầu mỡ, mực, không sót trang trắng.

- In phải đủ và đều mực trong từng tờ in và tất cả số lượng in, inchữ, nền, hình ảnh không bị đứt nét và hằn sang mặt sau, mựcphải khô.

- Nếu in hình ảnh, chữ, đường kẻ nối từ trang này sang trang kiathì sau khi gấp, xén hình ảnh, chữ, đường kẻ nối phải trùng khớpnhau và thẳng hàng

- Các khoảng trắng giữa các bát chữ và đầu, chân bụng sách đềunhau, đủ màu, đúng mẫu

- Các màu trùng khớp lên nhau Không để rê nét, đúp nét Trênmỗi tờ in có dấu tay kê, dấu màu hay ốc màu.

Lắp bản vào máy in

Trang 32

b Đếm tờ in: Đếm là để biết số lượng tờ in của một tài lệu đã inxong thừa hay thiếu so với số lượng ghi trong phiếu sản suất Nếuthiếu phải báo ngay để phân xưởng in bù trước khi tháo bỏ bản.

c Dỗ tờ in: In xong những tờ in thường bị rối, các cạnh có tay kê

không đều nhau nên tờ in cần được dỗ bằng Dỗ là để làm bằng 2cạnh chuẩn (tay kê) theo 2 chiều ngang, dọc của tờ in để máy màidao pha cắt được chính xác Bảo đảm tốt tay kê cho máy gấp [3]

2.2 Pha cắt tờ in Có các loại máy mài dao: Máy mài dao một

mặt, máy mài dao ba mặt.

2.3 Gấp thành tay sách Tờ in hay tờ gấp được gấp theo thứ tự,

từ số trang nhỏ nhất đến số trang lớn nhất thành một tay sách.- Đối với gấp tay: Đặt từng tập giấy lên bàn làm việc đối diệnvới người ngồi gấp số trang nhỏ nhất đặt úp xuống bàn phía bênphải Tay phải cầm vạch gấp, ta có tờ in hoàn chỉnh.

- Đối với gấp máy: Gấp bằng máy năng suất đạt gấp 10-15 lầngấp tay Công ty cổ phần in và TMTN đang sử dụng nhiều loạimáy gấp được sản suất từ nhiều nước trên thế giới.

2.4 Bắt tay sách Là tập hợp những tay sách theo thứ tự số trang,

số tay từ một đến tay cuối cùng được một ruột sách có nội dungnhư cuốn sách mẫu.

- Bắt cho khâu lồng

- Bắt cho khâu kẹp, khâu chỉ

2.5 Khâu sách Những tay sách trong ruột sách được liên kết

chặt chẽ với nhau bằng những đoạn thép hay chỉ gọi là khâusách.

2.6 Vào bìa sách Là quá trình liên kết ruột sách khâu chỉ, khâu

kẹp và không khâu vào bìa bằng keo gọi là vào bìa [3]

Sơ đồ 4 Quy trình hoàn thiệnmột cuốn sách.

Tờ in

Dỗ bằng tay kê, kiểm

Trang 33

Xén hoàn chỉnh một cuốn sách

3 Phân xưởng cơ điện Là phân xưởng phụ trợ cho sản suất

có nhiệm vụ đảm bảo điện, nước, mài dao cho phân xưởng sáchđể phục vụ dao xén giấy cho phân xưởng in, dao xén bán thànhphẩm và thành phẩm, sửa chữa các loại máy móc thiết bị khi hỏngtrong quá trình vận hành máy, bảo đảm các điều kiện đó để Côngty tiến hành làm ca 2, ca 3, làm thêm vào thứ bẩy, chủ nhật khi cóhàng đột xuất mà Công ty yêu cầu.

Nhiệm vụ chủ yếu cụ thể là:

Gấp thành tay sách(gấp tay hoặc gấp máy)

Bắt tay sáchKhâu sáchVào bìa sách

Trang 34

Nhận sửa chữa: - Máy in offset- Máy phơi bản- Máy hiện bản- Máy khâu sách- Máy gấp sách

- Máy đóng sách (gáy vuông, gáy tròn)- Máy mài dao

- Máy xén các loại (3 mặt, 1 mặt).

Chương 2.

Thực trạng về hoạt động sản suất kinh doanh củaCông ty cổ phần in và thương mại Thống nhất. I Tổng quan về Công ty cổ phần in và TMTN.

1 Giới thiệu về Công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần in và thương mại Thống nhất.

Địa chỉ: Số 107, Đường Nguyễn tuân, quận Thanh xuân, Hà nội.

Ngày ra đời của Công ty: Tháng 5 năm 1971.

Tổng số CBCNV tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2006 là: 245

người Trong đó:

- Nữ 113 người - chiếm 46.12 % tổng số CBCNV trong Công ty.- Nam 132 người - chiếm 53,87 %

- Làm việc trực tiếp: 217 người - chiếm 88,57 %.- Làm việc gián tiếp: 28 người - chiếm 11,42 %.

- Lương bình quân : 898.000 đồng ( người / tháng )

- Trình độ Đại học, Cao đẳng: 34 người - chiếm 13,87 % tổng số CBCNV trong Công ty.

- Trình độ Trung cấp: 47 người - chiếm 19,18%

- Trình độ Công nhân kỹ thuật : 148 người - chiếm 60,4% - Trình độ Sơ cấp: 11 người - chiếm 4,48%.

- Chưa qua đào tạo: 5 người - chiếm 2,04 %.

Với cơ cấu lao động, cơ cấu tổ chức hiện có như trên cơ bản đãđáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Công ty [ 2 ]

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổphần in và TMTN.

Công ty cổ phần in và TMTN được thành lập từ tháng 5 năm1971 Trên cơ sở hợp nhất 2 xí nghiệp, Công ty cải tạo từ năm

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w