1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu

71 764 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 377,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦUVladimir I Lê Nin nói:

“ Phải tập trung tất cả sự chú ý vào Kỷ luật lao động, Kỷ luật lao động làthen chốt của toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế của Chủ nghĩa Xã hội, là điểm

cơ bản trong nhận thức của chúng ta về chuyên chính vô sản” ( Lê Nin toàn tập,Nhà xuất bản Tiến Bộ Matxcova)

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của Kỷ luật trong lao động Đảng

và Nhà nước cũng đã nhiều lần đề cập tới trong các văn kiện cũng như trong cácbài nói chuyện của các đồng chí lãnh đạo luôn coi nó là “Cái cốt tử của côngcuộc xây dựng kinh tế Xã hội chủ nghĩa” Đều lệ về kỷ luật trong lao động đốivới công nhân viên chức và các văn kiện khác trong lĩnh vực kỷ luật lao động từtrước đến nay mà Nhà nước đã xây dựng và ban hành là nhằm từng bước thiếtlập và củng cố cho được một trật tự kỷ luật lao động mới

Vấn đề kỷ luật lao động càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa khi nước talại là nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu và tiến thẳng lên Chủ nghĩa Xãhội không qua giai đoạn Tư Bản Chủ nghĩa nên những tàn tích của thái độ kỷluật yếu kém vẫn còn tồn tại trong đại đa số người lao động Họ chưa có tácphong làm việc công nghiệp, có tổ chức thái độ làm việc xuê xoa, kỷ luật lỏnglẻo Hơn nữa trong thời gian dài đất nước có chiến tranh cộng với công tác quản

lý yếu kém đã tạo điều kiện cho các hiện tượng vi phạm kỷ luật phát triển Vìvậy làm thế nào để thiết lập và củng cố một trật tự kỷ luật mới trong các đơn vịsản xuất kinh doanh để tạo ra năng suất lao động cao, là một vấn đề vừa cơ bảnvừa cấp thiết trong công tác quản lý nói chung và trong hoạt động lao động nóiriêng

Do vậy việc tập trung làm sáng tỏ vấn đề bản chất, vai trò, tính chất khó

Trang 2

khăn trong việc hình thành kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa cũng như việckhảo sát về việc chấp hành chế độ kỷ luật lao động ở các cơ quan doanh nghiệp,tìm hiểu và phân tích một cách khoa học các nguyên nhân vi phạm, các trườnghợp vi phạm kỷ luật lao động là cơ sở để từ đó đề ra các biện pháp hữu ích là vấn

đề vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa lý luận to lớn giúp chúng ta tăngcường kỷ luật lao động

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của kỷ luật lao động tronghoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp kết hợp với lý thuyết đã học ởnhà trường cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Mai QuốcChánh và sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng Tổ chứcTiền lương em đã tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty và lựa chọn đề tài:

“Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu”

Cụ thể bản báo cáo chuyên đề gồm:

Chương một: Những vấn đề chung về kỷ luật lao động trong doanh nghiệp Chương hai: Đánh giá việc chấp hành kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu

Chương ba: Một số Kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu.

Do trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạnnên bản chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dunglẫn hình thức Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, phê bình của thầy

cô giáo và các bạn

Em xin Chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1- Khái niệm, muc tiêu và nội dung kỷ luật lao động

1.1.1- Khái niệm

Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn điềuchỉnh các mối quan hệ xã hội giữa người với người thì kỷ luật lao động là mộtcông cụ hữu hiệu nhất.Tính chất của kỷ luật lao động trong quá trình lao động doquan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định Mỗi khi phương thức sản xuất xãhội thay đổi thì dẫn tới bản chất cũng như hình thức của kỷ luật cũng thay đổitheo Dưới chế độ nô lệ kỷ luật lao động được đặc trưng bằng tính chất mất nhânquyền và sự phụ thuộc của người nô lệ vào người chủ nô

Trong mỗi chế độ khác nhau thì tổ chức lao động cũng khác nhau Trongthời kỳ phong kiến thì tổ chức lao động dựa vào roi vợt cưỡng bức một cách thôbạo quần chúng nhân dân, trong xã hội Tư bản thì tổ chức lao động dựa vào kỷluật chết đói, cưỡng bức về kinh tế đối với công nhân làm thuê Khi phương thứcsản xuất Chủ nghĩa xã hội ra đời kỷ luật lao động mới cũng ra đời và ngày càngphát triển Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là biểu hiện của quan hệ sản xuấtdựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ xã hội hợp tác tương trợcủa những người công nhân đã thoát khỏi ách áp bức bóc lột Quan hệ sản xuất

đó đã tạo ra và khuyến khích các mối quan hệ tự nguyện, tự giác đối với laođộng và coi lao động là nghĩa vụ đối với xã hội Tính tự nguyện, tự giác của kỷluật lao động Xã hội chủ nghĩa là là cơ sở để thong qua đó xây dựng nên nhữngquan hệ lao động mới chỉ có trong chế độ Xã hội chủ nghĩa

Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là do những người lao động xây dựngnên và tự giác chấp hành nên nó chính là động lực cho sự phát triển nhân cách

Trang 4

con người

LêNin đã nói rằng: “Tổ chức lao động xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà bướcđầu là Chủ nghĩa xã hội thì dựa vào và ngày càng dựa vào kỷ luật tự nguyện, tựgiác của chính ngay những người lao động” Chính LêNin cũng đã tiên đoánrằng: “Việc xác lập kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài vàliên quan chặt chẽ với việc đấu tranh khắc phục những mặt của văn hoá, đời sốngthói quen tập tục và quan trọng nhất là quan hệ giữa con người với tài sản xã hội,trách nhiệm của người lao động với đồng nghiệp và với chính bản thân mình

Quá trình đó không thể hình thành một cách tự phát mà phải được tiếnhành bằng một công việc về chính trị và tổ chức to lớn của những người laođộng Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranh không khoan nhượng với bất kỳmột biểu hiện vô kỷ luật nào”

Từ những vấn đề đã nêu trên có thể thấy Kỷ luật lao động là một yếu tốđặc biệt quan trọng góp phần xây dựng và phát triển một doanh nghiêp, một tổchức nói riêng cũng như một Xã hội nói chung Để định nghĩa về kỷ luật laođộng ta có thể xem xét trên một số tài liệu như sau:

- Theo điều 82 Bộ Luật Lao Động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam thì: “Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hànhsản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.”

- Theo giáo trình Quản trị nhân lực của trường Đại học Kinh tế quốc dânthì: “Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân người laođộng mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩnmực đạo đức xã hội”

- Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong Xí nghiệp của trườngĐại học Kinh tếquốc dân thì: “Kỷ luật lao động Xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng

Trang 5

và thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện, tự giác của những người lao độngđối với các Nội quy lao động trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức, đồng thời

đó cũng là thước đo đạo đức và lối sống Xã hội chủ nghĩa của người lao động”

1.1.2- Mục tiêu của kỷ luật lao động

- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động tự giữ gìn kỷ luật trong laođộng

- Kỷ luật lao động nhằm hướng người lao động làm việc dựa trên tinh thầnhợp tác theo cách thức thong thường có quy củ

- Hệ thống kỷ luật phải làm cho người lao động hiểu rõ kỳ vọng của tổchức đối với họ, thúc đẩy sự hợp tác, thúc đẩy hành vi của họ theo mục đíchchung

1.1.3- Nội dung của kỷ luật lao động

Nội dung của Kỷ luật lao động được thể hiện trong Nội quy lao động,không được trái với pháp luật lao động và các pháp luật khác và phải thể hiệnbằng văn bản đối với các tổ chức có từ 10 người trở lên

*Theo khoản 1 điều 83 của Bộ Luật lao động, Điều 4 Nghị định số 41/CPngày 06/7/1995 của Chính Phủ quy định thì Nội dung của Nội quy lao động gồmcác điều khoản quy định về hành vi của người lao động trong các lĩnh vực liênquan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như:

- Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi: Biểu thời giờ làm việc trong ngày, tuần;thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hang tuần,ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng; số giờ làm thêm trong ngàytrong tuần, tháng, năm…

Trang 6

- Trật tự trong doanh nghiệp: Phạm vi làm việc, đi lại giao tiếp, và nhữngyêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung.

- An toàn lao đông, vệ sinh lao động nơi làm việc: Chấp hành những biệnpháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động vàbệnh nghề nghiệp, tuân thủ các quy định, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệsinh lao động, việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh côngnghiệp tại nơi làm việc

- Bảo vệ bí mật công nghệ, tài sản của đơn vị: các tư liệu sản xuất, tài liệu,

số liệu của đơn vị thuộc phạm vi trách nhiệm được giao

- Các hành vi vi phạm kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật lao dộng và tráchnhiệm vật chất: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hoá từng loạihành vi vi phạm, mức độ vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm Xác định cácloại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phù hợp vớiđặc điểm của đơn vị và so với thoả ước lao động tập thể (nếu có), không trái vớiquy định của pháp luật

*Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp của trươngĐại học Kinh tế quốc dân thì nội dung của kỷ luật lao động bao gồm: Kỷ luật vềlao động, kỷ luật về quy trình công nghệ, kỷ luật về sản xuất Cụ thể như sau:

- Kỷ luật về lao động: là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tựgiác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên (thời gian bắt dầu và kết thúccông việc, thời gian nghỉ nghơi, sử dụng thời gian triệt để làm việc vào mục đíchsản xuất sản phẩm, quỹ thời gian làm việc trong ngày, tuần, tháng, năm…)

- Kỷ luật về quy trình công nghê: là sự chấp hành một cách chính xác cácquy trình công nghệ, các chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các quy trình vậnhành…

Trang 7

- Kỷ luật về sản xuất: là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao,

có ý thức bảo quản gìn giữ các máy móc thiết bị, dụng cụ vật tư…là sự chấphành một cách vô điều kiện các chỉ thị, mệnh lệnh về sản xuất của cán bộ lãnhđạo, tuân theo các chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, sảnxuất

1.2- Các hình thức kỷ luật lao động

1.2.1- Kỷ luật ngăn ngừa

Dựa trên cơ sở đưa ra những sự nhắc nhở và phê bình có tính chất xâydựng, định hướng người lao động thấy rằng bản thân mình khi bị kỷ luật khôngphải là bị bôi xấu, bị xỉ nhục

Trong kỷ luật ngăn ngừa thông qua người quản lý trực tiếp người lao động

sẽ được giải thích rõ về các sai sót hoặc những điều có thể dẫn đến sai sót, sửdụng cách tiếp cận hữu ích không chính thức và cho phép người dưới quyền tựchủ làm việc

1.2.2- Kỷ luật khiển trách

Là hình thức kỷ luật chính thức hơn và được tiến hành tế nhị kín đáo Mụcđích là tiếp cận tích cực nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm sửa chữa sai sót vàtránh tình trạng lặp lại trong tương lai làm cho người lao động hiểu rõ điều họđang làm là không thể chấp nhận Người quản lý phải có trách nhiệm trong việcđạt được sự nhất trí đối với những người dưới quyền và phải giám sát họ

1.2.3- Kỷ luật trừng phạt

Là cách cuối cùng áp dụng đối với những người vi phạm kỷ luật đôi khi

nó còn được gọi là “kỷ luật đúng đắn” hay “kỷ luật tiến bộ” bởi nó đưa ra những

Trang 8

hình thức nghiêm khắc hơn đối với người vi phạm kỷ luật.

Quá trình kỷ luật phải trải qua 5 bước:

Bước 1: Khiển trách bằng miệng

Nói cho người lao động hiểu hành vi sai trái của họ, đưa ra lời khuyên vềcách thức sửa chữa, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ họ sửa chữa Tuy nhiên khi

áp dụng hình thức này thì người sử lí vi phạm không cần ghi vào biên bản

Bước 2: Cảnh cáo miệng

Ở bước này khi người lao động vi phạm những tiêu chuẩn hoặc nguyên tắcthì việc cảnh cáo miệng là thích hợp nhất Người quản lý bộ phận thông báo chongười lao động biết vi phạm kỷ luật của họ là không thể chấp nhận được và yêucầu họ phải sửa chữa, tuy nhiên trong trường hợp này cũng chưa cân ghi vào hồ

sơ nhân sự

Để có tác dụng giáo dục người lao động đã vi phạm kỷ luật sửa sai ngườiquản lý cần giải thích cho họ rõ hành vi của họ đã gây ra hâu quả, ảnh hưởngnhư thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Từ đó đưa ra các giảipháp nhằm vạch ra những phương án, cách thức để sữa chữa và ngăn chặn việctái diễn những hành vi sai phạm đó trong tương lai

Bước 3: Cảnh cáo bằng văn bản

Văn bản cảnh cáo là văn bản mô tả tình trạng, mức độ của vi phạm và mức

độ kỷ luật tương ứng Văn bản này có thể là chứng cứ để trừng phạt nặng hơnngười lao động nếu họ tiếp tục tái phạm, hoặc trong việc phán sử của trọng tàilao động

Trong giai đoạn này người quả lý phải thận trọng thảo luận với người viphạm, tạo điều kiện cho họ nói và giải thích nguyên nhân vi phạm Nội dung củacuộc nói chuyện phải được ghi vào văn bản và phải có chữ ký của 3 bên: Người

Trang 9

lao động, Người quản lý và Công đoàn.

Bước 4: Đình chỉ công tác

Đây là sự ngừng tạm thời đối với những người lao động tái vi phạm chínhsách hoặc quy tắc của tổ chức Tổ chức sẽ không cho phép người lao động làmviệc trong một khoảng thời gian nhất định và tiền công của họ sẽ bị giảm đitương ứng

Bướ 5: Sa thải

Đây là một trong những hình thức chấm dứt hợp đồng lao động giữa ngườilao động và người sử dụng lao động Khi áp dụng hình thức này người quản lýphải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mức độ vi phạm của người lao động là rấtnặng

Thực tế hình thức này ngày càng được sử dụng ít hơn và được coi là biệnpháp cuối cùng khi mức độ vi phạm quá cao Khi ra quyết định áp dụng ngườiquản lý cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc tác động của nó tới người lao động vàchi phí phát sinh để tuyển dụng và đào tạo lao động mới

Theo khoản 1 điều 84 của Bộ luật lao động Việt Nam thì tuỳ theo mức độ

vi phạm mà có 3 hình thức xử lý tương ứng như sau:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật hoặc có hành

vi làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản, lợi ích của tổ chức

Trang 10

- Trong thời gian bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyểnsang làm công việc khác hoặc bị cách chức lại tiếp tục tái phạm.

- Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trongnăm mà không có lý do chính đáng

Khi áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động, người sử dụng laođộng phảo báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

Sơ đồ 1.1: Trình tự tiến hành kỷ luật trừng phạt

Không Có

Trang 11

1.3- Xây dựng kỷ luật lao động và Quá trình kỷ luật lao động

1.3.1- Trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động

- Căn cứ dặc điểm sản xuất kinh doanh đơn vị xây dựng Nội quy lao độngtheo quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác có lên quan

- Lấy ý kiến tham khảo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Côngđoàn lâm thời trong đơn vị trước khi quyết định ban hành

- Thủ trưởng đơn vị ký quyết định ban hành Nội quy lao động và đọc thông báo công khai trong đơn vị

1.3.2- Quá trình kỷ luật lao động

đó người quản lý cũng cần lựa chọn các cách tiếp cận phỏng vấn khác nhau vớicác cá nhân khác nhau có liên quan đến vấn đề cần xác minh, điều tra làm rõ vấnđề

- Thực hiện phỏng vấn: Việc phỏng vấn nên tiến hành riêng để tránh tìnhtrạng ngại ngùng của những người có thể cung cấp thông tin trung thực Ngườiquản lý cần khẳng định chắc chắn làm cho họ hiểu rằng các thông tin họ cungcấp sẽ được tuyệt đối giữ kín Việc phỏng vấn nên được thực hiện ngay sau khixẩy ra vi phạm và nên xác minh được những thông tin thu thập được về những

Trang 12

trường hợp tương tự xẩy ra ở bộ phận đó hoặc ở các bộ phận khác.

1.3.2.2- Lựa chọn biện pháp kỷ luật

Với những thông tin về vi phạm kỷ luật thu thập được trước và sau khiphỏng vấn kỷ luật người quản lý sẽ tiến hành một số công việc sau để việc kỷluật được thực hiện nghiêm túc

- Phát hiện những việc đã thực hiện trong các trường hợp tương tự trong

bộ phận và trong các bộ phận khác

- Không để các cá nhân chi phối đến quyết định kỷ luật

- Lựa chọn hình thức kỷ luật tương ứng với mức độ sai phạm và có tácdụng ngăn ngừa sự tái phạm Đảm bảo quy định kỷ luật là sáng suốt và chắcchắn

- Lưu ý các biện pháp kỷ luật có tác dụng củng cố thái độ đạo đức vàkhuyến khích sự chủ động sáng tạo của người lao động theo hướng làm việc tíchcực, đúng đắn

- Cần kiểm tra biện pháp được lựa chọn với cấp trên trực tiếp và phòngQuản trị nhân lực

- Nếu người lao động đã từng bị kỷ luật về cùng loại sai phạm người quản

lý cần nghiên cứu kỹ hình thức áp dụng kỷ luật

1.3.2.3- Thực hiện biện pháp kỷ luật lao động

Để việc thực hiện biện pháp kỷ luật đã lựa chọn mang lại kết quả mongmuốn cho tổ chức người quản lý cần lưu ý một số điểm sau:

- Giải thích để người lao động hiểu rõ nguyên nhân vì sao lại áp dụng hìnhthức kỷ luật đó đối với trường hợp vi phạm của anh ta

Trang 13

- Thuyết phục người lao động hiểu rằng thi hành kỷ luật là để chính họ sửachữa thiếu sót, để làm việc ngày càng tốt hơn.

- Cho người lao động thấy rằng anh ta không bị ác cảm về sau này nếu cốgắng sửa sai và không tái phạm

- Làm cho người lao động hiểu tổ chức nhìn nhận cả những ưu, khuyếtđiểm của anh ta nhằm khơi gợi những phản ứng tốt tránh sự phản kháng củanhững người có liên quan

- Cần bày tỏ sự tin tưởng và lòng tin vào người lao động

- Khẩn trương báo cáo việc thi hành kỷ luật với phòng Quản trị nhân lực

1.3.2.4- Đánh giá việc thi hành kỷ luật

- Xem xét những tác động mong muốn của biện pháp kỷ luật đối với người

vi phạm như: thay đổi thái độ làm việc, cải biến hành vi…

- Khen ngợi và thừa nhận những việc làm tốt và chuyển biến tích cực củangười lao động

- Đánh giá xem các biện pháp kỷ luật áp dụng đã có tác động như thế nàođối với người lao động khác trong tổ chức

1.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật lao động

1.4.1- Yếu tố thuộc về người lao động

- Sự khác biệt về đặc điểm cá nhân người lao động: Đặc trưng của ngườilao động khác nhau dẫn đến mỗi người có một quan điểm, mục tiêu hành độngkhác nhau trong quá trình làm việc

- Sự khác biệt về nhận thức dẫn tới người lao động có thể tự giác chấphành hoặc không hợp tác trong quá trình làm việc, công tác

Trang 14

1.4.2- Yếu tố thuộc về chính sách Quản trị nhân lực

- Công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực: Nhất thiết cần tuyển đúngngười, đúng việc, đúng thời điểm

- Bố trí lao động hợp lý: Tránh tình trạng người lao động sẽ phản khánghoặc không hợp tác trong quá trình làm việc

- Phân tích công việc để xác định đúng nhiệm vụ và trách nhiệm của các

cá nhân, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo đúng hướng đồng bộ và cóchất lượng

- Đánh giá thực hiện công việc một cách công bằng làm cơ sở điều tra khi

tổ chức

1.4.3- Yếu tố thuộc các nguyên tắc kỷ luật lao động

- Hệ thống kỷ luật lao động được xây dựng hợp lý, rõ ràng công khai vềcác điều khoản kỷ luật lao động, quy định rõ mức độ vi phạm kỷ luật lao động vàcác hình thức kỷ luật

- Xây dựng hệ thống mở cơ chế khiếu nại nhanh chóng thuận tiện đểngười lao động có thể đề xuất ý kiến, nhận thông tin thông báo kịp thời

- Quy định rõ trách nhiệm về kỷ luật lao động đối với những người liênquan tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau

Trang 15

- Thông tin rõ ràng về kỷ luật lao động đối với người lao động, khi cóthêm điều khoản mới phải công bố công khai trước khi đưa vào thực hiện.Phương pháp thông tin có thể qua sổ tay hướng dẫn, bản giới thiệu về doanhnghiệp hoặc thể hiện trong hợp đồng lao động và Thoả ước lao động tập thể.

- Nội dung của kỷ luật lao động được thông báo rộng rãi công khai tớitừng người lao động và phải được niêm yết trên bảng thông báo, những điểmchính tại nơi làm việc

- Xử lý kỷ luật phải nhất quán, công bằng theo đúng quy định đề ra vàthông báo cho người lao động bị xử lý biết về hình thức, giới hạn, mức độ, thờigian kỷ luật lao động

1.5- Sự cần thiết phải xây dựng và chấp hành kỷ luât lao động trong Doanh nghiệp

Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa trên tất cả các mặt như kinh tế,chính trị, xã hội.Có thể nêu lên cụ thể một số ý nghĩa như sau:

- Kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động có hiệu quả Chấp hành tốt

kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian làm việc tăng lên, các quy trình công nghệđược đảm bảo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu được sử dụng tốt hơnvào quá trình sản xuất

- Thông qua duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trísắp xếp lao động một cách hợp lý để quá trình sản xuất được tiến hành một cáchliên tục, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất nhằm ổn định đời sốngngười lao động nói riêng và ổn định xã hội nói chung

- Khi xác định nội dung cũng như hình thức hợp lý kỷ luật lao động sẽ là

Trang 16

một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, năng cao chất lượng sảnphẩm tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Kỷ luật lao động là căn cứ cụ thể để người lao động tự rèn luyện để trởthành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở

để họ đấu tranh với tiêu cực trong lao động, trong xã hội

- Kỷ luật lao động là thước đo, là tiêu chuẩn để người lao động phấn đấunâng cao trình độ, ổn định công việc, nâng cao thu nhập

- Trật tự nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật củangười lao động là yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ hài hoà trong laođộng Đây cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu laođộng, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động và thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 17

CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU

2.1- Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp trựcthuộc Bộ Công nghiệp Trải qua gần 50 năm xây dựng, trưởng thành và pháttriển, Công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuấthàng cơ khí và đồ gia dụng INOX - một lĩnh vực còn đang có tiềm năng pháttriển rất lớn

Hiện nay, Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu có:

+ Trụ sở đặt tại: Khu công nghiệp Quang Minh- Tỉnh Vĩnh Phúc

+ Tên giao dịch quốc tế: EXPORT MACHINE TOOL STOCKCOMPANY

+ Diện tích mặt bằng: 40.000 m2

+ Tổng số lao động: 684 người

2.1.1.1 Thời kỳ 1960 - 1965: Thời kỳ mở đầu thành lập Công ty

Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu được thành lập ngày28/11/1960 với tên ban đầu là "Xưởng y cụ" trực thuộc Bộ y tế quản lý Nhiệm

vụ SXKD chính của Xưởng y cụ trong thời gian này là sản xuất các dụng cụ y tếnhư: bông băng, kẹp mạch máu tổng số lao động lúc này chỉ trên 100 người,diện tích sản xuất 600m2, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất rất nghèo nàn,sản xuất mang tính thủ công

Trang 18

Ngày 27/12/1962, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năngphát triển và mở rộng thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tácquản lý, bộ y tế quyết định hợp nhất xưởng y cụ tay và chân giả thành "Công ty y

cụ tay chân giả"

Ngày 14/7/1964, Bộ y tế lại tách và thành lập "Nhà máy y cụ" với nhiệm

vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm vàsửa chữa thiết bị y tế

2.1.1.2 Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu

Ngày 06/01/1971, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyểnNhà máy y cụ sang bộ cơ khí luyện kim, Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sảnxuất thiết bị và dụng cụ y tế Trong thời gian này, Nhà máy được mở rộng hơn

về diện tích, số lao động , trang bị thêm máy móc Kết quả giá trị sản lượngtăng từ 1,8 triệu đồng lên 4,5 triệu đồng

2.1.1.3- Thời 1976 - 1990: thời kỳ phát triển kinh tế tập trung

Thời kỳ này Nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khícầm tay như: kìm, cờlê đồng thời cũng đưa vào sản xuất các sản phẩm gia đìnhnhư: tủ lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm

Năm 1977: Nhà máy có hợp đồng xuất khẩu đầu tiên

Năm 1980: Nhà máy xác định được nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất, xấtkhẩu các sản phẩm tiêu dung theo nhu cầu thị trường

Ngày 01/01/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành " Nhàmáy dụng cụ cơ khí xuất khẩu"

Đến cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy dã tăng lên

Trang 19

nhanh chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất Các sản phẩmcủa nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như: Tiệp Khắc, Ba Lan,Liên Xô

2.1.1.4- Thời kỳ 1991 đến nay

Năm 1991 hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất

đi một thị trường quan trọng Trước tình hình đó, nhà máy đã chủ động tìmnhững bạn hàng mới trong và ngoài nước Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sảnphẩm, dụng cụ cầm tay như: kìm điện, cờ lê mặt khác nhà máy chủ động liêndoanh, liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan để sản xuất các mặt hànggia dụng bằng thép không rỉ - INOX

Ngày 01/01/1996, nhà máy đổi tên thành "Công ty Dụng cụ Cơ khí xuấtkhẩu" trực thuộc bộ Công nghiệp và được phép chủ động mua bán - xuất khẩuhàng hóa trực tiếp với nước ngoài

Ngày 01/01/2001 theo quyết định số 26/200/QĐ-BCN Công ty Dụng cụ

Cơ khí Xuất khẩu thực hiện cổ phần hóa 100% trở thành Công ty Cổ phần với

tên gọi mới là "Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí xuất khẩu ".

2.1.2- Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.

2.1.2.1- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Từ ngày Công ty được cổ phần hóa bộ máy quản lý của Công ty cũngđược thay đổi, ngày càng hoàn thiện và đến nay, bộ máy đó được tổ chức mộtcách tương đối gọn nhẹ theo trực tuyến chức năng sản xuất Cụ thể được thể hiệnqua sơ đồ:

Trang 20

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí

Phòng hành chính

Phòng tổ chức lao động

Phòng tài vụ

Phòng kinh doanh

cơ khí 1

Phân xưởng

cơ khí 2

Phân xưởng

cơ khí 3

Phân xưởng mạ

Phân xưởng dụng cụ

Phân xưởng

cơ điện

Phân xưởng bia

Trang 21

2.1.2.2- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

a- Chức năng

Theo khoản 2 điều 4 chương 1 điều lệ Công ty, Công ty Cổ phần dụng cụ

cơ khí xuất khẩu có chức năng sau:

Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, dụng cụ, phụtùng xe đạp, xe máy, ô tô, lắp ráp xe máy, sản phẩm thiết bị điện lạnh, các mặthàng tiêu dùng, hàng gia dụng INOX, thiết bị y tế, bia và nước giải khát, vật tưthiết bị ngành cơ khí, giao thông vận tải

Kinh doanh các dịch vụ và ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

b- Nhiệm vụ

Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

Thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nướcđối với Công ty cổ phần như:+ Công bố công khai hoạt động tài chính trước đại hội cổ đông

+ Chia cổ tức đúng hạn

-> Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động và đối với NhàNước theo luật định

2.1.3- Một số đặc điểm về quản lý, kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Đặc điểm quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu:

Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu thuộc sự quản lý trực tiếp củaTổng công ty máy và thiết bị công nghiệp

Công ty chịu sự quản lý chuyên môn từ bộ Công nghiệp

Trang 22

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ

khí xuất khẩu

Mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải được báo cáovới Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp Mọi vấn đề chuyên môn như xácđịnh giá tiền đều phải được sự phê duyệt của Bộ Công nghiệp

2.1.3.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

a Đặc điểm các yếu tố vào

*Đặc điểm về lao động:

Tính đến tháng 5 năm 2007, tổng số lao động trong công ty là 684 ngườitrong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 575 người, lao động quản lý là 109người Lao động nữ trong Công ty là 233 người (34%), độ tuổi trung bình củangười lao động là 41,2 tuổi Trình độ chuyên môn của người lao động trongCông ty tương đối cao, bậc thợ bình quân của người lao động là 4,75

Về cơ cấu lao động theo chuyên môn, tuổi, giới tính được thể hiện qua bảng

số liệu sau:

Bộ Công nghiệp

Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp

Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

Trang 23

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi

*Đặc điểm về máy móc thiết bị

Đây là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động củangười lao động, do vậy mấy năm gần đây Công ty đã quan tâm đầu tư cải tiến vàmua thêm máy móc, thiết bị để phục vụ việc mở rộng sản xuất và nâng cao năngsuất lao động, chất lượng sản phẩm: ví dụ, năm 2005 Công ty đã đầu tư mua bándây chuyền nhiệt luyện của Đài Loan trị giá 3 tỷ đồng

Song nhìn chung, số lượng máy móc, thiết bị trong Công ty còn lạc hậu(máy móc có công nghệ từ những năm 70 - 80 còn chiếm 35%) Công ty cần đầu

tư cải tiến hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất ngày càng tăngtrong nền kinh tế thị trường đầy sự cạnh tranh quyết liệt

*Đặc điểm về qui trình công nghệ

Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty theo kiểu chế biếnsong song Qui trình đó gồm nhiều giai đoạn, giữa các giai đoạn có thể gián đoạn

về mặt kỹ thuật, nhiều bộ phận có qui trình công nghệ riêng được chế tạo đồngthời và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh

Cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 24

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí

xuất khẩu Hà Nội

Nguyên vật liệu ban đầu

Cắt tạo phôi, cắt đoạn, rèn dập

Trang 25

b- Đặc điểm về mặt hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.

*Đặc điểm về mặt hàng sản xuất

Sản phẩm của Công ty đang ngày càng đa dạng và phong phú hơn Trong thời

kỳ chiến tranh, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các dụng cụ cơ khí cầm tay và cácsản phẩm của ngành y tế như: giường bệnh, tủ thuốc, Ngày nay sản phẩm củaCông ty bên cạnh các sản phẩm truyền thống là các sản phẩm đồ gia dụng được sảnxuất dựa trên nhu cầu của thị trường và các đơn đặt hàng của đối tác

Bảng 2.2: Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty

Stt Tên sản phẩm Vật liệu gia công Bề mặt sản phẩm

InoxInox

Mạ NicrômĐánh bóng mạ Nicrôm

Mạ Nicrôm

Mạ Nicrôm và ZnĐánh bóng điện hóa và ZnĐánh bóng điện hóa

Đánh bóng điện hóaĐánh bóng điện hóa

*Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại các thành thị nên thịtrường trong nước của Công ty là các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh

Trang 26

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty

Qua đây, ta thấy thi trường nội địa của Công ty chủ yếu là ở miền Bắc vàmiền Trung với 82% tổng doanh thu nội địa Trong đó, thị trường miền Bắc vẫn

là thị trường chính với 58% tổng doanh thu do ở đây có điều kiện thuận lợi vềvận chuyển đi lại, phân phối hàng hóa, sản phẩm cho các đại lý

Thị trường xuất khẩu của Công ty cũng có sự thay đổi lớn Trước đây thịtrường Đông âu chiếm 70% giá trị xuất khẩu thì nay chỉ còn từ 10% đến 20%.Thị trường chính hiện nay của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc và đang mở rộngsang Triều Tiên, Đài Loan

Trang 27

2.1.4- Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007

Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây của công ty ta thấydoanh thu của doanh nghiệp tương đối ổn định

Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 8.146.118.400 với tốc độ tăng

là 119,59% điều đó cho thấy công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm

Năm 2007 so với năm 2005 doanh thu tăng 32.869.989.800 với tốc độtăng là 179,08% đây là tốc độ tăng khá lớn phản ánh sự phát triển vững mạnhcủa doanh nghiệp

Trang 28

2.2- Thực trạng của vấn đề kỷ luật lao động tại Công ty Cổ Phần Dụng Cụ

Cơ Khí Xuất Khẩu

2.2.1- Chế độ kỷ luật lao động tại Công ty

2.2.1.1- Xây dựng kỷ luật lao động

- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức lao động Tiềnlương và Ban an toàn vệ sinh lao động xây dựng bản dự thảo nội quy lao động

- Ban chấp hành Công đoàn, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc tham khảo vàđóng góp ý kiến

- Giám đốc duyệt

- Dự thảo nội quy lao động được đưa ra thông qua Đại hội Công nhân viên

và quyết định ban hành nội quy lao động

- Sau khi bản nội quy lao động đã được thông qua toàn thể Cán bộ côngnhân viên sẽ được đăng ký ở Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố HàNội

Trường hợp nội quy lao động của công ty có sửa đổi, bổ xung thì Giámđốc sẽ ban hành thêm quyết định sửa đổi, bổ xung

2.2.1.2- Nội dung của kỷ luật lao động

Thể hiện ở bản Nội quy của Công ty với các nội dung như sau:

- Chương I: Những quy định chung gồm Điều 1, 2, 3

Nội dung của chương I là quy định rõ đối tượng và phạm vi áp dụng nộidung nội quy lao động, vai trò quan trọng của bản nội quy lao động trong việcđảm bảo trật tự, kỷ luật lao động trong Công ty

Trang 29

- Chương II: Những quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi gồm Điều

4, 5, 6,7, 8, 9

Chương này quy định rõ thời gian làm việc chế độ theo ngày, thời gian bốtrí ca kíp, thời gian làm thêm giờ Đối với từng loại lao động có từng quy địnhnêu rõ ràng về thời gian nghỉ ngơi như: số ngày ngỉ trong tuần, số ngày nghỉ lễ,tết, hiếu hỉ, chế độ thai sản…

- Chương III: Những quy định về trật tự gồm Điều 10, 11, 12

Chương này quy định rõ nội quy ra vào cổng, quy định việc chấp hànhmệnh lệnh của cán bộ quản lý trong điều hành sản xuất và thực hiện đúng nhiệm

vụ được giao đảm bảo số lượng, chất lượng công việc

- Chương IV: Những quy định về an toàn lao động- vệ sinh lao động Điều

13, 14, 15, 16

Chương này quy định rõ người lao động trước khi vào sản xuất trực tiếpphải được huấn luyện đầy đủ nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ vàphải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động đã được cấp Bên cạnh đó cũngquy định rõ người lao động khi sử dụng máy móc thiết bị phải có đủ khả năng,trình độ, phải kiểm tra thiết bị trước khi vận hành và chấp hành ngiêm chỉnh quytrình vận hành máy Trước khi hết giờ phải lau chùi vệ sinh máy móc và vệ sinhcông nghiệp bộ phận mình phụ trách

- Chương V: Những quy định về bảo vệ tài sản của Công ty gồm Điều 17Chương này quy định nghĩa vụ bảo vệ tài sản của Công ty đối với ngườilao động như máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu sản xuất, tài liệu, bản vẽ thiết kếcông nghệ, chứng từ sổ sách và các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanhcủa Công ty

Trang 30

- Chương VI: Những quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động,hình thức xử lý và trách nhiệm vật chất gồm Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23

Chương này quy định rõ các hành vi được coi là vi phạm kỷ luật lao độngcủa người lao động và các hình thức xử lý các vi phạm và thẩm quyền xử lý các

vi phạm kỷ luật

- Chương VII: Điều khoản khác gồm Điều 24

2.2.2- Kết quả thực hiện kỷ luật lao động

2.2.2.1- Biện pháp tác động nhằm hạn chế vi phạm kỷ luật tại Công ty

* Nội dung biện pháp tác động về mặt vật chất mà Công ty áp dụng

- Hàng tháng công ty xếp loại A, B, C cho từng cán bộ công nhân viêntheo mức độ tính chất công việc và kết quả mà họ đạt được tương ứng với cácmức tiền thưởng cho từng loại

- Đối với những người không chấp nhận kỷ luật lao động thì không đượcxếp loại nào cả Và những người vi phạm kỷ luật ở mức khiển trách bằng miệngthì xếp loại B, cảnh cáo miệng thì xếp loại C Còn lại nếu vi phạm các hình thức

kỷ luật trừ hai trường hợp trên đều không được xếp loại

- Trong vấn đề nâng bậc lương: Công ty quy định công nhân viên phảiđược bình bầu là lao động tiên tiến, thời gian trước đó không vi phạm gì mớiđược xét nâng bậc, lên lương hay đề bạt Nếu họ không đạt lao động tiên tiến 6tháng đầu năm sẽ không được xét hưởng lao động tiên tiến năm và những côngnhân viên chức bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên cũng không được xétthưởng cuối năm

- Tác động về mặt tiền lương

Trang 31

+ Đối với các phân xưởng sản xuất thu nhập của công nhân được tính như sau:Thu nhập = ( Tiền lương cơ bản + Năng suất)* Hệ số (A, B, C)

Trong đó: A, B, C được tính theo hệ số 1; 0,8; 0,6

Năng suất được cộng vào là năng suất vượt mức+ Đối với các phòng ban nghiệp vụ lương được tính như sau:

Thu nhập = Tiền lương cơ bản * Hệ số ( A, B, C)

- Tác động về trách nhiệm vật chất: Đối với những công nhân viên chức viphạm kỷ luật do làm hỏng máy móc, thiệt hại tài sản của Công ty thì mức bồithường tối đa không quá 3 tháng lương và phụ cấp

2.2.2.2- Số lượng vi phạm kỷ luật lao động

Qua quá trình nghiên cứu việc thực hiện kỷ luật lao động của cán bộ côngnhân viên trong Công ty ta nhận thấy mặc dù Công ty đã quan tâm và xây dựngđược một hệ thống nội quy lao động tương đối hoàn chỉnh nhưng việc vi phạm

kỷ luật của công nhân viên vẫn tồn tại Trong đó số lượng vi phạm kỷ luật laođộng chủ yếu rơi vào công nhân nam ở độ tuổi từ 18- 20 tuổi do trình độ nhậnthức, tư tưởng chính trị còn yếu kém, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tácđộng

Trang 33

Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng

Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007

Đơn vị: Người

S

TT

1 Không đảm bảo các yêu cầu quy định về thực hiện công

việc( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành)

3 Các hành vi phạm pháp ảnh hưởng đến uy tín của Công

Trang 34

nghiêm túc đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của Công ty.

Tuy nhiên việc chấp hành kỷ luật lao động vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều hạnchế đó là việc vi phạm kỷ luật lao động và điển hình của loại vi phạm kỷ luật laođộng thường xẩy ra ở Công ty là vi phạm các quy định, nội quy mà doanh nghiệp

đã đề ra

Chính vì việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vi phạm để từ đó đề racác biện pháp hữu ích để tăng cường kỷ luật lao động là một vấn đề rất quan trọngđối với Công ty

Nhận xét về tình hình vi phạm kỷ luật lao động: Nhìn chung số lượng laođộng vi phạm kỷ luật ở Công ty năm 2006 giảm hơn so với năm 2005

Năm 2005 tổng số người vi phạm kỷ luật lao động là 92 người đến năm 2006

đã giảm 25% tương ứng với 27 người chỉ còn lại 67 người vi phạm kỷ luật laođộng.Trong đó cụ thể như sau:

- Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm về không đảm bảo yêu cầu quyđịnh thực hiện công việc ( số lượng, chất lượng, tốc độ hoàn thành) năm 2006 giảm15% tương ứng với 3 người, giảm từ 20 người xuống còn 17 người

- Số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm các quy định nội quy của công tynăm 2006 giảm 33,3% tương ứng với 24 người, giảm từ 72 người xuống còn 48người

- Đặc biệt trong các loại vi phạm trên có vi phạm kỷ luật là đánh bạc đã giảm50%

Trang 35

đến năm 2006 tỷ lệ này tuy đã giảm xuống còn 74% song đây vẫn là tỷ lệ rất caocần quan tâm nhiều để giảm xuống.

- Loại vi phạm đi muộn về sớm, ra vào cổng tự do năm 2005 có 60 ngườiđến năm 2006 còn 48 trường hợp

Vậy vấn đề chung đặt ra cho Công ty lúc này là phải giải quyết dứt điểm các

vi phạm kỷ luật còn tồn tại ở trên, mà chủ yếu là việc cán bộ công nhân viên viphạm các quy định, nội quy lao động Muốn vậy Công ty cần phải làm tốt công táctuyên truyền, giáo dục xuyên suốt nội quy lao động, điều khoản kỷ luật lao động.Đồng thời phải kết hợp tốt hơn nữa biện pháp khuyến khích khen thưởng để khích

lệ cán bộ công nhân viên tự giác chấp hành và không ngừng hoàn thiện tư cách đạođức của mỗi cán bộ công nhân viên làm việc có tác phong công nghiệp trong môitrường kinh tế như hiện nay

Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, đoànthể công ty trong việc đảm bảo kỷ luật lao động để kỷ luật lao động thực hiện đúngbản chất là làm cho người lao động hoạt động tốt hơn trong lao động sản xuất, xâydựng một tập thể tổ chức vững mạnh

2.2.2.4- Thủ tục xử lý kỷ luật tại Công ty

a- Thành phần của hội đồng kỷ luật

- Giám đốc

- Bí thư đảng ủy

- Trưởng hoặc phó phòng Tổ chức Lao động Tiền lương

- Đại diện ban chấp hành công đoàn

Ngày đăng: 08/04/2013, 11:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khi ápdụng hình thức sa thải đối với người lao động, người sử dụng lao động phảo báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực  thuộc Trung ương. - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
hi ápdụng hình thức sa thải đối với người lao động, người sử dụng lao động phảo báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Trang 10)
Sơ đồ 1.1: Trình tự tiến hành kỷ luật trừng phạt - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Sơ đồ 1.1 Trình tự tiến hành kỷ luật trừng phạt (Trang 10)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy của Công ty Cổ phần Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu (Trang 20)
Về cơ cấu lao động theo chuyên môn, tuổi, giới tính được thể hiện qua bảng số liệu sau: - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
c ơ cấu lao động theo chuyên môn, tuổi, giới tính được thể hiện qua bảng số liệu sau: (Trang 22)
Sơ đồ 2.2:  Cơ cấu tổ chức quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí  xuất khẩu - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ngành của Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Trang 22)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi (Trang 23)
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo chuyên môn, giới tính, tuổi (Trang 23)
Gia công ngội để hình thành sản phẩm - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
ia công ngội để hình thành sản phẩm (Trang 24)
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí  xuất khẩu Hà Nội - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Sơ đồ 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội (Trang 24)
Bảng 2.2: Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.2 Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty (Trang 25)
Bảng 2.2: Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.2 Một số sản phẩm chủ yếu của Công ty (Trang 25)
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty (Trang 26)
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường nội địa của Công ty (Trang 26)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 (Trang 27)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2007 (Trang 27)
Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.5 Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 (Trang 33)
Bảng 2.5- Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng  Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 - Một số giải pháp nhằm tăng cường Kỷ luật lao động tại công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu
Bảng 2.5 Bảng tổng kết số lượng cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật lao động ở công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu năm 2006- 2007 (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w