1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty cổ phần chè kim anh

71 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 491 KB

Nội dung

Cùng với những biến đổi sâu sắc về sự chuyển đổi về phân công lao động và cơ cấu kinh tế, sự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu dự trữ cũng như vaitrò ngày càng tăng của các nhân tố đầu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng suất lao động có ảnh hưởng quyếtđịnh tới khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của từng quốc gia, từng ngành,từng doanh nghiệp Hơn nữa năng suất lao động còn là cơ sở để tính lương chocông nhân, năng suất lao động càng cao thì thu nhập của người lao động cànglớn Sinh thời Cỏc-Mỏc luụn khẳng định vai trò quyết định và quan trọng củatăng năng suất lao động đến sự phát triển xã hội

Cùng với những biến đổi sâu sắc về sự chuyển đổi về phân công lao động

và cơ cấu kinh tế, sự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu dự trữ cũng như vaitrò ngày càng tăng của các nhân tố đầu vào như khoa học kỹ thuật, công nghệthông tin, chất lượng nguồn nhõn lực…đó đặt ra những vấn đề mới đối với quanniệm về bản chất, phương pháp tính toán cũng như các biện pháp tăng năng suấtlao động

Nhận thức được tầm quan trọng của năng suất lao động, đồng thời qua quátrình thực tập tại công ty cổ phần chè Kim Anh, cùng với những kiến thức đã

tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty cổ phần chè Kim Anh” Ngoài

phần mở bài và kết luận, nội dung đề tài gồm có:

Phần I: Cơ sở lý luận về năng suất lao động trong doanh nghiệp

Phần II: Phân tích thực trạng năng suất lao động tại công ty cổ phần chè Kim

Trang 2

những khiếm khuyết Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp củacác thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, tiến sĩ Trần Thị Thu và cỏc cụ chỳ ởphòng tổ chức Lao động công ty cổ phần chè Kim Anh đã hướng dẫn, giúp đỡ vàtạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Hà nội tháng 4 năm 2002.

Sinh viên:

Cao Thị Hương Ly

Trang 3

NỘI DUNGPHẦN 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP.

I Khái niệm và các nhân tố tăng năng suất lao động.

1.Khái niệm về năng suất lao động , cường độ lao động, tăng năng suất lao động.

a Khái niệm về năng suất lao động:

Cho đến nay đó cú rất nhiều quan niệm khác nhau về năng suất lao động,nhưng ở đây ta xem xét một số quan niệm sau:

 Theo Cỏc-Mỏc:

Năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ thể có Ých” Nó nói lênkết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một thời gian nhấtđịnh

Theo quan niệm truyền thống:

Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao động để tạo

ra đầu vào đó Năng suất lao động được đo băng số lượng sản phẩm sản xuất ratrong một đơn vị thời gian; hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sảnxuất ra một đơn vị sản phẩm

Theo quan niệm mới:

Năng suất lao động là một trạng thái tư duy Nó là thái độ tìm kiếm những gìđang tồn tại nó đòi hỏi những cố gắng phi thường không ngừng vươn lên thíchứng những điều kiện kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụngnhững lý thuyết và phương pháp mới Như vậy, khi nói về năng suất lao độngCỏc-Mỏc chỉ rõ năng suất lao động là sức sản xuất của loại lao động mà ta có thểcân đong, đo đếm được, sản phẩm của Lao động đó phải là những sản phẩm cóÝch tức là phải thoả mãn nhu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận

Trang 4

Với quan niệm truyền thống năng suất lao động chỉ thuần tuý thể hiện mốitương quan giữa đầu ra và đầu vào (lao động) Nếu đầu ra lớn hơn đạt từ một đầuvào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn cần nóiNSLĐ cao hơn Còn quan niệm mới nhấn mạnh đến mặt chất và phản ánh tínhphức tạp của năng suất lao động Năng suất lao động được hiểu rộng hơn, nã nhưmét chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội.

Từ những quan niệm trên ta có thể chỉ ra rằng năng suất lao động là hiệuquả sản xuất của lao động có Ých trong một đơn vị thời gian Tăng NSLĐ khôngchỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó phải chỉ rađược mối quan hệ giữa năng suất - chất lượng cuộc sống- việc làm và sự pháttriển bền vững

b Khái niệm về cường độ lao động.

Cường độ Lao động là mức khẩn trương về lao động Trong cùng một thờigian, mức chi phí năng lượng bắp thịt, trí não thần kinh của con người càngnhiều thì cường độ lao động càng lớn Cỏc-Mỏc gọi cường độ lao động là khốilượng lao động bị Ðp vào trong một thời gian nhất định hoặc còn gọi là những sốlượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một đơn vị thời gian

Qua đó ta thấy, mặc dù năng suất lao động và cường độ lao động khônggiống nhau nhưng chúng cũng không tách rời nhau vì cường độ lao động cũng làmột yếu tố làm tăng năng suất lao động

Thời kỳ công cụ lao động còn thô sơ, khoa học kỹ thuật còn trong giai doạn

sơ khai thì muốn tăng NSLĐ người ta thường đẩy mạnh tăng cường độ lao độngbằng cách giảm thời gian lao động xã hội cần thiết và tăng thời gian lao độngthặng dư, bóc lột cùng kiệt thể lực và trí tuệ của người lao động nhằm tạo ra sốlượng sản phẩm nhiều nhất Cho tới sau này khi khoa học kỹ thuật phát triểnmạnh mẽ, mâu thuẫn giữa chủ và người lao động trở thành xung đột thì việc sửdụng tăng cường độ lao động đã giảm xuống, thay vào đó là việc khai thác thếmạnh của máy móc thiết bị và tổ chức lao động khoa học để tăng NSLĐ

Trang 5

Nguời lao động phấn đấu mức cường độ xã hội bình thường có nghĩa làsau khi làm việc với cường độ lao động đó được nghỉ ngơi với mức cần thiết vàđầy đủ, sẽ không còn lại một hậu quả xấu nào trong cơ thể người lao động

c Tăng năng suất lao động

Khái niệm:

Tăng NSLĐ là sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ, nói chung chóng tahiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, “một sự thay đổi làm rút ngắn thờigian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng laođộng Ýt hơn mà lại có sức sản xuất ra giá trị sử dụng hơn” (C.Mỏc-“Tư Bản”-Q1, T2- NXB Sự thật, Hà nội 1960, tr63)

Bản chất của tăng NSLĐ

Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao dộng quá khứ bị haophí theo những lượng nhất định Lao động sống là sức lực của con ngưũi bỏ rangay trong quá trình sản xuất Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống

đã được vật hoá trong các giai doạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở giá trị máymóc thiết bị, nguyên vật liệu)

Hạ thấp chi phí Lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân Hạ thấpchi phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xãhội

2 Phân loại NSLĐ.

Năng suất lao động được chia làm 2 loại:

- Năng suất lao động cá nhân

- Năng suất lao động xã hội

a Năng suất lao động cá nhân:

Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao độngtạo ra trong một đơn vị thời gian Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớntrong quá trình sản xuất Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết địnhđến sự tồn tại của doanh nghiệp Tăng NSLĐ cá nhân có nghĩa là giảm chi phí

Trang 6

lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sảnxuất giảm, lợi nhuận của công ty tăng lên.

Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào cá nhân người lao động vàcông cụ lao động Sự thành thạo, sáng tạo trong sản xuất của người lao động vàmức độ hiện đại của công cụ lao dộng xã hội quyết định phần lớn một NSLĐ cánhân cao hay thấp

b Năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặccủa tất cả cá nhân trong xã hội Vì vậy có thể khẳng định NSLĐ xã hội là chỉ tiêuhoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất củadoanh nghiệp Năng suất lao động xã hội liên quan đến chi phí lao động sống vàlao động quá khứ Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phílao động sống và lao động quá khứ cùng giảm, tức là đó cú sự tăng lên củaNSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu trong sản xuất

Năng suất lao động xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình

độ lành nghề, trình độ giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vao ý thức trong laođộng sản xuất của người lao động, bầu không khí văn hoá làm việc trong doanhnghiệp

c Mối quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.

Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan

hệ mật thiết với nhau Tăng năng suất lao động cá nhân dẫn đến tăng năng suấtlao động xã hội, năng suất lao động xã hội là biểu hiện của năng suất lao động cánhân

Mặc dù vậy mối quan hệ này không phải luôn luôn tỷ lệ thuận, có khi năngsuất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động xã hội không tăng do laođộng sống giảm Ýt hơn sự tăng lên của lao động quá khứ

Trang 7

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ.

Muốn tăng NSLĐ cần biết có những nhân tố gì tác động để từ đó tìm ra giảipháp Năng suất lao động là kết quả cuối cùng và chịu tác động tổng hợp củahàng loạt nhân tố sau:

a Nhân tố thuộc bản thân người lao động.

b Nhân tố liên quan tới môi trường lao động.

- Môi trường âm thanh

- Môi trường ánh sáng

- Môi trường không khí

c Nhân tố liên quan đến khoa học kỹ thuật.

- Trang bị vốn và tài sản

- Chi phí công nghệ máy móc thiết bị

d Nhân tố liên quan đến công tác tổ chức và chính sách quản lý lao động.

- Trình độ cán bộ quản lý

- Hình thức thù lao, mức thù lao

- Quy mô sản xuất kinh doanh

4 Sự cần thiết phải tăng NSLĐ.

NSLĐ là thước đo phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.Trong quản lý kinh tế tăng NSLĐ có nhiều ý nghĩa Trước hết, NSLĐ tăng làmcho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trong mộtđơn vị sản phẩm

Trang 8

Tăng NSLĐ cho phép giảm được số người làm việc, do đó cũng dẫn đến tiếtkiệm được quỹ lương cho công nhân hoàn thành vượt mức sản lượng NSLĐ cao

và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội

và thu nhập quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêudùng

Tăng NSLĐ còn là cơ sở để tăng tiền lương cho người lao động, từ đó gópphần làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất chất chongười lao động

Ngoài ra, NSLĐ còn là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững Khi tàisản và quá trình sản xuất được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt đượcNSLĐ cao Chi phí cho một đơn vị ssản phẩm thấp nhưng lại đáp ứng và vượtmức đòi hỏi của khách hàng sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khảnăng cạnh tranh được thể hiện là bán được nhiều sản phẩm, giá cả thấp hơn, tănglợi nhuận cho doanh nghiệp

II Chỉ tiêu và phương pháp tính NSLĐ.

1 Chỉ tiêu tính NSLĐ.

Có nhiều loại chỉ tiêu để tính NSLĐ, nhưng dùng loại chỉ tiêu nào, điều đótuỳ thuộc vào việc lùa chọn một thước đo cho thích hợp với dặc điểm của từngdoanh nghiệp Hiện nay, mgười ta thường dung 3 loại chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

a Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng hiện vật.

Là dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm (đơn vị tính: kg, m2,

m3….) để biểu hiện mức NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên) Công thức: T

Trang 9

Nhược điểm:

Chỉ dùng để tính cho mọt loại sản phẩm nhất dịnh nào đó, không thể dùnglàm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm Trong thực tiễn, có Ýt doanhnghiệp nào chỉ sản xuất một loại sản phẩm cú cựng quy cách, phẩm chất

Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phẩm Sản phẩn dở dang không tínhđược nờn khụng phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân Đặc biệt với nhữngdoanh nghiệp có giá trị sản phẩm dở dang lớn, như doanh nghiệp đóng tàu, xâydựng cơ bản thì chỉ tiêu này càng bộc lộ rừ nhược điểm trờn.Vỡ thế, việc dùngchỉ tiêu bị hạn chế Để khắc phục nhược điểm này người ta phải dùng chỉ tiêuhiện vật quy ước Muốn vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào

đó được chọn làm đơn vị đo lường chung

Không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành cú cỏc loại sản phẩm khácnhau, còng như việc đo lường NSLĐ của các doanh nghiệp các ngành có chủngloại mặt hàng đa dạng

b Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng giá trị.

Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cảcác loại sản phẩm của doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mứcNSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên)

Trang 10

Q: Giá trị sản lượng (bằng tiền theo giá cố định của sản phẩm để tiện so sánhcác thời kỳ khác nhau).

T: Số lượng công nhân viên

Như vậy ta thấy về hình thức thể hiện công thức trờn chớnh là công thức 1.Chỗ khác nhau là đơn vị dùng để tính sản lượng Công thức 1 dựng cỏc thước đobằng hiện vật, công thức này dùng tiền tệ để đo lường

c Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động (còn gọi là lượng lao động).

Là dùng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dẫn tớităng NSLĐ

Công thức:

L  Q T

Trong đó:

Trang 11

L: Lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng đơn vị thờigian).

T: Thời gian lao động đã hao phí

Q: Số lượng sản phẩm (theo hiện vật)

Lượng lao động này được tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao độngcủa các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị dùng để tính T là giõy,phút, giờ) Người ta phân chia thành:

- Lượng lao động công nghệ

- Lượng lao động chung

- Lượng lao động sản xuất

- Lượng lao động đầy đủ

Cần hiểu thêm về từng loại lao động này:

Lượng lao động công nghệ (Lcn) baop gồm chi phí thời gian lao động củacông nhõn chính hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yờỳ

Lượng lao động chung (Lch) bao gồm chi phí thời gian lao động của côngnhân hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yếu cũng như phục vụ quá trìnhcông nghệ đó (đưa nguyên vật liệu đến, vận chuyển thành phẩm đi)

Công thức tính:

Lch = Lcn + Lpvq

Trong đó: Lpvq là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ

Lượng lao động sản xuất (Lsx) bao gồm chi phí thời gian của lao động côngnhân chính và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp Công thức tính:

Lsx = Lcn + Lpvq + Lpvs

Trong đó :

Trang 12

Lpvs là lượng lao động phục vụ sản xuất.

Lượng lao động đầy đủ (Ldd) bao gồm hao phí lao động trong chế tạo sảnphẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp Công thức tính:

Ldd = Lsx + Lql

Trong đó lượng lao động quản lý sản xuất (Lql) bao gồm lượng lao động củacán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp vụ,chữa cháy bảo vệ Mặc dù chia ra nhiều loại khác nhau nhưng đối với toàn doanhnghiệp chỉ có lượng lao động đầy đủ mới phản ánh được hao phí lao động củamọi cộng nhân viên trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu tính theo lượng lao động có những công dụng nhất định nhưng khôngthể thay thế hoàn toàn cho chỉ tiêu tính theo giá trị Trong công tác lập kế hoạch

nó được sử dụng đồng thời các loại chỉ tiêu tính theo hiện vật và giá trị

Trang 13

- NSLĐ tính theo tháng phụ thuộc vào số ngày thực tế làm việc bình quântháng.

- NSLĐ tính theo ngày phụ thuộc vào số giê lam việc trong ca

- NSLĐ giê Ýt chịu tác động của các tổn thất về thời gian tính theo giê nhưngphụ thuộc vào khả năng giảm lượng lao động sản xuất sản phẩm

Nói khác đi, các loại NSLĐ (năm, thỏng, giờ) cú mối liên hệ trực tiếp vớiviệc sử dụng thời gian lao động Nếu để mất nhiều thời gian thực tế làm việc,NSLĐ sẽ giảm do đó trình độ sử dụng thời gian lao động một cách hợp lý xoá

bỏ mọi lãng phí về thời gian lao động là một yêu cầu thường xuyên trong sảnxuất

2 Phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp.

Người lao động luôn luôn mong muốn hiệu quả lao động của mình ngày mộttăng, nghĩa là NSLĐ không ngừng tăng lên Do đó phân tích NSLĐ nhằm mụctiêu nâng cao NSLĐ Để phản ánh nội dung và bản chất của NSLĐ phải dùng hệthống chỉ tiêu và sử dụng các hình thức biểu hiện của NSLĐ nói chung : mứcNSLĐ, mức tăng NSLĐ, chỉ số NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và kết quả mang lại dotăng NSLĐ

- Mức NSLĐ : Công thức được tính như phần trên đó nờu và thường được tínhcho các năm, các kỳ với nhau

Vớ dô: W0 : NSLĐ kỳ trước, W1: NSLĐ kỳ sau.(quy ước chỉ số 0 dùng cho kỳtrước, chỉ số 1 dùng cho kỳ sau)

- Tính mức tăng, giảm NSLĐ (biến động tuyệt đối)

Trang 14

- Tốc độ tăng NSLĐ:

TW =

0

0 1

có thể với cùng số lao động đó nhưng năng lực sản xuất của những người đótăng lên nên giá trị sản xuất tăng lên

Ta có thể lượng hoá được từng mứcc độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tới giá trịsản xuất qua công thức sau:

- Kết quả mang lại do tăng NSLĐ:

Δq(w)= (w1-w0).L1 = W1L1 – W0L1 = Q0(IQ- IL )

Trong đó:

Δq(w) : Sù thay đổi sản lượng do thay đổi NSLĐ

IL : Chỉ số lao động (IL = L1 / L0)

3 Công tác lập kế hoạch NSLĐ trong doanh nghiệp.

Bất kỳ một đơn vị nào dù là đơn vị hoạt động xã hội hay là sản xuất, kinhdoanh cũng đều hoạt động theo một mục đích nhất định,và để đạt được mục đích

đú cỏc doanh nghiệp luôn đề ra cho mình một mục tiêu, một cái đích để phấnđấu Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận luôn là vấn đềđược quan tâm nhất, vì vậy các doanh nghiệp luụn tỡm mọi cách để nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình Năng suất lao động thuộc loại chỉ tiêu tổng hợp nhất cho thấy kết quả hoạtđộng kinh doanh, sản xuất của một doanh nghiệp Do đó công tác lập kế hoạchnăng suất lao động là việc làm hết sức cần thiết, nú giỳp cho quá trình sản xuất

Trang 15

của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi Sở dĩ như vậy bởi vì trong quá trìnhlập kế hoạch người ta đã tính đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trìnhsản xuất, kết quả sản xuất Để lập kế hoạch năng suất lao động mỗi doanh nghiệp

có một phương pháp riêng, một cách đánh giá riêng tuỳ thuộc vào đặc điểm sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế củadoanh nghiệp Thông thường kế hoạch năng suất lao động của doanh nghiệpđược lập dựa trờn nhiều yếu tố trong đó có 2 yếu tố cơ bản: thứ nhất là dùa vàomức năng suất lao động mà doanh nghiệp đã thực hiện được ở năm trước, thứhai là dùa vào định mức lao động của doanh nghiệp Đồng thời căn cứ vào nhucầu thị trường, qua phân tích tình hình tài chính, tình hình về lao động, máy móccông nghệ của doanh nghiệp trong năm kế hoạch để từ đó đề ra mức sản lượngcũng như kế hoạch năng suất lao động Công tác lập kế hoạch năng suất lao động

vì vậy đòi hỏi người cán bộ phải hiểu biết, có kinh nghiệm, có đầu óc tổng hợp,linh động với những thay đổi của thị trường

Việc lập kế hoạch NSLĐ sát với thực tế hoạt động của công ty có ý nghĩa rấtlớn để từ đó lập ra kế hoạch sử dụng lao động nhằm đạt được kế hoạch sản lượng

đề ra Căn cứ vào kế hoạch năng suất lao động mà mỗi đơn vị có thể biết đượckhối lượng công việc mà mình cần phải đạt được là bao nhiêu, qua đó có kếhoạch bố trí, điều động lao động cho phù hợp Ngoài ra việc lập ra kế hoạchnăng suất lao động còn tác động đến tâm lý người lao động, đó sẽ là cái mức đểngười lao động phấn đấu, nổ lực sản xuất để đạt được mức kế hoạch đó

Trang 16

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NSLĐ TẠI CÔNG TY CHẩ

KIM ANH.

A.Đặc điểm của công ty chè Kim Anh ảnh hưởng đến NSLĐ.

I Tổng quan về công ty cổ phần chè Kim Anh.

1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Kim Anh.

Công ty cổ phần chè Kim Anh có tên giao dịch quốc tế là Kim Anh Tea Stockholding Company, có trụ sở đóng tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.Công ty cổ phần chè Kim Anh tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trựcthuộc tổng công ty chè Việt Nam, sau nhiều lần thay đổi cơ cấu và nay gọi làcông ty cổ phần chè Kim Anh

Công ty cổ phần chè Kim Anh trải qua những giai đoạn phát triển cụ thể sau:

Giai đoạn 1960 đến 1986:  Giai đoạn 1960 đến 1986:

Năm 1960 nhà máy chè Kim Anh lần đầu tiên được thành lập ở Việt Trì Vĩnh Phỳ, chuyờn sản xuất chè xanh xuất khẩu và chè hương tiêu thụ nội địa Sau năm 1975 do yêu cầu sản xuất tập trung của ngành chè nhà máy chè KimAnh chuyển về đóng tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Ngày 15/5/1980 do yêu cầu quản lý của ngành bộ lương thực thực phẩm raquyết định sát nhập nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhàmáy chè xuất khẩu Kim Anh có điạ điểm đóng tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn,

Hà Nội (Nhà máy chè Vĩnh Long được thành lập năm 1959 trên cơ sở mộtxưởng chè của nhà máy Hà Nội, chuyên sản xuất chè hương tiêu dùng nội địa, cóđịa điểm tại xã Vĩnh Long, Tam Đảo, Vĩnh Phỳc.)Đõy là giai đoạn nhà máy chèKim Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất do đất nước sau chiến tranh, nềnkinh tế rong tình trạng khủng hoảng hơn nữa lại phải di chuyển địa điểm khi sátnhập.trong điều kiện Êy nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh đã tổ chức sắp xếp lại

Trang 17

bộ máy từng bước khắc phục khó khăn và khôi phục sản xuất, sản phẩm của nhàmáy chủ yếu cung cáp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sangmột số nước Đông Âu và Liờn Xụ cũ.

Giai đoạn 1986 đến nay: Giai đoạn 1960 đến 1986:

Đất nước có sự chuyển đổi nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh vẫn liờn tục sảnxuất cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa và một số thị trường nước ngoàitruyền thống Tuy nhiên trong điều kiện phải thích ứng với cơ chế mới xoá bỏ vàkhắc phục những tồn tại của cơ chế cũ cho nên cũng chưa phát huy được tối đatiềm năng của ngành chè Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6với công cuộc đổi mới cơ chế quản lý từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh

tế thị trường, cũng như tất cả các ngành kinh tế khác ngành chè bắt đầu giai đoạntiến hành cải tiến đổi mới

Cô thể là áp dụng phương thức trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, thựchiện tinh giảm biên chế, tự trang trải bồi hoàn với việc tổ chức sản xuất Nhàmáy chè xuất khẩu Kim Anh là một trong các doanh nghiệp sớm phải áp dụngphương thức trên vào quản lý sản xuất

Ngày 18/12/1995 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh được đổi tên thành công

ty chè Kim Anh trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của nền kinh tế công ty chèKim Anh đã của tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm.Nhờ đó sản phẩm của công ty không những đáp ứng được nhu cầu trong nước

mà còn thị trường bên ngoài

Tuy vậy để phù hợp với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường và thực hiện chủ trương đổi mới của nhà nước là phát triển nềnkinh tế theo định hướng XHCN, thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nướcvới chủ trương sắp xếp lại hợp lý khu vực kinh tế nhà nước, chỉ lại một số doanhnghiệp lớn thuộc các ngành lĩnh vực chủ chốt Công ty chè Kim Anh là doanhnghiệp nhà nước đầu tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá

Trang 18

Sau 6 tháng chuẩn bị các bước tiến hành, ngày 3/7/1999 Bé Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn ra quyết định số 99 QĐ/BNN/TCCP chính thức chuyểncông ty chè Kim Anh là doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Công ty cổ phần chè Kim Anh có quy mô 6.5 ha, vốn điều lệ 9.2 tỷ đồngđược chia thành 9200 cổ phần, trong đó tỷ lệ cổ phần nhà nước chiếm 30%, tỷ lệ

cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48% tương đương là 1.8 tỷđồng Việt Nam, bán cho đối tượng bên ngoài là 22% Việc cổ phần hoỏ đó thayđổi hình thức sở hữu của công ty Nếu như trước đây công ty thuộc sở hữu nhànước thì nay cả người lao động cũng trở thành chủ sở hữu công ty, tất cả cùngchung mục đích là làm cho công ty ngày càng lớn mạnh và đời sống người laođộng được nâng cao

2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty.

Nhiệm vô:

- Xây dựng và tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện có hiệu quả mọi mụctiêu đề ra về NSLĐ, lợi nhuận, ổn định công ăn việc làm cho người lao động vàthực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

- Tạo lập và huy động vốn, tự trang trải về tài chính, có trách nhiệm quản lý và

sử dụng các nguồn vốn theo đúng chế độ tài chính Nghiên cứu khả năng đầu tưphát triển sản xuất về công nghệ, thị trường mặt hàng

- Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản, thoả ước lao động đã đăng ký với cơquan quản lý nhà nước Đảm bảo các quyền lợi cho người lao động đúng với nội

Trang 19

dung hợp đồng lao động đã ký kết.Thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp đối vớinhà nước như thuế, trách nhiệm bảo hiểm đối với người lao động.

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.

Được sự quan tâm của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng sự nổlực không ngừng của đội ngò cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, công ty

cổ phần chè Kim Anh đã có được những thành công đáng khích lệ Cụ thể là sauhơn 3 năm cổ phần hoá, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể sau:

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2000 đến

Trang 20

3 Doanh

thu

Triệuđồng

lương bq

Nghìnđồng

725 nghìn đồng năm 2001 và 742 nghìn đồng năm 2002

II Các đặc điểm của công ty chè Kim Anh ảnh hưởng đến NSLĐ.

1 Đặc điểm bộ máy quản lý.

Theo quy định của luật công ty thì bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

- Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý cao nhất có quyền quyết địnhmọi vấn đề liên quan đến mục đích phát triển, quyền lợi nhưng phải phù hợp vớiquy định của pháp luật Việt Nam

Trang 21

- Ban kiểm soát (BKS) do đại hội cổ đông bầu ra và bãi miễn BKS có nhiệm

vụ kiểm soỏt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát hoạt độngchi tiêu tài chính, trình đại hội cổ đông về nhưng sự kiện tài chính bất thườngxảy ra trong công ty và ưu khuyết điờmt trong công tác quản lý tài chính BKScủa công ty có 3 người trong đú cú một trưởng ban và 2 kiểm soát viên

- Giám đốc điều hành (GĐĐH) do hội đồng quản trị bầu ra và bãi miễn, cónhiệm vô điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày củacông ty và là đaị diện hợp pháp của công ty GĐ ĐH quản lý trực tiếp phòng tàichính kế toán, phòng tổ chức lao động, phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, phânxưởng chế biến và phân xưởng thành phẩm

- Phó giám đốc kinh doanh(PGĐKD) phụ trách về tiêu thụ sản phẩm, trực tiếpquản lý phòng kinh tế thị trường, thông tin cho giám đốc điều hành toàn bộ tìnhhình tiêu thụ sản phẩm

- Phó giám đốc nguyên liệu (PGĐNL) phụ trách việc thu mua các yếu tố đầuvào cho sản xuất ở hai xí nghiệp thành viên và phân xưởng Ngọc Thanh đồngthời kiêm giám đốc nhà máy chè Định Hoá PGĐNL có trách nhiệm thông tincho giám đốc về số lượng và chất lượng của nguyên liệu (chố bỳp tươi) và trựctiếp quản lý hai xí nghiệp thành viên và phân xưởng Ngọc Thanh

- Phòng Kinh tế thi trường (KTTT) có chức năng xây dựng các kế hoạch sảnxuất về số lượng, chủng loại, lập định mức kinh tế kỹ thuật tổ chức quản lý vật

tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tìm hiểu thị trường, giới thiệu marketting sảnphẩm, từ đó nghiên cứu mở rộng thị trường

- Phòng tài chính kế toán (TCKT) có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kếtoán của công ty theo chế độ kế toán của nhà nước Thực hiện xử lý chứng từ,ghi chép tổng hợp số liệu, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công

ty, tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn kinh doanh, tình hình tăng , giảmtài sản cố định …lập các báo cáo tài chính thông tin cho ban giám đốc và nhữngngười cần sử dụng

Trang 22

- Phòng kỹ thuật công nghệ (KTCN): Theo dõi, giám sát quy trình kỹ thuậtcông nghệ sản xuất đảm bảo về mặt kỹ thuật cho máy móc, thiết bị, xây dựngđịnh mức nguyên vật liệu.

- Phòng hành chính tổ chức lao động: Giải quyết các vấn đề liên quan đến laođộng, nhân sự như: tuyển lao động, kỷ luật, khen thưởng công nhân viên, phụtrách kế toán lao động tiền lương, tổ chức sinh hoạt Đoàn, Đảng trong công ty

- Phòng cơ điện: theo dõi về mặt kỹ thuật cơ điện, máy móc sản xuất, đảm bảo

an toàn hệ thống điện cho công ty

- Phân xưởng tinh chế và phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ thực hiện quytrình sản xuất Trong mỗi phân xưởng có quản đốc, phó quản đốc và các thànhviên khác

- Hai xí nghiệp thành viên và xưởng Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu muanguyên vật liệu cho sản xuất

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần chè Kim Anh:

Qua sơ đồ cho thấy bộ máy quản lý cấu công ty được xây dựng theo mô hìnhtrực tuyến- tham mưu Hai Phó giám đốc và kế toán trưởng sẽ đóng vai trò tham

H§QT

G§§H

PG§NLPG§KD

X

Ngäc Thanh

XN

chÌ

§¹i Tõ

P

c¬ ®iÖn

PX

thµnh phÈm

PX

tinh chÕ

Trang 23

mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, phương hướng sản xuất kinhdoanh, ký kết các hợp đồng kinh tế Tuy mỗi bộ phận , phòng ban đều có mộtnhiệm vụ chức năng riêng và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc nhưng giữacác bộ phận phòng ban đó vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không chồngchéo mà hỗ trợ cho nhau trong hoạt động sản xuất của công ty Điều đó góp phầnlàm tăng tính hiệu quả trong lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty.

2.Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ.

a Đặc điểm sản phẩm.

Đặc điểm của cây chè cho ba chu kỳ thu hoạch chính vào tháng 3, tháng 6,tháng 9 trong năm Điều này phản ánh tính chất sản xuất thời vụ Do vậy để đảmbảo quá trình sản xuất liên tục, yêu cầu với ngành chè là phải dự trữ nguyên liệu,tuy nhiên để đảm bảo dự trữ đầy đủ nguyờn liờu cung cấp cho sản xuất trongvòng 3 tháng là một điều không đơn giản Chính đặc điểm này nên năng suất laođộng của công ty chè Kim Anh thường không đều giữa cỏc thỏng trong năm Mặt khác sản phẩm chố cú thời hạn sử dụng từ 6 đến 12 thỏng nờn công táckiểm tra chất lượng sản phẩm chè là rất cần thiết, hạn chế những lô sản phẩmlàm Èu, chưa đảm bảo chất lượng, công việc này do phòng kinh tế thị trườngđảm nhận

b Đặc điểm quy trình công nghệ.

Công ty cổ phần chè Kim Anh chuyên sản xuất các loại chè đen, chè hươngvới quy trình công nghệ kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn ngày, thuộc loại hìnhsản xuất với khối lượng sản xuất lớn, khép kín từ sơ chế, sấy, sàng, đấu trộn chođến đóng gói và nhập kho thành phẩm Nguyên liệu chính để sản xuất là chố bỳptươi do các xí nghiệp thành viên thu mua và sơ chế rồi chuyển về công ty để tinhchế

Quy trình chế biến chè đen xuất khẩu: Giai đoạn 1960 đến 1986:

23

Nguyªn

Trang 24

+ Nguyờn liệu: Bỳp chố tụm 1, 2, 3 lá non mua ở các thành phần kinh tế về + Hộo chố: Dựng nhiệt độ từ 35 – 40oC nhằm phát huy tác dụng của men, làmbay đi một lượng hơi nước nhất định có trong bỳp chố đồng thời giúp cho cỏnhchố dẻo, đàn hồi tốt và đi vò được thuận lợi.

+ Vũ chè : Làm cho chè dập ra, cỏnh chố soăn lại

+ Sàng tơi: Sau khi vũ chố thường vón cục lại do vậy phải sàng tơi để làm tơichè

+ Lên men : Nhằm mục đích trong một thời gian nhất định (3h đến 4h ) làmbiến đổi các hợp chất hóa học có trong nguyên liệu chè dưới tác dụng của Ta-lanh và ụxi không khí tạo nên chố cú màu đồng đỏ và có hương thơm của mựitỏo chớn

+ Sấy khô: Nhằm diệt men còn lại trong chố( dựng ở nhiệt độ 1000C ), thôngthường chè được sấy khô để bảo quản thuận lợi và không bị biến đổi các chất,tạo hương thơm cho sản phẩm chè

Quy trình sản xuất chè xanh: Quy trình sản xuất chè xanh:

Quy trình sản xuất chè đen và chè xanh gần như giống nhau, nó chỉ khác nhau

ở một công đoạn ban đầu và chớnh sự khác nhau đó tạo nên tính đặc thù cho mỗiloại sản phẩm

Trang 25

Khác với chè đen là người ta dùng kỹ thuật hộo chố để phát huy tác dụng củamen có trong bỳp chố, trong chế biến chè xanh người ta lại sử dụng phương phápdiệt men để diệt men người ta dùng nhiệt độ cao để làm chết hết các men cótrong chè, làm cho nước chè xanh có màu xanh vàng sáng.

Quy trình sản xuất chè hương: Quy trình sản xuất chè xanh:

+ Sàng phân loại: Tuỳ mặt hàng mà sàng ra các loại to, nhỏ khác nhau

+ Sao hương: Là cho các loại hương như: ngõu, cúc, cam thảo, quế, đạihồi( được nghiền nhỏ) cho vào chè để tiến hành ủ hương

+ Ủ hương : Còn gọi là ướp hương, các loại hương trên được cho vào chè và ủ

từ 2 đến 3 tháng nhằm làm cho chè ngấm hương và tạo ra độ bền

+ Sàng hương: là loại bỏ các hương và chè vụn nát đi, làm cho sản phẩm chèđẹp mắt hơn khi gãi

+ Gói : chè hương được đúng gũi thành cỏc gúi kích cỡ khác nhau : gãi 50 g,20g, 10 g,…

3 Đặc điểm về khách hàng.

Để tiêu thụ được khối lượng chè lớn, công ty đặc biệt quan tâm đến thịtrường xuất khẩu Từ việc nối lại quan hệ với các bạn hàng cũ Đông âu, công tycòn đẩy mạnh thị trường mới như: Đức, Pháp, Anh…Đặc biệt công ty còn kýhợp đồng trực tiếp với kiều bào ta ở nước ngoài

Công ty luôn chú trọng tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, tuỳ điều kiện khíhậu, cách sinh hoạt, phong tục tập quán giữa cỏc vựng để điều chỉnh lượng chè

Sµng ph©n lo¹i

Trang 26

cung cấp Chẳng hạn ở miền Nam lượng tiêu thụ sản phẩm rất chậm vì ngườimiền Nam không có thãi quen dựng chố nờn yờu cầu chất lượng không cao Do

đó thị trường tiêu thụ chè trong nước của công ty chủ yếu là miền Bắc và miềnTrung

Từ nghiên cứu thị trường công ty biết được khách hàng Đài Loan thích ướpchè hoa nhài còn nguyên bóp , nhưng các khách hàng phương Tây như Đức,Phỏp,Anh lại thớch chố nhài được cán cắt theo một kích cỡ nhất định, hoặc thịtrường Trung cận đông thì họ chỉ mua chè đen gần như là những bỳp chố sơ chế

Trang 27

Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo cơ cấu thị trường.

Đơn vị tính: kg n v tính: kg ị tính: kg

Sảnlượng(kg)

Doanh thu(triệu đồng )

Sản lượng(kg)

Doanh thu(triệu đồng )

Sảnlượng(kg)

Doanh thu(triệu đồng )

Trang 28

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần chè Kim Anh)

Trang 29

Theo số liệu tiêu thụ ở bảng 2 ta thấy sản lượng tiêu thụ chè nội tiêu năm 2001

so với năm 2000 tăng 112.15%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 231% Kết quảnày chứng tỏ rằng công ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra củacông ty Đạt được kết quả này là nhờ công ty đã tích cực tổ chức các hình thứcxúc tiến bán hàng như: quảng cáo, chào bán hàng, tham gia hội chợ triển lãm cảitiến nâng cao chất lượng cũng như thay đổi mẫu mã đẹp mắt, tổ chức nghiên cứuthị trường… Tuy nhiên đối với chè xuất khẩu nếu năm 2001 sản lượng chè xuấtkhẩu tăng 122.5% so với năm 2000 thì năm 2002 chỉ còn bằng 94.66% so vớinăm 2001 sở dĩ như vậy là do năm 2002công ty gặp nhiều khó khăn trong sảnxuất, công tác thu mua nguyên vật liệu chưa thực hiện tốt, các đối thủ cạnh tranhtung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới làm cho sản phẩm của công ty trênthị trường quốc tế bị lấn át đi

4.Đặc điểm về máy móc thiết bị:

Trước năm 1993 máy móc, thiết bị của công ty chủ yếu là của Liờn Xụ cũ vàcủa Trung Quốc, phần lớn những máy móc này đã cũ kỹ lạc hậu nên năng suấtlao động thấp, chất lượng sản phẩm kém Công ty đã gặp khó khăn trong cạnhtranh với các công ty trong và ngoài nước Trước thực tế công ty đã nhập thêmmột số máy móc, thiết bị mới đưa vào sản xuất

Năm 1993 công ty đã thay thế thiết bị sao chè, đánh bóng của Đài Loan.Với hệ thống này năng suất lao động tăng 1.5 lần so với hệ thống cũ, chè đạt chấtlượng cao

Năm 1994 công ty đầu tư dây chuyền đóng gói chố túi lọc của hóng INA,ITALIA với công suất 150 gúi/ phút

Năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy chè đen OTHDOX tạiĐịnh Hoá với công suất 18 tấn/ ngày

Năm 2001 công ty đã thay thế hệ thống máy sấy chè của Đài Loan vớicông suất 3 tấn/ ca

Trang 30

Bảng 3: Thống kê năng lực sản xuất của công ty cổ phần chè Kim Anh

lượng (cái)

Công suất(tấn/ca)

Công suấtthiết kế

Công suấtthực tế sửdụng

5.Đặc điểm về lao động của công ty.

Trang 31

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty chè Kim Anh).

Qua bảng phân tích số lượng lao động năm 2000, 2001, 2002 cho thấy công

ty cổ phần chè Kim Anh đã thực hiện tốt việc thu hót lao động tham gia vàocông ty, điều đó thể hiện qua việc tổng số lao động của công ty tăng lên qua cácnăm Số lao động năm 2001 tăng 102.5% so với năm 2000; năm 2002 tăng 103%

so với năm 2001

Về mặt cơ cấu lao động của các bộ phận trong công ty không có sự thay đổinhiều Lao động trực tiếp chiếm 82% năm 2000, chiếm 85.4% năm 2001 vàchiếm 83.88% năm 2002; Công nhân công nghệ chiếm 67.25 % năm 2000,chiếm 70.3% năm 2001 và chiếm 68.72% năm 2002; lao động quản lý chiếmtương ứng là 6.5 - 6.3 - 6.16

Sè công nhân công nghệ tăng lên trong khi sè lao động quản lý giảm xuống,

đó là một biểu hiện tốt của công ty bởi vì chỉ có lao động trực tiếp mới làm ra

Trang 32

sản phẩm cho công ty nên khi sè lao động này tăng lên sẽ tạo điều kiện cho công

ty sản xuất được hiều sản phẩm hơn, vì vậy sẽ nâng cao năng suất lao động, tăngthu nhập cho người lao động Điều đó được thể hiện qua sản lượng sản xuất củacông ty tăng lên qua các năm: năm 2001 sản lượng sản xuất tăng 121.8% so vớinăm 2000, năm 2002 sản lượng sản xuất tăng 119.3%

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty chè Kim Anh).

Qua bảng phân tích cơ cấu chất lượng lao động về bậc bình quân của bộphận lao động trực tiếp cho thấy bậc bình quân của các nghề là bậc trung bỡnhkhỏ Cỏc bậc thợ 3, 4, 5, 6 chiếm tỷ lệ phần trăm gần bằng nhau Qua đó chothấy công tác thực hiện thi nâng bậc cho công nhân trong những năn qua công tychỉ tập trung ở một số bậc : bậc 3 lên 4, bậc 4 lên 5, bậc 5 lên 6 Để đảm bảo yếu

tố bổ sung lao động cho những năm sau đòi hỏi trong những năm tới công ty tổchức nâng bậc cho các bậc thợ 1, 2, 3

Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giới tớnh,thõm niờn, tuổi năm 2002

Trang 33

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty chè Kim Anh).

Qua bảng phân tích về giới tính, độ tuổi thâm niên nghề cho thấy việc quản

lý chất lượng lao động của công ty là khá phức tạp Do tính chất của sản xuấtnên lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm 49.25% năm 2000,chiếm 50.73% năm 2001và chiếm 53.55% năm 2002

Sử dụng lao động nữ có những thuận lợi và khó khăn nhất định do lao động

nữ có những đặc tính tâm sinh lý riêng, vì vậy đòi hỏi công ty cần có những giảipháp để sử dụng lực lượng lao động này được tốt

Với sự cố gắng của ban giám đốc đặc biệt là phòng tổ chức hành chính đã đề

ra được phương án nhằm nắm bắt cụ thể tình hình lao động ở từng tổ, đảm bảocho công tác sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất

Trang 34

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế ở độ tuổi, thâm niên nghề với trình độ đàotạo Với cơ cấu phân tích trên ta chưa thấy được trình độ đào tạo của mỗi cánhân ở từng độ tuổi, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bổ sung và công tácđào tạo lao động.

c Tình hình sử dụng thời gian lao động.

Do đặc điểm của sản xuất chè là sản xuất theo thời vụ, nhu cầu thị trườngcaonhất là dịp giáp tết Công ty đã bố trí thời gian lao động cho cán bộ, công nhânnhư sau:

 Công nhân gián tiếp, khối văn phòng làm việc 8h trong ngày và nghỉ ngàychủ nhật

 Lao động nông nghiệp làm việc theo mùa vụ

 Phân xưởng tinh chế làm 3 ca: ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều ; ca2 từ 14h đến22h; ca3 từ 22h đến 6h sáng

 Phân xưởng thành phẩm làm từ 10h đến 12h trong ngày

Bảng 7: Bảng cân đối thời gian lao động bình quân của một công nhân sản

Trang 35

III Tổng số ngày vắng mặt Ngày 22.5 24.5 109

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty chè Kim Anh).

Qua bảng cân đối thời gian làm việc của công ty năm 2002 ta thấy do đặcđiểm của sản xuất, công ty có số lao động nữ tương đối lớn lớn nên thời giannghỉ thai sản còn tương đối lớn Ngoài ra thời gian tổn thất trong ca và thời gianvắng mặt không lý do của công nhân trong công ty vẫn còn khá lớn Chính điềunày làm giảm thời gian có mặt làm việc trong năm do đó sẽ làm cho quỹ thờigian làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong năm giảm xuống Đó

là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động của công ty chưa cao

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w